Tú Anh - RFI
Đăng ngày 31-08-2015 14:08
Bắc
Kinh đã thực hiện xong giai đoạn một trong chiến lược biến Biển Đông thành ao
nhà. Thái độ do dự của các nước liên can từ Hoa Kỳ, Úc cho đến các thành viên
Đông Nam Á tạo cơ hội bằng vàng cho Tập Cận Bình tiến sang giai đoạn hai trong
2 năm tới. Trên đây là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự được Fairfax
Media tổng hợp và phân tích.
Với các đảo nhân tạo đã được thực hiện gần xong,
Trung Quốc đã chiến thắng « trận thứ nhất » trong chiến lược
khống chế Biển Đông. Ít ai có khả năng ngăn chận Trung Quốc chiến thắng luôn
giai đoạn hai. Hoa Kỳ cũng như đồng minh Úc trong khu vực, tuy lên án Bắc Kinh
có « hành động phi pháp » đe dọa an ninh hàng hải, hàng không
nhưng cho đến nay hai nước này vẫn do dự, ngập ngừng. Trên đây là hai nhận định
của các nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng vào năm 2017, khi
các đảo nhân tạo trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa hoàn tất với quân cảng, phi
trường thì Trung Quốc sẽ đưa ra-đa, đại bác, máy bay chiến đấu ra tận nơi để mở
rộng vùng can thiệp đến tận những nơi xa xôi nhất của Biển Đông.
Tháng 5 năm nay, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton
Carter tuyên bố mạnh : một là kêu gọi Trung Quốc phải chấm dứt đắp đảo lấn biển
và hai là Mỹ không công nhận « không phận, hải phận » của các
đảo nhân tạo này.
Lập trường cứng rắn của bộ trưởng Mỹ đã được đồng
nhiệm Úc Kevin Andrews ủng hộ mạnh mẽ . Hai chuyến bay được thực hiện sau đó
bay ngang một số đảo đang được Trung Quốc bồi đắp. Một chuyến có phóng viên đài
truyền hình CNN và một chuyến có tư lệnh hạm đội 7, đô đốc Scott
Swift. Trên thực tế, theo kiểm chứng của Fairefax Media, hai chuyến bay
này đều nằm ngoài khoảng cách 12 hải lý chứ không bay ngang như một số báo chí
đưa tin.
Trong khi Hoa Kỳ và đồng minh Úc « vật lộn » với
những không ảnh và bản đồ cũ, tranh luận đâu là những nơi đe dọa an ninh hàng
không hàng hải, thì hàng ngày hạm đội tàu công binh của Trung Quốc gia cố, nới
rộng một phi đạo thứ hai dài 3 km trên bãi đá Subi Reef cho những phi cơ vận tải
lớn nhất của « Giải phóng quân » hạ cánh.
Trong khi Mỹ và các đồng minh nói và làm không đi
đôi với nhau thì Trung Quốc thừa sức và rộng thời gian để hoàn tất căn cứ quân
sự tiền phương ở Biển Đông trước khi chủ tịch Tập Cận Bình sang gặp tổng thống
Mỹ Barack Obama trong hai tuần tới đây (trung tuần tháng 9). Hình ảnh vệ tinh
cho thấy 90% số tàu công binh hoạt động ở Trường Sa đã rút đi trong những tuần
lễ gần đây.
Một nhân tố khác xuất phát từ quan điểm muốn giữ «
nguyên trạng » của tây phương càng thuận lợi cho kế hoạch lấn chiếm của
Trung Quốc. Các nhà chiến lược cho rằng thương thuyền và máy bay tây phương có
thể chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc mặc dù những yêu sách đòi chủ quyền ở
Biển Đông là không có cơ sở theo luật quốc tế. Theo những nhà chiến lược trên,
quyền tự do hàng hải không bị chiến lược quân sự hóa Biển Đông ảnh hưởng đến.
Trung Quốc biết khai thác tâm lý này khi tuyên bố trấn an :” luôn tôn
trọng quyền tự do giao thông trên biển « Nam hải ».
Câu hỏi đặt ra là vì sao từ nay đến ít nhất là cho hết
năm 2017 là thời gian rất thuận lợi cho Trung Quốc hoàn tất kế hoạch làm chủ Biển
Đông.
Có hai lý do : Một là Hoa Kỳ bước vào mùa tranh cử bầu
cử tổng thống và phải chờ đến đầu năm 2017 mới có một chính phủ mới ở
Washington. Lý do thứ hai là tình hình nội bộ Đông Nam Á. Trong bối cảnh các
thành viên không đoàn kết với nhau trước tham vọng của Trung Quốc, năm 2017 là
năm nước Lào, mà chế độ đã bị Bắc Kinh mua chuộc, làm chủ tịch luân phiên Hiệp
hội ASEAN.
Tuy nhiên, một số viên chức Mỹ và Úc lại đưa ra kết
luận ngược lại là Trung Quốc chỉ thắng về chiến thuật nhưng sẽ thua to về chiến
lược. Tức là các quốc gia trong vùng sẽ đoàn kết chặt chẽ với nhau và với Hoa Kỳ
hơn.
