Saturday, January 1, 2011

TRUNG QUỐC : BẠN BÈ HAY LÀ GÌ ? (The Economist)

Tác giả: The Economist
Bài đã được xuất bản.: 30/12/2010 05:00 GMT+7

Hy vọng là trong những năm tới Trung Quốc sẽ thực sự phát triển dân chủ hơn và nó sẽ đảm nhận vai trò của mình trong các vấn đề thế giới. Tuy nhiên, ông Richard Armitage, Phó Ngoại trưởng dưới thời George Bush phát biểu rằng, "hy vọng không phải là một chính sách".


Với những vấn đề của nền dân chủ phương Tây và thành công kinh tế của Trung Quốc cũng như tính ổn định tương đối, Richard Woolcott, một phái viên đặc biệt cho Thủ tướng Úc nói rằng, sự chuyển đổi của Trung Quốc sang một nền dân chủ đa đảng không còn có vẻ là không thể tránh khỏi. Giờ đây, Đảng Cộng sản tỏ ra kiên quyết nắm quyền kiểm soát.
Bởi vậy, giả sử rằng, Trung Quốc vẫn còn là một nhà nước cộng sản, một đảng lãnh đạo với mong muốn phát triển theo cách riêng của nó. Liệu Mỹ có thể giải quyết được điều này không?
Một số nhà tư tưởng Mỹ, giống như John Ikenberry của Đại học Princeton, đã tranh luận rằng nước Mỹ đã tạo ra một hệ thống dựa trên luật lệ duy nhất có khả năng thu hút được những thành viên mới. Các tổ chức như Liên hiệp quốc, G20, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ít nhất trên lý thuyết, có thể hoạt động mà thậm chí không có sự lãnh đạo của Mỹ. Theo hình dung này, Mỹ có thể chấp nhận Trung Quốc, miễn là nó phù hợp với trật tự đó.
Nhưng hình dung này là thiếu sót. Mỹ đã thực sự sẵn sàng để bị ràng buộc bởi các quy tắc theo những cách thức mà những cường quốc châu Âu thế kỉ 19 không bao giờ bị ràng buộc. Đó là một lý do tại sao rất nhiều quốc gia đã được chuẩn bị sống dưới tầm ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên, khi Mỹ cho rằng lợi ích quan trọng đang bị đe doạ, nó vẫn bỏ qua các quy tắc, giống như thế lực bá quyền sắp tới.
Năm 2005, việc Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc mua Unocal của Mỹ, trên thực tế, đã bị chặn lại sau sự phản đối của công chúng. Khi Mỹ muốn có một thỏa thuận hạt nhân với Ấn Độ, nó đã xem thường các quy định của NPT mà chẳng hề sợ trừng phạt. Nước Mỹ đã chiến đấu trong vùng Balkan trong thập niên 1990 và một lần nữa tại Iraq vào năm 2003 mà không có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc. Nó vẫn có thể đi đến chiến tranh với Iran trên cùng một cơ sở.
Đây không phải là việc tranh chấp lẽ phải trái trong mỗi trường hợp, mặc dù một số trong những quyết định này có vẻ ngớ ngẩn ngay tại thời điểm đó. Chính xác hơn là ở chỗ các siêu cường phá vỡ các quy tắc khi chúng phải làm thế và không ai có thể ngăn chặn điều đó.
Theo thời gian, logic đó cũng sẽ áp dụng chính cho Trung Quốc. Mỹ phải quyết định xem liệu việc "điều tiết Trung Quốc" sẽ có nghĩa là Mỹ quyết định sống với điều này hay phủ nhận nó.
Trên thực tế, luôn có những khó khăn trong việc đánh giá liệu Trung Quốc có phải là một đối tác có trách nhiệm hay không. Từ quan điểm của Trung Quốc, Mỹ luôn luôn có vẻ định nghĩa cách hành xử quốc tế được chấp nhận nghĩa là đứng cùng một phía với chính sách của chính Mỹ.
Theo lời của Yuan Peng, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế đương đại của Trung Quốc tại Bắc Kinh, sự phàn nàn của Mỹ "không phải rằng Trung Quốc nói không với trách nhiệm toàn cầu hoặc phủ nhận vai trò của mình trong các vấn đề thế giới, mà đúng hơn là nó từ chối nói lời đồng ý với mọi yêu cầu của Mỹ".
Sự điều tiết này là dễ dàng khi nó đồng nghĩa với việc cho phép Trung Quốc làm những gì mà Mỹ muốn. Tuy nhiên, liệu Mỹ sẽ cho phép Trung Quốc làm những việc mà nó không muốn? Cái bóng treo lơ lửng đe dọa chính sách can dự của Mỹ là Trung Quốc sẽ không thay đổi đủ để làm hài lòng Mỹ và Mỹ sẽ không đáp ứng lại đủ để làm hài lòng Trung Quốc. Điều đó nghe có vẻ trừu tượng, nhưng bất kì lúc nào nó cũng có thể trở thành thực tế tàn nhẫn, hoặc là trên bán đảo Triều Tiên hoặc ở  eo biển Đài Loan.

