Saturday, May 21, 2016

MỘT VIỆT NAM PHI DÂN CHỦ ĐANG MONG ĐỢI OBAMA (BS Hồ Hải)





Saturday, May 21, 2016

Một bài viết của ông Stuart Rollo trên Wall Street Journal, một nhà báo tự do, hiện đang nghiên cứu về chính trị của châu Á Thái Bình Dương, và những vấn đề quốc gia Úc. Ông đang nghiên cứ dự án chiến lược khoáng sản, nguồn lực của các đế chế và chính trị quốc tế tại Sydney University.

Một tấm áp phích quảng cáo cuộc bầu cử quốc hội Việt Nam vào ngày 22/5/2016 - Ảnh của Reuters


Ngày thứ Hai, 23 tháng Năm, 2016, Tổng thống Obama dự kiến ​​sẽ có chuyến thăm đầu tiên của ông tới Việt Nam. Nó đi kèm với một tầm vóc lịch sử trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, chủ yếu là kết quả của mối quan tâm lẫn nhau trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ và đang tích cực vận động để xóa lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ hoàn toàn, mà nó đã được dỡ bỏ một phần vào năm 2014, đã giúp Việt Nam được mua thiết bị giám sát và tàu tuần tra. Điều này sẽ làm cho Việt Nam trang bị nền tảng vũ khí của Mỹ, chẳng hạn như các hệ thống tên lửa, nhằm tăng cường lực lượng phòng thủ hải quân và ven biển của Việt Nam.

Đây cũng là một cơ hội mà một thế hệ chỉ có một lần cho Hoa Kỳ đưa cây gậy cải cách quyền công dân và nhân quyền tại Việt Nam. Bằng cách làm cho các mối quan hệ gần gũi hơn với mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam phải cải cách như vậy, Mỹ sẽ phải chứng minh rằng thiện chí của họ bền lâu không chỉ cho nhà cầm quyền Việt đủ sức mạnh cứng sẵn sàng đối phó với một bành trướng Trung Quốc, mà còn cho người dân Việt trong cuộc đấu tranh liên tục của họ cho các quyền tự do dân sự và tự do chính trị.

Chuyến thăm sẽ đến một ngày sau cuộc bầu cử ngày 22 tháng năm của Quốc hội Việt Nam, một cuộc bầu cử mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã  mô tả là "không tự do và không công bằng." Trong một quốc hội với 500 ghế, nhưng hiện chỉ có 4 ghế độc lập không thuộc sự đề cử của Đảng Cộng sản. Không có ứng cử viên nào có tư tưởng cải cách thực sự ủng hộ dân chủ mà đã từng được bầu vào Quốc hội, mặc dù nhiều người đã cố gắng tự ứng cử cho mình.

Trong khi Hiến pháp Việt Nam cho phép tất cả các công dân quyền tự ứng cử vào Quốc hội, họ buộc phải vượt qua trong cuộc sàng lọc gian lận của Đảng Cộng sản trước kỳ bầu cử, hoặc sẽ bị loại trong việc kiểm phiếu mờ ám trong kỳ bầu cử, hoặc bị sắp xếp các cuộc họp cộng đồng được tổ chức để xác định một ứng cử viên sẽ được cho phép tham gia ứng cử theo chỉ định của đảng cộng sản.

Trước kỳ bầu cử có một kiểu chiến dịch phản bầu cử đã diễn ra. Ở đó, các ứng cử viên tự ứng cử bị loại bởi luật thảo luận về đời tư của họ trước công chúng hoặc phát tài liệu bôi nhọ họ trong cộng đồng cho việc ứng cử của họ. Tại các cuộc họp cộng đồng được mở ra chỉ để dành cho đảng viên cộng sản.