-----------------------------
31.08.2015
Các công trình lấp biển xây đảo của Trung Quốc ở Biển
Đông đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc chiến lược trong khu vực, và theo hãng tin CNA của
nhà nước Đài Loan hôm nay, giờ đây, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình quân sự
hoá và sẽ tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trong khu vực.
Trong một phúc trình nộp cho viện lập pháp về sức mạnh
quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói vào tháng 9/2013, Trung Quốc
đã khởi sự đổ cát lên Đá Gạc Ma, một trong hơn 50 bãi cạn và đá ngầm trong Biển
Đông. Trung Quốc sau đó tiến hành lấn biển xây đảo tại 6 bãi đá khác và đang
xây một bến cảng, nhiều phi đạo và các cơ sở hạ tầng khác.
Phúc trình này nói rằng nay Trung Quốc đang đẩy
nhanh tiến trình quân sự hoá các đảo mới để sử dụng như những tiền đồn trong Biển
Đông.
Ngoài việc tuyên bố chủ quyền và khai thác tài
nguyên thiên nhiên tại đây, Trung Quốc sẽ tuyên bố một khu nhận dạng phòng
không trong khu vực.
Một bản tin của công ty truyền thông Fairfax Media của
Úc hôm nay trích các nguồn tin quân sự cấp cao của Australia, nhận định rằng
Trung Quốc đã thắng vòng đầu tiên trong cuộc tranh chấp để giành quyền kiểm
soát Biển Đông khi hoàn tất việc xây dựng một quần đảo gồm các đảo mới do họ tạo
ra.
Bản tin nói thêm rằng không có vật chướng ngại nào
đáng kể thực sự cản trở Trung Quốc tiếp tục thắng vòng tranh chấp kế tiếp, trước
sự do dự của chính phủ Mỹ và các đồng minh, trong đó có cả Australia, sẽ thực hiện
những lời hứa đưa ra trước đó là sẽ thách thức những tuyên bố bất hợp pháp của
Trung Quốc bằng các cuộc diễn tập để bảo vệ “quyền tự do hàng hải”.
Theo Fairfax Media, các nhà phân tích
quân sự dự kiến là tới năm 2017, Trung Quốc sẽ trang bị các đảo tân tạo với những
bến cảng, các căn cứ quân sự, pháo binh, đường băng và các hệ thống radar tầm
xa. Những phương tiện này sẽ cho phép Trung Quốc phóng ra xa sức mạnh quân sự
và phi quân sự tới những vùng biển xa xôi nhất, nơi có tranh chấp gay gắt nhất
trong Biển Đông.
Những phương tiện đó cũng sẽ giúp Bắc Kinh cản trở
các nước tuyên bố chủ quyền khác tại các vùng biển này, và gây gián đoạn các
tuyến hàng hải hiện là nơi qua lại của 3/5 thương mại quốc tế.
Công ty Truyền thông Fairfax Media dẫn
lời một nguồn tin chính thức nói rằng: “Trung Quốc đã thắng vòng đầu. Hiện rất
khó có thể thấy được là họ sẽ bị cản lại, để không thắng vòng kế tiếp”.
Hồi tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
đòi ngưng tất cả mọi hành động cải tạo đất, và đề ra kế hoạch cho máy bay quân
sự và tàu bè đi ngang qua vùng biển tranh chấp trong phạm vi 12 hải lý cách các
đảo nhân tạo. Những cam kết này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews mạnh
mẽ ủng hộ, nhưng theo Fairfax Media, các chuyến bay ấy, kể cả
phi vụ của máy bay trinh sát, diễn ra bên ngoài phạm vi 12 hải lý cách các đảo
nhân tạo.
Trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh gặp khó khăn trong
việc hành động để đi kèm với lời nói của mình, thì hàng đoàn tàu nạo vét của
Trung Quốc hoàn tất công tác cải tạo đất, kể cả xây nền móng cho một phi đạo
dài 3.000 mét trong khu vực trên bãi Đá Subi, có khả năng phục vụ các phi cơ lớn
nhất của Không quân Trung Quốc.
Bản tin nói rằng các công trình cải tạo đất phần lớn
đã hoàn tất đúng lúc trước khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm
Washington trong 2 tuần nữa, trong khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy là việc sử
dụng các tàu nạo vét của Trung Quốc trong Biển Đông đã giảm khoảng 90% trong mấy
tuần gần đây.
Một số chiến lược gia tin rằng Trung Quốc sẽ được rộng
tay hành động cho tới ít nhất là năm 2017, là lúc Lào phải nhường chức Chủ tịch
ASEAN lại cho một nước hội viên khác, và một chính phủ mới ở Hoa Kỳ đã lên cầm
quyền.
Tuy nhiên một số giới chức Mỹ và Úc nói Trung Quốc
chỉ thắng về mặt chiến thuật, nhưng sẽ thất bại về mặt chiến lược, trong bối cảnh
các nước trên khắp khu vực sẽ có phản ứng bằng cách thắt chặt các quan hệ với
nhau và với Hoa Kỳ.
Theo
CNA, Sydney Morning Herald.
No comments:
Post a Comment