Sunday, July 3, 2011

NHỮNG THÁCH THỨC LỚN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC (tài liệu tham khảo)


Đăng bởi basamnew on 02.07.2011

Tài liệu tham khảo đặc biệt
của
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ Năm, ngày 30/06/2011
TTXVN (Luân Đôn 23/6)


Theo tạp chí “Nhà Kinh tế” (Anh) ngày 23/6, Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc đang đứng trước một thách thức lớn nảy sinh trong quá trình nền kinh tế nước này tăng trưởng nhanh chóng qua 2 thập kỷ. Đó là mâu thuẫn giữa tầng lớp trung lưu và giai cấp nông dân nghèo sẽ khiến việc giữ ổn định chính trị trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là nội dung bài viết:

Khi Trung Quốc tổ chức 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản vào ngày 1/7 tới, giai cấp tư sản “phản động” là một trong những đối tượng ăn mừng nhiều nhất. Mặc dù đến cuối thập niên 1990 mới bắt đầu xuất hiện, song hiện nay giai cấp này đã trở thành chỗ dựa quan trọng nhất của ĐCS. Tới nay, ĐCS Trung Quốc vẫn giữ lời trong cuộc mặc cả ngầm: Yêu cầu giới trung lưu thành thị đánh đổi quyền lợi chính trị lấy cơ hội làm giàu. Nhưng một khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong thập kỷ tới, ĐCS Trung Quốc sẽ khó có thể giữ lời. Trên thực tế, việc có được sự ổn định và thịnh vượng hay không có thể sẽ phụ thuộc vào công cuộc cải cách chính trị mà ĐCS Trung Quốc vẫn tìm mọi cách tránh né.
Trong 15 năm qua, giai cấp tư sản đã ủng hộ ĐCS bởi những gì đảng làm cho họ. ĐCS nắm quyền đã tạo ra một giai đoạn tăng trưởng kinh ngạc, khẳng định vai trò của Trung Quốc là một quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn cầu, và giữ cho dân tộc này không rơi trở lại thảm cảnh diễn ra trong hầu hết thế kỷ 20. Tuy nhiên, mối tình giữa một đảng tự gọi mình là đội quân tiên phong của giai cấp vô sản với những người ủng hộ, trên thực tế là giai cấp trung lưu, đang bị đe doạ. Nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là kinh tế tăng trưởng chậm lại. Có thể cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 cũng là thời điểm đi xuống của nền kinh tế nước này. Một cuộc khủng hoảng không phải là không thể xảy ra: Có thể Trung Quốc sẽ thất bại trong việc xì hơi bong bóng trên thị trường bất động sản, hay khống chế lạm phát mà Thủ tướng nước này ví là “con hổ xổng chuồng”. Nguy cơ trung hạn còn lớn hơn: Quá trình kinh tế tăng trưởng chậm lại không thể đảo ngược khi Trung Quốc đặt chân vào thế giới của các nước có thu nhập trung bình; và gánh nặng dân số già kết hợp với sa sút kinh tế càng khiến cuộc sống của giai cấp trung lưu thêm khó chịu. Để cứu vãn, ĐCS Trung Quốc sẽ phải tiến hành cải cách đầy đau đớn. Đảng đang nỗ lực đưa đất nước thoát khỏi quỹ đạo phát triển không bền vững hiện nay, hướng tới một nền kinh tế tăng cường vai trò của tiêu dùng nội địa. Đất nước này còn một chặng đường dài phía trước để có thể xây dựng được một hệ thống y tế, hưu trí và an sinh xã hội đủ để làm an lòng người dân. Đây là những điều kiện cần thiết để thuyết phục giới trung lưu dành dụm ít hơn.
