Tú Anh - RFI
Đăng ngày 28-05-2015
An FBI agent brings out a computer after an
operation inside the CONCACAF (Confederation of North, Central America and
Caribbean Association Football) offices in Miami Beach, Florida May 27,
2015.REUTERS/Javier Galeano
Liên đoàn bóng đá quốc tế trong cơn bão tố. 14 quan
chức lãnh đạo liên đoàn và các công ty quảng cáo bị truy tố về các tội rửa tiền,
làm tiền, hối lộ. Tư pháp Mỹ khẳng định có đủ chứng cớ buộc tội các định chế điều
hành bộ môn thể thao số một thế giới mà tai tiếng tham ô đã vang dội từ hai
mươi năm nay.
Theo yêu cầu của Tư pháp
Mỹ, sáng hôm qua 27/05/2015 , cảnh sát Thụy sĩ bắt một loạt 7 cán bộ lãnh đạo của
liên đoàn FIFA trong một khách sạn sang trọng tại Zurich, những quan chức thân
cận với chủ tịch Joseph Blatter. Những nhân vật này sẽ bị dẫn độ sang Mỹ để trả
lời trước pháp luật.
Cơ sở của liên đoàn bóng
đá Bắc Mỹ và Caribê cũng bị cảnh sát khám xét cùng lức với trụ sở FIFA tại Thụy
sĩ. Giám đốc cảnh sát liên bang Mỹ FBI James Comey và bộ trưởng bộ Tư pháp
Loretta Lynch đích thân chỉ đạo cuộc điều tra mà con mồi đầu tiên bị sa lưới là
Charles (Chuck) Blazer, ủy viên ban chấp hành FIFA từ 1996 đến 2013 vì tội quên
khai thuế khoản tiền 13 triệu đôla. Để được nhẹ tội, nhân vật cột trụ của FIFA
đã cung cấp cho cảnh sát điều tra những thông tin quý báu từ đó phăng lần đến tận
Zurich, trụ sở của FIFA.
Sử dụng thuật ngữ bóng
đá, Giám đốc cảnh sát liên bang FBI James Comey tuyên bố « FIFA bị thẻ
đỏ » gây một trận cười trong giới phóng viên.
Một cách nghiêm trọng, bộ
trưởng Tư pháp Loretta Lynch tố cáo 9 người vừa bị bắt trong đó có hai phó chủ
tịch FIFA đã « gây ra bệnh dịch tham ô, cấm rễ và lan rộng trong bóng
đá thế giới để phục vụ quyền lợi riêng tư và làm giàu cá nhân » trong
25 năm qua.
Một ngày sau mẻ lưới của
cảnh sát Thụy sĩ, 24 giờ trước khi FIFA bầu lại chủ tịch mà Joseph Blatter,
nhân vật lãnh đạo người Thụy sĩ bám chặt từ năm 1998 đến nay bị chỉ trích từ
nhiều phía, câu hỏi đặt ra là tại sao Hoa Kỳ, tấn công vào FIFA ?
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio
phân tích :
« Trước tiên, người ta tự hỏi vì những lý do sâu xa
nào mà Công lý Hoa Kỳ lao vào cuộc tuy bóng đá không phải là môn thể thao hàng
đầu của nước Mỹ. Những phương tiện pháp lý, nhân sự được huy động hùng hậu càng
khơi dậy câu hỏi này.
Theo giới quan sát tại Hoa Kỳ, sự kiện Mỹ không được
FIFA bầu chọn tổ chức Cúp Thế Giới 2022 mà lại trao cho Qatar là động lực khiến
Tư pháp phải vào cuộc. Thất vọng cộng thêm mối nghi ngờ có bê bối trong tiến
trình bầu chọn đã làm cho Hoa Kỳ phải nhanh chóng điều tra.
Hai Cúp Thế Giới tới đây, tại Nga năm 2018 và Qatar
năm 2022 được quyết định cùng một lúc. Vấn đề là hai quyết định này đang bị điều
tra tại Thụy sĩ và FIFA bị nghi ngờ có hành động mờ ám « rửa tiền và quản lý bất
chánh ».
