Friday, January 27, 2012

NGƯỜI TRÍ THỨC = UY VŨ BẤT NĂNG KHUẤT (Black Raccoon, Tiền Vệ)




“Sự dũng cảm và lòng kiên trì của bà khiến cho sự chậm trễ thực thi công lý không trở thành công lý bị tước đoạt; bà Aung San suu Kyi đã giữ cho ngọn lửa hy vọng về quyền tự do trong quốc gia của bà vẫn thắp sáng. Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ có cơ hội đích thân gặp được khôi nguyên giải Nobel hòa bình. Kính thưa ông Chủ tịch Thượng viện, đây thật là một giây phút đáng ghi nhớ.”

Bà Aung San Suu Kyi được xem như một nhà trí thức của Miến Điện nói riêng và của cả thế giới nói chung. Người ta có thể bắt gặp sự kính trọng bà, từ nhiều nhà trí thức và nhiều nhân vật nổi tiếng trong các lãnh vực ngoại giao, luật pháp, chính trị, xã hội, kể cả hầu hết những nguyên thủ quốc gia của các xứ tự do văn minh trên toàn thế giới.

[photo: báo The Guardian]

Nếu bà từng là khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình, điều này chỉ nói lên thành tích đấu tranh cho nhân quyền.
Nếu bà từng học hành đỗ đạt văn bằng Ph.D. tại University of London, điều đó chứng tỏ bà có kiến thức chuyên môn và uyên bác về chính trị, triết học và kinh tế. Có nhiều người ở Miến Điện cũng học hành và đỗ đạt cao như bà.
Nếu bà đương kim là người lãnh đạo một đảng phái chính trị đối lập, điều này nói lên tư cách đởm lược và tài ba của một chính khách.
Nhưng, trên hết, người ta xem bà là một nhà trí thức, do một phẩm chất rất quan trọng: uy vũ bất năng khuất!

Không có cường lực bạo ác nào có thể khuất phục nổi một một người nữ trí thức trông dáng vẻ bề ngoài mảnh mai yếu ớt. Chính là bà Aung San Suu Kyi.

Đúng như một nhận định của Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ McConnell, khi ông cảm thấy rất vinh dự được diện kiến bà. Ông nói: “Bà Aung San Suu Kyi đã giữ cho ngọn lửa hy vọng về quyền tự do trong quốc gia của bà vẫn thắp sáng.”

------------------

Bài liên quan:

26.01.2012
... Phải nói thẳng một cách sòng phẳng như thế này. Trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ độc tài nào lại tôn trọng trí thức. Độc tài và trí thức không khác gì lửa và nước. Tần Thủy Hoàng từng ra lệnh đốt Kinh Thi và Kinh Thư, chôn sống hơn 460 Nho sĩ. Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị từng căm ghét trí thức đến nỗi muốn loại bỏ từ “trí thức” khỏi từ vựng của tiếng Nga: “Trí thức là một từ ghê tởm,” ông ta nói. Nhà độc tài kế tiếp ông, lãnh tụ cộng sản Lenin còn tiến một bước xa hơn khi đã không ngần ngại sử dụng một trong những từ thiếu sạch sẽ nhất để gán cho trí thức: Lenin gọi trí thức là cứt ... (...)

23.01.2012
... Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành... Nhưng ông Chu Hảo là người lạc quan. Lạc quan vô tận. Tạp chí Xây dựng Đảng Xuân Nhâm Thìn này có bài “Tết đến rồi…!” của ông. Cứ từ từ, “tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước”, như ông tuyên bố... (...)

14.02.2000
... Chúng ta hay ưu tư về chính trị. Điều này rất cần thiết. Nhưng nếu đa số chúng ta không tự xây dựng bản thân thành những người trí thức đúng nghĩa -- một lực lượng vững mạnh của những người thực sự nỗ lực phê phán và cải tạo văn hoá -- thì sự thay đổi chính trị, nếu có xảy ra, cũng chỉ xảy ra ngoài vỏ, mà trong đó óc phong kiến chuyên chế vẫn còn nguyên vẹn, và tinh thần nô bộc vẫn còn nguyên vẹn. (...)

.
.
.

No comments:

Post a Comment