Nhật
Báo Ba Sàm
Posted
by adminbasam on
02/08/2016
*
2-8-2016
Tòa Án Tối Cao Trung Quốc vào hôm nay,
02/08/2016, đã quy định các hình phạt đối với những hành động bị coi là đánh cá
« bất hợp pháp » trong vùng biển Trung Quốc, kể cả khu vực mà Bắc
Kinh đòi chủ quyền tại Biển Đông. Thông báo này bị đánh giá là một động thái
thách thức mới của Bắc Kinh, ba tuần sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực
La Haye hôm 12/07, khẳng định rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển
Đông không có cơ sở pháp lý.
Theo
Tòa Án Tối Cao Trung Quốc, bất kỳ ai, kể cả ngư dân ngoại quốc, bị bắt khi đánh
cá trái phép trong vùng biển nước này, đều có thể bị phạt đến 1 năm tù. Phạm vi
áp dụng biện pháp trừng phạt bao gồm các vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa,
vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý bao quanh một « lãnh thổ » của
Trung Quốc.
Vấn đề
là trong phán quyết ban hành hôm 12/07 vừa qua, tòa trọng tài La Haye đã cho rằng
không một thực thể nào mà Trung Quốc kiểm soát tại khu vực quần đảo Trường Sa
có quy chế hải đảo, cho phép Bắc Kinh được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải
lý.
Cho đến
nay, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu Hải Cảnh của họ trục xuất tàu đánh cá
Philippines hoạt động tại các khu vực mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền.
Chính
tranh chấp về quyền đánh cá tại Biển Đông là một nhân tố chủ chốt thúc đẩy
Manila kiện Bắc Kinh ra Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, dẫn đến phán
quyết vào trung tuần tháng 7 vừa qua, một phán quyết bị Trung Quốc bác bỏ, cho
là định chế trọng tài quốc tế không có thẩm quyền xem xét vụ việc.
Việc
Tòa Án Tối Cao Trung Quốc nhập cuộc được xem là một hành động trong chiến lược
của Bắc Kinh, dùng luật pháp quốc gia để chống lại luật lệ quốc tế.
--------------------
2-8-2016
Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 2/8 tuyên bố rằng
những ai bị bắt đánh cá trái phép trong lãnh hải của Trung Quốc có thể bị phạt
tới một năm tù.
Thông
báo này được đưa ra hơn nửa tháng sau khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ
tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với bản đồ “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh ở biển
Đông.
Tòa
trên không trực tiếp đề cập tới biển Đông cũng như phán quyết của cơ quan trọng
tài ở La Haye, Hà Lan, nhưng tuyên bố rằng việc diễn giải các khu vực cấm đánh
bắt của nước này dựa trên luật pháp Trung Quốc cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển.
Ngoài
Vùng Đặc quyền Kinh tế, biện pháp truy tố và tống giam của Trung Quốc còn áp dụng
đối với thềm lục địa và vùng giáp ranh của nước này.
Tòa
trên cũng tuyên bố sẽ tích cực áp dụng các luật lệ nhằm “bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ cũng như quyền lợi hàng hải của Trung Quốc”.
Theo
đó, những ai xâm nhập trái phép vào lãnh hải Trung Quốc rồi từ chối rời đi sau
khi bị xua đuổi, hoặc những ai lại tái diễn việc xâm phạm sau khi bị đuổi đi hoặc
bị phạt trong năm trước đó, sẽ bị coi là phạm tội hình sự “nghiêm trọng”, và có
thể bị tống giam tới một năm tù.
Trung
Quốc những năm vừa qua đã áp dụng lệnh mà Hà Nội coi là “đơn phương” cấm đánh bắt
cá trên biển Đông trong nhiều tháng.
Tuy
nhiên, trước lời kêu gọi của chính quyền, nhiều ngư dân trong nước vẫn ra khơi,
bám biển để bảo vệ chủ quyền.
Thời
gian vừa qua cũng xảy ra nhiều vụ đâm chìm tàu cá Việt, trong bối cảnh Bắc Kinh
tăng cường khẳng định chủ quyền ở biển Đông.
Theo Reuters, CNN
_____
Trung Quốc ngang ngược
đòi giam giữ ngư dân trên biển Đông
Đây được
xem là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm phản ứng lại phán quyết do Tòa Trọng
tài Thường trực (PCA) đưa ra hôm 12/7.
Theo
Reuters, hôm nay, 2/8, Tòa án Tối cao của Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố:
Những
ai xâm nhập “trái phép” vùng biển “chủ quyền của Trung Quốc” và không chịu rời
đi khi được yêu cầu, hoặc tiếp tục quay trở lại sau khi bị xua ra ngoài, hay từng
bị phạt trước đó, sẽ bị coi là có hành động hình sự nghiêm trọng và có thể bị
giam giữ tới 1 năm.
Cơ quan
này cũng ban hành một tài liệu phi pháp khẳng định các vùng biển này nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc – luận điệu đã bị PCA bác bỏ hôm 12/7.
Không đề
cập trực tiếp tới phán quyết, nhưng Tòa án Tối cao Trung Quốc vẫn trắng trợn
rêu rao rằng, tài liệu vừa ban hành tuân thủ đúng luật pháp của Trung Quốc và
Công ước về Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc, cơ sở mà PCA đã sử dụng để phân xử.
Tuyên bố
này được đưa ra bất chấp phán quyết trước đó của PCA. Theo phán quyết, Trung Quốc
không có quyền lịch sử cũng như các quyền hạn đối với phần lớn các thực thể
trên biển Đông mà nước này đã đơn phương tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp.
Như vậy,
rõ ràng, Bắc Kinh không có quyền quy kết hoạt động nào là hợp pháp, hoạt động
nào là trái phép, và cũng không có quyền bắt giam công dân nước khác xuất hiện
tại vùng biển này.
No comments:
Post a Comment