Câu hỏi hóc búa trong vấn đề Triều Tiên
Không ai biết liệu chế độ Bắc Triều Tiên có tồn tại nổi hay không, cũng như không thể biết được liệu điều gì sẽ diễn ra sau Kim Jong Il và Kim Junior. Nhưng tạm thời, hãy thử tưởng tượng về thời điểm diễn ra cái chết của vị lãnh tụ kính yêu, Bắc Triều Tiên trở nên rối loạn không kiểm soát nổi. Cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ kiểm tra một cách nghiêm khắc khả năng cùng chung sống của Trung Quốc và Mỹ.
Mọi người thường lo lắng về vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Mỹ có thể muốn tịch thu chúng, nhưng Trung Quốc lại không thích binh lính Mỹ có mặt trên vùng biên giới của mình. Trung Quốc cũng sẽ không mong muốn Mỹ hay Hàn Quốc khẳng định quyền kiểm soát đối với Bắc Triều Tiên, một đồng minh và một vùng đệm cho Trung Quốc.
Trong dài hạn, Trung Quốc có thể mong đợi lấy lại được phần nào ảnh hưởng đối với một nước Triều Tiên thống nhất, với vai trò là một quyền lực thống trị khu vực châu Á, như nó đã thực hiện trong suốt phần lớn lịch sử.
Điều này đặt ra một loạt các câu hỏi. Liệu Mỹ có tin rằng Trung Quốc sẽ giải quyết được việc Bắc Triều Tiên làm giàu plutonium và uranium? Trung Quốc sẽ chấp nhận ý tưởng rằng quân đội Hàn Quốc cần phải thiết lập lại trật tự ở miền Bắc Triều Tiên? Nó sẽ cho phép thống nhất hai miền Triều Tiên? Nếu điều đó xảy ra, liệu Mỹ cuối cùng sẽ dự tính rút quân khỏi bán đảo này hay không?
Có một chút quan ngại khi nghĩ tới các câu hỏi này. Như mọi người đều biết, Trung Quốc không sẵn sàng ngay cả việc thảo luận với Mỹ, bởi vì nó không muốn phản bội lại việc thiếu lòng tin vào đồng minh của mình ở miền Bắc. Tuy nhiên, nếu việc nói về vấn đề Triều Tiên khó khăn ở thời điểm hiện tại, nó thậm chí sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn còn hơn cả một cuộc khủng hoảng sẽ nổ ra.
Nếu hai miền Nam và Bắc Triều Tiên có những vùng biên giới đất liền đáng sợ nhất thế giới, thì eo biển Đài Loan là vùng biển đáng sợ nhất của Trung Quốc. Sự khẳng định của Trung Quốc về một sự thống nhất là tuyệt đối.
Tuy nhiên, không thể đánh bại Đài Loan với cây gậy. Trung Quốc những ngày này đưa thìa mật ong để thay thế. Hàng trăm chuyến bay liên kết Đại lục với Đài Bắc. Thỏa thuận về tự do thương mại với Đài Loan ký kết vào mùa hè này bao gồm các biện pháp để giúp nông dân Đài Loan, những người có xu hướng ủng hộ quyền tự quyết của Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (DPP). Trung Quốc gần đây đã gợi ý rằng một ngày nào đó có thể sẵn sàng bỏ việc hướng tên lửa vào Đài Loan.
Đối với thời điểm này, chính sách này có vẻ đang có tác dụng. Đảng DPP mất quyền lực vào năm 2008. Không cần bận tâm rằng lực lượng kế nhiệm của nó, Quốc Dân Đảng, là kẻ thù cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới thời Mã Anh Cừu, Đài Loan đang trở nên thực dụng. Những người dân Đài Loan tỏ ra không muốn chọc giận Trung Quốc bằng cách tìm kiếm sự độc lập cũng không hề muốn trao nền dân chủ của họ cho chính quyền Đại lục.
Điều này chỉ tốt đẹp với Mỹ. Vũ khí của Mỹ tiếp tục được bán cho Đài Loan, đồng thời Mỹ vẫn có thể chung sống với một Trung Quốc duy nhất, miễn là việc thống nhất đất nước được thực hiện một cách hòa bình. Điều mà Mỹ không chấp nhận là việc thống nhất bằng vũ lực.
Nghiêm túc mà nói, đạo luật ban hành năm 1979 về những mối quan hệ với Đài Loan không bắt buộc Mỹ phải viện trợ cho Đài Loan. Tuy nhiên, để loại trừ hành động khiêu khích nghiêm trọng của Trung Quốc đối với Đài Loan, Mỹ sẽ không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc can thiệp. Nếu nước Mỹ chỉ đứng ngoài, nó sẽ mất đi sự tin tưởng của các đồng minh  trên toàn thế giới.
Đài Loan vẫn là một điểm nóng. Một Đài Loan dân chủ có thể dẫn đến một khát vọng độc lập, chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc có thể khiến cho việc thống nhất đất nước trở nên cấp bách hơn, và Mỹ có thể phải lo sợ về việc tỏ ra yếu kém. Ngay cả bây giờ, khi quan hệ đang khá hữu hảo, hòn đảo này vẫn là một thử nghiệm cho sự kiềm chế của Trung Quốc và Mỹ. Mỹ cần thể hiện rõ ràng rằng nó sẽ không bị lợi dụng: Đài Loan không thể hấp tấp đặt cược cho nền độc lập của nó dựa trên giả định rằng Mỹ sẽ bảo vệ. Trung Quốc cần phải hiểu rằng việc cưỡng chế sẽ phá hủy độ tin cậy của nó đối với phần còn lại của thế giới. Mỹ không mong đợi Trung Quốc từ bỏ những mục tiêu và cũng không trông đợi rằng Trung Quốc sẽ thỏa mãn với các mục tiêu bên trong giới hạn của hệ thống.
Những nhà hoạch định chính sách thường chế nhạo các nhà ngoại giao về các thỏa hiệp và các tuyên bố chỉ có nửa phần sự thật của họ. Tuy nhiên, hoạt động viếng thăm ngoại giao cấp cao là để tìm thuốc giải độc cho những ganh đua đã phá hoại các mối tương tác địa chính trị. Không phải tới tận thế kỉ 19 chúng mới có nhiệm vụ tuyệt vời là quản lí mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong chính quyền của Obama, chúng được đặt tên là: "sự đảm bảo lại chiến lược".

