Posted
on Nov 29, 2014
Nhiều
nhân tố chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội
đang biến Châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD) thành một khu
vực năng động. Ấn Độ cần có một chiến lược dài
hạn để tận dụng những cơ hội đang nổi lên tại
CA-TBD trong khi xem xét những thách thức về an ninh. CA-TBD
hiện được đánh dấu bởi những xu hướng chính sau
đây: Sự nổi lên của Trung Quốc; chiến lược tái cân
bằng của Mỹ; một cấu trúc khu vực, với ASEAN là trung
tâm; tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ
Dương và các vấn đề hàng hải; những mối đe dọa an
ninh không truyền thống ngày càng tăng.
Bài
phân tích chính sách này sẽ thảo luận về các xu hướng
chính trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và đưa ra một
cách tiếp cận dài hạn giúp Ấn Độ tối đa hóa an ninh
và cơ hội phát triển. Bài viết tập trung vào các mối
quan hệ Ấn Độ-ASEAN trong khi các quốc gia khác sẽ được
thảo luận vắn tắt.
Sự
trỗi dậy của Trung Quốc
Sự
nổi lên của Trung Quốc đã tạo nên sự thay đổi. Là
một nền kinh tế khổng lồ, với GDP 7.300 nghìn tỷ USD
(theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2011) và chi
tiêu quân sự hàng năm xấp xỉ 103 tỷ USD trong năm 2012,
Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về kinh tế, quân sự, và
có thể vượt Mỹ về kinh tế trong 10-20 năm, tùy thuộc
vào tỷ lệ tăng trưởng giữa hai nước trong những năm
tới.
Sự
nổi lên của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân lực
lượng khu vực và toàn cầu. Lòng tin về sự nổi lên và
phát triên hòa bình của Trung Quốc đã bị sút mẻ nghiêm
trọng do căng thẳng ngày càng tăng tại biển Hoa Nam (Biển
Đông) và biển Hoa Đông. Ban lãnh đạo mới của Trung
Quốc theo chủ nghĩa dân tộc và kiên quyết tập trung vào
những lợi ích “cốt lõi” của Trung Quốc.
Tiến
trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc
và ý đồ thể hiện sức mạnh đối với những nơi xa
hơn các nước láng giềng liền kề và tại khu vực Tây
Thái Bình Dương, đã gây lo ngại cho các nước láng giềng
của Trung Quốc. Bắc Kinh đã phát triển một lực lượng
hải quân hùng mạnh, với các tàu sân bay, tàu ngầm, tên
lửa chống tàu chiến. Trung Quốc đang theo đuổi chiến
lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) để
ngăn chặn Mỹ vào các khu vực hải đảo nằm trong ảnh
hưởng của Trung Quốc.
Làn
sóng dân tộc chủ nghĩa đang nổi lên tại Trung Quốc đã
gây lo ngại cho các nước láng giềng. Công thức về
nhũng lợi ích “cốt lõi” của Trung Quốc, với trọng
tâm là chủ quyền lãnh thổ, đã khiến các nước láng
giềng nghi ngờ về ý đồ của Bắc Kinh. Trung Quốc coi
Biển Đông như vùng biển của họ. Điều này sẽ ảnh
hưởng lớn không chỉ đối với các nước láng giềng
mà còn ảnh hưởng đến hàng hải quốc tế.
Phải
thừa nhận rằng sự nổi lên của Trung Quốc cũng có lợi
cho các nước láng giềng, đặc biệt về lĩnh vực kinh
tế. Đối với hầu hết các nước láng giềng, Trung Quốc
là đối tác thương mại số một. Kim ngạch thương mại
Trung Quốc-ASEAN đã lên tới 380 tỷ USD; các mối tiếp
xúc nhân dân giữa Trung Quốc và các nước láng giềng
cũng trở nên sâu sắc với sự kết nối, cởi mở và
minh bạch hơn.
Trung
Quốc đang có sự liên kết với các cấu trúc khu vực và
điều này đã tăng cường vai trò của Trung Quốc trong sự
ổn định khu vực. Chẳng hạn, Trung Quốc đã có Hiệp
định thương mại tự do (FTA) với ASEAN. Các nước ASEAN
là một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu đi qua Trung
Quốc để tới các thị trường trên thế giới, do đó,
sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và xã hội tăng lên.
