Ngô Thế Vinh
2016-07-25
2016-07-25
Gửi
Nhóm Bạn Cửu Long và Uỷ Ban Quốc gia Mekong Việt Nam
Viraphonp
Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau
mọi dự án phát triển thủy điện của quốc gia Lào. Ngày 15-10-2012 khi tới Viện Kỹ
Thuật Á châu/ AIT, Bangkok để duyệt xét mô hình dự án thủy điện Xayaburi,
Viravong khẳng định: “Phát triển tiềm năng thủy điện của Lào là chuyện đương
nhiên. Chỉ có vấn đề làm sao để thực hiện bền vững.”
Tin
chấn động
Theo
Lao News Agency 14/07//2016, đập thuỷ điện Pak Beng dự trù được khởi công vào
năm 2017.
Theo
Viraphon Viravong, Thứ trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào thì Pak Beng là một
trong năm dự án thuỷ điện dòng chính trong vùng Bắc Lào, thuộc huyện Pak Beng,
tỉnh Oudomsay.
Theo
Daovong Phonekeo, Tổng Giám đốc Bộ Năng lượng và Kế hoạch Lào, Pak Beng là con
đập dòng chảy/ run-of-river, cách trung tâm huyện Pak Beng 14 km hướng thượng
nguồn, với công xuất khoảng 912 MW, sản xuất điện trung bình/ năm
là 4,775 GWh.
Trong
cuộc họp báo từ đài truyền hình Paxason thủ đô Vạn Tượng, với giới truyền
thông, với báo Vientiane Times, Thông tấn xã Lào và các cơ quan liên hệ,
Daovong đã phát biểu: "Mục đích của dự án này là dùng nguồn thuỷ điện để sản
xuất điện cho nhu cầu trong nước và xuất cảng."
Công
trình xây cất dự trù hoàn tất vào năm 2023 và bắt đầu hoạt động thương mại vào
đầu năm 2024.
Lợi nhuận
từ dự án này sẽ tăng cường cho ngân sách và góp phần thăng tiến quốc gia Lào
còn trong tình trạng kém phát triển. Hơn thế nữa dự án này sẽ là một động lực mạnh
mẽ thúc đẩy tức thời và dài hạn tiến trình kỹ nghệ hoá và hiện đại hóa nước
Lào.
Cũng vẫn
theo Theo Thứ trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào Viraphon Viravong, Dự án thuỷ
điện Pak Beng trên sông Mekong sẽ tuân thủ với những nguyên tắc của Hiệp Định
Mekong 1995, đặc biệt là bước tham vấn trước/ prior consultation sẽ đòi hỏi ít
nhất 6 tháng trước khi có quyết định chung cuộc. (1) [Hết trích dẫn]
Viravong
- đứa con trí tuệ kiên định của Lào
Những
ai có theo dõi các bước khai thác năng lượng thủy điện của Lào sẽ nhận ra ngay
rằng không phải Tổng Thống, Thủ Tướng hay Ngoại trưởng Lào, nhưng là một tên tuổi
khác: Viraphonh Viravong nổi bật và trí tuệ của đất nước Lào. Viraphonh
Viravong trong suốt hơn ba thập niên qua đã có những nỗ lực bền bỉ và kiên định
với giấc mơ canh tân, biến đất nước Lào trở thành một xứ “Kuwait về thủy điện ”
của Đông Nam Á.
Viraphonp
Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau
mọi dự án phát triển thủy điện của Lào. File photo
Theo
World Economic Forum, Viraphonh Viravong có một tiểu sử rất dày trong lãnh vực
năng lượng: Tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí/ Mechanical Engineering, Viện Khoa học Kỹ
thuật Footscray, Đại học Victoria, Úc (1976); Văn bằng Cao học Chánh trị, Học
viện Quốc gia Chánh trị Hành chánh Lào (2009); chuyên gia Bộ Điện lực Lào/
Electricité du Laos (1978-1995); Giám đốc Quản trị Bộ Điện lực Lào (1995-2006);
Thành viên Hội đồng Quốc gia Năng lượng Lào (1995-2006); Thành viên Ban Giám Đốc
đập Thủy điện Theun Hinboun (1995-2012); Thành viên Ban Giám Đốc đập Thủy điện
Nam Theun-2 (2001-2005); Thành viên Phòng Thương mại và Kỹ nghệ Quốc gia Lào
(2002-2005); Tổng Giám Đốc Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ Lào (2006-2011); Thứ Trưởng
Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ Lào từ 11/ 2011 tới nay.
