Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-07-31
2015-07-31
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định
quan hệ Việt Trung không bao giờ thay đổi và Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của Đảng. Ông Vịnh đã phát biểu như vừa nói vào tối
28/7 vừa qua nhân dịp Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức chiêu đãi kỷ niệm
88 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Hòa
hiếu hay thần phục?
Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nhà
bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam từ 40 năm qua. Từ Hà Nội, trước
hết TS Nguyễn Thanh Giang nhận định:
TS
Nguyễn Thanh Giang: Tôi cho rằng, Việt Nam rất
không may mắn có vị trí địa dư nằm sát với Trung Quốc, ở bên cạnh một anh khổng
lồ mà rất không tử tế. Anh ấy không chỉ không tử tế đối với Việt Nam mà anh ấy
đang cố gắng trỗi dậy bằng những thủ đoạn xấu xa, một khi đã trỗi dậy thì anh ấy
sẽ không tử tế với nhiều dân tộc trên thế giới. Cho nên đấy là cái họa của dân
tộc Việt Nam. Nhưng vì đã trót ở bên cạnh anh ấy rồi cho nên cũng đành phải hòa
hiếu với anh ấy. Lâu nay tôi vẫn nói rằng, Việt Nam nếu muốn có thể tồn tại bên
cạnh Trung Quốc thì Việt Nam phải vận dụng sức ủng hộ mạnh mẽ của thế giới đặc
biệt của Hoa Kỳ. Cho nên Việt Nam trước hết phải xiết chặt được giao hảo tốt đẹp
với Hoa Kỳ. Tôi cho rằng đáng lẽ lần đi vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng sang
Hoa Kỳ, thì ông phải làm được việc nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược
nhưng ông ấy đã không làm được việc rất cần thiết này cho dân tộc.
Nhưng mà bên cạnh giao hảo hữu nghị với Hoa Kỳ, tôi
nghĩ cũng vẫn cần hữu nghị với Trung Quốc. Nhưng tôi đặc biệt căm giận những ai
mà có tư tưởng thần phục Trung Quốc và muốn đẩy dân tộc này vào ách đô hộ mềm của
Trung Quốc. Nói giao hảo hữu nghị là cần thiết đấy không nên đối địch với họ,
nhưng tôi rất không ưng một số người trong đó có ông Nguyễn Chí Vịnh, trong đó
có những người như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, như là Bộ trưởng Phùng
Quang Thanh… họ không chỉ giữ tinh thần muốn hòa hiếu với cả Trung Quốc lẫn Hoa
Kỳ mà họ còn muốn tuyên truyền cho một thứ gọi là thần phục Trung Quốc, coi
Trung Quốc là bậc thầy, coi Trung Quốc là Thiên tử mà mình phải rắp tâm cung phụng
và theo họ.
.
Nam
Nguyên: Chính sách đi dây của Việt Nam như nhiều nhà bình luận
nói. Theo Tiến sĩ có còn thích hợp hay không, nhất là khi Trung Quốc đã thể hiện
tham vọng chiếm trọn Biển Đông.
TS
Nguyễn Thanh Giang: Việt Nam ở một thế kẹt như vậy,
thì vẫn phải giữ trạng thái đu dây giữa hai thế lực lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ
. Nhưng mà cách đu dây như thế nào lại là một cái tài của nhà lãnh đạo, đu dây
mà không phải là đu dây. Đu dây mà thực chất vẫn phải nghiêng về phía Hoa Kỳ để
cho có thể tạo được một sức mạnh có thể đương đầu được với Trung Quốc. Những
người lãnh đạo phải hiểu cho được là làm sao phải thực hiện cho được các đường
lối chủ trương của mình, làm sao phải thực sự coi Hoa Kỳ bây giờ là người bạn
mà mình thực sự dựa vào, để mình giữ lấy toàn vẹn lãnh thổ.
Đu dây không có nghĩa là cân bằng bên này một tí bên
kia một tí, mà trong tình hình này phải thấy Trung Quốc là kẻ thù thực sự rồi.