Trung Quốc đang tham gia các cuộc thương lượng về Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp
định này sẽ mang lại mức độ liên kết kinh tế cao
hơn giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
Tương
lai là không chắc chắn. Thành tích kinh tế của Trung Quốc
đáng nghi ngờ và khó hiểu với nhiều vấn đề. Trung
Quốc sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng được bao lâu và
những gì sẽ bị tác động bởi sụt giảm kinh tế Trung
Quốc trong khu vực này có đáng nghiên cứu không? Trung
Quốc thể hiện một bức tranh phức tạp. Câu chuyện
ngăn chặn Trung Quốc là có vấn đề khi xét đến sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa Trung Quốc và
các nền kinh tế lớn nhất của khu vực.
Chiến
lược tái cân bằng của Mỹ
Mỹ
là một “bên tham gia” chính trong cấu trúc an ninh và
kinh tế của khu vực CA-TBD. Thách thức lớn nhất đối
với Mỹ là điều chỉnh sự nổi lên của Trung Quốc. Bị
kẹt trong các cuộc chiến tranh tốn kém tại Afghanistan,
Iraq và ảnh hưởng của tình trạng suy giảm kinh tế, Mỹ
buộc phải giảm ngân sách quốc phòng do thiếu nguồn.
Nhiều
nhà phân tích cho rằng Mỹ đang sa sút so với Trung Quốc
mặc dù vẫn là một thế lực về kinh tế và quân sự
đứng đầu trong tương lai gần. Mỹ cũng có khả năng
bật dậy trở lại nhờ khả năng to lớn trong lĩnh vực
sáng tạo. Thế nhưng theo một số phỏng đoán, Trung Quốc
sẽ soán ngôi “quán quân” của Mỹ về kinh tế trong
hại thập niên tới và điều đó sẽ là động lực tâm
lý quan trọng đối với thế giới.
Bị
bao vây bởi nhũng thay đổi cơ bản trong trật tự quốc
tế, Mỹ đã bật tín hiệu thay đổi các chính sách đối
với châu Á. Những hoài nghi đã nổi lên trong các đồng
minh của Mỹ về khả năng Washington sẽ nâng đỡ được
các đồng minh quân sự chủ chốt trong khu vực như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia và Thái Lan. Đối mặt
với một Trung Quốc đang nổi lên và một nước Mỹ đang
suy thoái, nhiều nước áp dụng các chiến lược nước
đối với Trung Quốc. Hầu hết các nước đang tìm kiếm
sự can dự lớn hơn với Trung Quốc trong khi vẫn tìm cách
bảo vệ mình trước sự quyết đoán của Trung Quốc.
Mỹ
đã tuyên bố chính sách tái cân bằng và xoay trục sang
châu Á. Song chính sách này vẫn mơ hồ và tạo nên sự
lộn xộn đáng kể. Đã bao giờ Mỹ rời châu Á? Nếu
chưa, tại sao lại nói đến chuyện quay lại? Điều gì
sẽ là bản chất tình hình quốc phòng của Mỹ? Liệu tỷ
lệ 60:40 lực lượng quân sự Mỹ triển khai tại châu Á
và những nơi khác trên thế giới có đủ để tăng cường
vị thế quốc phòng của Mỹ tại CA-TBD?
Trong
thời gian gần đây, chiến lược tái cân bằng của Mỹ
đã được các quan chức trong Chính quyền Obama nhiệm kỳ
thứ hai thảo luận tỉ mỉ hơn, trong đó có cả lĩnh vực
kinh tế và văn hóa. Mục đích của chiến lược tái cân
bằng đã được xác định nhằm tăng cường các đồng
minh hiện hành và tìm kiếm thêm các đối tác mới (Ấn
Độ, Indonesia), thiết lập các đối tác kinh tế và đạt
được mối quan hệ có tính chất xây dựng với Trung
Quốc.
Nhưng
Bắc Kinh coi chính sách tái cân bằng của Mỹ như một âm
mưu kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc đang phát triển các
chiến lược A2/AD để ngăn chặn Mỹ tiến quá gần tới
các bờ biển Trung Quốc. Hành động hiếu chiến của
Trung Quốc tại Biển Đông, biển Hoa Đông và các khu vực
khác là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm
ngăn chặn Mỹ và để gửi đi tín hiệu rằng đây là
khu vực nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Mỹ
quan ngại về Trung Quốc, song tránh đối đầu công khai.