Hà Nguyễn theo The Economist
.
.
.
Tác giả: The Economist
Bài đã được xuất bản.: 29/12/2010 04:00 GMT+7

Chung sống với sự phát triển của Trung Quốc sẽ thử thách sự khéo léo trong ngoại giao của Mỹ. Bản báo cáo đặc biệt về vị trí của Trung Quốc trên thế giới.

Trong một bài tiểu luận gần đây Hugh White, cựu quan chức an ninh và quốc phòng Úc, miêu tả lại cuộc trao đổi sau đây với các đối tác Mỹ của ông: "Tôi đã đặt ra câu hỏi cho họ rằng: "Ngài có nghĩ Mỹ nên đối xử với Trung Quốc như là một quốc gia ngang tầm nếu sức mạnh của nó phát triển tới mức ngang bằng với sức mạnh của Mỹ hay không?". Câu trả lời luôn luôn là không. Sau đó, tôi tiếp tục hỏi: "Ngài có nghĩ Trung Quốc sẽ đối xử công bằng hơn là dàn xếp mọi thứ không?". Câu trả lời cũng luôn luôn là không. Khi tôi hỏi họ, "Vậy liệu ngài có mong đợi Mỹ và Trung Quốc có một quan hệ hữu hảo với nhau không?", và tôi thường nhận được cái nhún vai thay cho câu trả lời.
Nhún vai, điều đó cho thấy sự khó khăn của Mỹ trong việc xây dựng một chính sách đối với Trung Quốc. Mỹ muốn Trung Quốc trở thành một thị trường phát triển cho hàng hóa của Mỹ. Nước này cũng muốn Trung Quốc trở thành một quyền lực năng động, có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, đồng thời, Mỹ cảm thấy bị đe dọa bởi sự phát triển về kinh tế, công nghiệp, ngoại giao và quân sự mà Trung Quốc có thể tạo ra. Khi Mỹ không thích vị trí mà Trung Quốc đã có được thì sẽ nảy sinh va chạm. Việc kết hợp giữa hợp tác và cạnh tranh là công thức cho sự nhầm lẫn.
Một cách để giải quyết những căng thẳng này là đặt vấn đề an ninh lên hàng đầu. Mỹ có thể hướng tới mục đích ngăn chặn Trung Quốc ngay bây giờ trước khi đất nước này trở nên mạnh hơn.
Nước Mỹ đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh Lạnh nhờ việc cô lập nền kinh tế của Liên Xô và dồn lực lượng vũ trang của nó vào thế bế tắc. Nhưng cố gắng sử dụng lại phương pháp này lần nữa sẽ là một ý kiến tồi, như Robert Art đã giải thích trong ấn phẩm gần đây của Political Science Quarterly. Thứ nhất, đó là vì chi phí cho điều này sẽ rất lớn; thứ hai là vì bản thân nước Mỹ có thể cũng phải chịu nhiều tổn thất tương đương với Trung Quốc.
Nền kinh tế hai nước có mối quan hệ gắn bó với nhau và Trung Quốc là chủ nợ của chính phủ Mỹ nhiều hơn bất kì một quốc gia nào khác. Nếu một tổng thống Mỹ cố gắng gạt Trung Quốc sang một bên, ông ta sẽ phải đối mặt với bất đồng chính kiến ở trong nước và phản đối ở nước ngoài.

