Người Việt
July
18, 2016
.
Thủ tướng
Việt Nam (phải) và thủ tướng Trung Quốc gặp nhau bên lề ASEM. (Hình: Tân Hoa
Xã)
VIỆT
NAM –
Thông tấn xã Việt Nam vừa lên tiếng “bác bỏ thông tin sai sự thật” đang được
hệ thống truyền thông Trung Quốc quảng bá. Theo đó, Việt Nam “tôn trọng lập trường
của Trung Quốc về Biển Đông.”
Sau khi
ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam hội đàm với ông Lý Khắc Cường, thủ tướng
Trung Quốc, bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh Á – Âu, thường được gọi tắt là ASEM, diễn
ra tại Mông Cổ, trong hai ngày 14 và 15 tháng 7, Tân Hoa Xã và hàng loạt nhật
báo của Trung Quốc đồng loạt loan báo, ông Phúc khẳng định rằng Việt Nam “tôn
trọng lập trường của Trung Quốc về Biển Đông” và “sẵn sàng thúc đẩy đàm phán
song phương về vấn đề biển, quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc nhằm
đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực.”
Thông
tin vừa kể khiến cả công chúng Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế chưng hửng.
“Lập
trường của Trung Quốc về Biển Đông” có thể tóm tắt lại thành ba điểm: (1) Trung
Quốc có chủ quyền “bất khả tranh biện” đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông,
theo đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch. (2) Tranh chấp về chủ quyền tại Biển
Đông không phải là chuyện của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề giữa Trung Quốc
và từng quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.
(3) Tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông chỉ có thể được giải quyết bằng đàm
phán song phương giữa Trung Quốc với từng quốc gia có bất đồng về chủ quyền.
Trung Quốc không chấp nhận sự can dự của bên thứ ba, kể cả các tòa án quốc tế.
Nếu thật
sự Việt Nam “tôn trọng lập trường của Trung Quốc về Biển Đông” thì điều đó giống
như Việt Nam ủng hộ việc Trung Quốc vứt phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển
trong vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông
vào sọt rác.
Đó cũng
là lý do Thông Tấn Xã Việt Nam phải lên tiếng “bác bỏ” vì những thông tin này
“sai sự thật.” Có một điểm đáng chú ý là dù những thông tin “sai sự thật” mà
Tân Hoa Xã và hệ thống truyền thông Trung Quốc đồng loạt loan tải có thể gây ra
những hậu quả thật sự là đặc biệt nghiêm trọng cho Việt Nam nhưng Thông tấn xã
Việt Nam chỉ nhẹ nhàng “bác bỏ” chứ không lên án gay gắt bằng những từ như “dối
trá,” “thâm độc,”… mà cả Thông Tấn Xã Việt Nam lẫn hệ thống truyền thông Việt
Nam thường dùng khi bị chỉ trích về việc xâm hại dân chủ, nhân quyền!
Ngoài
việc “bác bỏ,” Thông Tấn Xã Việt Nam phân bua thêm rằng, khi hội đàm với ông Lý
Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam đã
“đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của
giới lãnh đạo cao cấp hai bên, trong đó có ‘Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản
chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc’ do hai Tổng Bí Thư
Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10 năm 2011, nhằm thúc đẩy
các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát
tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn
diện ‘Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy Tắc
Ứng Xử ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.’”
Theo
Thông tấn xã Việt Nam thì khi hội đàm với ông Lý Khắc Cường, ông Nguyễn Xuân
Phúc đã “khẳng định lại ‘lập trường của Việt Nam’ đối với phán quyết của Tòa Trọng
Tài về Luật Biển ngày 12 tháng 7.”
Giới
lãnh đạo Việt Nam luôn luôn thiếu rõ ràng, dứt khoát khi hội đàm với các đồng
nhiệm phía Trung Quốc về những vần đề liên quan tới chủ quyền của Việt Nam. Những
cụm từ thường xuyên được lập đi, lập lại dù rổn rảng như “cùng thực hiện nghiêm
túc các thỏa thuận và nhận thức chung của giới lãnh đạo cao cấp hai bên” chẳng
khác gì tung hỏa mù. Chúng không chỉ khiến người ta khó hiểu, nghi ngại mà còn
tạo ra cơ hội để đối phương khai thác theo kiểu xuyên tạc.
Dường
như khi hội đàm với ông Cường, ông Phúc đã không đả động gì đến “lập trường của
Việt Nam đối với phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển ngày 12 tháng 7”
thành ra khi lên tiếng bác bỏ, Thông Tấn Xã Việt Nam phải chú thích thêm như thế
này: “Trước đó, ngày 12 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải
Bình đã nêu rõ…”
Việc
“Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng Tài về Luật Biển công bố phán quyết về Biển
Đông. Ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện
pháp ôn hòa, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước
về Luật Biển, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do
hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật
trên các vùng biển và đại dương. Tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền
chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam được xác định phù hợp với Công Ước về Luật Biển, cũng như tất cả các
quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” là chuyện của… phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao
chứ không phải chuyện của thủ tướng.
Né
tránh va chạm, nỗ lực giữ yếu tố “hữu nghị, hữu hảo” với Trung Quốc trong khi cần
rạch ròi, rõ ràng đã đẩy vào thế phải “phân bua.” Ngay cả khi “phân bua” thì giọng
điệu cũng hết sức thành kính. (G.Đ)-
---------------
Bài liên quan:
- Việt Nam cần làm gì trước thắng lợi của Philippines
- Hà Nội biểu tình, Nha Trang ‘cắt lưỡi bò,’ Bình…
- Trung Cộng và Asean sau phán quyết
No comments:
Post a Comment