Saturday, August 27, 2011

NHÀ NHIẾP ẢNH LÂM ĐỨC HIỀN : HÀNH TRÌNH TRÊN SÔNG MEKONG (Tuấn Thảo, RFI)




Thứ sáu 26 Tháng Tám 2011

Nhà nhiếp ảnh Lâm Đức Hiền có thể còn hơi xa lạ đối với công chúng Pháp, nhưng lại khá quen thuộc với giới chuyên ngành báo chí. Những bức ảnh phóng sự của anh đã từng được đăng trên các tờ báo có uy tín hàng đầu thế giới, trong đó có Times Asia, Newsweek, GEO Magazine, Paris Match, Le Monde (phát lại bài tháng 10/2010).

Tính đến nay, nhà nhiếp ảnh Lâm Đức Hiền đã đoạt trên dưới 6 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế. Anh đã cho ra mắt 7 tập ảnh chụp, trong đó có quyển Sổ tay hành trình về sông Mêkông do nhà xuất bản Editions du Chêne phát hành.
Trên giấy tờ chính thức, anh Lâm Đức Hiền sinh năm 1966 tại Paksé, thuộc vùng Champassak ở Lào, nhưng theo lời anh kể thì anh sinh năm Qúy Mẹo (tức là năm 1963). Anh xuất thân từ một gia đình gốc Việt định cư sau hai thế hệ ở miền nam nước Lào. Năm 1975, anh cùng với bố mẹ vượt biên sang Thái Lan tỵ nạn, bị giam lỏng và ngược đãi trong vòng hai năm tại các trại Nongkhai, rồi Sikhiu.

Sang Pháp định cư vào năm 1977, anh lớn lên ở vùng tỉnh lẻ. Thời gian đầu hội nhập khó khăn, vì trong nhiều năm liền do hoàn ảnh lưu lạc, anh không được cắp sách đến trường. Theo lời anh kể, vào cái lứa tuổi mà các thiếu niên người Pháp vòi tiền cha mẹ đăn quà và mua đồ chơi, đến hè được đi nghỉ mát, thì quanh năm suốt tháng anh chỉ làm bạn với sách vở, học tiếng cấp tốc để theo kịp những gì thầy cô giảng dạy ở trong lớp, liên tục đọc sách để thuộc lòng từ vựng, trong đó có quyển tự điển Larousse dành cho người học tiếng Pháp vỡ lòng.
Với tất cả nhưng nỗ lực đó, anh tốt nghịêp trường Mỹ thuật thành phố Lyon nhưng chỉ thật sự chọn nghề nhiếp ảnh trong thời gian hoạt động thiện nguyện trong vòng 5 năm với tổ chức nhân đạo Equilibre.
Từ đó trở đi, thế giới trở thành ‘‘sân chơi’’ của nhà nhiếp ảnh, vì đối với anh chốn nào cũng có thể là nhà, nơi đâu cũng có đề tài để chụp. Nhưng anh Lâm Đức Hiền không chọn những nơi yên tĩnh thanh bìinh mà lại chọn những nơi ‘‘dầu sôi lửa bỏng’’.

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm của anh là thân phận của những người bị gạt ra bên lề xã hội, những thường dân không đòi hỏi gì khác ngoài một cuộc sống an lành nhưng do thời thế, họ lại bị lôi kéo vào cơn lốc của những cuộc xung đột.
Từ Sarajevo đến vùng Kurdistan, từ Palestine đến Guinée, tác giả Lâm Đức Hiền đặt một cái nhìn đầy cảm thông đối với những người không còn gi để mất (ngoài sinh mạng). Ống kính của anh lại càng trìu mến hơn đối với tuổi thơ bất hạnh trong loạt nhiếp ảnh phóng sự mà anh thực hiện với tổ chức phi chính phủ Les Enfants du Monde.
Những bức ảnh chụp của anh tinh tế và sắc cạnh đến nỗi nhà văn Christian Bobin phải thốt lên câu nói : tác giả Lâm Đức Hiền thường chụp những người phải sống trong hoàn cảnh ràng buộc gò bó, nhưng thay vì nhốt họ trong khung ảnh, anh lại thổi vào đó một luồng gió mới, đđể ấp ủ hạt giống hy vọng. Ảnh chụp của Lâm Đức Hiền đẹp vì anh biết lắng nghe từng nhịp đập của thế giới. Nhưng đó lại là nhịp đập của những trái tim yếu đuối nhất, luôn bị kẻ mạnh bắt nạt.

