Nguyễn
Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com
- 16/10/2014)
Không
một chính khách hay một tướng lãnh nào nói ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sai
lầm khi ông tuyên bố: “Kobani là một cộng đồng, và những gì đang xẩy ra cho
cộng đồng đó quả là một thảm họa. Ngay từ ngày đầu tiên chúng tôi đã nói là cần
phải có thời gian để khối Liên Minh có thì giờ và có đủ thuận lợi để thảo luận
việc tái xây dựng khả năng và tinh thần chiến đấu của quân đội Iraq, rồi bắt
đầu tập trung nỗ lực vào việc thực hiện mục tiêu quan trọng đó.”
Điểm đúng duy nhất trong câu nói sai bét của Kerry là Kobani là một cộng đồng; điểm này đúng, vì 44,821 thường dân sống tại đây gồm 89% người Kurd, 5% người Ả Rập, 5% khác là người Thổ Nhĩ Kỳ, và 1% người Armenian, tất cả đều là những người ngoại quốc sống trên lãnh thổ Syria. Họ là tín đồ Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, và đạo Armenian Apostolic, nhưng đạo ai nấy thờ, không kỳ thị, không chống báng.
Về tình hình giao tranh tại Kobani, Kerry nói số phận của “đặc khu” này không “vạch ra” được chiến lược của liên minh quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo để tấn công lực lượng IS. Ý ông muốn nói là Kobani có thể thất thủ, nhưng điều đó không làm khối Liên Minh thay đổi chiến thuật. Kerry tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo tại Cairo, hôm thứ Hai 10/13.
Hai chữ “đặc khu” dịch từ chữ enclave -có nghĩa là một vùng đất nằm giữa một quốc gia khác- mô tả rất chính xác vị trí cô lập và hoàn cảnh chiến đấu mồ côi của Kobani; cô lập vì mặc dù nằm trong lãnh thổ Syria, nhưng dân Kobani lại không phải là người Syria nên không thể mong đợi được quân đội Syria trợ chiến; và mồ côi vì không một quốc gia nào -kể cả mẫu quốc Kurd- tự thấy có trách nhiệm tiếp tế cho lực lượng đang chiến đấu tự bảo vệ, và bảo vệ Kobani.
Đặc điểm của lực lượng võ trang này là họ không phải là quân đội mà chỉ là lực lượng Nhân Dân Tự Vệ (NDTV -Kurdish People's Protection Units) được gọi tắt là YPG.
Phóng
viên Ryan Lucas của hãng tin Associated Press mô tả sức mạnh của YPG qua câu
chuyện của anh mục đồng 47 tuổi; anh này đưa cho Lucas coi hình một cô gái
trong cái cellulare phone của anh; cô gái 18 tuổi, tóc dài, miệng cười thật
tươi, đôi mắt sáng ngời.
Anh mục đồng bảo anh phóng viên cô gái đó là con anh; cô bỏ nhà, vượt biên giới để đến Kobani gia nhập vào lực lượng NDTV. “Nó để lại một cái thư ngắn cho tôi, nói là nó phải đi giúp người Kurd tự vệ,” anh mục đồng nói. “Nó dấn thân là đúng; tôi cũng muốn xuống Kobani cầm súng giúp người đồng hương tự vệ, nhưng trên triền núi này, tôi còn phải chăn bầy trừu 60 con, và nuôi một đàn con 9 đứa.”
Lucas mô tả là anh và anh mục đồng cùng đứng trên biên giới Thổ-Syria; thiết giáp và quân nhân Thổ chỉ cách họ vài chục thước; ngay trước mũi đoàn xe thiết giáp dàn thành hàng ngang, là một rào cản kẽm gai; rào không nhắm ngăn quân IS mà chỉ để chặn không cho người tị nạn vào đất Thổ, và không cho người Thổ gốc Kurd vượt biên xuống Kobani gia nhập lực lượng NDTV.
