Melbourne 13/06/2015
Để đánh dấu 40 năm Người Việt tỵ nạn định cự tại Úc,
CĐNVTD VIC đã có một chuổi những sinh hoạt trãi dài trong suốt năm 2015. Một
trong nhữmg sinh hoạt ấy là chương trình văn nghệ mang chủ đề "Hành Trình
Tự Do – Quá Khứ - Hiện Tại – Tương Lai".
Chương trình đã được tổ chức tại Melbourne Townhall với sự cộng tác của các mầm non, các ca, nhạc sĩ tài danh địa phương, nhóm múa Salesian Youth Group, nhóm múa Ca Đoàn Đức Mẹ Vô Nhiễm, ban văn nghệ Viễn Xứ, và Liên Ca Đoàn các Thánh Tử Đạo VN giáo phận Melbourne. Tầm vóc và tính chất độc đáo của chương trình này quả là một sự cố gắng vô cùng lớn lao của BTC mà người có trách nhiệm nặng nề nhất là cô Thiên Giang.
Sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm cô Phượng Vỹ (PCT Nội VỤ CĐNVTD VIC) đã ngõ lời chào mừng quan khách cùng đồng bào và gửi gắm tâm tư của một người thuộc thế hệ thứ hai - Đêm nay khi ông Chủ Tịch CĐNVTD VIC và một số đồng bào đang giữ ngọn nến nhân quyền ngoài Southbank (biểu tình chống văn công CS tại Crown Casino), thì chúng ta cũng ngồi đây đốt lên ngọn nến 40 năm hoài niệm, 40 năm nhung nhớ, và 40 năm qúa đủ. Thay mặt cho các thế hệ trẻ cô Phượng Vỹ xin ngõ lời tri ân đến với các thế hệ đi trước, là những người đã hy sinh, gạt nước mắt bỏ nước ra đi và với những sự cố gắng bền bỉ không ngừng nơi quê hương mới, đã gầy dựng nên những thành tựu mà hôm nay giới trẻ của cô được thừa hưởng. Hướng lòng về Việt Nam cô đã nêu lên câu danh ngôn của nhà bác học thiên tài Albert Einstein “Tự do không phải là sự vắng mặt của chiến tranh, mà là sự hiện hữu của công lý” (“Peace is not merely the absence of war but the presence of justice, of law, of order —in short, of government”), và xin các bậc cha anh tiếp tục hổ trợ và đồng hành cùng với giới trẻ để đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước Úc và cho công cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Sau cùng cô xin chân thành cám ơn tất cả quý quan khách, quý đồng bào đã ủng hộ BCH CĐNVTD VIC đến đây cùng nhau ôn lại 40 năm Người Việt định cư, xuyên qua cuộc hành trình nhìn về quá khứ, sống trong hiện tại và hướng đến tương lai để nói lên sự thành công và những đóng góp lớn lao của cộng đồng Người Việt.
Chương trình được mở đầu bằng một video clip lướt nhanh qua cuộc hành trình của Người Việt tỵ nạn với những hình ảnh chiến tranh khói lữa, những đau thương, tan tác trước những hoang tàn đỗ nát, rồi hốt hoảng, ngơ ngác tìm mọi cách để đào thoát khỏi Việt Nam khi cả một bầu trời tối đen đỗ ập xuống Miền Nam Việt Nam vào ngày 30/04/1975. Tiếp theo đó là cảnh vượt biên, vượt biển đi tìm tự do, tìm sự sống trong cái chết. Những người may mắn đến được bến bờ tự do, bắt đầu lại bằng hai bàn tay trắng, Người Việt tỵ nạn đã xây dựng lại cuộc sống cho chính mình, cho gia đình, làm nền tảng cho con em vươn đến một tương lai tươi sáng và đóng góp, đền đáp lại cho đất nước đã mở rộng vòng tay đón nhận và cưu mang chúng ta.
Chương trình đã được tổ chức tại Melbourne Townhall với sự cộng tác của các mầm non, các ca, nhạc sĩ tài danh địa phương, nhóm múa Salesian Youth Group, nhóm múa Ca Đoàn Đức Mẹ Vô Nhiễm, ban văn nghệ Viễn Xứ, và Liên Ca Đoàn các Thánh Tử Đạo VN giáo phận Melbourne. Tầm vóc và tính chất độc đáo của chương trình này quả là một sự cố gắng vô cùng lớn lao của BTC mà người có trách nhiệm nặng nề nhất là cô Thiên Giang.
Sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm cô Phượng Vỹ (PCT Nội VỤ CĐNVTD VIC) đã ngõ lời chào mừng quan khách cùng đồng bào và gửi gắm tâm tư của một người thuộc thế hệ thứ hai - Đêm nay khi ông Chủ Tịch CĐNVTD VIC và một số đồng bào đang giữ ngọn nến nhân quyền ngoài Southbank (biểu tình chống văn công CS tại Crown Casino), thì chúng ta cũng ngồi đây đốt lên ngọn nến 40 năm hoài niệm, 40 năm nhung nhớ, và 40 năm qúa đủ. Thay mặt cho các thế hệ trẻ cô Phượng Vỹ xin ngõ lời tri ân đến với các thế hệ đi trước, là những người đã hy sinh, gạt nước mắt bỏ nước ra đi và với những sự cố gắng bền bỉ không ngừng nơi quê hương mới, đã gầy dựng nên những thành tựu mà hôm nay giới trẻ của cô được thừa hưởng. Hướng lòng về Việt Nam cô đã nêu lên câu danh ngôn của nhà bác học thiên tài Albert Einstein “Tự do không phải là sự vắng mặt của chiến tranh, mà là sự hiện hữu của công lý” (“Peace is not merely the absence of war but the presence of justice, of law, of order —in short, of government”), và xin các bậc cha anh tiếp tục hổ trợ và đồng hành cùng với giới trẻ để đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước Úc và cho công cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Sau cùng cô xin chân thành cám ơn tất cả quý quan khách, quý đồng bào đã ủng hộ BCH CĐNVTD VIC đến đây cùng nhau ôn lại 40 năm Người Việt định cư, xuyên qua cuộc hành trình nhìn về quá khứ, sống trong hiện tại và hướng đến tương lai để nói lên sự thành công và những đóng góp lớn lao của cộng đồng Người Việt.
Chương trình được mở đầu bằng một video clip lướt nhanh qua cuộc hành trình của Người Việt tỵ nạn với những hình ảnh chiến tranh khói lữa, những đau thương, tan tác trước những hoang tàn đỗ nát, rồi hốt hoảng, ngơ ngác tìm mọi cách để đào thoát khỏi Việt Nam khi cả một bầu trời tối đen đỗ ập xuống Miền Nam Việt Nam vào ngày 30/04/1975. Tiếp theo đó là cảnh vượt biên, vượt biển đi tìm tự do, tìm sự sống trong cái chết. Những người may mắn đến được bến bờ tự do, bắt đầu lại bằng hai bàn tay trắng, Người Việt tỵ nạn đã xây dựng lại cuộc sống cho chính mình, cho gia đình, làm nền tảng cho con em vươn đến một tương lai tươi sáng và đóng góp, đền đáp lại cho đất nước đã mở rộng vòng tay đón nhận và cưu mang chúng ta.
VIDEO : 40yrs
Clips 1 720p
Khán giả được dẫn dắt qua từng thời kỳ như một cuộc
hành trình đi từ quá khứ đến tương lai với những hình ảnh sống động. Tương ứng
cho mỗi thời kỳ là những bài ca, những điệu múa,... phản ảnh cuộc sống, tâm tư
của con người lúc bấy giờ.
Lịch sử kiêu hùng của đất nước hơn bốn ngàn năm, đã chứng minh ý chí bất khuất của dân tộc Việt nam luôn khát khao độc lập, tự do; thà chết không làm nô lệ ngoại bang. Ý chí độc lập tự do được chứng minh bằng chiến thắng lẫy lừng Bạch Đằng Giang năm 938 đập tan cuồng vọng cuả nhà Nam Hán, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc, đánh dấu thời kỳ độc lập đầu tiên của đất nước … được hùng hồn diễn tả qua bài hát "Bạch Đằng Giang" (Nhạc Lưu Hữu Phước (1921-1989), lời Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên).
Việt Nam hai tiếng gọi thân thương. Việt Nam quê tôi với câu hò, với tiếng trẻ thơ chiều chiều ê a chữ i chữ tờ với bác nông phu chân lấm tay bùn bên con trâu chiếc cầy. Quê tôi là bà mẹ quê và đàn gà non, có anh lính chiến gác đồn bảo vệ quê hương … được ngọt ngào , tình tự trình bày với những ca khúc "Tình Ca Tiếng Nước Tôi" (Phạm Duy), "Tôi Yêu" (Trịnh Hưng) và vũ khúc "Khúc Hát Ân Tình" (Y Vân & Xuân Tiên).