Trong suốt thời gian hành nghề, Lâm Đức Hiền đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó có giải thưởng của Trung tâm quốc gia nhiếp ảnh Pháp (Centre National de la Photographie -1994), Giải thưởng nhiếp ảnh châu Âu Leica do thành phố Vevey ở Thụy sĩ trao tặng (Grand Prix Européen - 1995). Hạng nhất trong thể loại chân dung của Giải thưởng World Press (2001). Nhiều ảnh phóng sự của anh đã được đăng trên các tờ báo Anh ngữ US News, Newsweek, Times Asia, trong tiếng Pháp thì có GEO Magazine, Paris Match, Le Monde, Libération, La Croix
Nhưng Lâm Đức Hiền không chỉ nổi tiếng là một nhà nhiếp ảnh dấn thân, dùng hình ảnh đđánh động dư luận, gióng tiếng chuông để thức tỉnh lương tâm. Anh còn là một tác giả của những bức ảnh chụp đầy tính sáng tạo nghệ thụât. Gần đây, anh đã cho ra mắt quyển sách gồm hơn 100 tấm ảnh chụp về sông Mêkông với tiểu tựa là Câu chuyện của những con người (Mêkông, histoires dhommes), một quyển sổ tay hành trình mà qua đó nhà niếp ảnh đã thu vào ống kính đời sống của cư dân tại 6 quốc gia ở hạ nguồn Mêkông và Trung Quốc Tây Tạng ở thượng nguồn.

Ngoài các cảnh sinh họat đời thường, sở trường của anh là những bức chân dung mà theo anh khá tiêu biểu cho muôn mặt của cuộc sống ven dòng sông Mêkông. Song song với tập ảnh chụp này, anh còn cho phát hành bộ phim tài liệu mang tựa đ"Sông Mêkông và nhà nhiếp ảnh" (Le Mékong et le photographe).

Anh Lâm Đức Hiền từng trả lời phỏng vấn đài RFI trong khuôn khổ chương trình tiếng Pháp En sol majeur, qua đó anh gợi lại nhiều kỷ niệm thời thơ ấu :
"Đối với tôi, loạt ảnh chụp về sông Mêkông trước hết là một chuyến đi tìm lại cội nguồn, trở về nơi mà tôi đã sinh ra, tức là Paksé, ở Lào. Bà nội của tôi hiện vẫn còn sống tại đó và mỗci lần tôi về thì tôi gặp lại bà cụ. Hình ảnh dòng sông Mêkông ăn sâu trong ký ức, như thể lúc nào cũng gọi tôi trở về. Vì thế cho nên dù có đi đâu, làm việc ở chốn nào, ở Paris hay ở một thành phố khác, đến một lúc nào đó tôi lại lại muốn về thăm quê nội và nhìn lại dòng sông Mêkông.
Đối với những cư dân sống ven bờ sông, họ không thể tưởng tượng nổi là ở phía hạ nguồn hay thượng nguồn, có nhiều dân tộc khác cũng sống trên dòng sông này. Tôi có nhiều may mắn là đã có cơ hội ngược xuôi dòng sông, rời khỏi nguyên quán đđi thăm các vùng trên thượng nguồn hay ở hạ nguồn. Tôi được dịp khám phá nhiều dân tộc với phong tục tập quán khác biệt với người Lào, từ Cam Bốt, Miến Điện đến Tây Tạng. Nhưng có một điểm chung mà tôi tìm thấy là tất cả các dân tộc này đều có một mối quan hệ thiết thân nếu không nói là ‘‘ruột thịt’’ với sông Mêkông, hầu hết các sinh hoạt của họ đều gắn liền với dòng sông.
Đối với tôi, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để tôi thực hiện loạt ảnh phóng sự về sông Mêkông. Tôi tìm được một sự đồng cảm nơi những người mà tôi đã gặp, trong câu chuỵên của họ đôi khi tôi bất chợt nhận ra chính mình".

