Saturday, January 31, 2015

Henry Kissinger bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (FB Tuấn Khanh)





31-1-2015

Ngày 29 tháng 1, 2015, tại cuộc điều trần trước Tiểu Ban Ngoại Giao - Thượng Viện Mỹ,  trong nghị trình về những thách thức toàn cầu và chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tại Capitol Hill, viên cựu bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã bất ngờ đối diện với một nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink. Nhóm này đã xông thẳng vào nghị trường và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc.

Thượng nghị sĩ John McCain đã phản ứng dữ dội với những người biểu tình trong việc làm náo loạn buổi điều trần, gọi họ là “bọn cặn bã hạ lưu”, sau khi cảnh sát đưa những người biểu tình ra khỏi đó. Mặc dù sự kiện diễn ra hết sức kịch tính, nhưng vẻ mặt của Henry Kissinger vẫn điềm nhiên. Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.

Với những ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam, thì vẫn còn nhớ nhân vật Henry Kissinger, người phục vụ dưới thời Tổng thống Nixon, và cho tới nay vẫn bị nguyền rủa rủa bởi những người ủng hộ nhân quyền về cách dàn xếp của của ông trong hậu trường chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả hành động tàn bạo khác nhau, trên khắp hành tinh trong hơn nửa thế kỷ.

Những thành viên của nhóm hòa bình CODEPINK đã giương khẩu hiệu, gọi Henry Kissinger là tội phạm chiến tranh. Một người đã tiến tới gần Henry Kissinger và giơ chiếc còng số 8 vào mặt ông ta. Mặc dù bị áp giải ra khỏi nghị trường ngay sau đó, nhưng nhóm hoạt động CodePink nói rằng họ thực sự tự hào về hành động của mình tại Thượng viện ngày 29 tháng 1, 2015, vì đã thay mặt cho nhân dân Đông Dương, Trung Quốc, Đông Timor và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi, nói vào mặt của Henry Kissinger về tội ác của ông ta. Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink nói rằng "Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước vành móng ngựa tại Hague."

Băng video ghi lại giây phút ấn tượng này đã được truyền đi khắp nơi, những người biểu tình từ nhóm CodePink đã hô vang, "Phải bắt giữ Henry Kissinger vì tội ác chiến tranh!". Những tiếng hô này càng lớn hơn ngay khi Kissinger bước vào phòng họp của Thượng viện.

"Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ." Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.

Để biết thêm về những gì mà Henry Kissinger đã gây ra, CodePink nói tất cả mọi người cần tham khảo thêm về

Việt Nam: Từ năm 1969 đến năm 1973, Kissinger, làm việc cho Richard Nixon, gây ra một cuộc chiến tàn khốc giữa hai miền Nam Bắc. Sau đó, vì muốn đi đêm với Trung Cộng trong chính sách bảo vệ Đài Loan và bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, Henry Kissinger đã để mặc cho 3 nước Đông Dương này rơi vào thảm trạng. Nửa thế kỷ sau, tàn dư từ những bài toán của Henry Kissinger vẫn còn làm tan nát con người và các đất nước này. Đặc biệt sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành một vết nhơ khó quên trong lịch sử của Hoa Kỳ.

Chile: Henry Kissinger là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc đảo chính ở Chile vào ngày 11 Tháng 9 năm 1973, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của tổng thống Salvador Allende. Đất nước này đã phải chịu 16 năm đàn áp, tra tấn và tử vong dưới sự cai trị của một người bạn của Kissinger, trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet.

Đông Timor: Năm 1975, trong khi làm việc cho Tổng thống Gerald Ford, Kissinger vận động phê duyệt việc yểm trợ cho nhà độc tài Suharto của Indonesia xâm lược đẫm máu của những hòn đảo nhỏ của Đông Timor. Các cuộc xâm lược này đã được thực hiện với vũ khí trang bị của Mỹ. Bởi thời gian chiếm đóng Indonesia cuối cùng kết thúc vào năm 1999, 200.000 người Timor với kết quả 30 phần trăm dân số đã bị xóa sổ.

Nhà văn Jon Queally, người bảo vệ hành động của nhóm CodePink nói rằng “Những trang sử đẫm máu đó chính là di sản của Kissinger. Cái chết. Sự tàn phá. Đau khổ. Cùng cực. Chế độ độc tài. Henry Kissinger chính là một kẻ giết người, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, một kẻ côn đồ.”

(Lược dịch từ Reverbpress / Ảnh: Reuters - Gary Cameron)

VIDEO :
Code Pink Protesters Surprise Henry Kissinger, McCain Calls Them 'Low Life Scum'

Code Pink Protesters Surprise Henry Kissinger.

CodePink Attempts to "Arrest" Henry Kissinger for War Crimes in Vietnam, Laos, Chile and East Timor

National Security Strategy:
---------------------------------

T6, 01/30/2015 - 08:01

Washington, DC. (Reuters) – Thượng nghị sĩ John McCain không ngần ngại mắng người biểu tình xuất hiện tại buổi điều trần Thượng Viện, khi cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger được mời tới làm chứng.
Ông Kissinger cùng các cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright và George Shultz, đưa ra hiểu biết của họ về thách thức toàn cầu và chiến lược tại buổi điều trần của Ủy ban Quân Vụ Thượng Viện. Vừa lúc đó, hàng chục người biểu tình của tổ chức Code Pink sử dụng võ mồm tấn công ông Kissinger, đang ngồi phía trước và chỉ cách họ một sải tay. Người biểu tình hô to tên ông, đòi bắt ông, gọi ông là tội phạm chiến tranh, và chỉ trích vai trò của ông trong chiến tranh Việt Nam thời Tổng thống Richard Nixon.
Họ cũng chỉ trích ông trong những vướng mắc khác của Hoa Kỳ vào thập niên 1970, khi ông giữ chức vụ Ngoại trưởng. Cảnh sát Quốc Hội thường xuyên đuổi thành viên Code Pink ra ngoài cho những trường hợp tương tự, nhưng lần này cảnh sát có mặt chậm chạp nên người biểu tình nấn ná lâu hơn. Thượng nghị sĩ John McCain là Chủ tịch Ủy ban, cố giữ bình tĩnh trong khi chờ cảnh sát đưa người biểu tình ra ngoài.
Trong lúc bị đuổi, vài người còn ráng châm chọc ông Kissinger một câu. Không thể nhịn được, ông McCain mắng họ là đồ cặn bã và yêu cầu họ cút ra ngoài ngay lập tức. Sau đó ông nhã nhặn xin lỗi ông Kissinger. (Mai Đức)







No comments:

Post a Comment