Rồi đến thời kỳ chia đôi đất nước, gần 1 triệu người Miền Bắc đã rời bỏ quê cha đất tổ vào Nam chỉ vì hai chữ Tự Do. Tâm tư xao xuyến, nhớ nhung, bùi ngùi của người ra đi đã được trang trãi qua các bài ca "Nổi Lòng Người Đi" (Anh Bằng) và "Đường Về Việt Bắc" (Đoàn Chuẩn Từ Linh). Và vùng đất lành đầu tiên mà những người di cư đặt chân đến là "Ghé Bến Sài Gòn" (Văn Phụng), "Sài Gòn đẹp lắm" (Y Vân).
Lịch sử kiêu hùng của đất nước hơn bốn ngàn năm, đã chứng minh ý chí bất khuất của dân tộc Việt nam luôn khát khao độc lập, tự do; thà chết không làm nô lệ ngoại bang. Ý chí độc lập tự do được chứng minh bằng chiến thắng lẫy lừng Bạch Đằng Giang năm 938 đập tan cuồng vọng cuả nhà Nam Hán, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc, đánh dấu thời kỳ độc lập đầu tiên của đất nước … được hùng hồn diễn tả qua bài hát "Bạch Đằng Giang" (Nhạc Lưu Hữu Phước (1921-1989), lời Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên).
Việt Nam hai tiếng gọi thân thương. Việt Nam quê tôi với câu hò, với tiếng trẻ thơ chiều chiều ê a chữ i chữ tờ với bác nông phu chân lấm tay bùn bên con trâu chiếc cầy. Quê tôi là bà mẹ quê và đàn gà non, có anh lính chiến gác đồn bảo vệ quê hương … được ngọt ngào , tình tự trình bày với những ca khúc "Tình Ca Tiếng Nước Tôi" (Phạm Duy), "Tôi Yêu" (Trịnh Hưng) và vũ khúc "Khúc Hát Ân Tình" (Y Vân & Xuân Tiên).
Rồi đến thời kỳ chia đôi đất nước, gần 1 triệu người Miền Bắc đã rời bỏ quê cha đất tổ vào Nam chỉ vì hai chữ Tự Do. Tâm tư xao xuyến, nhớ nhung, bùi ngùi của người ra đi đã được trang trãi qua các bài ca "Nổi Lòng Người Đi" (Anh Bằng) và "Đường Về Việt Bắc" (Đoàn Chuẩn Từ Linh). Và vùng đất lành đầu tiên mà những người di cư đặt chân đến là "Ghé Bến Sài Gòn" (Văn Phụng), "Sài Gòn đẹp lắm" (Y Vân).
VIDEO : 40yrs Clips 2
720p
Những ngày tháng thanh bình cuả người dân Miền Nam
Việt nam sau ngày đất nước chia đôi tưởng sẽ là mãi mãi ... Nhưng niềm vui
thanh bình đó cũng không kéo dài được bao lâu khi giặc Cộng Sản Bắc Việt quyết
tâm cưởng chiếm miền Nam. Lớp lớp người trẻ đã tòng quân ra sa trường bảo vệ Miền
Nam … đã được diễn tả qua một Liên Khúc đầy những cảm xúc vui, buồn đời lính trộn
lẫn với những nhớ nhung, lo âu của cha mẹ, anh chị em, người yêu, vợ con đang
ngày đêm trông chờ ở hậu phương.
Chiến tranh càng khốc liệt hơn khi cộng sản Bắc Việt đã nhẫn tâm tấn công ngươì dân Miền Nam Việtnam trong ngày Tết Mậu Thân ... hàng ngàn người đã hy sinh ... ngày 31 tháng 3 1972, cộng sản bắc Việt lại tiếp tục tấn công với mục đích nhuộm đỏ Việtnam ... khiến người dân phải chịu cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng ... lời nguyện cầu ngày đêm cho một quê hương thanh bình vẫn thống thiết kêu vang ... được xót xa, đau thương diễn tả qua những ca khúc "Chuyện một đêm" (Anh Bằng), "Tưởng như còn người yêu" (Phạm Duy) và "Đêm Nguyện Cầu" (Lê Minh Bằng).