Các tuyên bố của Mỹ về Trung Quốc chứng tỏ nguyện
vọng của Washington muốn can dự với Bắc Kinh sâu hơn.
Đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước đã
được thể chế hóa, song quan hệ song phương còn lâu mới
suôn sẻ. Các yếu tố cạnh tranh và đối đầu là rõ
ràng nhất trong quan hệ Mỹ- Trung. Các nước khác trên
thế giới không dám chắc về khuynh hướng tiến triển
của quan hệ Mỹ-Trung.
Các
quốc gia khác điều chỉnh như thế nào?
Chính
trên bối cảnh chuyển đổi này mà các nước khác cũng
đang điều chỉnh chính sách của mình .
Khu
vực ASEAN, mà theo truyền thống vốn là khu vực bị phân
chia bởi nhiều đường đứt gãy nội bộ, đã tìm cách
hành động cùng nhau đặc biệt là kể từ cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997. Các nước ASEAN đã tìm
cách giải quyết tranh chấp thông qua sự đồng thuận và
đối thoại. Họ đã tham gia với thế giới bên ngoài
trong khi nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN cho đến
nay khi khu vực của họ có liên quan. Với GDP kết hợp
đạt hơn 2 nghìn tỷ đô-la (năm 2011) và tổng kim ngạch
thương mại là $2,4 nghìn tỷ đô-la (năm 2011) , ASEAN đã
nổi lên như một lực lượng kinh tế đáng gờm. Tuy
nhiên, sự ổn định trong ASEAN phụ thuộc rất nhiều vào
các nhân tố nội bộ cũng như bên ngoài. Các yếu tố
Trung Quốc và Mỹ đã đưa ASEAN đến ngã ba đường. Đoàn
kết của ASEAN bị căng thẳng. Việt Nam và Philippines bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi sự trỗi dậy của Trung
Quốc. Biển Đông là một điểm nóng căng thẳng và có
thể sẽ vẫn như vậy. Sự thiếu tin cậy giữa Trung Quốc
và ASEAN ngày càng tăng vì vùng biển Đông .
ASEAN
đang cố gắng để tạo thành một liên minh kinh tế vào
năm 2015. ASEAN +6 có quan hệ đối tác kinh tế toàn diện
khu vực (RCEP ) ngay cả khi Hoa Kỳ đang thúc đẩy quan hệ
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không bao gồm Trung
Quốc. Một số quốc gia như Myanmar, Lào, Campuchia và
Indonesia có ý nghi ngờ về việc tham gia các cuộc đàm
phán TPP .
Nhật
Bản
Nhật
Bản đang được hồi sinh. Thủ tướng Abe quyết tâm khôi
phục lại tính ưu việt của Nhật Bản. Hướng dẫn
chính sách quốc phòng mới của Nhật Bản cho thấy Nhật
Bản có thể dành nhiều sự quan tâm đến tái thiết
chiến lược quân sự của mình và tăng cường tư thế
phòng thủ. Sự quyết đoán của Trung Quốc và chương
trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là mối quan tâm an
ninh nghiêm trọng đối với Nhật Bản. Trong các kịch bản
đã thay đổi, Nhật Bản đang tập trung vào Ấn Độ như
là một đối tác an ninh. Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn
Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản được các báo trên toàn
thế giới đề cập khi nó báo hiệu quan hệ đối tác
chiến lược và an ninh của Ấn Độ – Nhật Bản đã
sâu sắc hơn. Thủ tướng Abe được cho là đã đề xuất
“một chiến lược theo đó Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và
tiểu bang Hawaii tạo thành một chuỗi đảo để bảo vệ
các vùng biển chung kéo dài từ khu vực Ấn Độ Dương
tới Tây Thái Bình Dương… Tôi sẵn sàng đầu tư đến
mức độ lớn hơn có thể, các khả năng của Nhật Bản
vào chuỗi đảo an ninh này.” Thủ tướng Ấn Độ nói
về Ấn Độ và Nhật Bản như là “đối tác tự nhiên
và không thể thiếu vì một tương lai hòa bình, ổn định,
hợp tác và thịnh vượng cho khu vực châu Á Thái Bình
Dương và khu vực Ấn Độ Dương. “Rõ ràng, quan hệ Ấn
Độ – Nhật Bản rất quan trọng trong bối cảnh hòa
bình và ổn định ở châu Á Thái Bình Dương.
