Sunday, May 29, 2011

NHỮNG NGƯỜI GIÚP DÂN KHIẾU KIỆN ĐẤT ĐAI ĐANG ĐỨNG TRƯỚC ÁN TÙ (Asia Sentinel)



Simon Roughneen
asia sentinel.com  -   Saturday, 28 May 2011

Người dịch: Hoàng Hải
29/05/2011

Những ngày khốn khó đang chờ đợi 7 con người đã can đảm phản đối chính quyền cướp đất đai của dân

Vào buổi tối muộn ngày thứ Ba vừa qua, ngồi trong một quán cà phê ở tầng bảy nhìn ra cái nhà hát lớn nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, một người đàn ông sử dụng tên giả là Long đang có vẻ lo lắng như thể ông ta cho rằng mình đang bị ai đó theo dõi.
“Tôi đã lái xe đi lòng vòng 45 phút trong thành phố rồi mới đi thẳng tới đây,” ông nói trong lúc cúi thấp xuống để ngả người về phía trước trên ghế ngồi trong nhà hàng lúc này đã gần như không còn một người khách nào. Liếc mắt nhìn quanh tỏ vẻ bực dọc, ông nói nhỏ, “tôi muốn biết chắc mình không bị theo dõi.”

Điểm mấu chốt của những vấn đề mà ông Long và những anh chị em tín hữu như ông trong một nhánh tách ra từ hệ phái Tin Lành Mennonite nằm ở điều họ cho rằng chính quyền Việt Nam đã thu hồi đất đai thiếu công bằng rồi sau đó giao cho các công ty để thực hiện các dự án phát triển. Việc nhà nước duy trì quyền sở hữu đất đai độc quyền và thu hồi đất đai dưới danh nghĩa phát triển kinh tế đang liên tục gây ra những sự phẫn nộ của người dân. Chủ sở hữu đất đai thường khiếu nại về sự đền bù không công bằng và chỉ trích luật về quyền sử dụng đất mà theo họ là thường bị các quan chức ở địa phương lạm dụng.

Mặc dù hệ phái Tin Lành Mennonite đã được nhà nước công nhận, song ông Long thuộc về một nhánh được tách ra có khoảng 10 nghìn tín hữu ở thành phố Hồ Chí Minh có tên là “Giáo hội Chuồng Bò”.

Mục sư của Giáo hội Chuồng Bò là một nhà hoạt động tên là Dương Kim Khải, ông đã bị bắt ngày 10 tháng 8 năm ngoái vì bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền. Ông Khải, người kể từ khi bị bắt đến nay đã không được tiếp xúc với bất cứ ai bên ngoài trước đó
. Từ năm 2004 đến 2006 ông đã bị tù giam sau khi công an cưỡng chế tịch thu đất đai và nhà cửa của ông vì họ cho rằng ông đã dùng nơi đó làm nơi thờ phụng không được phép của nhà nước. Ngay sau khi được phóng thích, ông đã di chuyển giáo đoàn của ông tới một nơi nuôi gia súc của một người bạn, từ đó mới có cái tên nói trên dành cho giáo hội của ông.

Ông Khải dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày thứ Hai tới tại tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre cùng với sáu nhà hoạt động khác được chính quyền cho là có liên hệ với đảng Việt Tân ở hải ngoại, một tổ chức bị cấm vì cho là nguy hiểm trong một nhà nước độc đảng ở Việt Nam. Ở Việt Nam thực ra các đảng phái đối lập đều thực sự bị cấm và việc gia nhập các đảng phái đó đều có thể bị coi là tội lật đổ nhà nước theo Điều 79 của Bộ Luật Hình sự của Việt Nam.

Trong nhóm bảy người nói trên có hai tín đồ Mennonite, bốn nhà hoạt động vì các quyền liên quan đến đất đai và một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Từ lâu nay mục sư Khải và nhóm của ông đã giúp người dân gửi đơn khiếu nại vì bị mất đất do chính quyền địa phương tịch thu rồi bán lại cho các nhà đầu tư.