Ngày 30/04/1975, một ngày đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, đã làm cho người dân Miền Nam bàng hoàng, hoảng sợ, xô đẩy, chen lấn nhau tìm cách thoát thân, thoát khỏi chế độ CS. Cộng sãn vi phạm Hiệp Định Paris 1973, cưởng chiếm Miền Nam Việt Nam đã tạo nên một làn sóng vượt biên, vượt biển (lớn nhất lịch sử nhân loại) của hàng triệu người đi tìm tự do. Sự xót xa, tủi nhục, đớn đau của "hai lần ta bỏ quê bỏ nước" ("1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước") đã được diễn đạt qua các bài "Thuyền Viễn Xứ" (Phạm Duy), "Nghìn Trùng Xa Cách" (Phạm Duy), "Đêm Nhớ Về Sàigòn" (Trầm Tử Thiêng) và "Một Lần Miên Viễn Xót Xa" (Nguyễn Đức Thành).
Chiến tranh càng khốc liệt hơn khi cộng sản Bắc Việt đã nhẫn tâm tấn công ngươì dân Miền Nam Việtnam trong ngày Tết Mậu Thân ... hàng ngàn người đã hy sinh ... ngày 31 tháng 3 1972, cộng sản bắc Việt lại tiếp tục tấn công với mục đích nhuộm đỏ Việtnam ... khiến người dân phải chịu cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng ... lời nguyện cầu ngày đêm cho một quê hương thanh bình vẫn thống thiết kêu vang ... được xót xa, đau thương diễn tả qua những ca khúc "Chuyện một đêm" (Anh Bằng), "Tưởng như còn người yêu" (Phạm Duy) và "Đêm Nguyện Cầu" (Lê Minh Bằng).
Ngày 30/04/1975, một ngày đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, đã làm cho người dân Miền Nam bàng hoàng, hoảng sợ, xô đẩy, chen lấn nhau tìm cách thoát thân, thoát khỏi chế độ CS. Cộng sãn vi phạm Hiệp Định Paris 1973, cưởng chiếm Miền Nam Việt Nam đã tạo nên một làn sóng vượt biên, vượt biển (lớn nhất lịch sử nhân loại) của hàng triệu người đi tìm tự do. Sự xót xa, tủi nhục, đớn đau của "hai lần ta bỏ quê bỏ nước" ("1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước") đã được diễn đạt qua các bài "Thuyền Viễn Xứ" (Phạm Duy), "Nghìn Trùng Xa Cách" (Phạm Duy), "Đêm Nhớ Về Sàigòn" (Trầm Tử Thiêng) và "Một Lần Miên Viễn Xót Xa" (Nguyễn Đức Thành).
VIDEO : 40yrs Clips 3
720p
Khi may mắn đến được bến bờ tự do, định cư trên các
nước dân chủ, thế hệ đi trước tuy "nửa thầy nửa thợ" nhưng đã phải nhục
nhằn lăn xã vào cuộc sống quá xa lạ về ngôn ngữ, phong tục tập quán,... để mưu
cầu cho con em một tương lai tốt đẹp hơn các bậc cha ông.
VIDEO : 40yrs Clips 4 720p
Sau những ngày tháng nhọc nhằn trên quê hương mới,
người Việt tỵ nạn đã cố gắng vươn lên ... những thế hệ tiếp nối dù sinh ra và lớn
lên trên xứ người vẫn không quên cội nguồn, vẫn duy trì bảo tồn nguồn gốc của
mình và hoà nhập vào xã hội Úc ... vẫn mang một giấc mơ cho một ngày Việtnam …
... đã được các mầm non cất cao tiếng hát trong sáng qua các bài hát
"Hello Việt Nam" ("Bonjour Vietnam" - Marc Lavoine),
"I have a Dream" (ABBA), "Somewhere over the rainbow"
(Harold Arlen & E.Y. Harburg) hòa cùng sự vô tư và vui tươi của vũ khúc
"Đoản Xuân Ca" (Thanh Sơn).
Cộng đồng Người Việt hải ngoại từ ngày còn ngơ ngác đặt chân trên xứ người và cho đến nay đã có một cuộc sống ổn định nhưng lòng vẫn luôn hướng về quê hương dân tộc, vẫn luôn tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Cộng đồng Người Việt hải ngoại từ ngày còn ngơ ngác đặt chân trên xứ người và cho đến nay đã có một cuộc sống ổn định nhưng lòng vẫn luôn hướng về quê hương dân tộc, vẫn luôn tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
VIDEO : 40yrs Clips 5
720p
Mẹ Việt Nam ơi, đã 40 năm ròng rã đi qua. 40 năm những
đứa con của Mẹ đã phải lưu lạc khắp năm châu bốn bể. Nhưng Mẹ ơi, Chúng Con Vẫn
Còn Đây. Những đứa con bầu nhiệt huyết vẫn còn dâng đầy. Chúng Con nguyện Không
phản bội giòng sữa thơm nuôi đưỡng. Chúng con thề không phản bội Mẹ, không phản
bội quê hương. Chúng con nguyện cùng ra sức mang lại TỰ DO, DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN
cho Quê hương mình. Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương. Và để chấm dứt
chương trình "Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây" (Nguyễn Ánh 9) đã
được ca vang, nói lên tấm lòng, tâm tư của những người con xa xứ.