Giờ đây, Hoa Kỳ quy buộc « 47 trọng tội » nhắm vào 9
nghi can vừa bị bắt tại Thụy sĩ từ « làm tiền, lừa đảo cho đến rửa tiền bất
chánh » trong suốt 25 năm. Trong thời gian này, những nghi can kể trên sử dụng
chức vụ để « đòi hỏi và nhận hơn 150 triệu đôla hối lộ và hoa hồng bất chính »
đổi lại quyền khai thác truyền hình các trận đấu quốc tế.
Chưởng lý Kelly Curry đã không đủ từ cứng rắn để mô
tả các nghi can : « họ là những kẻ mà lẽ ra phải phục vụ cho những mục tiêu lợi
ích chung, điều hành và quảng bá bóng đá thế giới . Nhưng những kẻ bị truy tố
này do bị lòng tham thúc đẩy nên sử dụng trách nhiệm của họ để kiếm tiền ».
Thật ra, Tư pháp Mỹ đã để ý FIFA từ nhiều năm
rồi. Nhưng nạn tham ô rất khó chứng minh và cần phải có chứng cớ cụ thể.
Chứng cớ đã đến do ông Chuck Blazer, cựu Tổng thư ký
Liên đoàn bóng đá Bắc Mỹ sơ hở cung cấp. Sai lầm của ông ta là « quên đóng thuế
». FBI gây sức ép : giảm án đổi lấy lời khai về tội lỗi vi phạm và các hành động
bê bối của FIFA. Tất cả chi tiết đều được thu băng.
Chuyện gì phải xẩy ra thì mọi người đã biết. ».
Còn một vấn đề nghiêm trọng
nữa là lý do tại sao Nga và Qatar được quyền tổ chức Cúp Thế Giới 2018 và 2022
? Chính những người đi gây áp lực hành lang cho Qatar đã khai ra những bê bối của
FIFA.
Thẩm phán hồi hưu Mỹ
Michael Garcia được FIFA trao trách nhiệm điều tra. Kết quả hai năm điều tra
không được công bố nhưng một số nhân vật lãnh đạo trong FIFA tuyên bố «
các nguyên tắc bầu chọn (Nga và Qatar) không bị vi phạm » theo kết luận
của bản báo cáo.
Thế nhưng, sau khi thẩm
phán Michael Garcia hết nhiệm kỳ , ông lập tức cải chính : bản báo cáo của ông
bị giới lãnh đạo FIFA diễn dịch sai trái và bóp méo.
Chắc chắn là kết quả điều
tra này sẽ được nhắc đến trong những ngày tới và nếu đúng là có tham ô thì liệu
chuyện gì sẽ xẩy ra cho Cúp bóng đá 2018 và 2022 ?.
Tổng thống Nga Vladimir
Putin vội vã lên tiếng chỉ trích Mỹ « can thiệp và nội bộ FIFA ».
Theo ông Putin, các vụ điều tra và bắt giam cán bộ Fifa là âm mưu của Mỹ không
cho Joseph Blatter, 79 tuổi, thêm nhiệm kỳ thứ năm.
Tuy nhiên, tổng thống Nga
tránh bình luận về tin cảnh sát Thụy Sĩ đang điều tra khả năng Nga hối lộ FIFA
để được tổ chức Cúp 2018.
------------------------
Trọng Thành - RFI
Đăng ngày 28-05-2015
Vụ sáu quan chức cao cấp của FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) bị bắt hôm qua do bị tình nghi tham nhũng, hai ngày trước cuộc bầu cử Chủ tịch khóa mới của tổ chức thể thao hùng mạnh, thu hút nhiều chú ý của báo chí Pháp. Libération chạy hàng tít lớn trên trang nhất : « FIFA Nostra » (tạm dịch là « FIFA Mafia »). Báo La Croix có bài xã luận trang nhất với tựa đề « Bóng đá : Phải chăng một thời đại đang chấm dứt ? ». Nhật báo thể thao l’Equipe thì chua chát : « các ống cống của FIFA xả ra tràn trề đến mức mà chỉ bịt mũi thì không đủ để ngăn được những thứ mùi ghê tởm xả ra từ cỗ máy điều hành nền bóng đá thế giới ».