Úc
Sẽ
là hữu ích khi xem xét cách Úc đang điều chỉnh trước
sự trỗi dậy của Trung Quốc. Úc nhìn thấy cơ hội cho
mình trong cái gọi là “thế kỷ châu Á”. Úc hoan nghênh
sự nổi lên của Trung Quốc và chấp nhận tăng trưởng
quân sự của nước này là “tự nhiên”. Úc được có
mặt ở tất cả các điểm dừng để làm sâu sắc hơn
quan hệ với Trung Quốc ở mọi cấp độ. Đồng thời,
Úc cũng bảo hiểm rủi ro đối với Trung Quốc bằng cách
xây dựng khả năng phòng thủ của mình và hỗ trợ Mỹ
tái cân bằng và xoay trục đến khu vực châu Á Thái Bình
Dương. Úc đang tìm kiếm quan hệ đối tác với Ấn Độ,
Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, Úc lưu ý đến sức
nặng chiến lược đang gia tăng của Ấn Độ trong khu vực
và nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của Ấn Độ trong
bối cảnh “Ấn Độ- Thái Bình Dương”. Úc co Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương là “một vòng cung chiến
lược”. Ấn Độ cần phải làm sâu sắc thêm mối quan
hệ với Úc, đặc biệt là trong bối cảnh Úc xuất hiện
như một nhà cung cấp chính về than và urani có thể trong
tương lai. Úc cũng giúp Ấn Độ trong phát triển giáo dục
và kỹ năng.
Hàn
Quốc
Hàn
Quốc phải đối mặt với một môi trường an ninh không
ổn định, đặc biệt trong bối cảnh của chương trình
hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên và hành vi
không thể đoán trước của quốc gia này. Hàn Quốc đặt
trọng tâm vào bảo vệ các tuyến giao thông đường biển
trong khu vực Đông Á và tìm kiếm sự hợp tác với Ấn
Độ trong lĩnh vực này. Họ cũng lưu ý triển vọng bá
quyền của Trung Quốc trong khu vực. Trong khi duy trì quan
hệ chặt chẽ với Ấn Độ, sự cố Cheonan và pháo kích
đảo Yeon Pyieng trong năm 2010 đã cho thấy xu hướng quân
sự ngày càng gia tăng trong khu vực này. Hàn quốc phụ
thuộc rất nhiều vào các tuyến đường hàng hải và vận
chuyển quốc tế. Trong các cuộc thảo luận cấp tuyến 2
gần đây, Hàn Quốc đã nhấn mạnh mong muốn có một cơ
chế hợp tác và đối thoại giữa Hải quân Hàn Quốc và
Ấn Độ, thể chế hóa cơ chế song phương chính thức để
lập kế hoạch và điều phối các vấn đề trên biển
trên các tuyến hàng hải củatrong cuộc đối thoại hàng
năm. Hàn Quốc cũng muốn hợp tác trên biển với Ấn Độ
như tập trận hải quân chung.
Những
cơ hội của Ấn Độ
Chuyến
thăm của Thủ tướng Manmohan Singh tới Nhật Bản hồi
tháng 5/2013 đã được dư luận quan tâm rộng rãi. Quan hệ
chiến lược mạnh mẽ với Nhật Bản sẽ cố lợi cho Ấn
Độ. Ấn Độ đã có quan hệ đối tác chiến lược với
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Những nước này
muốn có quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với Ấn
Độ, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Cuộc đối
thoại ba bên Ấn-Nhật-Mỹ tập trung vào những vấn đề
của CA-TBD, trong đó có hợp tác an ninh. Những mối quan
hệ đối tác này sẽ thúc đẩy ổn định trong khu vực.
Trung Quốc phải nhận thấy rằng Ấn Độ có lợi ích
hợp pháp trong khu vực.
