Phương
Nga - RFI
Phát Thứ
tư, ngày 27 tháng bảy năm 2016
Đã gần 4 tháng trôi qua, kể từ sau khi xuất
hiện tình trạng cá biển chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, từ bờ
biển thị xã Kỳ Anh đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Không chỉ người dân Việt Nam
trong và ngoài nước mà cả báo chí nước ngoài cũng dành nhiều quan tâm đến vụ việc
được coi như thảm họa môi trường này của Việt Nam. RFI phỏng vấn luật sư Nguyễn
Đình Xuân, văn phòng luật « Dân nguyện », Hà Nội.
Cuối
tháng Sáu vừa qua, chính phủ Việt Nam đã tổ chức họp báo, chính thức công bố
nguyên nhân cá chết hàng loạt này là do nước thải của công ty Hưng Nghiệp
Formosa gây ra. Đồng thời, Formosa đã thừa nhận, xin lỗi Chính phủ và nhân dân
Việt Nam, và cam kết bồi thường 500 triệu đô la để khắc phục hậu quả.
Liên
quan đến một số việc mà người dân của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cần làm ngay
lúc này, RFI đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Đình Xuân, thuộc văn phòng
luật « Dân nguyện », có trụ sở tại Hà Nội và ông cũng là thành
viên của Hội Luật Gia Việt Nam. Mời quý vị thính giả đón nghe!
RFI
: Kính chào luật sư Nguyễn Đình Xuân. Cảm ơn ông đã nhận lời trả lời phỏng
vấn của ban tiếng Việt đài phát thanh quốc tế Pháp RFI. Luật sư là người theo
sát hồ sơ của Formosa. Xin ông nhắc lại cho quý thính giả của RFI biết nước biển
của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam bị nhiễm độc từ khi nào ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Ngày 18/06/2016, ông Trần Nguyên Thành (Chen Yuancheng), Chủ tịch Hội đồng Quản
trị của Formosa gửi một văn thư cho Thủ tướng, xác nhận Formosa là thủ phạm gây
ra thảm hoạ môi trường tại miền Trung. Tôi trích nguyên văn : « ... Nguyên
nhân chính của sự cố trong hệ thống xử lý môi trường của chúng tôi là do một số
ngày bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4 năm 2016, trong thời gian đó hệ thống
quản lý của chúng tôi không kiểm soát được chất lượng nước thải, điều này đã
làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền trung và là nguyên nhân sinh ra cá
chết ... ».
Điều
này làm tôi đặt ra 3 nghi vấn :
Thứ nhất:
Fosmosa có nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, là nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt
Nam với công suất hai tổ máy là 1.200MW. Sao lại nói bị mất điện trong nhiều
ngày ? Điều này không thể chấp nhận được.
Thứ
hai: Nói mất điện nhưng tại sao máy bơm vẫn hoạt động để bơm nước thải từ bể chứa
ra biển?
Thứ ba:
Nói mất điện nhưng tại sao ở khu vực xả thải, khu vực sản xuất vẫn có điện để
hoạt động? Vì vậy không thể có sự cố mất điện trong nhiều ngày.
Qua kiểm
tra của các cơ quan chức năng, phát hiện từ ngày 1/4 đến ngày 5/4, lượng điện
tiêu thụ giảm bất thường, chỉ bằng 15% so với ngày trung bình, chứng tỏ Formosa
không dùng điện để xử lý chất thải chứ không phải mất điện. Điều này cho thấy
Formosa đã cắt điện ở khu vực xử lý để xả thải trực tiếp ra biển. Đây là một
hành động có chủ ý.
Theo
tôi, lời giải thích bị mất điện của Formosa quá vụng về, là ngụy biện, nhằm che
giấu hành vi Formosa cố tình xả thải trực tiếp ra biển không qua công đoạn xử
lý. Việc Formosa đổ lỗi cho sự cố mất điện, nên không kiểm soát được hệ thống
nước thải độc hại, xả trực tiếp ra biển làm hải sản chết hàng loạt và tàn phá
toàn bộ khu vực biển dài 200 cây số, là dối trá. Đây là tội phạm hủy diệt môi
sinh có chủ mưu gây ra thảm họa môi trường và thảm họa nhân đạo của Formosa và
rất có thể có kẻ đứng sau Formosa, vì một công ty tư nhân như Formosa thì không
đủ sức và không dám làm như vậy.