Lucas viết, “Xa xa, những cột khói bốc lên từ 2 góc Tây và Bắc thị trấn Kobani, cứ điểm tử thủ của 700 NDTV; họ ý thức được việc buông súng, ngưng chiến đấu là tự tử. Họ chỉ còn kiểm soát được khoảng một phần ba diện tích Kobani; và câu hỏi đặt ra là liệu họ còn chống cự được bao lâu nữa để gây xúc động cho mẫu quốc Kurd, như trận Alamo từng gây xúc động cho người Mỹ.”
Hôm thứ Sáu 10/10 đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc cảnh cáo là vài trăm người sẽ bị quân IS tàn sát, nếu Kobani thất thủ. Ông Amin Fajar một người tị nạn nói với phóng viên tờ The Daily Mail, “tôi nhìn thấy tận mắt hàng trăm tử thi bị cắt đầu.”
Cuộc
tấn công Kobani tạo tổn thất nặng nề cho lực lượng IS; không quân Liên Minh
oanh tạc ngăn chặn không cho IS đưa viện binh tăng cường lực lượng đã vào lọt
bên trong Kobani, trong lúc “lực lượng thường dân” vẫn âm thầm đổ đến tăng viện
cho NDTV. Tuy nhiên Kobani vẫn đứng trước nguy cơ thất thủ vì lực lượng IS võ
trang mạnh hơn.
Giao tranh dịu bớt trong 2 ngày 11 và 12 tháng Mười, nhờ hiệu năng những cuộc oanh kích quân IS còn ở bên ngoài Kobani. Cuộc công hãm Kobani đã kéo dài 4 tuần, IS đang kiểm soát trên nửa diện tích thị trấn, và 700 NDTV đang trong tình trạng cạn lương, hết đạn.
Cấp chỉ huy quân sự Hoa Kỳ báo động là không quân Mỹ đang mất kiến hiệu vì không thể yểm trợ cận chiến trong những cuộc giao tranh trên đường phố Kobani mà không gây tổn thương cho lực lượng phòng thủ.
Điểm
sai lầm của ngoại trưởng Kerry nằm ngay trong câu ông nói, “...cần phải có một
khoảng thời gian để khối Liên Minh có thì giờ và đủ thuận lợi để thảo luận về
việc tái xây dựng tinh thần và khả năng của quân đội Iraq, rồi bắt đầu tập
trung nỗ lực vào mục tiêu chính -mục tiêu đó là Iraq.” Dù người Mỹ đầy thiện
chí tái huấn luyện, tái tổ chức quân đội Iraq, họ cũng sẽ thất bại như lần
trước họ đã huấn luyện, đã tổ chức; thất bại vì chính họ cũng không biết phải
huấn luyện những gì, và phải tổ chức quân đội Iraq như thế nào để lính Iraq
không bỏ chạy ngay khi quân IS tiến vào thành phố.
Trong lúc Kerry và những tướng lãnh Mỹ chưa trả lời được cho câu hỏi “huấn luyện những gì? và tổ chức như thế nào?" thì giải pháp lại nằm ngay trong cuộc kháng cự dài đã một tháng của 700 đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ Kobani.
Nếu 700 người dân phòng này mà là lính của một tiểu đoàn chính quy thuộc quân đội Iraq thì họ đã bỏ chạy như những tiểu đoàn khác từng bỏ Mosul, Kirkud, Arbil, bỏ cả dân địa phương để chạy thoát thân rồi.
Họ chạy vì đồn binh họ trú đóng là mục tiêu tấn công của IS. Sai lầm căn bản của binh thuyết Hoa Kỳ là cái đồn binh cung cấp mục tiêu tấn công cho địch quân; sai lầm thứ nhì là binh sĩ đồn trú chỉ bảo vệ đồn, chứ không bảo vệ được thường dân bên ngoài.
Không hề được người Mỹ huấn luyện, nhưng NDTV Kobani vẫn có khả năng, và có tinh thần chiến đấu; khả năng đó đến từ chiến thuật “dân phòng” - người dân cư ngụ tản mát trong thị trấn- nên không bị địch bao vây, không bị địch pháo kích. Mỗi căn nhà là một phòng tuyến, mỗi kẹt cửa là một lỗ châu mai.
