Phùng
Hoài Ngọc
(Giang
Nam Lãng Tử )
06.11.2014
Trong
câu chuyện, nhà báo đặt ra câu hỏi gợi ý: “phải
chăng CM tháng 10 Nga không mấy gây ảnh hưởng đến CM
tháng Tám của nước ta (?)”
Ông
Dương Xuân Đồng hăng máu ca tụng Liên Xô, bằng cách
bác bỏ hết các công cuộc đánh Pháp trước CM tháng Tám
(ông liệt kê sùng sục một loạt thất bại trước CM
tháng Tám, nào là hai cụ Phan chống Pháp thua đấy, Xô
viết Nghệ Tĩnh có thành công đâu, Nguyễn Thái Học cũng
thua nhá. v.v…) . Ông không hiểu câu hỏi đơn giản nhưng
khó trả lời của nhà báo đưa ra, khiến ông lầm lẫn
giữa ảnh hưởng CM tháng Mười Nga và “sự giúp đỡ”
của Liên Xô sau này.
Nửa
đầu thế kỷ 20, có hai cuộc chiến tranh thế giới gây
ảnh hưởng đến toàn thế giới, chủ yếu là thiệt hại
kinh khủng. Tuy nhiên cũng có một số ít nước được
hưởng lợi.
Phát
xít Nhật nhảy vào Việt Nam đánh Pháp chiếm Đông dương,
trận cuối đảo chính bắt giam hết lính Pháp. Kế
đó Nhật thua và đầu hàng quân Đồng minh, gồm Liên Xô,
Mỹ, Anh, Pháp, Tưởng, Trung Quốc…
Trước
khi bị quân Đồng minh giải giáp (tước vũ khí), Nhật
tuyên bố trao trả độc lập cho chính phủ Nam triều. Vua
Bảo Đại cùng thủ tướng Trần Trọng Kim đứng ra thành
lập “Đế quốc Việt Nam” với lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Chọn ngày 19/8/1945 thủ tướng Trần Trọng Kim tổ chức
cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội để chào mừng
chính phủ mới. (suốt Tháng Tám này kể như đất nước
Việt Nam rơi vào tình trạng vô chính phủ). Mặt trận
Việt Minh tổ chức phục kích, cướp diễn đàn Nhà hát
lớn và tuyên bố giành chính quyền về Mặt trận VM. Sau
hơn chục ngày chuẩn bị, chính phủ lâm thời nước
VNDCCH ra mắt và Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn độc
lập vào ngày 2/9.
Lich
sử đơn giản thế thôi, và nếu cần ghi ơn thì ghi ơn
tất cả phe Đồng Minh đã đánh cho Nhật, Đức ,Ý thua,
như các nước Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Tưởng Giới Thách,
TQ…, cớ gì Việt Nam biết ơn một mình Liên Xô?
Còn
nếu nói công ơn Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ thì ông
Lê Duẩn cựu TBT đã tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh
cho cả Liên Xô, Trung Quốc…”. Nói cách khác, Liên Xô
và Trung Quốc phải biết ơn xương máu nhân dân ta
đổ ra chứ.
Nào
chúng ta cùng đọc lại bài thơ của Tố Hữu ca tụng
CM tháng Mười Nga.
Bài
ca tháng Mười *
Thơ Tố Hữu
Thuở Anh chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người
Ðêm ngàn năm man rợ
Nước
mắt máu mồ hôi Thuở Anh chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người
Ðêm ngàn năm man rợ
Ðong hàng bát hàng bát
Bán đổi lấy cơm ôi
Nhặt từng hạt từng hạt
Từ khi Anh đứng dậy
Trái đất bắt đầu cười
Và loài người từ đấy
Ca bài ca Tháng Mười
Những mắt buồn sắp nhắm
Bừng dậy thấy tương lai
Những bàn tay lại nắm
Cờ đỏ qua đêm dài
Những đầu lên máy chém
Nhìn đao phủ hiên ngang:
“Muôn năm Ðảng Cộng sản!
“Chào Xô-Viết Liên bang!”
Ơi người Anh dũng cảm
Lũy thép sáng ngời ngời
Ðây Việt Nam Tháng Tám
Em Liên Xô Tháng Mười!
Hoan hô Sta-lin
Ðời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát Hòa bình
Ðứng đầu sóng ngọn gió!
Hoan hô Hồ Chí Minh
Cây hải đăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!
(1950)
Lời
bàn:
Một nhà thơ tâm hồn mất gốc, không hiểu gì về lịch
sử dân tộc Việt và lịch sừ thế giới, Tố Hữu đã
làm thơ ca tụng trâng tráo nhất ở 4 câu sau:
“Thuở Anh chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người
Ðêm ngàn năm man rợ ”
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người
Ðêm ngàn năm man rợ ”
Nghĩa
là, trước năm 1917 Cách Mạng tháng 10 Nga, cả nhân loại
“chưa thành người”, Nghĩa là, người Việt Nam trải
qua 4 000 năm văn hiến vẫn là loài thú vật. Thời đại
Lý, Trần, Lê xây dựng và bảo vệ tổ quốc oanh liệt,
thời Nguyễn công phu tổ chức mở đất về phương Nam
cũng chưa phải là “người”.
Tức
là,Tố Hữu nói trước năm 1917, chúng ta đều là đám
thú vật hết cả.
Không
hiểu sao suốt mấy chục năm trời bài thơ đó tung hoành
khắp miền Bắc mà không ai góp ý sửa chữa bài thơ.
Nghĩ cũng lạ lùng!
Vào
dịp lãnh tụ Staline chết năm 1953, Tố Hữu còn viết bài
thơ ca tụng Staline lần nữa:
Ðời
đời nhớ ông
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Sta-lin bên cạnh nhi đồng
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười
Ông đứng với em nhỏ
Cổ em quàng khăn đỏ
Hướng tương lai
Hai ông cháu cùng nhìn
Sta-lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
Mồm con thơm sữa xinh xinh
Như con chim của hòa bình trắng trong
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ôi Ông mất! Ðất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười
Yêu
con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu
Ngày
xưa khô héo quạnh hiu Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu
Có Người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có Người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có Người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng yêu nước yêu chồng yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngày tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời
5-1953
(Lại
Nguyên Ân sưu tầm)
Lời
bình
Viết
sai sự thật, bất chấp lịch sử, bất chấp tình người
là thói quen của Tố Hữu khi làm thơ.
Tính
tới năm 1953, Stalin không giúp gì đáng kể cho cuộc
Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp của Việt
Nam. Vì sao Tố Hữu ca tụng bừa bãi như thế? Phải chăng
Tố Hữu chỉ muốn ca tụng Đảng cộng sản của hai
nước?
Bất
chấp sự thật là: đứa bé Việt Nam tập nói tiếng đầu
lòng là cha/ mẹ, Tố Hữu trâng tráo viết “Tiếng đầu
lòng con gọi Staline”.
Còn
bà mẹ của em bé thì thương xót Staline gấp 10 lần cha,
mẹ, chồng và bản thân cộng lại.
“Thương cha thương mẹ thương
chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười”.
Thương mình thương một thương Ông thương mười”.
Chỉ
cần bình luận hai bài thơ với hai câu đó, đủ
thấy giá trị thơ Tố Hữu thế nào.
PHN
Chú
thích: (* Tháng 10 là lịch nước Nga cũ, tương ứng ngày
7 tháng 11 công lịch).
No comments:
Post a Comment