Ngoài ra, việc cấp vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc giống như đổ nước vào những chiếc thùng không đáy, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn lãng phí vốn. Đánh vào các doanh nghiệp nhà nước đồng nghĩa với việc đánh vào một nhóm người có nhiều quan hệ, trong đó nhiều người thuộc giai cấp trung lưu. Lý tưởng của đảng không có ý nghĩa với đa số nhóm người này. ĐCS vẫn giữ bí mật quá trình tuyển mộ đảng viên mới gia nhập lực lượng 80 triệu đảng viên. Nhưng một báo cáo chính thức năm 2008 nói rằng trong số các đảng viên mới, nhiều nhất vẫn là giới sinh viên đại học trên 18tuổi. Mặc dù giới trẻ cho thấy sức mạnh của ĐCS Trung Quốc, nhưng họ có tham vọng khác xa với các đảng viên đi trước.
ĐCS Trung Quốc cũng sẽ phải làm việc vất vả hơn để duy trì quá trình đô thị hoá – động lực của tăng trưởng kinh tế. Phần việc đã làm là phần việc dễ: Lôi kéo những người thất nghiệp trẻ tuổi ở nông thôn lên thành phố kiếm việc làm. Nhưng nguồn lao động bắt đầu eo hẹp, sẽ dễ thở hơn nếu như nông dân được phép bán hoặc thế chấp đất nông nghiệp và dùng tiền vốn đó gây dựng sự nghiệp ở thành thị. Nhưng ĐCS vẫn không dám để tư nhân hoá đất canh tác, một phần vì lo sợ giai cấp nông dân bần cùng hoá, một phần vì lý do ý thức hệ.
Tệ hơn, hệ thống đang ký “hộ khẩu”, định nghĩa một người cư trú lâu đời ở thành thị vẫn là nông dân, đang ngăn chặn họ có nhà ở, được học hành và các lọi ích khác. Không ngạc nhiên khi những người nhập cư ngày càng cảm thấy khó chịu. Trong số hàng chục nghìn cuộc biểu tình mỗi năm, hầu hết là xảy ra ở nông thôn, nhất là những nông dân bất bình vì bị thu hồi đất mà không được đền bù thoả đáng. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ở thành phố, chẳng hạn cuộc biểu tình của công nhân gần đây tại một nhà máy ở Quảng Đông, ngày càng phổ biến. Nếu ĐCS Trung Quốc muốn giữ ổn định tại các thành phố và nếu muốn tiếp tục thu hút lực lượng lao động từ nông thôn, họ cần tìm cách trao cho người nhập cư đầy đủ các quyền lợi của người thành thị.
Đây là điểm khiến ĐCS Trung Quốc xung đột trực tiếp nhất với giai cấp trung lưu. Để dân nhập cư có đủ nhà ở và quyền lợi giống như dân thành thị và để xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội thì sẽ rất tốn kém. Nếu chọn giải pháp là tăng thuế, khi đó giới trung lưu có thể sẽ bắt đầu đòi hỏi tiếng nói chính trị lớn hơn.
Đó sẽ là ngày kinh hoàng của ĐCS Trung Quốc. Kể từ cuộc biểu tình quy mô lớn năm 1989 do sinh viên khởi xướng, giới trí thức thành thị hầu như vẫn im lặng trong các vấn đề chính trị. Nhưng ĐCS sợ họ nhiều hơn là sợ giai cấp nông dân và những người nhập cư. Sự lo lắng của giới trung lưu vẫn chưa biến thành một cuộc biểu tình chống lại chính phủ. Nhưng một số đặc quyền của họ không thể tránh khỏi đã bắt đầu bị tước đoạt dần. Nếu giai cấp tư sản biểu tình, ĐCS Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một tình thế khó xử không mới: Thay đổi hoặc đàn áp. Nhìn vào các cuộc đàn áp trong quá khức, và cả mới đây, sẽ thấy họ sẽ lựa chọn giải pháp thứ hai. Nhưng bản thân việc đàn áp có thể giúp chính trị hoá giai cấp trung lưu. Ở các nước châu Á khác, đòi hỏi về quyền lợi chính trị đang gia tăng cùng với thu nhập của người dân; và đàn áp tức là cắt bớt tự do từ những người đã quen với việc tự do của họ ngày càng tăng lên.
Năm 2012 lãnh đạo ĐCS Trung Quốc sẽ chuyển giao quyền lực, và cả nhiệm vụ xử lý những mâu thuẫn trên, cho thế hệ mới. Lần chuyển giao quyền lực gần đây nhất, năm 2002, đã diễn ra êm thấm. Nhưng mọi lần chuyển giao trước đó đều diễn ra hỗn loạn. Và, so với cách đây 10 năm, nhiệm vụ mà thế hệ lãnh đạo mới phải đối mặt sẽ khó khăn hơn nhiều.

