Saturday, January 29, 2011

TUNISIA CÓ TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG CAO (Financial Times Deutschland)

Tác giả: Mathias Ohanian, Martin Kaelble và Raniah Salloum, Berlin
Nguyễn Hội chuyển ngữ từ Báo giấy FINANCIAL TIMES DEUTSCHLAND ngày 27.01.2011. Bài viết có tựa đề: “Tunesien kann auf Aufschwung hoffen”


Các nhà kinh tế dự đoán khả năng tăng trưởng bứt phá  – Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tới kinh tế trong năm 2011.

Nền kinh tế Tunisia có khả năng tăng cao sau cuộc cách mạng chính trị vừa qua. “Nếu quốc gia được dân chủ, nền kinh tế sẽ có một tương lai rực rỡ”, ông Jean-Paul Fitoussi, giám đốc lâu năm của OFCE, một viện nghiên cứu nổi tiếng ở Paris, đã phát biểu như vậy. Theo các chuyên gia, điều kiện tại Tunisia tốt hơn so với các quốc gia Ả Rập khác.Theo Ngân hàng Thế giới, sự tăng trưởng của nước Bắc Phi này (Tunisia) do ảnh hưởng của tham nhũng và gia đình trị, trong nhung năm qua tăng trưởng thấp hơn hai điểm phần trăm theo khả năng của mình. Nhưng trong tương lai gần các chuyên gia đánh giá không lạc quan.

Sau khi lật đổ chính phủ cựu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali qua các cuộc biểu tình trong nước, giai đoạn chuyển tiếp với tình trạng chính trị không ổn định là gánh nặng cho nền kinh tế và triển vọng kinh tế trong tương lai gần. Một biến chứng nữa là gia đình của cựu Tổng thống Ben Ali vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế.
“Cho dù tình hình có ổn định nhanh chóng, nhưng 2011 sẽ là năm khó khăn cho nền kinh tế Tunisia – chúng tôi có thể nói một cách chắc chắn như vậy”, Stéphane Alby,  chuyên gia về Bắc Phi của ngân hàng BNP Paribas đã nhận định như trên. Ví dụ, ngành du lịch khách hàng thường được đặt từ trước lâu, cho nên: “Mùa (du lịch) năm 2011 đã bị tổn hại”, theo Alby. “Nếu ngành du lịch không sớm thu hút trở lại, chúng tôi sẽ gặp trở ngại”, ông Ahmed Smaoui, cựu bộ trưởng du lịch của Tunisia, nói với báo Financial Times Deutschland. Tương lai của các ngành kinh tế sẽ được quyết định trong vài tuần tới khi các hội chợ thương mại lớn được tổ chức. Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Tunisia, với bảy phần trăm tổng sản lượng quốc nội (GDP), rất nhiều công việc làm phụ thuộc vào kinh doanh với khách nước ngoài. Tuy nhiên, không chỉ về du lịch để lại dấu vết những biến động. “Ngay việc đầu tư cũng ảnh hưởng vì tình trạng không chắc chắn”, theo Alby. Nhiều dự án sẽ bị dời lại về sau.

Về trung hạn, các nhà kinh tế rất lạc quan. “Tunisia có điều kiện rất tốt – mặc dù phải trải qua nhiều năm trong chế độ độc tài. Nước này đã thể hiện trong những năm gần đây một nền kinh tế vĩ mô có hiệu suất mạnh mẽ “, cũng theo Alby. “Một khi các bất ổn chính trị đã được giải quyết, Tunisia sẽ phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng   – điều đó sẽ nhìn thấy rõ rệt vào năm 2012″.

Không chỉ Ngân hàng Thế giới ước tính rằng nền kinh tế Tunisia đã có thể phát triển nhiều hơn trong những năm gần đây nếu không có chế độ độc tài. Nhà kinh tế hàng đầu sinh trưởng tại Tunisia là ông Fitoussi cũng tin tưởng vào đất nước này có khả năng cao hơn, ông nói: “GDP (của Tunisia) có thể tăng hàng  năm từ sáu đến bảy phần trăm”. Trong năm năm qua, nền kinh tế (Tunisia) chỉ tăng khoảng 4,5 phần trăm mỗi năm. Với tốc độ tăng trưởng như thế Tunisia đã thuộc về các quốc gia chuyển đổi thành công. Laurence Parisot, chủ tịch  của Hiệp hội chủ nhân Pháp MEDEF, nhấn mạnh về những tiềm năng to lớn của nền kinh tế Tunisia: “Tôi rất hy vọng,” bà nói.

Theo đánh giá của Fitoussi, Tunisia có điều kiện tốt hơn các quốc gia Ả Rập khác. “Mọi người được đào tạo tốt,” ông nói. “Nhiều người đã tốt nghiệp đại học tại Pháp và Hoa Kỳ.” Đặc biệt theo các chuyên gia, phụ nữ Tunisia đã được hội nhập rất tốt vào nền kinh tế. “Trong quá khứ, quyền sở hữu hầu như không được tôn trọng. Nếu thay đổi điều này, đầu tư vào Tunisia sẽ mạnh mẽ, ngay cả người Tunisia cũng sẽ thực hiện điều này.”. Các chuyên gia cũng hy vọng ít tham nhũng hơn và có một chính phủ dân chủ.

Công việc đổi mới cũng đã được tiến hành: hiện nay đang được xác định xem gia đình của cựu Tổng thống có hợp pháp mua các cổ phần trong một số ngân hàng hay không. Ngân hàng Zitouna Banque là ngân hàng Hồi giáo đầu tiên ở Tunisia đã được quốc hữu hóa. Ngoài ra, giám đốc ngân hàng trung ương mới vừa được bổ nhiệm, người được xem là có khả năng kỹ trị. Theo Dagmar Ossenbrink, Giám đốc Hiệp hội Công nghệ và Thương mại Tunisia-Đức,   các công ty, doanh nghiệp đã bình thường hoá trở lại: “các công ty thành viên của chúng tôi báo cáo rằng, công việc phần lớn đã được thực hiện như trước, nhân viên đã làm việc trở lại“.

© Nguyễn Hội (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt
.
.
.

No comments:

Post a Comment