Viraphonp
Viravong thường xuyên thăm viếng con sông Mekong tìm tới những nơi có thể xây
thêm đập thủy điện, với hy vọng đem lại sự giàu có mau chóng cho đất nước Lào,
với thuyết phục người dân Lào nơi các khu xây đập về những lợi lộc do các con đập
đem lại: họ sẽ có điện quanh năm, có thêm đường xá, nhà thương, trường học do lợi
tức từ nguồn điện đem về.
Viraphonp
Viravong qua kinh nghiệm với các con đập phụ lưu lớn của Lào như Theun Hinboun,
Nam Theun-2 và nay tới những con đập dòng chính: từ con đập Xayaburi đầu tiên,
tới con đập thứ hai Don Sahong và nay là con đập dòng chính thứ ba Pak Beng, và
cho dù gặp sự chống đối mạnh mẽ từ mọi phía nhưng khi nhu khi cương, một
Viraphonp Viravong kiên định và đầy bản lãnh đã lần lượt hóa giải những mũi dùi
chống đối ấy và không ngừng bước tiến hành triển khai những con đập.
Viraponh
Viravong không những có trình độ kỹ thuật, còn có khả năng ngoại ngữ và có niềm
xác tín, và cả yêu đất nước Lào nên đã có cả những vận động thuyết phục đối với
giới truyền thông Tây phương.
Nhìn lại
Việt Nam, từ Bộ Tài Nguyên Môi trường tới Uỷ Ban Mekong Hà Nội, cho dù không
thiếu những khoa bảng với rất nhiều học vị tiến sĩ nhưng xem ra nguồn "chất
xám" từ những cơ quan đầu não ấy chưa đủ bản lãnh chưa có một đường lối nhất
quán và kiên định để có thể coi là có những tiếng nói trí tuệ thuyết phục và đối
trọng được với một Viraponh Viravong của đất nước Lào.
Pak
Beng lại thêm một con đập made in China
Pak
Beng được thiết kế bởi công ty Trung Quốc Datang Overseas Investment Co., Ltd.
qua một thỏa thuận ký kết giữa Lào và TQ tháng 8 năm 2007, với trị giá ban đầu
1,88 tỉ mỹ kim. Đến tháng 3 năm 2014, công ty Datang nhận được giấy
phép môi trường/ environmental permits từ chính phủ Lào trước khi trải
qua các bước PNPCA: thủ tục thông báo, tham vấn trước và chuẩn thuận. Và từ
2015, Mạng Lưới Sông Quốc tế/ IRN đã thấy nhộn nhịp các công trình xây cất cầu
đường dẫn tới khu xây đập Pak Beng.
Không
có gì gây ngạc nhiên cho giới quan sát khi nghe tin dự án Pak Beng sẽ được khởi
công trong đầu năm 2017, sau hai con đập Xayaburi và Don Sahong thì đang xây.
Khi mà Xayaburi, con Domino đầu tiên đã đổ xuống mà không gặp trở ngại gì, lại
được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bắc Kinh thì không có lý do gì Lào không mạnh dạn
tiếp tục triển khai toàn bộ 9 dự án đập thuỷ điện dòng chính trong vòng những
năm tới.
Về lịch
sử các dự án đập thủy điện chắn ngang sông Mekong vùng Hạ lưu thực sự đã có từ
thời Ủy Ban Sông Mekong 1958 thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, nhưng rồi tất cả
phải hoãn lại vì cuộc Chiến tranh Việt Nam lan rộng ra 3 nước Đông Dương.
Sau chiến
tranh Việt Nam, các dự án thuỷ điện Hạ lưu Sông Mekong lại được nhắc tới. Rồi
cũng từ vị trí những dự án đập ấy, đã được các cơ quan tham vấn Canada và Pháp
tái đề xuất và Ban Thư Ký Sông Mekong ấn hành năm 1994. Nhưng rồi một lần nữa
các dự án ấy lại bị tạm gác lại vì quá tốn kém và cả do mối e ngại về tác hại rộng
rãi trên môi sinh.
Nhưng kể
từ đầu năm 2006, các công ty Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc, lại được phép tiếp
tục thực hiện những cuộc khảo sát về tính khả thi của 6 con đập sau đó tăng lên
tới 11 rồi 12 con “đập dòng chảy/ run-of-river” thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong/
Lower Mekong; thứ tự 11 dự án đập từ bắc xuống nam:
Các
con đập dòng chính Sông Mekong: vòng đen/ hoàn tất, vòng trắng/ dự án, vòng đỏ/
khởi công. Courtesy of Stimson
1/ Đập
Pak Beng, Lào 912 MW [dự trù ban đầu là 1.320 MW]; bảo trợ dự án: công ty
“Trung Quốc” Datang International Power Generation Co. và chánh phủ Lào.