***

TTXVN (Hồng Công 24/6)
Báo “Văn Hối” (Hồng Công) ngày 22/6, có bài viết, nội dung như sau:

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập  ĐCS Trung Quốc, đất nước Trung Quốc (do ĐCS Trung Quốc cầm quyền) cũng đang bước vào giai đoạn lịch sử đặc biệt: thời kỳ của cơ hội chiến lược và mâu thuẫn xã hội nổi bật cùng đan xen. Trải qua sau mươi năm xây dựng và phát triển, đồng thời với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện được sự cất cánh về kinh tế, ĐCS Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng quản lý xã hội khó khăn do việc phát triển dân sinh trì trệ gây nên: những vấn đề mang tính quần chúng như cảm giác an toàn của người dân giảm sút; sự đoàn kết và khả năng gắn kết xã hội mất đi, sự mất ổn định xã hội tăng lên; phá dỡ đất đai, sản xuất an toàn, môi trường sinh thái và các sự kiện cực đona liên tục nổi lên; sự tín nhiệm đối với chính phủ suy giảm…
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập, ĐCS Trung Quốc hiện không chỉ nằm ở thời điểm lịch sử trọng đại trong quá trình phát triển của mình, mà còn đứng ở điểm khởi đầu của một vòng cải cách mới của Trung Quốc. Làm thế nào cải thiện và sáng tạo đổi mới cách quản lý xã hội, hoá giải những mâu thuẫn xã hội ngày càng phức tạp trong thời kỳ chuyển hình, làm cho xung đột lợi ích giữa các giai cấp trở nên hoà dịu, tạo ra một môi trường xã hội hài hoà và ổn định? Đây không chỉ là một thử nghiệm to lớn đối với năng lực cầm quyền của ĐCS Trung Quốc mà còn liên quan đến sự ổn định chính trị lâu dài cho toàn bộ đất nước.