Đỗ Nguyễn Mai Khôi, ca sĩ nổi tiếng và ứng cử viên tự ứng cử nổi bật, kể lại với tôi một sự đe dọa cô lập - a Kafkaesque(*) - về sự kiện mà cô đã bị cấm tham gia ứng cử một cách rõ ràng bởi các lãnh đạo đảng ở địa phương chỉ trích về đời tư của mình trong cuộc họp cộng đồng, và sau đó là sự lên án bởi một đảng viên khác trong các người tham gia như một cuộc đấu tố, vì cô không được phát biểu để tự bảo vệ mình. Những ứng cử viên khác đã nói là mình bị lên án, thường bởi những người mà họ chưa bao giờ gặp. Sự lên án ấy dựa trên những căn cứ mơ hồ như là: "anh/chị tự ứng cử, nhưng anh/chị làm việc như một kẻ đầu đường xó chợ" hoặc "anh/chị là ứng viên tự ứng cử nhưng với xóm làng anh/chị không nói được lời chào hỏi với ai khi nhìn thấy chúng tôi đi qua."

Sau khi tố cáo, một cuộc bỏ phiếu được tổ chức và bất kỳ ứng cử viên độc lập tự ứng cử đều bị từ chối bởi các đảng viên có mặt. Năm nay, hơn 100 ứng cử viên ủng hộ dân chủ đã bị loại trừ khỏi các lá phiếu bằng cách sử dụng cách đấu tố này.

Mai Khôi đã mời Tổng thống Obama gặp gỡ với một nhóm người tự ứng cử không đủ tiêu chuẩn của đảng cộng sản, và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ để thảo luận làm thế nào Hoa Kỳ có thể giúp cải thiện các quyền tự do dân chủ tại Việt Nam. Sự đồng thuận tại cuộc gặp gỡ với Obama sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ công nhận sự tồn tại và quyền lợi của một xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, ngay cả khi chế độ không chấp thuận.

Các ngôi sao cũng đã liên kết với Obama để làm cho một tuyên bố như vậy. Hiện giờ người dân Việt thích Hoa Kỳ với tỷ lệ rất cao. Một cuộc khảo sát năm 2015 của Pew cho thấy 78% người Việt Nam thích Mỹ, một con số đáng ngạc nhiên khi mà lịch sử gần đây của hai nước là cựu thù. Việt Nam là nước nhiệt tình nhất với  Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, với 89% dân chúng đồng tình, so với 49% ở Mỹ. Trong số các lợi ích khác, TPP sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất hàng hóa ở Việt Nam đưa hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ mà không bị trói buộc, và giúp thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đang tuyệt vọng để bảo đảm quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, củ cà rốt của Washington quăng ra sẽ giữ triển vọng của quan hệ an ninh chặt chẽ hơn. Nhập khẩu vũ khí của Việt Nam tăng 699% trong vòng năm năm qua, chủ yếu là để đáp ứng với sự mở rộng quân sự của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông theo tuyên bố của cả hai nước. Hầu hết các hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ Nga vì vậy mà việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với hệ thống vũ khí công nghệ cao của Mỹ, tăng khả năng tương tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh. Đây là một động thái hỗ trợ bởi Thượng Nghị Sĩ, Chủ tịch Ủy ban Quân Sự John McCain, người từng là tù binh chiến tranh - prisoner of war: POW - ở Việt Nam.

Việc Hoa Kỳ và Việt Nam đã đồng thuận lợi ích phổ quát trong việc khuyến khích Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế khi mà Trung Quốc trổi dậy mạnh mẽ hơn, thông qua các cam kết ngoại giao mạnh mẽ, và răn đe một cuộc chiến tranh có thể xảy ra. Việt Nam chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự Hoa Kỳ cho việc này. Bằng cách gây sức ép với đảng cộng sản cầm quyền để thực hiện cải cách dân chủ thực sự, Tổng thống Obama có thể đảm bảo chiến thắng không chỉ vì lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ và Việt Nam, mà còn cho người dân Việt.

Chú thích của người dịch:
(*) a Kafkaesque: Một cách chơi chữ của ông Stuart Rollo khi dùng cái họ của nhà văn Đức Franz Kafka. Kafka là một nhà văn hiện thực phê phán hiện đại, được xem là những nhà văn làm nên nền văn học thế giới của thế kỷ XX. Những tác phẩm truyện ngắn của ông xoay quanh chủ đề các nhân vật bị cô lập và bị mất quyền tự do dân chủ trong một xã hội độc tài quan liêu.

Sài Gòn, 15h18' ngày thứ Bảy, 21/5/2016
Posted by Hồ Hải at 3:18 PM 




No comments:

Post a Comment