11:29:am
26/03/15
Tôi
quan niệm, người ta vì một lý do nào đó phải rời xa quê hương chứ quê hương
không thể nào rời khỏi trái tim người ta được, quê hương là quê hương không gì
thay thế. Trong ý nghĩ đó, vào năm 2000 tôi đã sáng tác bài thơ “Ước gì” như là
một kỷ niệm của 20 năm sống đời lưu xứ, chưa một lần về thăm quê hương.
ƯỚC
GÌ
Ước
gì ôm được quê hương
Vào lòng cho thỏa nhớ thương cõi lòng
Ngỡ rằng cách núi ngăn sông
Ngỡ rằng xa mặt cách lòng quê ơi
Càng xa càng nhớ khôn nguôi
Diết da như nỗi nhớ người tình chung
Đôi khi hạnh phúc vô cùng
Trong dòng suy tưởng mông lung tìm về
Chỉ là lắt lẻo cầu tre
Hiu hiu ngọn gíó trưa hè con sông
Chỉ là những mái nhà tranh
Chiều về nhả khói quây quần bên nhau
Chỉ là nhip võng đêm thâu
Mẹ ru con giấc ngủ sâu êm đềm
Bao nhiêu nỗi nhớ không tên
Bấy lâu nay tưởng ngủ quên trong lòng
Thời gian cùng những hòai mong
Là niềm trắc ẩn mảnh lòng tha phương
Ước gì hôn đươc quê hương
Như là từng được hôn em thuở nào
Để tôi hôn ngọt hôn ngào
Sông dài biển rộng biết bao nhiêu tình
Ước gì quê ở bên mình
Để trang trải mối u tình với quê
Để cười để nói mải mê
Để lòng tôi thấy hả hê với đời
Để tôi rủ nắng trên trời
Xuống đây sưởi ấm tình người phương xa
Để nhìn chiếc áo bà ba
Bên dòng sông Cửu chan hòa nắng quê
Để nghe rộn bước chân về
Ba muơi sáu phố phường xưa xa nào
Để tôi chẳng hiểu vì sao
Câu thơ lục bát đi vào nón em
Chiều về nắng đổ nghiêng nghiêng
Vàng phai tà áo dài em trên đường
Ước gì làm được khói sương
Để tôi quyện với Trường Sơn, Thái Bình
Im nghe non nước thề nguyền
Núi mòn biển cạn vẫn tròn thủy chung
Ước gì làm được dòng sông
Chảy về hợp với Cửu Long, Hồng Hà
Căng bầu sữa mẹ phù sa
Nuôi hai bồ lúa quê nhà bội thu
Xóa tan đi lớp sương mù
Đói nghèo quanh quẩn cầm tù quê hương
Ước gì thấy được quê hương
Như là từng thấy tuyết sương xứ người
Sài Gòn, Hà Nội, Huế ơi!
Ở đây chỉ có một trời nhớ thương
Chân đi khắp lối cùng đường
Vẫn chưa đi nổi một phương quê nhà
Bôn ba khắp nẻo đường xa
Hôm nay cảm thấy nhớ nhà làm sao
Vào lòng cho thỏa nhớ thương cõi lòng
Ngỡ rằng cách núi ngăn sông
Ngỡ rằng xa mặt cách lòng quê ơi
Càng xa càng nhớ khôn nguôi
Diết da như nỗi nhớ người tình chung
Đôi khi hạnh phúc vô cùng
Trong dòng suy tưởng mông lung tìm về
Chỉ là lắt lẻo cầu tre
Hiu hiu ngọn gíó trưa hè con sông
Chỉ là những mái nhà tranh
Chiều về nhả khói quây quần bên nhau
Chỉ là nhip võng đêm thâu
Mẹ ru con giấc ngủ sâu êm đềm
Bao nhiêu nỗi nhớ không tên
Bấy lâu nay tưởng ngủ quên trong lòng
Thời gian cùng những hòai mong
Là niềm trắc ẩn mảnh lòng tha phương
Ước gì hôn đươc quê hương
Như là từng được hôn em thuở nào
Để tôi hôn ngọt hôn ngào
Sông dài biển rộng biết bao nhiêu tình
Ước gì quê ở bên mình
Để trang trải mối u tình với quê
Để cười để nói mải mê
Để lòng tôi thấy hả hê với đời
Để tôi rủ nắng trên trời
Xuống đây sưởi ấm tình người phương xa
Để nhìn chiếc áo bà ba
Bên dòng sông Cửu chan hòa nắng quê
Để nghe rộn bước chân về
Ba muơi sáu phố phường xưa xa nào
Để tôi chẳng hiểu vì sao
Câu thơ lục bát đi vào nón em
Chiều về nắng đổ nghiêng nghiêng
Vàng phai tà áo dài em trên đường
Ước gì làm được khói sương
Để tôi quyện với Trường Sơn, Thái Bình
Im nghe non nước thề nguyền
Núi mòn biển cạn vẫn tròn thủy chung
Ước gì làm được dòng sông
Chảy về hợp với Cửu Long, Hồng Hà
Căng bầu sữa mẹ phù sa
Nuôi hai bồ lúa quê nhà bội thu
Xóa tan đi lớp sương mù
Đói nghèo quanh quẩn cầm tù quê hương
Ước gì thấy được quê hương
Như là từng thấy tuyết sương xứ người
Sài Gòn, Hà Nội, Huế ơi!