Hồ sơ chính «
Pieds propres, mains sales » (có nghĩa là Chân sạch, tay bẩn) của
Libération nhận xét với nỗi ngạc nhiên : « FIFA đã mất uy tín từ lâu,
tuy nhiên tổ chức này vẫn được nhiều thế lực chính trị dung thứ. (…) Nhân cách
của Sepp Blatter, 79 tuổi – chủ tịch mãn nhiệm của FIFA – đáng nhẽ đã phải khiến
cho các nhà chính trị dân cử giận dữ : ông ta là lãnh đạo của một định chế ngập
chìm trong tham nhũng, trọng nam khinh nữ, kỳ thị người đồng tính, phủ nhận nạn
phân biệt chủng tộc trong thể thao và nạn nô lệ lao động tại Qatar ». Dù
vậy, Libération báo trước sẽ khó có gì cản được Chủ tịch mãn nhiệm Sepp Blatter
tái đắc cử. Bài « Chân sạch, tay bẩn » chỉ ra bốn «
tài » khiến lãnh đạo FIFA người Thụy Sĩ duy trì được uy quyền.
Thứ nhất, để điều khiển
được FIFA, « phương pháp của Sepp Blatter » là « trộn
lẫn một vẻ ngoài tốt bụng giả tạo với một thái độ thủ đoạn chính trị thực sự »,
cùng một lúc đưa các đối thủ của mình lên bậc thang thăng tiến, nhưng đồng thời
khi họ trở nên quá mạnh so với mình, ông ta loại trừ họ, tiêu diệt họ (theo lời
một cựu giới chức FIFA). Thứ hai để bóp nghẹt tiếng nói của Châu Âu, lãnh đạo
FIFA đã tranh thủ cảm tình của tất cả các nước nhỏ, khiến ai cũng hy vọng một
ngày nào đó được tổ chức Cúp bóng đá thế giới và tin tưởng mình là quan trọng.
Cho đến nay, chỉ có liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA – do cựu danh thủ Pháp
Michel Platini đứng đầu – là ủng hộ một đối thủ của ông Blatter, hoàng thân
Ali, người Jordani, nhưng ứng cử viên này lại không được liên đoàn Ả Rập và
Châu Á ủng hộ. Chính liên đoàn bóng đá Châu Âu từng ủng hộ ông Blatter năm
2011, khi tin vào lời hứa sẽ ứng cử lần cuối của lãnh đạo Thụy Sĩ.
« Nghệ thuật » thứ ba khiến Sepp Blatter có được nhiều quyền hành là ông ta điều
hành FIFA – với 5,7 tỷ đô la doanh thu - hệt như một doanh nghiệp lớn. Hầu hết
người tham gia FIFA đều cảm thấy chịu ơn ông già Noel Blatter : 72% lời lãi được
chia cho các bên, quốc gia tổ chức, các đội bóng... Bộ máy hành chính của FIFA
với gần 500 nhân viên được hưởng 20% ngân sách. Bản thân ông Chủ tịch một năm
cũng nhét túi khoảng vài triệu đô la…
Về nội tình của đế chế
FIFA, Le Figaro có bài « Du hành vào hệ thống Blatter, chuyên gia của
những màn lừa ». Theo Le Figaro, chính nhờ hứa hẹn tăng thêm 250.000 đô
la/năm tài trợ cho mỗi liên đoàn bóng đá quốc gia, mà « bố già » FIFA
đã được đông đảo ủng hộ, khi bác bỏ đề nghị giới hạn tuổi ứng cử chủ tịch liên
đoàn.
Liệu còn tin được FIFA với nhà ảo thuật Blatter ?
Bất chấp vụ bắt giữ gây
chấn động, mở đầu cho cuộc khủng hoảng được coi là nghiêm trọng nhất trong lịch
sử của tổ chức này, quyền lực của Blatter dường như không suy chuyển. Theo Le
Figaro, ông Blatter sau 17 năm đứng đầu FIFA và sau 40 năm làm việc tại FIFA
trên các cương vị khác nhau, đã có được một sự ủng hộ vững chãi tại «
vương quốc mặt trời không bao giờ lặn », với 209 tổ chức bóng đá quốc gia
thành viên (nhiều hơn cả số lượng thành viên Liên Hiệp Quốc). Sau vụ sáu giới
chức cao cấp bị bắt, vì bị cáo buộc tham nhũng, rửa tiền, Sepp Blatter hoàn
toàn phủ nhận việc FIFA đang đứng trước nguy cơ uy tín đạo đức sụp đổ. Le Figaro
đặt câu hỏi : « Liệu ông Sepp Blatter - bậc thầy của những màn ảo thuật
- có đủ tư cách để đại diện cho tính chính đáng mà FIFA đang rất cần, để tìm lại
được một cái gọi là uy tín ? .