19 năm trước, chính ông Long cũng bị mất 320 mét vuông đất ở thành phố và chính quyền đã đền bù cho ông một khoản tiền chỉ nhỉnh hơn một chút so với một phần tám giá trị bất động sản của ông, theo lời của ông Long. “Tôi đã tìm đọc các sách luật để tự giúp mình trong vụ kiện của bản thân. Nhưng đã chẳng đi đến kết quả gì. Nhưng hiện nay tôi đang cố gắng giúp đỡ những người khác.”
Ông Long nói rằng ông Khải “đã giúp những người nông dân bị mất đất. Điều này có nghĩa là chính quyền đang coi vị mục sư này là người cầm đầu những người nông dân phản đối việc họ bị mất đất. “Vẫn lặp lại vụ đã xảy ra cách đây hai chục năm của chính tôi”, ông Long nói, “chính quyền đã lấy của người nông dân rồi đền bù cho họ với mức giá thấp nhất”

Vị mục sư cùng với hai tín hữu của hệ phái Tin Lành Chuồng Bò là Trần Thị Thanh ThúyNguyễn Thanh Tâm đã bị giam giữ mà không được tiếp xúc với luật sư và người thân. “Cho tới nay luật sư biện hộ vẫn không được gặp những người bị giam giữ,” ông Long nói. Theo Việt Tân thì nhóm luật sư của bảy người bị giam giữ này đã không được tiếp cận các hồ sơ cần thiết, điều này là trái với luật của Việt Nam.

Bảy người này có thể đối mặt với điều kinh khủng ấy là người ta sẽ tổ chức một phiên tòa xét xử có tính trình diễn sắp đặt trước theo cách giống hệt như vụ án mới đây nhất của Cù Huy Hà Vũ hôm 4 tháng 4 vừa qua đã bị kết án bảy năm tù giam căn cứ theo những quy định luật pháp tối tăm về an ninh quốc gia và Cù Huy Hà Vũ cũng chỉ vì lên tiếng bảo vệ những nạn nhân của tình trạng ăn cướp đất đai. Vụ Cù Huy Hà Vũ có lẽ là vụ án chính trị nổi tiếng nhất trong những năm gần đây.

Cha của ông Cù Huy Hà Vũ là một người tâm phúc của thần tượng cách mạng cộng sản Hồ Chí Minh của Việt Nam. Người con trai này trước đó đã từng đại diện cho nhà nước Việt Nam trong các vụ kiện quốc tế. Nhưng ông đã không còn được giới lãnh đạo Cộng sản Đảng của Việt Nam yêu mến nữa sau khi hai lần kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó có một lần kiện về dự án khai thác bô-xít đầy tai tiếng ở Tây Nguyên.

Vụ bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ cách đây không lâu sau đó đã dẫn đến bản án tù giam bảy năm xảy ra sau khi ông nhận làm luật sư biện hộ cho các giáo dân ở Cồn Dầu ở ngoại ô thành phố biển Đà Nẵng bị bắt giam vì phản đối công an bao vây một đám tang hồi tháng 5. Chính quyền Đà Nẵng nói rằng khu nghĩa địa đã 135 năm tuổi này là nằm trên khu đất của nhà nước nghe nói là sẽ được chính quyền dự định dùng để xây một khu du lịch sinh thái.

Sau khi ông Cù Huy Hà Vũ bị kết án, đến nay đã có hơn 2000 người ký tên vào một bản kiến nghị đòi trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, trong những người ký tên đó có cả những đảng viên cao cấp, các sỹ quan quân đội và quan chức chính phủ đã nghỉ hưu. Các nhà hoạt động khác chẳng hạn như luật sư Lê Quốc Quân ở Hà nội đã bị công an bắt giam khi ông xuất hiện ở khu vực gần tòa án đang xét xử Cù Huy Hà Vũ.

Hiện nay chính quyền tỉnh Bến Tre đang áp dụng biện pháp rất hà khắc trước phiên tòa xét xử các tín hữu Mennonite và các nhà hoạt động khác vào hôm thứ Hai này. Theo ông Long thì ngay từ bây giờ chính quyền đã nói với bất cứ ai có ý định tới dự phiên tòa là hãy suy nghĩ cho kỹ.
“Chính quyền bảo với họ rằng không được đến dự phiên tòa xét xử kẻo mà lại giống như là vụ Cù Huy Hà Vũ,” ông Long nói.

Người dịch: Hoàng Hải

------------------------------------

TIN LIÊN QUAN :



Dân biểu Mỹ lên tiếng về vụ xét xử ở Bến Tre    (BBC)    thứ sáu, 27 tháng 5, 2011





.
.
.

No comments:

Post a Comment