Ở đây chỉ có một trời nhớ thương
Chân đi khắp lối cùng đường
Vẫn chưa đi nổi một phương quê nhà
Bôn ba khắp nẻo đường xa
Hôm nay cảm thấy nhớ nhà làm sao
Và
cũng kể từ lâu, lâu lắm rồi, từ khi cuộc sống tỵ nạn nơi xứ người đã ổn định,
năm nào tôi cũng đều lấy những ngày nghỉ dài để đi Canada hoặc Mỹ, riêng những
ngày nghỉ ngắn thì tôi dành để đi những nơi khác trong nội địa châu Âu cùng với
nhóm bạn bè thân hữu hoặc tham gia những sinh hoạt cộng đồng tại nước tôi đang
cư ngụ. Ngoài công ăn việc làm, những việc này dường như đã trở thành nếp sinh
hoạt bình thường hàng năm của tôi.
Năm
nay thì khác, tôi đã chọn một chuyến đi không bình thường, không bình thường từ
việc chọn thời điểm đi cho đến nơi mình đến. Vâng, tôi đã chọn nơi đến là nơi
mà đã lâu rồi tôi vẫn khao khát, vẫn mong chờ nhưng vẫn ngàn trùng xa cách, nơi
mà tôi vẫn thường trỉu mến gọi bằng hai chữ quê hương vào những ngày giáp tết.
Chọn
lựa này đã làm tôi suy nghĩ không ít! Tôi tự biết việc về VN với tôi là không
thể, do những hoạt động viết lách cũng như sinh hoạt của tôi trong những tổ chức
mà nhà cầm quyền độc tài CSVN không chấp nhận, thậm chí họ còn đánh giá đó là
những tổ chức “chống cộng tinh vi”. Thực tế nhất là trong nhóm tôi có 2 người
đã bị từ chối nhập cảnh khi về đến phi trường VN dù đã được cấp visa.
Những
động cơ đã khiến tôi đi đến quyết định không bình thường này là tôi vừa được
nghỉ hưu nên không bị ràng buộc bởi bất cứ một việc gì, thứ nữa, là những anh
em tôi, con cháu tôi ở Mỹ, ở Canada sau một thời gian dài, rất dài bận rộn với
công ăn việc làm, với chuyện thăng tiến nghề nghiệp, với việc học hành v.v… đã
ít chú ý đến những việc khác ngoài xây dựng cuộc sống. Nay mọi sự đã đâu vào
đó, cuộc sống đã vững vàng ổn định, thậm chí có những em, có những cháu đã
thành đạt tốt nên ý tưởng cùng nhau “Về dưới mái nhà…” đã nhen nhúm trong họ và
thế là tất cả đã có cùng quyết định chọn tết năm nay đại gia đình sẽ củng chung
hưởng một cái tết ở quê hương và lẽ dĩ nhiên tất cả đều đòi hỏi sự có mặt của
tôi vào dịp này. Cái vị trí anh trai cả trong gia đình của tôi là điều kiện ắt
có và đủ để họ đòi hỏi. Có thêm một lý do đủ mạnh để thôi thúc là tôi còn có một
người chị lớn ở VN đã bao năm rồi không được gặp và cô em gái kế cũng vậy, dĩ
nhiên là lòng em cũng như lòng chị và lòng của bao người thân đều mong tôi về
thăm lại quê hương, về thăm lại mồ mả ông bà cha mẹ, về thăm lại ngôi nhà thân
yêu nơi mà anh chị em tôi chung sống thuở thiếu thời, thăm lại làng xưa phố cũ