RFI
: Với thảm họa môi trường mà Formosa gây ra như vậy, theo ông, trước mắt
chính phủ Việt Nam cần làm gì ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Theo tôi, trước mắt, điều quan trọng nhất là:
1. Nhà
nước phải tổ chức khám sức khỏe, xét nghiệm máu cho người dân vùng biển của 4 tỉnh
miền Trung do đánh bắt, chế biến kinh doanh hải sản, do làm muối, do ăn cá nhiễm
chất cực độc Formosa thải ra, nếu bị nhiễm độc thì phải được cứu chữa kịp thời;
2. Tạo
điều kiện cho người có quyền và lợi ích hợp pháp bị Formosa xả chất cực độc xâm
hại khởi kiện đòi Formosa bồi thường thiệt hại về kinh tế, về tinh thần, về sức
khỏe, và tính mạng kịp thời;
3. Chăm
lo cho người dân bị thiệt hại do ảnh hướng chất thải cực độc của Formosa như hỗ
trợ về kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp để người
dân sớm ổn định cuộc sống.
4. Nhà
nước áp dụng mọi biện pháp cấp bách làm sạch môi trường biển trong thời gian sớm
nhất
5. Điều
tra, kết luận những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức trong việc để
Formosa đầu tư bất hợp pháp vào Khu Kinh tế Vũng Áng để xử lý theo pháp luật ;
kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của Formosa, của
những tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
RFI
: Cuối tháng 6 vừa rồi, trong văn bản mà chính phủ Việt Nam công bố,
Formosa sẵn sàng bồi thường 500 triệu đô la. Theo ông, có thể coi đó là khoản bồi
thường thiệt hại về kinh tế, về sức khỏe, về tinh thần cho người dân ở trong
vùng được không ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Theo tôi, khoản 500 triệu đô la chưa nói lên điều gì cả. Bởi vì muốn bồi thường
về sức khỏe, thì phải khám sức khỏe cho người dân, xem người dân có bị nhiễm độc
hay không. Nếu người dân bị nhiễm độc thì không phải một số người nhiễm mà có
thể là hàng triệu người, bởi số dân biển của 4 tỉnh miền trung là hàng triệu
người. Cho nên cần phải khám đủ cho tất cả số người đó để đòi Formosa bồi thường.
Khả năng số tiền đó vượt trên 500 triệu đô la rất nhiều, chứ 500 triệu đô la chỉ
mới là thỏa thuận ban đầu, chứ chưa tính toán được cái gì cụ thể cả.
RFI
: Điều mà người dân khu vực biển miền Trung có thể làm và cần làm nhất
trong lúc này để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình sau khi bị thiệt hại
do Formosa gây ra là gì ạ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Điều mà người dân khu vực miền Trung cần làm nhất trong lúc này là thu thập chứng
cứ để khởi kiện dân sự Formosa ra tòa án, đòi bồi thường thiệt hại thực tế về vật
chất, tinh thần, sức khỏe, tính mạng do Formosa xả thải gây ra theo quy định của
pháp luật. Về nguyên tắc “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”
theo quy định tại Điều 605 Bộ Luật Dân sự, thiệt hại bao nhiêu được bồi thường
bấy nhiêu.
RFI : Ông có nhắc đến điều 605 của Bộ Luật Dân sự : « Thiệt hại bao nhiêu được bồi thường bấy nhiêu ». Vậy để khởi kiện vụ án dân sự này thì cần phải có điều kiện gì ?
RFI : Ông có nhắc đến điều 605 của Bộ Luật Dân sự : « Thiệt hại bao nhiêu được bồi thường bấy nhiêu ». Vậy để khởi kiện vụ án dân sự này thì cần phải có điều kiện gì ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Để khởi kiện vụ án dân sự cần thỏa mãn 3 điều kiện:
1. Có
thiệt hại thực tế xảy ra;
2. Có chứng cứ cụ thể;
3. Có đơn khởi kiện gửi tòa án có thẩm quyền.
2. Có chứng cứ cụ thể;
3. Có đơn khởi kiện gửi tòa án có thẩm quyền.
RFI
: Ông nhắc đến « người dân của 4 tỉnh miền trung Việt Nam » thì cụ thể
đó là những đối tượng người dân nào có thể khởi kiện ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Đối tượng người dân khởi kiện ở đây là người dân sống ven biển, cả đời họ chỉ
quen chài lưới và chỉ quen kinh doanh hải sản. Học hành của họ không được đầy đủ,
cho nên đây là những người dân thuần bám biển. Về hiểu biết pháp luật, họ có
nhiều hạn chế. Họ cần những người hiểu biết pháp luật giúp đỡ thì họ mới có được
những chứng cứ cụ thể và được tòa chấp nhận.