Trước đây ta quan niệm Mỹ là kẻ thù, không bằng cớ, Mỹ không có âm mưu xâm chiếm
nước ta, không chiếm đoạt đất đai tài nguyên của chúng ta. Mà lúc bấy giờ chỉ
là cuộc chiến tranh vô nghĩa, đi theo cái gọi là ý thức hệ. Còn bây giờ Trung
Quốc nó là một kẻ xâm lược thực sự, nó đã xâm lược Việt Nam, nó đang xâm lược
Việt Nam, nó không chỉ xâm lăng ở Bản Giốc, ở Ải Nam Quan, nó thực sự xâm lăng
Hoàng Sa, nó đang xâm lăng Trường Sa và xâm lăng trên toàn bộ mặt biển.
Cho nên mình phải nuốt hận vào lòng mà nói ‘hảo hảo’với
nó, nhưng thực chất phải xem nó là kẻ thù. Hảo hảo với nó không có nghĩa sợ nó
mà làm sao để ngược lại Trung Quốc phải sợ mình. Trung Quốc sợ mình thì có hai
điều kiện. Một là mình làm cho nội lực dân tộc mình mạnh mẽ lên. Hai là mình phải
dựa vào được sự bảo trợ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Đặc biệt là Mỹ
và xung quanh đây là Nhật, Úc và khối Đông Nam Á.
.
Nam
Nguyên: Thưa Tiến sĩ, hồi tháng 5 vừa qua, theo tin ghi nhận
khi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh họp với tướng Thường Vạn Toàn của
Trung Quốc ở Lào Cai, ông Thanh đã đảm bảo sự tin cậy chính trị với Trung Quốc.
Bây giờ Tướng Vịnh nhấn mạnh, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai lực lượng vũ
trang sẽ tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác quốc phòng vào chiều sâu và chiều
rộng. Điều này có là nguy hiểm hay không? Khi mà TQ đang tiến hành âm mưu chiếm
trọn Biển Đông?
TS
Nguyễn Thanh Giang: Còn để cho những nhân vật như
là Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh thao túng nền quân sự,
nền chính trị của Việt Nam thì đấy rõ ràng là một hiểm họa hết sức to lớn cho
dân tộc. Tôi nghĩ chúng ta phải hết sức cảnh giác đối với những con người đó.
Nhưng tôi cho là hệ thống ý kiến của Nguyễn Chí Vịnh trong thời gian qua mà nhiều
lần tôi đả kích, tôi vẫn nghi ngờ đó là cánh tay thân thiết của tình báo Hoa
Nam, đặc biệt trong thời gian mà Nguyễn Chí Vịnh còn nắm Tổng Cục 2.
.
Nam
Nguyên: Thưa, nghiên cứu quốc tế cho biết Trung Quốc là mối
bận tâm hàng đầu của người Việt Nam, nhưng Tướng Nguyễn Chí Vịnh còn nhấn mạnh
rằng quan hệ hai nước hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Việt Nam
đã cho mở Viện Khổng Tử ở Đại học Quốc gia Hà Nội, điều này tạo thêm mối lo sợ
là sau kinh tế, chính trị, quân sự bây giờ lại thêm ảnh hưởng nhiều quá vào văn
hóa Trung Quốc?
TS
Nguyễn Thanh Giang: Lâu nay chúng ta ngộ nhận, cứ
ca ngợi nền văn hóa của hai nước tương đồng nhau. Thực ra đạo Nho cũng có giá
trị trong thời gian lịch sử nhất định. Trước đây nó cũng ảnh hưởng được vào trí
thức, vào nền văn hóa nước ta làm cho trí thức của nước ta cũng có được một nếp
sống đạo lý và đặc biệt tập hợp được lực lượng để chống cường quyền, chống ngoại
xâm. Lúc bấy giờ có một giai đoạn lịch sử nó ảnh hưởng tích cực đến nền văn hóa
và tâm lý dân tộc. Nhưng hiện nay, phải nói đạo Nho và cái văn hóa chính trị mà
nói chung Trung Quốc dựa vào cho đến bây giờ, là thứ văn hóa chính trị lạc hậu,
chỉ để giữ đời sống con người không thể vươn tới được nhân quyền và tự do dân
chủ.
.
Nam
Nguyên: Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã trả lời phỏng vấn.
No comments:
Post a Comment