với bà con chòm xóm thân quen mà nhất là những hình ảnh thân thương cùa gia
đình anh em chúng tôi lúc còn nhỏ sống bên cha mẹ với biết bao kỷ niệm đã được
chị và em gái tôi nhắc đi nhắc lại như để củng cố cho mong muốn của họ về quyết
định trở về của tôi. Em tôi còn nhắc đến bài thơ “Tình Hoài Hương” mà tôi sáng
tác tặng em thuở nào:
TÌNH
HOÀI HƯƠNG
Tặng Bích Thủy em gái của anh
Xuân năm này em ăn tết ởđâu
Có về quê hương “hăm mốt nhịp cầu”
Thăm lại Tuy Hoà miền Trung xứnẫu
Thăm hòn Tháp Nhạn mưa nắng dãi dầu
Tặng Bích Thủy em gái của anh
Xuân năm này em ăn tết ởđâu
Có về quê hương “hăm mốt nhịp cầu”
Thăm lại Tuy Hoà miền Trung xứnẫu
Thăm hòn Tháp Nhạn mưa nắng dãi dầu
Từ
dạo theo chồng lạc về sông Cửu
Em có bao giờ nhớ đến sông Ba
Chứ ở nơi anh chốn ngàn dặm ruổi
Núi biển điệp trùng vẫn nhớ quê xa
Em có bao giờ nhớ đến sông Ba
Chứ ở nơi anh chốn ngàn dặm ruổi
Núi biển điệp trùng vẫn nhớ quê xa
Nhớ
núi Chóp Chài những ngày tháng chạp
Mây thấp giăng lưng kín mít đỉnh trời
Mưa gió tơi bời sớm chiều lạnh ngắt
Cơm muối mè bốc khói thở ra hơi
Mây thấp giăng lưng kín mít đỉnh trời
Mưa gió tơi bời sớm chiều lạnh ngắt
Cơm muối mè bốc khói thở ra hơi
Nhớ
chùa Khánh Sơn tết vềtấp nập
Nẫu ra nẫu vào lễPhật dâng hương
Nhớ hẹn cây Si chờhoài chẳng gặp
Đạp xe về trách nẫu thấy mà thương
Nẫu ra nẫu vào lễPhật dâng hương
Nhớ hẹn cây Si chờhoài chẳng gặp
Đạp xe về trách nẫu thấy mà thương
Nhớrừng
dừa xanh um tùm bóng lá
Nhớvịnh Xuân Đài, MỹÁ, Tuy An
Biển sóng miên man đất trời mở ngõ
Mộng hải hồ bỗng chốc cũng tiêu tan
Nhớvịnh Xuân Đài, MỹÁ, Tuy An
Biển sóng miên man đất trời mở ngõ
Mộng hải hồ bỗng chốc cũng tiêu tan
Anh
nhớ Củng Sơn như nhớ Đồng Xuân
Nhớđập Đồng Cam dẫn nước vô đồng
Nhớ mía Đồng Bò xiết hòai ngọt lịm
Nhớ Hiếu Xương mùa chín lúa ngập đồng
Nhớđập Đồng Cam dẫn nước vô đồng
Nhớ mía Đồng Bò xiết hòai ngọt lịm
Nhớ Hiếu Xương mùa chín lúa ngập đồng
Hơi
thởPhú Yên anh vẫn thởtrong tim
Giọng nẫu quê hương chất phát êm đềm
Đất cũ trời xưa lòng anh thương quá
Thương Cù Mông, thương Đèo Cả mông mênh
Giọng nẫu quê hương chất phát êm đềm
Đất cũ trời xưa lòng anh thương quá
Thương Cù Mông, thương Đèo Cả mông mênh
Hẹn
nẫu một ngày vềquê ăn tết
Bên bến thôn làng trong nước sông Ba
Dưới lũy tre xanh phủi đời thấm mệt
Rửa bước chân trần sạch bụi đường xa
Bên bến thôn làng trong nước sông Ba
Dưới lũy tre xanh phủi đời thấm mệt
Rửa bước chân trần sạch bụi đường xa
Đức
Quốc 1990
Chị
tôi thì sáng tác tặng tôi bài thơ “Chị em” cũng không ngoài thâm ý trên.