RFI : Ông có thể nói rõ thêm về việc thu thập chứng cứ để khởi kiện được không ạ ? Người ta sẽ tiến hành công việc thu thập chứng cứ đó như thế nào ạ ?
RFI : Ông có thể nói rõ thêm về việc thu thập chứng cứ để khởi kiện được không ạ ? Người ta sẽ tiến hành công việc thu thập chứng cứ đó như thế nào ạ ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Theo tôi, người dân phải tự mình khai những thiệt hại của mình và sau đó, các tổ
chức giúp đỡ sẽ căn cứ pháp luật để xem các lời khai đó có đúng quy định pháp
luật hay không. Nếu trường hợp khai mà không đúng thì người ta yêu cầu phải sửa
lại. Nếu khai đúng, chấp nhận được thì những lời khai đó chính là các chứng cứ
cụ thể và theo pháp luật thì có quyền dùng để khởi kiện ra tòa án.
RFI : Ông là người theo rất sát hồ sơ Formosa. Xin ông cho biết đến hiện tại thì người dân của 4 tỉnh miền Trung đã tiến hành được gì rồi và Hội Luật Gia đã giúp được gì cho dân ?
RFI : Ông là người theo rất sát hồ sơ Formosa. Xin ông cho biết đến hiện tại thì người dân của 4 tỉnh miền Trung đã tiến hành được gì rồi và Hội Luật Gia đã giúp được gì cho dân ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Theo tôi được biết thì cho đến hiện nay, người dân chưa tiến hành thủ tục khởi
kiện dân sự vì đang chờ chính quyền hướng dẫn. Hiện nay, một số luật sư đã đi đến
giúp dân. Nhưng theo tôi thấy như vậy là chưa chuẩn xác lắm. Bởi vì mỗi một
vùng thì có phong tục, tập quán, cách thức đánh bắt, kinh doanh hải sản khác
nhau. Cho nên đánh giá mức độ thiệt hại cũng khác nhau. Cần phải có sự thống nhất
giữa các ngư dân và những người bị nhiễm chất độc do Formosa thải ra trong 4 tỉnh
phải thống nhất với nhau và ngay trong 1 tỉnh thì người dân cũng phải thống nhất
với nhau phương thức khởi kiện như thế nào thì mới tạo được ra cái thế của người
đi khởi kiện đòi quyền lợi. Nếu không có sự thống nhất thì rất khó cho các tòa
án giải quyết một cách chuẩn mực.
Đây là
công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên vì cuộc sống
hiện tại và tương lai của người dân miền Trung nói riêng và cả nước nói chung,
vì sự bền vững của môi trường biển, vì an ninh quốc gia, mất bao nhiêu thời
gian, công sức, tiền của và mất bao nhiêu thời gian cũng cần phải làm.
RFI
: Hiện tại ông đã làm được những gì để hỗ trợ cho người dân, sau thảm họa
mà Formosa gây ra cho người dân ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Bên tổ chức hành nghề của tôi, tôi đã có văn bản gửi cho 4 tỉnh miền Trung : Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và tôi khuyến nghị là Ủy ban nhân
dân tỉnh nên mời các tổ chức như Hội Luật Gia, các tổ chức luật sư, các luật sư
có kinh nghiệm để giúp người dân thống kê thiệt hại một cách chính xác, khoa học
và giúp người dân làm đơn khởi kiện, tranh tụng trong các phiên tòa dân sự để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân
RFI
: Liệu các luật sư quốc tế có kinh nghiệm trong các vụ án lớn liên quan
đến môi trường có thể vào cuộc để hỗ trợ luật gia Việt Nam để khởi kiện Formosa
được không ?
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Theo luật luật sư, các luật sư nước ngoài có quyền hành nghề tại Việt Nam, theo
quy định của pháp luật Việt Nam. Các luật sư của nước ngoài vào thì rất thuận lợi
cho người dân Việt Nam vì đối với quốc tế, những chuyện này họ làm nhiều rồi. Họ
có kinh nghiệm, chứ luật sư Việt Nam thì chưa có những vụ án lớn như thế này.
RFI
: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho đài phát thanh RFI.
Luật
sư Nguyễn Đình Xuân :
Dạ, không có gì.
No comments:
Post a Comment