Nặng về phát triển kinh tế dẫn tới quản lý xã hội yếu và thiếu
Giáo sư Uông Ngọc Khải, Tổng thư ký Hội Nghiên cứu Cải cách Hành chính Trung Quốc, Học viện Hành chính Quốc gia, cho biết trong 30 năm qua, xã hội Trung Quốc đã trải qua những thay đổi lớn, tốc độ chuyển đổi xã hội ngày càng nhanh hơn, cấu trúc xã hội và cục diện lợi ích cũng đã có những thay đổi sâu sắc. Trong thời kỳ xã hội chuyển đổi: lợi ích đòi hỏi sự đa nguyên hoá, tâm lý xã hội phức tạp thì trọng tâm công tác của đảng cầm quyền lại chỉ luôn là xây dựng kinh tế. Kinh tế phát triển nhanh, trong khi xã hội phát triển chậm, sự yếu và thiếu trong xây dựng và quản lý xã hội đã có hiệu ứng nổi cộm. Sự chậm chạp này đã làm hạn chế nghiêm trọng sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế, gây ra những xung đột và cũng gây ra mâu thuẫn xã hội.
Cần chuyển đổi để thực hiện xã hội công bằng chính nghĩa
Chủ nhiệm Phòng Giáo dục Nghiên cứu Hành chính Công cộng, Học viện Hành chính Quốc gia Trúc Lập Gia cho rằng hiện nay, do quản lý xã hội yếu và thiếu nên đã dẫn tới những mâu thuẫn xã hội khác nhau nổi trội, thể hiện ở các khía cạnh công cộng: một là, khoảng cách xã hội giữa người giàu và người nghèo tiếp tục nới rộng hơn, “cảm giác bất công” của công chúng mạnh lên. Kinh nghiệm cho thấy hậu quả của sự lây lan và phát triển “cảm xúc” này tất sẽ dẫn tới sự bất ổn lớn trong xã hội, thậm chí đe doạ sự ổn định của chế độ hiện hành; hai là, hiện tượng quyền lực tham nhũng không được kiềm chế một cách hiệu quả, sự tín nhiệm vào quyền lực công giảm sút, tính mất ổn định của xã hội gia tăng. Có thể thấy mâu thuẫn và vấn đề chủ yếu của xã hội Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn, từ khó khăn nghèo đói ở thời kỳ đầu cải cách mở cửa đã chuyển thành xã hội bất công, khoảng cách giàu nghèo, thành thị nông thôn phát triển không cân bằng, tham nhũng, khó tìm việc làm, và từ đó đã dẫn tới nguy cơ việc quản lý điều hành xã hội của chính phủ nảy sinh nhiều vấn đề. Trên cơ sở nhu cầu của chuyển đổi xã hội, thực hiện quản lý xã hội, xây dựng cơ chế vận hành xã hội lành mạnh, lấy “xã hội công bằng chính nghĩa” và “tăng trưởng mang tính bao dung” làm trung tâm là những việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Ba đặc tính của chuyển đổi xã hội
Giáo sư Uông Ngọc Khải cho biết so sánh với những vấn đề chung mà các nước và khu vực khác gặp phải trong quá trình chuyển đổi, sự chuyển đổi xã hội của Trung Quốc có 3 đặc điểm riêng, dẫn tới mâu thuẫn xã hội kịch liệt hơn; khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, giữa các khu vực, giữa các nhóm quần chúng ngày càng rộng hơn; tính công bằng, chính nghĩa trong chính sách công cộng của chính phủ gặp phải sự tranh cãi. Ông cho rằng lý luận phương Tây không thể giải thích được hiện thực của Trung Quốc, sự cải cách của Trung Quốc cũng không đi theo con đường cũ của phương Tây, cần phải kết hợp với thực tế bản thân để đi sâu nghiên cứu tìm tòi.
Thứ nhất, sự chuyển đổi xã hội của Trung Quốc là “sự đan xen song chuyển”, tức xã hội chuyển đổi và thể chế chuyển đổi đan xen với nhau. Một mặt, vừa cần hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi xã hội, từ xã hội truyền thống đi lên xã hội hiện đại, từ xã hội nông thôn đi lên xã hội công nghiệp; đồng thời, còn cần đối mặt với vấn đề cải cách thể chế, tức từ kinh tế kế hoạch chuyển sang kinh tế thị trường. Các nước phương Tây phát triển trước kia không trải qua giai đoạn này mà bản thân Trung Quốc cũng không có quá trình kinh tế thị trường tồn tại tự nhiên, phát triển đầy đủ trong tiến trình cải cách từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, điều này đã khiến việc chuyển đổi xã hội Trung Quốc xuất hiện cục diện phức tạp khác thường.
Thứ hai, về khách quan, xã hội chuyển đổi cũng hình thành nên sự bóc lột kép đối với nông nghiệp. Trong ba mươi năm cải cách mở cửa, nông thôn đã chuyển lên thành thị một lực lượng lao động dồi dào khoảng 242 triệu người có trình độ văn hoá trung học cơ sở trở lên, nhưng họ lại không nhận đựơc đồng lương lao động và đảm bảo xã hội tương đương so với nhóm người đồng đẳng ở thành thị; đồng thời, việc đô thị hoá ở một số khu vực (ở một mức độ nào đó) đã làm dân mất đất, đã tước đoạt quyền phân chia lợi ích giá trị gia tăng từ ruộng đất của người nông dân. Sự bóc lột mang tính cơ cấu này đã khiến việc trưng dụng đất ngày càng trở thành trận chiến, vấn đề trưng dụng đất chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong các sự kiện mang tính quần chúng. Các nước phương Tây phát triển cũng chưa hề từng trải qua quá trình này.
Thứ ba, trong quá trình xã hội chuyển đổi tại Trung Quốc, cơ cấu xã hội nhị nguyên vẫn chưa hoàn toàn bị phá bỏ, ngược lại, về mặt khách quan, nó đã diễn biến thành “xã hội tam nguyên”, giữa nông thôn và thành thị đã xuất hiện nhóm quần thể mới gồm hơn 240 triệu người có thân phận nông dân – công nhân, những người này không phải nông dân bởi họ đã thoát li khỏi đất đai nông nghiệp, nhưng cũng không phải là người thành phố bởi họ đang sống ở vùng đệm giữa thành phố và nông thôn, không có hộ khẩu thành phố và cách sinh hoạt thành thị. Tiến trình đô thị hoá ở các nước khác trên thế giới cũng cần giảm bớt nông dân, tăng thêm thị dân, nhưng Trung Quốc vẫn chưa làm được điều này và cho ra đời một nhóm nông dân – công nhân.
Ông cho rằng ba đặc tính lớn này ít nhất cũng đã kích thích mâu thuẫn xã hội, sự mở rộng “xã hội tam nguyên” này là hậu quả của những đặc sắc của Trung Quốc và phải giải quyết bằng con đường của riêng Trung Quốc.