Chiến
lược dài hạn của Ấn Độ tại CA-TBD là gì? Với sự
chuyển đổi trọng tâm của khu vực CA-TBD, Ấn Độ phải
tìm kiếm một vai trò định hình tiến trình chính trị,
kinh tế, xã hội và an ninh trong khu vực. Không làm như
vậy có thể ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Ấn Độ.
Chiến lược của Ấn Độ phải tìm cách can dự và liên
kết kinh tế sâu hơn với khu vực CA- TBD. Đặc biệt, Ấn
Độ phải tham gia các cuộc đối thoại an ninh và các
tiến trình trong khu vực. Ấn Độ có uy tín cao trong ASEAN
và khu vực Đông Á. Ấn Độ và ASEAN đã nâng quan hệ
đối tác lên mức chiến lược, song cần làm sâu sắc
hơn mối quan hệ này.
Ấn
Độ có uy tín cao trong khối ASEAN và Đông Á. Ấn Độ và
ASEAN đã nâng quan hệ đối tác lên mức độ chiến lược.
Thách thức là phải làm sâu sắc hơn nữa quan hệ này.
Tuyên
bố “Tầm nhìn” ASEAN-Ấn Độ được đưa ra tại hội
nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối
thoại ASEAN-Ấn Độ ở New Delhi tháng 12/2012 đã xác định
một số dự án họp tác trong các lĩnh vực chính trị,
an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội, phát triển và kết nối
trong cấu trúc khu vực. Trước đó, Báo cáo nhân vật nổi
tiếng ASEAN-Ấn Độ (2013) đã xác định ngay cả một sự
mở rộng lớn hơn các dự án hợp tác. Do đó, không có
sự thiếu hụt các ý tưởng. Tuy nhiên phải xác định
nguồn, thiết lập khuôn khổ thể chế, các cơ chế giám
sát, phối hợp… để bảo đảm triển khai thực hiện
các dự án này đúng tiến độ.
Xu
hướng lớn tiếp theo của khu vực ASEAN sẽ là Liên minh
kinh tế ASEAN và RCEP. Điều này sẽ mở ra những cơ hội
cho Ấn Độ. Thành công của quan hệ hợp tác ASEAN-Ấn Độ
phụ thuộc vào việc hai bên sẽ tiến nhanh như thế nào
để liên kết kinh tế thông qua FTA về dịch vụ và trong
tương lai sẽ thông qua RCEP. Sự kết nối giữa ASEAN và
Ấn Độ đã được nói đến nhiều từ lâu nhưng tiến
bộ vẫn chậm chạp. Tương tự như vậy, hợp tác khu
vực, đặc biệt trong khuôn khổ sáng kiến Bengal về hợp
tác kinh tế và kỹ thuật đa phương (BIMSTEC), hợp tác
khu vực Ganga- Mekong, xây dựng đường cao tốc ba bên…
cũng được triển khai chậm chạp. Hai bên cần tập trung
thúc đẩy triển khai thực hiện những dự án này.
Một
trong những điểm yếu trong chính sách “Hướng Đông”
(LEP) của Ấn Độ là sự tham gia khá ít của khu vực
Đông Bắc Ấn Độ trong việc triển khai thực hiện chính
sách này. Đây là thiếu sót cần khắc phục ngay. Lợi
ích của chính sách “Hướng Đông”, đặc biệt trong
thương mại, kết nối, liên kết văn hóa-xã hội, hợp
tác trong lĩnh vực xây dựng năng lực, giáo dục… phải
được nhân dân khu vực Đông Bắc Ấn Độ, vốn đang
hoài nghi về LEP, nhận thấy. Do đó, điều quan trọng là
các chính quyền khu vực Đông Bắc và các thể chế văn
hóa-xã hội trong khu vực này phải tham gia việc hình
thành và thực hiện các chính sách Ấn Độ-ASEAN.
Trong
vô số các hoạt động được nêu trong Tuyên bố Tầm
nhìn, một số nên được đặt tại các bang Đông Bắc.
Ví dụ, một trung tâm văn hóa Ấn Độ – ASEAN có thể
được thiết lập tại Guwahati. Tương tự như vậy,
Imphal có thể thiết lập một học viện thể thao Ấn Độ
– ASEAN. Một nghiên cứu vê các nền văn hóa địa phương
có thể được thực hiện thông qua một trường đại
học miền Đông Bắc. Một chương trình đặc biệt có
thể được thiết kế để nâng cao năng lực nhắm mục
tiêu là các thanh niên ở Đông Bắc. Các trung tâm xúc
tiến thương mại khuyến khích thương mại giữa Đông
Bắc và Đông Nam Á có thể được thiết lập ở miền
Đông Bắc. Chính phủ cũng có thể xem xét việc thiết
lập các chi nhánh của các tổ chức này ở miền Đông
Bắc.
Tuyên
bố Tầm nhìn bàn về hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và
ASEAN. Một khuôn khổ thể chế cần phải được thiết
lập cho mục đích này. Ví dụ, báo cáo an ninh Ấn Độ –
Nhật Bản năm 2008 có thể được áp dụng cho đối thoại
an ninh và hợp tác Ấn Độ – ASEAN. Điều này sẽ giúp
thiết lập một cuộc đối thoại an ninh trên diện rộng
giữa Ấn Độ và các tổ chức ASEAN. Đối thoại chống
khủng bố Ấn Độ – ASEAN cần được tăng cường và
chia sẻ thông tin cần được tạo điều kiện. Hiệp định
tương trợ tư pháp và các hiệp ước dẫn độ phải
được thiết lập. Đối thoại an ninh hàng hải nên được
bắt đầu.
Các
đảo Andaman và Nicobar nên được đưa vào khuôn khổ quan
hệ Ấn Độ – ASEAN. Xem xét những mối quan tâm của các
bộ lạc ở đây, có thể phát triển một số hòn đảo,
đặc biệt là Nicobar, để phục vụ du lịch. Giới trẻ
Nicobari đều mong muốn tiến đến hiện đại. Học bổng
cho giới trẻ hai vùng đảo này có thể được cấp để
làm cho họ trở thành đối tác có lợi ích.
Xét
về các liên kết thương mại, cảng Dawei cung cấp nhiều
cơ hội. Trong khi Thủ tướng Thái Lan viếng thăm Ấn Độ,
Ấn Độ và Thái Lan đã đồng ý phát triển các dự án
hành lang Chennai – Dawei. Dawei là một thành phố ở đông
nam Myanmar và là thủ phủ của khu vực Tanintharyi. Chính
phủ Myanmar đã phê duyệt kế hoạch phát triển một cảng
lớn và khu công nghiệp tại Dawei với công ty TNHH phát
triển công cộng Ý – Thái (ITD ) là nhà thầu chính. Toàn
bộ dự án ước tính có giá trị ít nhất 58 tỷ USD.
Trong tháng 11 năm 2010, ITD đã ký một thỏa thuận khung 60
năm với Cảng vụ Myanmar xây dựng cảng và khu công
nghiệp trên 250 km vuông đất ở Dawei. Điều này có khả
năng biến Thái Lan thành một trung tâm trung chuyển lớn
trong hành lang kinh tế Đông-Tây. Nhật Bản cũng muốn đầu
tư vào dự án Dawei. Ấn Độ phải đầu tư vào dự án
Dawei cũng như các công trình trên hành lang Chennai –
Dawei.
Kết
nối người với người cần phải được cải thiện.
Nhưng điều này sẽ đòi hỏi giải phóng chế độ thị
thực nhập cảnh giữa các quốc gia Ấn Độ và ASEAN .
Ấn
Độ cần phải đặc biệt chú ý đến Myanmar, Thái Lan,
Việt Nam, Indonesia và Singapore ở cấp độ song phương.
Các quốc gia này có thể giúp Ấn Độ trong việc nâng vị
thế của Ấn Độ trong khu vực.
Ngoài
ra, Ấn Độ cần tập trung vào các vấn đề của Ấn Độ
Dương; cần đóng vai trò tích cực trong việc định hình
chương trình nghị sự của Hiệp hội hợp tác khu vực
vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC). Trong thời gian gần đây
Australia và Nhật Bản đã thảo luận về khái niệm Ấn
Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trích
từ Một
góc của tôi
---------------------------
KỲ
4: Đông
Nam Á không chấp nhận bị bắt nạt (TT)
No comments:
Post a Comment