Về vấn đề này, La Croix
đưa ra một cái nhìn khác : « có thể là một thời đại đã kết thúc. Cái thời
mà những định chế thể thao nắm trong tay tiền tỷ nâng đỡ cho các mạng lưới mua
bán lợi ích rất màu mỡ, nhờ ở căn cứ địa ngân hàng tại Thụy Sĩ… Một trùng hợp
đáng nói, đó là ngày hôm qua, tại Bruxelles, chỉ vài giờ trước khi phê chuẩn vụ
bắt giữ các giới chức FIFA, Thụy Sĩ đã ký một thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu,
về việc chấm dứt giữ bí mật ngân hàng đối với các tài khoản của kiều dân Châu
Âu tại các nhà băng Thụy Sĩ ». Tờ báo Công giáo tỏ ra thận trọng với cảnh
báo : « Nhiều yếu tố cho thấy : cuộc chiến chống nạn tiền bẩn đã ghi điểm
và nên vui mừng. Nhưng cũng cần phải hết sức thận trọng. Bởi tham nhũng là một
quái vật trăm tay nghìn mắt (une hydre) biến hóa khôn lường. Con quái vật ấy biết
cách kiếm lợi từ sự tinh vi vô cùng của các hoạt động tài chính, giúp cho nó có
được đủ loại phương tiện để ẩn náu khắp nơi trên hành tinh. Đôi khi nó nhận được
thiện cảm của công luận. Quá nhiều người hâm mộ bóng đá, tuy nghi ngờ môn thể
thao yêu mến của họ đưa đến các hoạt động xấu xa, nhưng vẫn sẵn sàng nhắm mắt bỏ
qua ».
----------------------------
Đức Tâm - RFI
Đăng ngày 28-05-2015
Vụ bê bối tham nhũng trên
quy mô lớn trong Liên đoàn Bóng đá Thế giới – FIFA được phơi bày ra ánh sáng,
ngày 27/05/2015, sau khi 7 lãnh đạo của tổ chức này bị bắt tại Zurich, Thụy Sĩ.
Đây là kết quả điều tra trong nhiều năm của cảnh sát Hoa Kỳ. Thực vậy, theo báo
chí Mỹ, mọi việc bắt đầu từ cuối năm 2011, khi Cục Điều tra Liên bang – FBI –
đã thuyết phục được Chuck Blazer làm nội gián, cung cấp thông tin.
*
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày 27-05-2015
Hai ngày trước cuộc bầu cử
tân chủ tịch, định chế quản lý bóng đá thế giới rơi vào cơn bão lớn. Hôm nay
27/05/2015, theo đề nghị của tư pháp Mỹ, sáu quan chức FIFA, bị tình nghi dính
líu đến tham nhũng đã bị bắt giữ tại Zurich và có khả năng sẽ bị dẫn độ sang Mỹ
để xét xử.
*
28/05/2015 15:56 GMT+7
14 người đã bị buộc tội, 7 người bị bắt giữ, trong
đó có tới 9 quan chức FIFA. Đó là kết quả vụ bê bối của FIFA vừa được FBI phát
giác...
*
27 tháng 5 2015
Cuộc điều tra của Mỹ nói giới chức trong Liên đoàn
bóng đá thế giới (Fifa) nhận hàng triệu đôla trong 20 năm để phân phát các giải
đấu và gian lận trong bầu cử.
*
T3, 05/26/2015 - 23:22
Theo tin từ CNN và Telegraph, sáng sớm thứ tư, ngày
27/5/2015, cảnh sát Thụy Sĩ phong tỏa khách sạn năm sao Baur au Lac tại thành
phố Zurich để truy bắt các viên chức của FIFA theo yêu cầu dẫn độ của Bộ Tư
Pháp Hoa kỳ.
No comments:
Post a Comment