Chị
em
Viết cho em Lê Nam Sơn
Lê Thị Thanh Vân
Viết cho em Lê Nam Sơn
Lê Thị Thanh Vân
Nhận
thư em viết từ hải ngoại
Nỗi nhớthương đăm đắm quê nhà
Từng con chữ nhạt nhòa nước mắt
Thương em lưu lạc trời xa
Nỗi nhớthương đăm đắm quê nhà
Từng con chữ nhạt nhòa nước mắt
Thương em lưu lạc trời xa
Mình
cách nhau nửa vòng trái đất
Bình minh bên này bên ấy còn đêm
Em có đếm bao vì sao sáng
Như đêm xưa bên chị êm đềm
Bình minh bên này bên ấy còn đêm
Em có đếm bao vì sao sáng
Như đêm xưa bên chị êm đềm
Đàn
chim sẻxà bay ríu rít
Hai chịem nô nức đến trường
Chiếc ca lô trên đầu em đội lệch
Giống chú lính kèn chuyện lẻmột đêm
Hai chịem nô nức đến trường
Chiếc ca lô trên đầu em đội lệch
Giống chú lính kèn chuyện lẻmột đêm
Có
những hôm trời mưa tầm tã
Chị em mình chỉ một áo tơi
Mẹtất tưởi đường làng ra đón
Nhớ mẹ xưa lòng chị ngậm ngùi
Chị em mình chỉ một áo tơi
Mẹtất tưởi đường làng ra đón
Nhớ mẹ xưa lòng chị ngậm ngùi
Gửi
em chút nắng vàng ấm áp
Ngọn cỏ đùa theo gió liêu xiêu
Bên trời ấy tuyết buồn xa xứ
Chị đằm sâu chút kỷ niệm cuối chiều
Ngọn cỏ đùa theo gió liêu xiêu
Bên trời ấy tuyết buồn xa xứ
Chị đằm sâu chút kỷ niệm cuối chiều
Trước
tết 6 tháng tôi đã thông báo đến mọi thành viên trong gia đình quyết định của
mình là đồng ý sẽ về VN ăn tết cùng gia đình với điều kiện là nếu xin được visa
và tôi đã chọn một dịch vụ du lịch làm thủ tục xin visa cho tôi và đã được lãnh
sự quán VN tại Đức cấp cho visa thời hạn 5 năm. Thế là tôi mua vé trước 6
tháng, chọn ngày về là 28 tết và sẽ ở 6 tuần. Riêng vợ tôi, tôi để cô ấy về
thăm gia đình bên ngoại ở Hà Nội trước tôi gần hai tháng.
Thời
gian chờ đợi thật dai dẳng nhưng cuối cùng rồi cũng đến. Ngày 17 tháng 02 năm
2015 tức là ngày 28 tết đúng 07.00 giờ sáng chuyến bay số VN30 của VietNam
Airline phát xuất từ phi trường Frankfurt Đức quốc đã chạm bánh xuống phi trường
Tân Sơn Nhất VN sau hơn 12 giờ bay.
Tôi
thở phào nhẹ nhõm vì đã vượt qua được một chuyến bay dài và nhất là sắp được gặp
lại những người thân sau bao năm xa cách đang đón chờ tôi bên ngoài. Trước khi
đến nơi nhận hành lý, hành khách phải qua cửa làm thủ tục nhập cảnh, tại đây
tôi đã bị giữ lại và giao cho công an.
Người
công an trạc tuổi 45, 50 mang cấp bực thượng tá sau khi đã tự giới thiệu về
mình, nhìn vào hộ chiếu của tôi đọc tên họ và hỏi tôi là ngoài tên họ chính
trong giấy tờ là Lê Nam Sơn tôi còn có tên hay bút hiệu nào khác không? Tuy là
hỏi nhưng tôi biết chắc anh ta đã nắm được lý lịch của tôi. Không tránh né, tôi
cho biết bút hiệu của tôi là Sông Lô.
Anh
ta nhìn chăm vào tôi rồi hỏi thêm về những tên khác, tôi trả lời chỉ bút hiệu
Sông Lô. Anh ta hỏi thêm là ở hải ngoại tôi đã hợp tác với những tờ báo nào?
Tôi bảo, tôi là người viết tự do. Sau đó anh ta chỉ ghế cho tôi ngồi và bào tôi
chờ. Anh ta cầm giấy tờ đi vào sâu bên trong để tôi bên ngoài với những người
công an còn lại.
Sau
hơn 1 tiếng rưỡi, một công an khác xuất hiện trên tay cầm giấy tờ của tôi và
cho biết là theo lệnh trên, tôi không được phép nhập cảnh vào VN và buộc tôi phải
trở về lại Đức ở chuyến bay 23.20 giờ tối nay.
Đã
tiên liệu trước nên với tôi sự kiện này đã không là một bất ngờ. Sau khi làm những
thủ tục buộc họ phải làm, tôi được họ đưa vào phòng cách ly với bên ngoài. Tôi
chép lại biên bản xử lý vi phạm xuất nhập cảnh mà họ đã yêu cầu tôi ký và trao
cho tôi giữ một bản sau đây:
Biên bản xử lý vi phạm
xuất nhập cảnh
Hôm
nay hồi 07 giờ 43 phút, ngày 17. tháng 02 năm 2015, tại sân bay Tân Sơn Nhất.