Tinh thần chiến đấu của họ rất cao; địch chiếm nửa thị trấn, nửa kia vẫn chống cự, vì họ biết bỏ chạy hay đầu hàng là tự sát, là bị IS cắt cổ.
Xin
trở lại với ngoại trưởng Kerry bằng khuyến cáo: đã từng chiến đấu trên chiến
trường Việt Nam trong suốt một năm dài, ông cần học lại bài học “1 triệu người
lính thiện chiến Nam Việt sa lầy trong trọng trách phòng thủ diện địa.”
Họ bị cầm chân trong hàng ngàn đồn binh, để bận bịu với việc phòng thủ đồn, bỏ mặc 30 triệu dân Nam Việt bị du kích quân Cộng Sản áp bức, khai thác.
Bài học này có nghĩa là chỉ cần phá bỏ hệ thống đồn binh, để người lính Iraq sống mỗi ngày 24 tiếng đồng hồ bên cạnh người dân Iraq là đủ để quân đội Iraq trở thành thiện chiến và có tinh thần chiến đấu. Bí quyết nằm trong 2 chữ “sinh tồn” - chiến đấu để sống còn. Không quân trường nào dạy người NDTV Kobani phải tận tụy chiến đấu, nhưng chiến trường chống IS dạy họ bài học “buông súng là mất đầu.”
Công tác tái huấn luyện, tái tổ chức quân đội Iraq không cần phải dài hơn 2 năm còn lại của tổng tư lệnh Obama, như chính ông ta dự trù; nhiệm vụ trợ chiến của quân đội Hoa Kỳ có thể chấm dứt cuối năm 2014, nếu kế hoạch phá bỏ đồn binh được khởi công hôm nay.
Nguyễn Đạt Thịnh
-----------------
Viết thêm:
Một vài sĩ quan Hoa Kỳ gốc Việt bảo tôi, "Bác có nhiều góc nhìn không giống quan điểm của người Mỹ. Cháu đề nghị bác tổ chức một hình thức 'bàn tròn quân sự', mời quý vị quân nhân Việt Nam có kinh nghiệm về chiến tranh - nhất là loại 'chiến tranh nổi dậy'- cùng thảo luận với bác về những đề tài bác thường viết, để kiện toàn một hệ thống kinh nghiệm chiến tranh, giúp quân đội Hoa Kỳ có thêm ý kiến về cách đối phó với những vấn đề mà họ chỉ biết trên lý thuyết, và học thuyết.
Một vài sĩ quan Hoa Kỳ gốc Việt bảo tôi, "Bác có nhiều góc nhìn không giống quan điểm của người Mỹ. Cháu đề nghị bác tổ chức một hình thức 'bàn tròn quân sự', mời quý vị quân nhân Việt Nam có kinh nghiệm về chiến tranh - nhất là loại 'chiến tranh nổi dậy'- cùng thảo luận với bác về những đề tài bác thường viết, để kiện toàn một hệ thống kinh nghiệm chiến tranh, giúp quân đội Hoa Kỳ có thêm ý kiến về cách đối phó với những vấn đề mà họ chỉ biết trên lý thuyết, và học thuyết.
Dĩ nhiên tôi không dám cao ngạo viết về kinh nghiệm chiến tranh, nhưng được thảo luận với quý vị đã từng gánh vác trách nhiệm trong cuộc chiến Việt Nam rất dài và rất cam go là điều tôi ao ước từ lâu.
Một thí dụ về những đề tài có thể thảo luận trong bài báo nhỏ này là (1) trọng trách phòng thủ diện địa; (2) khả năng và tinh thần chiến đấu của quân đội; và (3) vai trò quân huấn tại Việt Nam, Iraq, và Hoa Kỳ.
Tôi rất mong được đón nhận tư tưởng và quan điểm của quý vị thức giả về một hình thức "bàn tròn quân sự", để chúng ta cùng ôn cố tri tân, tìm những kinh nghiệm chiến trường bốn, năm chục năm trước, nhận định tình hình chiến tranh hiện nay.
Kính xin quý vị liên lạc với tôi qua địa chỉ email, nguyendatthinh@aol.com .
No comments:
Post a Comment