Anh Lâm Đức Hiền rời nước Lào từ khi còn niên thiếu. Mãi đến 13 năm sau, anh mới được dịp trở lại quê nhà. Anh cho biết cảm tưởng của mình khi lần đầu tiên về thăm vùng Paksé bên dòng sông Mêkông ?
"Lần đầu tiên tôi về thăm quê nội (1988), tôi hoàn toàn bị sốc. Tôi rời nước Lào khi tôi còn nhỏ và mãi đến 13 năm sau tôi mới được dịp trở về quê nhà, và tôi có cảm tưởng thời gian đã dừng lại trong suốt thời gian tôi xa quê hương. Cả một xứ sở bất động như một bức ảnh chụp, có thay đổi hay chăng là tình hình có vẻ xấu đi, đường xá xuống cấp, nhà cửa hư hỏng, vùng nông thôn trước đó đã nghèo, lúc tôi về thì càng có vẻ nghèo hơn.
Tôi còn nhớlà lần đầu tiên tôi về tôi thật sự rất xúc động, vì trong suốt 13 năm tôi sống ở Pháp, thì tôi lúc nào cũng lo lắng là sẽ không nhìn lại người thân, được dịp sống gần gũi với bà nội. Khi gặp lại rồi thì tôi không còn muốn rời xa bà cụ, trong suốt hai tháng liền tôi cứ quanh quẩn bên bà và chụp vô số bức ảnh như thể tôi muốn ghi lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ qua ống kính mà còn trong ký ức.
Sau đó thì tôi có dịp về thăm quê nhà thường xuyên hơn, nhưng chuyến đi lần đầu thì tôi thật sự xúc động đến mức chóang ngợp. Có một điều rất lạ mà tôi đã trải nghiệm là ở Paksé, ngoài việc thăm gia đình người thân, thid chẳng còn gì khác để làm, đối với nhxng ai đã quen với nhịp sống hối hả ở phương Tây thì có thể nói là cuộc sông tại chỗ buồn chán đến chết.
Tôi nghĩ rằng mìinh phải tìm một cái gì đó để làm, và trong thời gian tôi ở Lào tôi đã thực hiện những bức chân dung của tôi ở nhà bà nội, mỗi ngày tôi chỉ chụp một tấm, tức là hoàn toàn khác hẳn với nhịp điệu của một nhà nhiếp ảnh phóng sự. Ở Paksé, tôi không còn bị lôi cuốn vào cái nhịp sống đó. Ngược lại, tôi tận hưởng những giây phút đó dù chẳng có gì để làm, mọi người ở xung quanh đều sống như vậy nên ngời ta có cảm giác là thời gian như thể chậm lại".

Trước khi thực hiện loạt ảnh về sông Mêkông, anh Lâm Đức Hiền nổi tiếng là một nhà nhiếp ảnh dấn thân, một phóng viên gắn liền công việc của mình với thời sự nóng bỏng. Theo anh, cái tinh thần dấn thân đó xuất phát từ một chuyến đi Rumani :
" Vâng tôi đến với nghề nhiếp ảnh một cách tình cờ. Tôi đi Rumani lần đầu tiên vào năm 1989, lúc đó tôi còn là sinh viên trường mỹ thuật chứ chưa phải là nhiếp ảnh viên. Tôi còn nhớ là tôi được xem một phóng sự truyền hình cuối tháng 12 về cuộc ‘‘cách mạng’’ đang diễn ra tại Bucarest. Không hiểu vì sao lúc đó tôi muốn có mặt trên hiện trường để tận mắt chứng kiến một sự kiện lịch sử đang diễn ra. Gia đình tôi lúc đó tim cách khuyên can, nhưng tôi vẵn đáp xe lửa đến tận Timisoara. Lúc đó tôi không hề có cảm giác sợ sệt, ngược lại đi đâu tôi cũng cảm nhận được một bầu không khí hân hoan phấn khởi, vì đất nước Rumani đang thay đổi chế độ, bức màn sắt của khối Đông Âu đang sụp đổ.
Sau chuyến đi này tôi tham gia vào một tổ chức phi chính phủ, mà mục tiêu lúc đó là viện trợ nhân đạo cho trẻ em nghèo ở Rumani. Tại Rumani tôi đã được dịp chứng kiến các viện cô nhi, các trẻ bụi đời. Những hình ảnh mà khó ai có thể cầm lòng, chịu đựng nổi. Nhưng đối với tôi, đó chính là chất xúc tác mãnh liệt, thôi thúc tôi làm một cái gì đó để phản ánh sự thật, phản ánh những gì tôi chứng kiến tận mắt. Nhưng tôi không muốn là một ‘‘kẻ nhìn trộm’’, chụp ảnh để phô bày nỗi khổ đau của con người.
Để chụp ảnh phóng sự, tôi nghĩ là mình phải tìm cách sống gần gũi với đối tượng mình chụp, sống trong môi trường của họ, nếu không hiểu thấu thì ít ra là để chia sẽ hoàn cảnh của họ. Từ đó trở đi, dù là đi làm phóng sự ở nơi nào tôi cũng muốn có đủ thời gian đê ngụp lặn trong môi trường của nơi mà tôi đặt chân đến".

