Monday, January 25, 2016

HẬU NGUYỄN TẤN DŨNG (Người Buôn Gió)





Thứ Hai, ngày 25 tháng 1 năm 2016

Thông tin Nguyễn Tấn Dũng làm đơn xin nghỉ, được đại hội chấp nhận gây bất ngờ cho nhiều người.

 Nhưng trong nền chính trị ở Việt Nam, không phải cứ rời khỏi chính trường là không còn là cái gì cả. Trường hợp Nông Đức Mạnh là trường hợp đặc biệt duy nhất khi về hưu không còn chút ảnh hưởng gì.

 Có rất nhiều trường hợp dù rời khỏi chính trường nhưng ảnh hưởng rất lớn, có thể thua keo này nhưng từ hậu trường có những chiêu thức để hạ bệ được đối thủ đang trên chính trường.

 Trường hợp Lê Đức Anh , Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt là nỗi ám ảnh cho các quan chức lãnh đạo cao cấp của Cộng Sản dài đến 10 năm. Nhiều nguyên thủ quốc gia các nước khi đến Việt Nam làm việc, họ đều hiểu điều đó, có những nguyên thủ xin gặp các nguyên thủ về hưu để hỏi ý kiến.

 Nguyễn Tấn Dũng có thể rời khỏi chính trường, nhưng ảnh hưởng của ông không phải dễ dàng gì ngày một ngày hai là hết. Nhất là ông từng tung hoành gần 20 năm trong Bộ Chính Trị và ông phải rời cuộc chơi trong một tư thế ngẩng cao đầu.

Các đối thủ của ông liên kết với nhau và dùng đến tiểu xảo áp đặt một cuộc chơi đây bất công. Chỉ có cách phá cuộc chơi ấy bằng một cuộc binh biến, nhưng ông Dũng đã không làm. Ông chấp nhận luật chơi của đối thủ và rời cuộc bằng số phiếu ủng hộ đáng tự hào nhất cho người rời cuộc chơi.

Nói một cách khác ông Dũng còn rất nhiều vốn liếng để lại chính trường, đó là uy tín của ông với quốc tế, những trợ thủ của ông và đông đảo người dân muốn ông làm lãnh tụ. Đấy là nhiều nguyên thủ về hưu có ảnh hưởng trước kia cũng không có được bằng ông.

5 năm tới, dàn lãnh đạo ĐCSVN sẽ phải đối chọi với rất nhiều khó khăn, bức xúc của dân chúng dâng cao, kinh tế lụi bại. Cả bốn gương mặt tứ trụ đều không có ảnh hưởng và kinh nghiệm gì trên quan hệ quốc tế cũng như kinh tế đối ngoại. Đặc điểm của 3 trong 4 nhận vật này,  nổi bật nhất là tài cai trị xã hội theo đường lối độc đoán của ý thức CNXH.

 Trong dự thảo mà lớp lãnh đạo mới  đưa ra, đặt nặng vấn đề xây dựng Đảng, bảo vệ chế độ CNXH,  kiên định lý thuyết Mác Lê và duy trì kinh tế định hướng XHCN.

 Một sự tan hoang ở phía trước đang chờ họ. Món nợ nước ngoài lên đến hàng trăm tỷ usd, lãi ròng mỗi năm đến gần 2 tỷ usd. Cộng với sự phẫn uất của người dân có thể bùng nổ bất cứ lúc nào vì các vấn đề giao thông, giáo dục, y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm. Những bức xúc này có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Đường lối và nhân sự lãnh đạo ĐCSVN khoá 12 chỉ đối phó được với những cuộc biểu tình đòi dân chủ, tự do tôn giáo, chủ quyền. Nhưng khó lòng mà đối phó được sự bùng nổ từ những quyền lợi sát sườn của người dân bị ảnh hưởng khắp nơi trên đất nước.

 Trong bối cảnh tương lai  xã hội be bét như thế. Với ảnh hưởng của mình và những vốn liếng còn lại trong chính trường, Nguyễn Tấn Dũng có thể trở lại chính trường bất kỳ lúc nào trên cương vị không phải là một người cộng sản.

 Đó là khả năng ông có thể làm được, còn ông có làm hay không thì lại là câu chuyện khác.

Phía trước là những đống bùn lầy, cỗ xe của Nguyễn Phú Trọng vừa sắm chắc chắn cho sự tồn tại của chế độ, nhưng lại quá nặng nề để đi bắt nhịp cùng thế giới văn minh về kinh tế, văn hoá, ngoại giao.

Với cỗ xe ấy và những nhân sự ấy, tốt nhất là nên đóng cửa, bế quan toả cảng, nó chỉ phù hợp với thời kinh tế bao cấp, duy y chí . Thật thích hợp với điều đó, khi mà một ông công an chuyên ngành trấn áp nhảy phắt lên làm chủ tịch nước, một ông cạo bàn giấy ở văn phòng nhảy lên làm thủ tướng, một ông già giáo điều luôn miệng niệm chủ nghĩa Mác Lê làm TBT.

 Sau thời kỳ của Lê Duẩn , chưa bao giờ trong nhân sự Tam Đầu Chế lại thảm hại như vậy.

Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 07:53 

--------------------

Mặc Lâm, biên tập viên RFA   |    2016-01-25

RFA    |    2016-01-25

Kami    |     01/25/2016




No comments:

Post a Comment