Quản lý không phải là mục đích, phục vụ mới là căn bản
Các chuyên gia đều cho rằng xã hội phát triển tiến bộ, sự sáng tạo trong quản lý xã hội nên do Đảng cầm quyền phát huy vai trò then chốt. Giáo sư Uông Ngọc Khải cho rằng đầu tiên cần làm tốt việc thiết kế thượng tầng về quản lý xã hội, tức vạch ra ra quy hoạch tổng thể cho quản lý xã hội, thông qua quy hoạch để xã định biên giới, nội dung và khung của quản lý. Ông cho rằng quản lý xã hội cần thuộc hoạt động quản lý và phục vụ của cơ quan sự vụ công cộng chính quyền, ngoài các tổ chức chính trị và xã hội của Nhà nước. Mục đích của quản lý xã hộ là thông qua sự thảo thuận, điều chỉnh lợi ích xã hội, hoá giải mâu thuẫn xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển hài hoà có trật tự. Nói cho cùng là quản lý và phục vụ con người, hạt nhân của nó cần thể hiện lấy dân làm gốc, coi quản lý xã hội thuộc về dịch vụ xã hội.
Tiếp đó, cần chú ý sáng tạo về thể chế và cơ chế quản lý xã hội. Đối mặt với tình hình mới, vấn đề mới, đặc biệt trong tình hình vai trò của Internet ngày càng lớn thì phương thức, cách thức quản lý xã hội cần có sự chuyển biến, vận dụng nhiều hơn nữa những thủ thuật, kỹ thuật của mạng tin tức để nâng cao trình độ phục vụ xã hội. Phát triển Internet là trào lưu không thể chống lại, nếu làm không tốt sẽ có thể đi ngược lại với ý của cư dân mạng, như thế sẽ không đạt được mục đích quản lý xã hội hiệu quả.
Cuối cùng, cần ngăn chặn diễn biến quản lý và dịch vụ xã hội thành một kiểu khống chế xã hội. Xét từ bản chất của quản lý xã hội, tuy quản lý xã hội cũng có mặt cần khống chế và giám sát nhưng cuối cùng vẫn là cung cấp càng nhiều dịch vụ cho xã hội. Quản lý không phải là mục đích, phục vụ mới là căn bản. Vì thế, cần kiên trì lấy dân làm gốc, cần thông qua việc thoả hiệp hài hoà lợi ích, hoá giải mâu thuẫn lợi ích để đạt được mục đích quản lý xã hội.
Giáo sư Viện Nghiên cứu Phát triển Nông thôn Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Vu Kiến Vanh lại cho rằng việc tăng cường và sáng tạo đổi mới công tác quản lý xã hội trong tình hình mới cần điều chỉnh kết cấu lợi ích xã hội, đảm bảo lợi ích của mọi giai tầng xã hội. Bởi vì chỉ khi xây dựng được kết cấu lợi ích xã hội cân bằng và thể chế phân chia xã hội bằng chính trực mới có thể chấn chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội, mới có thể khiến các giai tầng trong xã hội thật sự cùng hưởng thành quả của phát triển kinh tế, từ đó đặt nền móng thực sự cho sáng tạo quản lý xã hội. Điều này đòi hỏi chính phủ khi tiến hành công tác đổi mới quản lý xã hội nhất định cần xác định chức năng, biểu dương vai trò của những người cung cấp dịch vụ công cộng; khi đưa ra những chính sách xã hội liên quan, nhất định cần nghiên cứu đầy đủ về lợi ích hợp pháp của các giai tầng, đặc biệt là lợi ích của nhóm giai tầng thấp.

