Monday, July 18, 2016

TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ & CHÍNH TRỊ, OLYMPIC RIO CHI TIÊU VƯỢT MỨC 51% ( Emel Akan, Epoch Times)





Tác giả: Emel Akan, Epoch Times 
Dịch giả: Hoàng Anh
18 Tháng Bảy , 2016
.
Sân Maracana và Maracanazinho nhìn từ trên không sáu tháng trước khi diễn ra Olympic Rio 2016 ngày 5 tháng 2 năm 2016 tại Rio de Janeiro, Brazil. (Matthew Stockman/Ảnh trên Getty Images)

Cách buổi lễ khai mạc chưa đầy một tháng nữa, Olympic diễn ra ở Brazil đã chi tiêu vượt mức 1,6 tỷ USD, theo một nghiên cứu mới đây. Chi phí cho công tác chuẩn bị dù đã vượt quá 51 phần trăm so với dự toán thì vẫn còn là khiêm tốn khi so sánh với các kỳ đại hội diễn ra trước đó, tuy nhiên điều này xuất hiện tại thời điểm khi mà Brazil đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng cả về kinh tế lẫn chính trị.

Một nghiên cứu mới từ Trường kinh doanh Saïd Đại học OxFord đã phân tích chi phí của các kỳ Olympic từ năm 1960 và so sánh Olympic Rio 2016 với các kỳ đại hội trước đó.

Theo giáo sư Bent Flyvbjerg trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Những chi phí phát sinh thêm trị giá hàng tỉ USD của Olympic Rio đến vào thời điểm khi mà Brazil khó khăn để chi trả, với việc Brazil đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ nhất kể từ những năm 30 thế kỷ trước. Bang Rio de Janeiro bị ảnh hưởng đặc biệt bởi suy thoái kinh tế.”

Nghiên cứu Olympic của Oxford 2016. (Ảnh chụp màn hình)

“Nhưng Brazil không phải là một trường hợp cá biệt. Tất cả các kỳ Olympic mùa hè và Olympic mùa đông mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đều cho thấy thâm hụt ngân sách,” Flyvbjerd nói. “Đối với một thành phố hay đất nước thì việc tổ chức một kỳ Thế vận hội là một công việc lớn và là một trong những siêu dự án tốn kém và rủi ro tài chính nhất họ có thể đảm đương.”

Chỉ còn một tháng nữa phía trước, nhưng công việc vẫn tiến hành tại Sân bóng chuyền bãi biễn ở bãi biển Copacabana để chuẩn bị cho Olympic Rio de Janeiro ngày 4 tháng 7. (Matthew Stockman/Ảnh trên Getty Images)

Thống đốc tạm quyền của Rio tuyên bố tình trạng thảm họa tài chính tháng trước. Chính quyền Bang cắt giảm tài chính trên diện rộng, bao gồm cả ngân sách cho cảnh sát, lương của các sĩ quan cảnh sát đã bị trì hoãn trước đó.

Ở cấp độ quốc gia, Tổng thống thuộc phe cánh tả Dilma Rousseff bị đình chỉ chức vụ vào tháng 5 trong bối cảnh một phiên tòa luận tội đang tiếp diễn. Phó Tổng thống Michel Temper đã tiếp quản vị trí của bà Rousseff.

“Khi Rio quyết định đăng cai Olympic, nền kinh tế Brazil đang vận hành tốt,” ông phát biểu. Giờ đây, sau gần một thập kỷ chi phí đang leo thang trong khi thiếu nguồn vốn để trang trải chúng.

Nghiên cứu Olympic của Oxford 2016. (ảnh chụp màn hình)

Nghiên cứu của Oxford phân tích cả Olympic mùa hè và Olympic mùa đông, bắt đầu từ Rome 1960 và Thế vận hội mùa đông Squaw Valley 1960.

Gần một nửa các kỳ Thế vận hội chi vượt quá ngân sách hơn 100%.

“Sự phức tạp và chi phí khổng lồ của các kỳ Olympic là không giống với bất cứ sự kiện nào khác, và chúng ta phải cần phải cố gắng và tránh những tình huống như Athens 2004, nó đã góp phần gây ra những vấn đề kinh tế cho Hy Lạp và vẫn đang còn tiếp diễn một thập kỷ sau đó,” Flyvbjerg nói.

Nghiên cứu của Oxford cũng chỉ ra rằng với chi phí phát sinh 156% trên thực tế, Olympic là loại siêu dự án có mức phát sinh chi phí lớn nhất trên thế giới.

“Tất cả các kỳ Thế vận hội đều chi vượt quá ngân sách” Flyvbjerg nói. Gần một nửa các kỳ Thế vận hội vượt quá mức ngân sách hơn 100%.

Thế vận hội Rio 2016, với chi phí dự kiến ban đầu là 4,6 tỷ USD, có vẻ như là đang vận hành đúng như dự kiến để đảo ngược mức chi tiêu ngân sách cao của Lodon 2012 và Sochi 2014, bản báo cáo cho biết. Chi phí phát sinh của Olympic Rio là 51% trên thực tế tương đương với 1,6 tỷ USD, thấp hơn so với chi phí trung bình của tất cả các kỳ Thế vận hội trước đó.

Tổng quan của sân vận động Olympic trong khoảng thời gian diễn ra Giải điền kinh Ibero American, sự kiện thử nghiệm cho Olympic Rio 2016, tại Rio de Janeiro ngày 15 tháng 5. (YASUYOSHI CHIBA/AFP/Ảnh trên Getty Images)

Chi phí trung bình liên quan đến thể thao của việc tổ chức Thế vận hội trong các thập niên vừa qua là 8,9 tỷ USD. Kỳ thế vận hội mùa hè đắt đỏ nhất là London 2012 với chi phí là 15 tỷ USD, còn Thế vận hội mùa đông đắt đỏ nhất là Sochi 2014 với 22 tỷ USD.

Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh sự quan trọng của “Chương trình quản lý kiến thức về Olympic”. Chương trình này đã rất hiệu quả trong việc giúp giảm chi phí thông qua hiểu biết tốt hơn được chia sẻ giữa các thành phố đăng cai.

Nghiên cứu này cũng chỉ trích các Chính phủ sở tại và các Ủy ban Olympic Quốc tế vì không minh bạch về chi phí thực và chi phí phát sinh của các kỳ Thế vận hội. Ví dụ như chính phủ Vương quốc Anh tuyên bố Olympic London chi tiêu dưới ngân sách, nhưng chi phí thực tế bị phát sinh của London 2012 là 76%, hay 6,5 tỷ USD, theo bản báo cáo này.

Ủy ban tổ chức Thế vận hội Rio 2016 phủ nhận các kết luận của nghiên cứu, theo một bài báo trên Financial Times.

“Bản báo cáo này phục vụ một mục đích duy nhất: suy đoán về một sự chi tiêu vượt mức và tạo nên dư luận tiêu cực”, Ủy ban tổ chức Olympic cho biết.





No comments:

Post a Comment