2/ Đập
Luang Prabang, Lào 1.410 MW; bảo trợ bởi Petrovietnam Power Co. và chánh phủ
Lào.
3/ Đập
Xayabouri, Lào, 1.260 MW, tỉnh Xayabouri, Lào; bảo trợ bởi công ty Thái Lan
Karnchang và chánh phủ Lào.
4/ Đập
Pak Lay, Lào, 1.320 MW tỉnh Xayaburi; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc”
SinoHydro Co.
5/ Đập
Xanakham, Lào, 1.000MW; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” Datang International
Power Generation Co.
6/ Đập
Pak Chom, biên giới Lào Thái, 1.079 MW; bảo trợ bởi công ty MoE Thái Lan.
7/ Đập
Ban Koum, biên giới Lào Thái, 2.230 MW, tỉnh Ubon Ratchathani; bảo trợ bởi
Italian-Thai Development Co., Ltd và Asia Corp Holdings Ltd. và chánh phủ Lào.
8/ Đập
Lat Sua, Lào, 800 MW; bảo trợ bởi Charoen Energy and Water Asia Co. Ltd./Thái
Lan và chánh phủ Lào.
9/ Đập Don
Sahong 360 MW, tỉnh Champasak, Lào: được bảo trợ bởi công ty Mã Lai Mega First
Berhad Co. [nhưng thực sự là của SinoHydro, TQ]
10/ Đập
Stung Treng, Cam Bốt, 980 MW; bảo trợ bởi chánh phủ Nga.
11/ Đập
Sambor, Cam Bốt; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc”/ China Southern Power Grid
Co./ CSGP.
[Thakho,
con đập thứ 12: bảo trợ bởi CNR Pháp và Electricité du Laos, trên lãnh thổ Lào,
60 MW quá nhỏ nên ít được nhắc tới, ghi chú của người viết]
Bắc
Kinh đã sở hữu 14 con đập bậc thềm Vân Nam thuộc Lưu Vực Trên, nay lại có mặt
thêm nơi trong 4 dự án thuộc khu vực Hạ Lưu. Riêng Việt Nam do chỉ thấy lợi lộc
ngắn hạn, cũng bảo trợ cho dự án đập Luang Prabang 1,410 MW. Với chọn lựa theo
“tiêu chuẩn nước đôi ấy/ double standard”, Hà Nội sẽ chẳng thể còn kêu ca được
gì trước Liên Hiệp Quốc khi nói về tác hại của chuỗi đập Mekong đối với Việt
Nam.
Những
ảnh hưởng tích lũy chuỗi đập hạ lưu:
Với 14
con đập Bậc Thềm Vân Nam và 12 con đập Hạ lưu, tổng số 26 con đập dòng chính
trên suốt chiều dài hơn 4,800 km sông Mekong, với thời gian là những huỷ hoại
tích lũy không thể đảo nghịch. Vừa qua, một Đồng Bằng Sông Cửu Long không còn
Mùa Nước Nổi và bị hạn hán khốc liệt là hậu quả nhãn tiền.
Theo lượng
giá 2010 của Toán Đặc Nhiệm Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược/ Strategic
Environmental Assessment/ SEA thuộc International Center for Environmental
Management/ ICEM [Úc] thì những con đập dòng chính Hạ lưu sẽ gây ra những tác hại
dây chuyền nghiêm trọng:
1/
Biến đổi Dòng Chảy và Bản chất của dòng Sông: con sông sẽ không còn giữ được
“nhịp đập/ flood pulse” theo mùa, là yếu tố sinh tồn của con sông Tonlé Sap và
Biển Hồ.
2/ Ảnh
hưởng tới Nguồn Cá và An toàn Thực phẩm:
Những
con đập sẽ ngăn chặn các đoàn di ngư/ migratory fishes, thu hẹp diện tích các
vùng đất ngập/ wetland areas, làm biến đổi và hủy hoại sinh cảnh thiết yếu của
các loài cá sông Mekong.