Điều đáng ca ngợi là có những người "vui xuân nhưng không quên nhiệm vụ", đã bỏ dỡ cuộc vui để đi biểu tình chống văn công CS đang trình diễn tại Crown Casino vào cùng ngày giờ. Tấm lòng của những con dân nước Việt thể hiện trong công cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai tươi sáng chính là những hành động, tiếng nói, lời ca hùng hồn để nhắc nhở rằng "Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây".
Thay mặt cho BTC, cô Thiên Giang cùng với ông Trần Vĩnh Triều (PT PCT Nội Vụ CĐNVTD VIC) đã ngõ lời cám ơn đến với tất cả các anh chị em nghệ sĩ đứng trên sân khấu cũng như những người làm việc sau hậu trường, các nhân viên kỹ thuật về âm thanh, ánh sánh, và nhất là tấm lòng hảo tâm của những nhà bảo trợ. Sự hiện hiện đông đảo của các quan khách cùng đồng bào (trên dưới 1000 người) là một niềm hãnh diện và khích lệ lớn lao cho BTC và BCH CĐNVTD VIC trên con đường phục vụ xã hội.
Sau cùng, ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD VIC) đã ngõ lời tri ân đến với các thế hệ đi trước vì nhờ sự hy sinh của các bậc cha anh đã tạo nên cái nền tảng cho các thế hệ tiếp nối có cơ hội để thăng tiến, thành công. Sau 40 năm với những thành công và đóng góp to lớn, theo ông Bon, chúng ta còn có bổn phận thiêng liêng đối với đất nước Việt Nam. Cho nên chúng ta cần phải đoàn kết để tạo nên một cộng đồng vững mạnh, có tiếng nói mạnh mẽ để đấu tranh cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền.
Trước khi ra về, theo lời yêu cầu của cô MC Thiên Giang tất cả các ca, nhạc sĩ đã cùng đồng bào hợp ca bài "Việt Nam, Việt Nam" trong niềm tự hào và hân hoan của mọi người.
Melbourne
13/06/2015
Điều đáng ca ngợi là có những người "vui xuân nhưng không quên nhiệm vụ", đã bỏ dỡ cuộc vui để đi biểu tình chống văn công CS đang trình diễn tại Crown Casino vào cùng ngày giờ. Tấm lòng của những con dân nước Việt thể hiện trong công cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai tươi sáng chính là những hành động, tiếng nói, lời ca hùng hồn để nhắc nhở rằng "Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây".
Thay mặt cho BTC, cô Thiên Giang cùng với ông Trần Vĩnh Triều (PT PCT Nội Vụ CĐNVTD VIC) đã ngõ lời cám ơn đến với tất cả các anh chị em nghệ sĩ đứng trên sân khấu cũng như những người làm việc sau hậu trường, các nhân viên kỹ thuật về âm thanh, ánh sánh, và nhất là tấm lòng hảo tâm của những nhà bảo trợ. Sự hiện hiện đông đảo của các quan khách cùng đồng bào (trên dưới 1000 người) là một niềm hãnh diện và khích lệ lớn lao cho BTC và BCH CĐNVTD VIC trên con đường phục vụ xã hội.
Sau cùng, ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD VIC) đã ngõ lời tri ân đến với các thế hệ đi trước vì nhờ sự hy sinh của các bậc cha anh đã tạo nên cái nền tảng cho các thế hệ tiếp nối có cơ hội để thăng tiến, thành công. Sau 40 năm với những thành công và đóng góp to lớn, theo ông Bon, chúng ta còn có bổn phận thiêng liêng đối với đất nước Việt Nam. Cho nên chúng ta cần phải đoàn kết để tạo nên một cộng đồng vững mạnh, có tiếng nói mạnh mẽ để đấu tranh cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền.
Trước khi ra về, theo lời yêu cầu của cô MC Thiên Giang tất cả các ca, nhạc sĩ đã cùng đồng bào hợp ca bài "Việt Nam, Việt Nam" trong niềm tự hào và hân hoan của mọi người.
Melbourne
13/06/2015
No comments:
Post a Comment