1.
Chúng tôi gồm
Ông
Lê Hồng Thái, chức vụ: P. Trưởng Đồn Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất.
Ông Bùi Quốc Cường, Chức vụ: Cán bộ đội TM, Đồn CACK Tân Sơn Nhất.
Ông Bùi Quốc Cường, Chức vụ: Cán bộ đội TM, Đồn CACK Tân Sơn Nhất.
Tiến
hành lập biên bản vi phạm quy chế xuất nhập cảnh đối với:
- Ông: Lê Nam Sơn; Sinh ngày: 02/07/1949.
Hộ chiếu số: C215MR0GM; Quốc tịch: Đức.
- Ông: Lê Nam Sơn; Sinh ngày: 02/07/1949.
Hộ chiếu số: C215MR0GM; Quốc tịch: Đức.
Đến
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN30 lúc 07 giờ 0 phút.
Đã vi phạm tại khoản 9 điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014, cụ thể: Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đã vi phạm tại khoản 9 điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014, cụ thể: Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2.
Khi lập biên bản có sự làm chứng của đại diện hãng hàng không: HK Việt Nam
Ông/Bà: Nguyễn Đông Trang, chức vụ: nhân viên.
Ông/Bà: Nguyễn Đông Trang, chức vụ: nhân viên.
3.
Ông Lê Nam Sơn không được nhập cảnh Việt Nam. Yêu cầu ông: Lê Nam Sơn không được
ra khỏi khu vực quản lý của nhà chúc trách tại sân bay trong thời gian chờ chuyến
bay VN31 xuất cảnh đi Frankfurt lúc 23 giờ 20 phút, ngày 17/02/2015.
4.
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ bị tạm giữ gồm: không
Biên
bản được lập thành 03 bản, có nội dung và giá trị như nhau, được giao cho người
vi phạm 01 bản, người chứng kiến 01 bản.
Sau
khi đọc lại biên bản, người vi phạm và người chứng kiến đều đồng ý về nội dung
biên bản và nhận thấy người lập biên bản có thái độ đúng mực. Việc lập biên bản
bảo đảm tính khách quan, đúng quy định của pháp luật, không có ý kiến khác và
cùng ký xác nhận vào từng trang.
Người
vi phạm ký tên
Người
chứng kiến Ký tên
Người
lập biên bản ký tên
Họ
đã chiếu theo điều 21 khoản 9 dưới đây để đưa vảo trường hợp của tôi
LUẬT
Nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
CHƯƠNG
III
NHẬP
CẢNH
Điều
20. Điều kiện nhập cảnh
Người
nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
Người
nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn
thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần
trước ít nhất 30 ngày;2. Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại
Điều 21 của Luật này.
Điều
21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
1.
Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
2.
Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi
cùng.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Điều
22. Thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh
1. Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21 của Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21 của Luật này.
5. Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21 của Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21 của Luật này.
5. Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Sau
đó họ đưa tôi vào phòng cách ly với bên ngoài và đúng 22.30 tối cùng ngày họ
đưa tôi thằng đến cửa phi cơ đang chuẩn bị nhận khách để trở về lại Đức. Ngồi
trên phi cơ sắp rời khỏi VN trở về lại quê hương thứ hai, lại một lần nữa tôi
thở phào nhẹ nhõm như lúc sáng sau khi phi cơ đáp xuống phi trường, nhưng cảm
giác dễ chịu hơn vì tôi biết chắc là tôi sắp về lại nơi quê hương thứ hai yên ổn
của mình.
Việc
cấp visa cho tôi về thăm quê hương rồi lại ngăn không cho tôi nhập cảnh ngay tại
phi trường sau một chuyến bay dài với lý do là vi phạm quy chế xuất nhập cảnh
vu vơ không bằng chứng, theo tôi đó là hành động trả thù hèn hạ để gây thiệt hại
về tinh thần cũng như vật chất cho cá nhân mà họ muốn trả thù mới là mục đích
chính. Với lối trả thù hèn hạ này họ sẽ chẳng bao giờ làm chùn bước được những
người có tâm thức với quê hương đất nước, những người có lý tưởng đấu tranh cho
quê hương đất nước Việt Nam có tự do, có dân chủ và quyền làm người được tôn trọng.
Đọc
thêm về trường hợp của nhà văn Đỗ Trường: Lệnh
trục xuất và 10 giờ làm việc với an ninh
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment