Lê Chân Nhân
Thứ
Tư, 29/10/2014
Xem
Công ước về chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục con người là một điều ước quốc tế về quyền con người, Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn Công ước chống tra
tấn của Liên Hiệp Quốc hôm 23.10.
Con
người khác nhau. Có quyền như nhau. Chia sẻ cùng một biểu tượng. Hình: Bà San Suu
Kyi cầm trên tay biểu tượng thế giới về quyền con người.
Quyền
con người được thế giới văn minh đề cao. Những quốc gia tôn trọng tối đa quyền
con người được xem là văn minh. Và ngược lại, chỉ có sự mông muội, đen tối mới
xâm phạm đến quyền con người.
Việt
Nam trở thành quốc gia văn minh hay không thì một trong những tiêu chí phải đạt
tới là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Quyền con người là một khái niệm
rộng, chống tra tấn chỉ là một trong những quy định để bảo vệ quyền con người
mà thôi.
Ở
khắp nơi trên thế giới này, vẫn tồn tại những hành động “trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục con người”. Bất cứ ai được sinh ra cũng có được quyền
sống và được bảo vệ sự sống. Cho dù họ phạm tội hay nghi can phạm tội, thì phải
được điều tra, xét xử và tuyên phạt bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Không ai có quyền xâm phạm thân thể, tinh thần của họ. Tra tấn con người là dã
man, tàn bạo, không phải hành vi của con người văn minh.
Thời
gian qua xảy ra nhiều vụ án oan và án nghi oan bị kháng nghị, cho thấy có dấu
hiệu bức cung, nhục hình, đó chính là tra tấn. Nhiều trường hợp nghi can chịu
nhục hình không nổi phải nhận tội để khi ra tòa lại kêu oan. Nhiều trường hợp
nghi can chết mờ ám trong trại tạm giam, có vụ được thông báo là chết do tự tử,
có vụ do điều tra viên đánh đập. Tra tấn can phạm dẫn đến tử vong là điều không
thể chấp nhận.
Trước
khi bảo vệ công dân khỏi bị tra tấn và trừng phạt những người có hành vi tra
tấn đang diễn ra trong xã hội, thì điều cần làm ngay là chống tra tấn, làm nhục
và hành hạ con người trong các trại tạm giam. Bởi vì, người bị tạm giam là
người ít có khả năng tự vệ nhất.
Công
dân Việt Nam có quyền đòi hỏi về một sự phê chuẩn Công ước chống tra tấn từ
Quốc hội, vì đó chính là một trong những yêu cầu được bảo vệ quyền con người đã
được Hiến định. Và công dân Việt Nam cũng có niềm hy vọng về một sự thay đổi
thật sự, có chất lượng trong việc chống tra tấn trong nay mai.
Và
để có sự thay đổi tất nhiên không chỉ từ sự phê chuẩn, mà bằng những chính
sách, quy định, hành động cụ thể. Những vấn đề từng được đặt ra nhằm hạn chế bức
cung, nhục hình cần được thực thi ngay sau khi phê chuẩn. Vai trò của luật sư
ngay từ giai đoạn điều tra, chiếc camera trong phòng lấy cung, những căn phòng
tạm giam tách khỏi cơ quan điều tra không thể chỉ là chuyện chỉ có trong ý
tưởng.
Lúc
đó, “quyền im lặng” cũng không thể tiếp tục “im lặng”.
Lê Chân Nhân
---------------------------------------
No comments:
Post a Comment