Có lẽ đây là lúc đất nước xảy ra nhiều thảm họa nhất
từ trước cho đến nay. Biển độc, sông cạn, không khí ô nhiễm và vùng biển đảo bị
chiếm trắng trợn. Không những cá chết hàng loạt mà cả con người cũng đã hy sinh
ngay trên chính lãnh hải của mình.
Tôi có thể đặt tên cho tình trạng lúc này là nỗi bất
hạnh của đất nước. Nhưng theo một nghĩa nào đó, bất hạnh là một loại tài sản,
như cách giáo sư trẻ Phan Việt hiện ở Mỹ đã viết. Và nếu biết coi đó là một loại
tài sản để dành nó cho những phát kiến thì loại tài sản này mới có ý nghĩa và
giá trị, bằng không nó sẽ nhấn chìm và giết chết những kẻ ngu dốt, nhu nhược và
hèn yếu.
Nợ công tăng phi mã và ngân sách quốc gia lâm vào
tình trạng xấu nhất trong vòng 20 năm qua, có lẽ tệ hại nhất là cảnh vỡ nợ nền
kinh tế thời ông Tố Hữu làm ủy viên Bộ chính trị, phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
những năm thập niên 1980s - vì nhà thơ đi làm kinh tế là vậy, nó đã để lại hậu
quả là nền kinh tế kiệt quệ, tan hoang, tiền in ra như giấy vụn vì mất giá thảm
hại.
Đến nay, dân ta cũng lại quá ngây thơ, khi nhà nước
tăng giá vàng lên gấp rưỡi hiện tại thì lập tức nhà nhà đổ xô đi bán vàng để
"kiếm lời" vì thấy được hời quá. Nhưng đúng là tư duy ăn sổi ở thì với
cái nhìn ngắn hạn, nhỏ mọn nó đã ngấm sâu vào máu của những người Việt. Bởi ở
trong hoàn cảnh nào đi nữa, dù vàng vẫn chỉ là một loại tiền, nhưng nó có tính
năng dự/lưu trữ - một tính năng đặc biệt mà tiền giấy không có. Nếu tiền mất
giá, giống như Zambabuwe với 27 tỷ đơn vị tiền của họ chỉ mua được cái bánh mỳ
hay như Venezuela mới đây tầng lớp trung lưu cũng phải bới rác để tìm thực phẩm
mà đút vào mồm, bởi lúc đó tiền không còn giá trị nữa, dù có cả một núi tiền
đang sở hữu, thì vàng vẫn có thể cất giữ và ổn định được. Bạn có thể lấy vàng để
đổi ra ngoại tệ và tìm một cuộc tẩu thoát với đồng tiền nước ngoài nơi mà bạn
muốn đến nếu có vỡ nợ hay sụp đổ nền kinh tế quốc dân, hoặc cứ tích trữ đợi đến
khi nền kinh tế ổn định trở lại, thì vàng vẫn luôn có giá trị sử dụng.
Thực ra, ở đất nước này, không chỉ có người dân là sợ
nhiều thứ, mà đặc biệt là sợ công an, chính quyền và sợ cả sự quy chụp cho những
hành động trái chiều, bất đồng chính kiến - mà nhờ nó các nước mới văn minh và
phát triển đi lên. Nay kể cả chính quyền cũng lo sợ vì có quá nhiều biến động dồn
dập xảy ra cùng một lúc, họ cũng đã lo lắng và sốt sắng với người dân, với tình
cảnh đất nước. Họ cũng lo ngại trước cảnh bành trướng của Trung Quốc mà chưa biết
phải giải quyết ra sao, họ cũng đang khủng hoảng với chính nội tại của mình về
tình trạng tham nhũng và cường quyền, chạy chức, mua bán quyền lực. Họ cũng sợ
dân chúng bức xúc quá mà gây ra những xáo trộn nào đó, nên thành ra họ trở nên
lo ngoài, sợ trong cùng lúc.
Nhưng thực ra, như ông Franklin Roossevelt đã nói: ở
nơi đó, ngoài nỗi sợ hãi ra thì chẳng có gì ngoài nỗi sợ hãi. Và tôi cũng mượn
thêm ý của ông Winston Churchill để nói rằng, một chính quyền mà né tránh xung
đột (mâu thuẫn xã hội, quốc tế) bằng cách sợ hãi và e dè, thì rồi dân tộc ấy sẽ
phải lãnh lấy cả hai thứ đó, cả hậu quả xấu/tiêu cực của xung đột và cả sự sợ
hãi chồng lấn lên tiếp nữa, không bao giờ dừng lại.
Đúng là thế, chẳng có gì ngoài nỗi sợ hãi làm chúng
ta sợ hãi và trở nên bế tắc. Vì thế mà Malaysia, Indonesia hay Philippines luôn
sẵn sàng cho một hành động tương xứng mang tính cứng rắn để đáp trả những hành
động trắng trợn, vô pháp của kẻ khác xâm hại đến họ. Ấn Độ cũng có lựa chọn rõ
ràng cho mình về một, một số đồng minh cũng như từ chối tham gia con đường tơ lụa
trên biển của Trung Quốc để ngăn chặn mưu đồ hiện diện mang tính kiểm soát của
Bắc Kinh trên vùng Ấn Độ Dương của họ.
Nỗi sợ hãi chính là cách làm cho kẻ khác trở nên quyền
lực và mạnh mẽ hơn. Nỗi sợ hãi khiến con người ta dễ thỏa hiệp hoặc dễ bị mua
chuộc hơn. Và nỗi sợ hãi cũng khiến con người ta trở nên vô hại hơn.
Bởi vậy, chỉ khi gạt bỏ được nỗi sợ hãi, con người
ta mới tìm ra cách để đứng vững trước những biến cố, dù có lớn đến mấy, vì với
tâm thế luôn sẵn sàng và đã có phòng bị dự trù, chúng ta sẽ không bao giờ trở
nên tầm thường trước nghịch cảnh.
Cũng giống như vậy, Mỹ trỗi dậy lớn mạnh và trở
thành cường quốc số một thế giới sau sự cố quần đảo Hawaii năm 1941 cũng xuất
phát từ sự muốn được an toàn và đứng ngoài lề cuộc thế chiến 2 bằng cách thỏa
hiệp với Nhật Bản thiết lập hòa bình cho vùng biển Thái Bình Dương để rồi nhận
lại hậu quả cay đắng như lời ông Winston Churchill đã cảnh báo trước đó: Né
tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì rồi sẽ lãnh đủ cả hai, cả nhục nhã
và chiến tranh.
Né tránh chiến
tranh bằng cái giá của sự nhục nhã, thì sẽ nhận lấy cả nhục nhã và chiến tranh
No comments:
Post a Comment