Xây dựng cơ cấu “chính phủ nhỏ, xã hội lớn”
Cải cách quản lý xã hội ở Trung Quốc thể hiện rõ sự trì trệ, trong suốt một thời gian khá dài, Đảng cầm quyền luôn quen với vệic dùng biện pháp “hành chính hoá” để quản lý xã hội, thể hiện rõ tình trạng “chính phủ lớn, xã hội nhỏ”. Giới học giả kiến nghị mục tiêu điều chỉnh của phạm trù quản lý xã hội nên là “chính phủ nhỏ, xã hội lớn”, chính phủ phải từng bước phân tách, tách rời khỏi những vấn đề không nên quản lý hoặc không thể quản lý hay quản lý không tốt, giao cho xã hội đảm trách, như vậy chính phủ mới thực sự tạo ra được môi trường phát triển tốt đẹp, cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng tốt, duy trì bảo vệ sự chuyển đổi thành xã hội công bằng chính nghĩa, như vậy mới có thể thích ứng được với nhu cầu xã hội không ngừng tăng lên trong quá trình chuyển biến xã hội.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội thuộc Uỷ ban Cải cách Phát triển Trung Quốc Dương Nghi Dũng cho rằng việc đổi mới thể chế quản lý xã hội cần phải tăng cường nghiên cứu đối với hệ thống của quốc gia và xã hội. Để thực hiện mục tiêu điều chỉnh theo phạm trù “chính phủ nhỏ, xã hội lớn”, tình trạng phân chia quyền lực trong quản lý xã hội Trung Quốc cần chuyển từ Chính phủ quản lý tập trung sang tăng quyền cho xã hội và công dân, cải cách thể chế quản lý hành chính của Chính phủ, như vậy mới có thể làm tới nơi tới chốn.
Giáo sư Uông Ngọc Khải cho rằn cần xây dựng cơ cấu quản lý điều hành xã hội đa nguyên, đồng thời phát huy vai trò dẫn dắt của chính quyền, nên chú trọng hơn nữa sự phát huy vai trò của thị trường, đặc biệt là vai trò của các tổ chức xã hội, thực hiện sự cân bằng giữa chính quyền, thị trường và xã hội. Sự phát triển của xã hội và sự tham gia của công chúng không chỉ có thể giúp tăng cường sinh lực của dịch vụ xã hội mà còn có thể mở ra không gian để chính quyền mua các dịch vụ từ xã hội. Điều này vừa có lợi cho việc hình thành một cục diện mới quản lý xã hội hài hoà, có tính điều tiết, cũng có thể khiến cho các tổ chức xã hội tham gia một cách có trật tự vào các dịch vụ xã hội. Đối với các tổ chức nhân dân, vừa cần dẫn dắt không để họ “tự do quá đà”, đồng thời cũng cần phát huy vai trò của họ.
Nghiên cứu viên Trung tâm Xã hội học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Lý Bồi Lâm phân tích thêm: hiện nay, vấn đề mà công tác cải cách và đổi mới thể chế quản lý xã hộ của Trung Quốc đang phải đối mặt là không gian phát triển của xã hội vẫn còn khá nhỏ, so với những nước và thị trường mạnh, xã hội vẫn ở vị thế yếu, năng lực tự quản lý và tự điều chỉnh vẫn chưa đủ, điều kiện có hạn, thậm chí khó có thể đảm nhận có hiệu quả chức năng quản lý xã hội sau khi các tổ chức kinh tế (được bóc tách ra trong cải cách) và cơ quan Nhà nước rút lui. Vì thế, cần nỗ lực phát triển và bồi dưỡng năng lực điều chỉnh xã hội và quản lý bản thân, để các tổ chức xã hội dần trưởng thành, đảm đương nhiều hơn chức năng dịch vụ xã hội. Đây là sự lựa chọn tối ưu nhất trong quá trình sáng tạo và tăng cường quản lý xã hội. Ông cho rằng tổ chức xã hội có ưu thế rất lớn trong việc cung cấp các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao; ngoài ra, các lĩnh vực như từ thiện, cứu trở xã hội, bảo vệ môi trường, quản lý ngành nghề cũng đã phát huy được vai trò quan trọng. Nhường bớt quyền lực và không gian cho các tổ chức xã hội “trưởng thành” có thể giúp các cơ quan ban ngành tập trung lực lượng để nâng cấp quản lý xã hội. Nỗ lực phát triển tổ chức xã họi là một chủ đề rất quan trọng trong công tác quản lý xã hội hiện nay, chính phủ cần tạo một môi trường chính sách rộng mở cho sự phát triển của nó./.
.
.
.

No comments:

Post a Comment