3/
Đe dọa tính Đa dạng của hệ Thủy sinh:
Do những
thay đổi làm biến dạng con sông, gây rối loạn dòng chảy và cả môi trường nước,
tính phong phú và đa dạng của hệ thủy sinh sông Mekong bị đe dọa, với hơn 100
loài cá bị lâm nguy.
4/
Thay đổi hệ Sinh thái:
Với gần
nửa diện tích đất đai trồng trọt và các khu rừng hạ lưu được công nhận là Vùng
Đa dạng Sinh thái Chủ yếu/ Key Biodiversity Zones; trong đó 5% là Khu Bảo tồn
Quốc gia và các Vùng Đất Ngập được bảo vệ theo Quy ước Ramsar. Những con đập sẽ
gây lũ lụt nhận chìm những vùng đất ngập gây ảnh hưởng trên hệ sinh thái động vật
và thực vật.
5/ Tổn
thất Nông nghiệp:
Sản xuất
nông nghiệp bị tổn thất do ngập lụt từ các con đập, do mất phù sa vì bị giữ lại
trong các hồ chứa làm tăng nhu cầu xử dụng phân bón hóa học; mất nguồn canh tác
vườn tược ven sông gây thất thoát về kinh tế.
6/
Giảm Trữ lượng Phù sa:
Nồng độ
phù sa giảm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng trong tiến trình chuyển tải các dưỡng
chất thiết yếu như phốt phát và đạm chất/ nitrogen cho các dẻo đất ven sông và
cho hai vùng châu thổ Tonlé Sap, ĐBSCL, ảnh hưởng sút giảm trong sản xuất nông
nghiệp. Giảm lượng phù sa cũng làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở bờ sông,
các vùng ven biển.
7/
Đe dọa cuộc sống văn hoá ổn định của 70 triệu dân cư ven sông: do phải di rời
ra khỏi vùng xây đập, phải tái định cư, và cuộc sống bất ổn do đe dọa nguồn thực
phẩm nguồn cá nguồn lúa gạo vốn phong phú của con sông Mekong; những con đập có
thể làm thay đổi vĩnh viễn nếp sống văn hóa cổ truyền dân cư trong vòng mấy thập
niên tới.
Do những
bất trắc chưa lường được của các dự án thuỷ điện dòng chính hạ lưu, Toán Đặc
Nhiệm Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược/ SEA đã đề xuất: tạm hoãn xây đập 10 Năm
[2010 - 2020] để có thời gian nghiên cứu thêm, bổ xung những khiếm khuyết và
tìm cách triển khai một cách tối ưu các dự án thuỷ điện trong phát triển kinh tế,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong lưu vực.
Một đề
nghị thận trọng với những lợi ích hiển nhiên như vậy, cho hệ sinh thái sông
Mekong và cho ngay cả chính người dân Lào, một thứ win-win situation nhưng
đã không được chính phủ Lào lắng nghe và tôn trọng.
Chỉ
riêng sự kiện mất nguồn phù sa do bị các đập thuỷ điện giữ lại, ThS Nguyễn Hữu
Thiện tốt nghiệp MS ngành Sinh học Bảo tồn và Phát triển bền vững, Viện môi trường
Nelson, Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ với nhiều năm kinh nghiệm về quản lý tài
nguyên thiên nhiên, đa
dạng sinh học, biến đổi khí hậu đã đưa ra nhận định:
“Đồng
Bằng Sông Cửu Long được kiến tạo bởi phù sa sông Mekong và hãy còn rất trẻ. Vì
thế, khi bị các con đập thủy điện giữ lại lượng phù sa bồi đắp, khiến quá trình
kiến tạo này bị đảo ngược và ĐBSCL sẽ tan rã.”
VIDEO :
Đập thủy
điện hủy hoại hệ sinh thái sông Mekong
Published
on Jul 9, 2013
Tin,
bài liên quan
- Nguyên nhân gây vỡ đập thủy điện Ia Krel 2
- Đắk Lắk kiến nghị dừng thủy điện Đrăng Phôk
- VN cảnh báo tác hại của các con đập trên sông Mekong
- Các đập thủy điện trên sông Mekong khiến hạn hán tồi tệ hơn
- Lào xả nước một số đập thủy điện
- Hạn mặn miền Tây: Lập lờ nước đập Cảnh Hồng
- Đập thủy điện tiếp tục được xây dựng trên sông Mekong bất chấp cảnh báo
- Kết luận nguy hiểm của UB Sông Mekong Việt Nam.
- An ninh lương thực của Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng
- Tổ chức Peace phản đối xây dựng đập thủy điện
No comments:
Post a Comment