Từ vùng Kurdistan ở Irak, rồi Kosovo, Algerie hay Afghanistan, anh Lâm Đức Hiền thu vào ống kính những bức ảnh chụp gắn liền với thời sự nóng bỏng. Mãi đến gần đây, anh mới chuyển sang một đề tài ‘‘riêng tư’’ hơn, vì đâu đó sông Mêkông gắn liền với tuổi thơ của anh. Không bị bó buộc bởi tính chất thời sự, đề tài cũng trở nên tự do hơn. Anh cho biết là một số bức nhiếp ảnh nẩy sinh từ một cảm xúc bất chợt.
"Có những tấm hình mà tôi không hề hình dung trước ở trong tâm trí, nói cách khác tôi không có chủ ý ban đầu chụp một tấm ảnh như vậy. Chẳng hạn như trong tấm hình mà tôi đang có trước mắt là một bức ảnh chụp dưới trời mưa gần bờ sông Mêkông.
Trời đang mưa tầm tã, tạo ra một bức màn nước trước mặt người nhìn, các giọt nước mưa nặng trĩu rơi trên một mái nhà lá lợp bằng rơm. Ngay trước ống kính là một đứa bé đang chìa tay ra như thể để hứng mưa, bắt chụp lấy từng hạt nước đọng trên mái nhà rồi nhỏ giọt xuống mặt đất.
Cái cảm xúc thúc giục tôi cầm lấy ống kính để chụp tấm hình này không phải là tiếng mưa rơi trên mái lá hay hình ảnh của mưa rào làm mờ đi khung cảnh ở xung quanh mà lại là mùi của đất khô đang bốc lên dưới cơn mưa lớn.
Sau nhiều ngày nắng nóng, đất sét khô cứng hẳn đi và khi trời đổ mưa, mùi đất khô bốc lên với những hạt nước đầu tiên. Mùi đất đưa tôi trở về với tuổi thơ, đánh thức một kỷ niệm lưu lại trong ký ức không phải qua hình ảnh mà là qua mùi hương. Có thể nói là bức ảnh này tiêu biểu cho những tấm ảnh gợi lại cho tôi những cảm xúc đẹp trong quá khứ.
Ngoài ra cũng có những lúc chuyến đi lên thượng nguồn sông Mêkông giúp cho tôi khám phá những cái cảm giác hoàn toàn mới. Ở những vùng hạ nguồn, tôi cứ có cảm giác là mình đang hồi tưởng lại dĩ vãng nhưng càng đi lên thượng nguồn. Chẳng hạn như suốt chặng đường đến Tây Tạng, đường đi càng lúc càng lên cao cho tôi cái cảm giác của sự hồi sinh. Trong chuyến đi thăm các vùng sông Mêkông, tôi không những chụp ảnh mà còn thực hiện một bộ phim tài liệu, và khi được dịp đến vùng Hy Mã Lạp Sơn thì không hiểu vì sao trong đầu tôi cứ quanh quẩn giai diệu của bài hát chủ đề bộ phim Dead Man Walking do Nusrat Fateh Ali Khan trình bày. Tôi nghĩ rằng bài này sẽ rất hợp với đoạn phim tài liệu quay ở Tây Tạng".

Chuyến đi thăm sông Mêkông không chỉ là một cuộc hành trình tìm lại cội nguồn, mà dường như đối với anh Lâm Đức Hiền còn đánh dấu sự hồi sinh của nguồn cảm hứng, một nhà nhiếp ảnh tài ba, một con người có tấm lòng, biết rõ từ đâu anh đến và từ vùng qúa khứ này hy vọng anh đi tìm nhiều nguồn cảm hứng khác trong tương lai.



--------------------


Ngọc Lan/Người Việt
Thursday, August 25, 2011 8:18:05 PM
Vào lúc 7 giờ tối hôm nay, Thứ Sáu, 26 Tháng Tám, một cuộc triển lãm lạ, đẹp, độc đáo, thể hiện góc nhìn mỹ thuật mới hiện đại.

.
.
.

No comments:

Post a Comment