Những rủi ro của chính sách ngăn chặn
Trong bất kì trường hợp nào, một chính sách ngăn chặn đều có nguy cơ gây ra kết quả ngược với mong đợi, ngoại trừ việc dùng để đối phó với một Trung Quốc bộc lộ rõ thái độ hiếu chiến. Trừ phi Mỹ có thể thuyết phục phần lớn các quốc gia trên thế giới tham gia vào chính sách này, Trung Quốc vẫn có thể tiếp cận với hầu hết các thị trường.
Một nước Mỹ tham chiến sẽ có nguy cơ mất đi những đồng minh ở châu Á mà nó đã tìm cách bảo vệ. Và GS Joseph Nye, thuộc trường Harvard Kennedy, đã lập luận rằng cách tốt nhất để trở thành kẻ thù của Trung Quốc là hành xử với quốc gia này theo cách đó.
Điều mà Trung Quốc lo sợ là Mỹ một ngày nào đó có thể cảm thấy nước này không có một sự lựa chọn nào ngoại trừ việc chỉ tập trung vào vấn đề an ninh. Ngược lại, tập trung vào kinh tế và lãng quên vấn đề an ninh không hề có ý nghĩa gì. Mỹ có lợi ích quan trọng ở châu Á. Mỹ muốn ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Mỹ phải bảo vệ các đồng minh và kiểm soát các mối đe doạ. Mỹ cần tiếp cận các tuyến đường biển và thị trường mở. Nước này là quyền lực vượt trội của thế giới và không thể từ bỏ châu Á mà không bị mất ảnh hưởng ở những nơi khác.
Do đó trong suốt 15 năm qua, Mỹ đã phải theo đuổi một chính sách kép đối với Trung Quốc. Barack Obama đã bộc lộ mặt thứ nhất của chính sách này trong chuyến viếng thăm Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Ông nói với những sinh viên Đại học Phúc Đán, ở Thượng Hải : "Nước Mỹ khẳng định rằng chúng tôi không tìm cách để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. Trái lại, chúng tôi chào đón Trung Quốc như là một thành viên mạnh mẽ, thịnh vượng và thành công trong cộng đồng các quốc gia". Như sau đó tổng thống Obama giải thích trước mặt người đồng nhiệm Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào điều này nghĩa là nền kinh tế đang tăng trưởng của Trung Quốc gắn liền với sự gia tăng gắn kết về mặt trách nhiệm.
"Sự can dự" được hỗ trợ bởi chính sách thứ hai, được mô tả tốt nhất như sự bao vây. Mỹ phải có khả năng triển khai lực lượng đủ mạnh để ngăn Trung Quốc. Các vị tổng thống thì không sẵn sàng nói rõ ra chính sách này nhưng Đô đốc Robert Willard, Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, đã nêu rõ ràng trong bài phát biểu của ông trình Quốc hội hồi đầu năm nay: "Chừng nào mà chúng ta chưa xác định được rằng mục đích của Trung Quốc quả thực không đáng lo ngại, thì chúng ta còn cần thiết phải duy trì sự sẵn sàng của mọi lực lượng, tiếp tục củng cố cam kết của chúng ta đối với các đồng minh và các đối tác trong khu vực; và đối diện với mỗi thách thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo một cách chuyên nghiệp, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Trong quá khứ, Mỹ đã phải đối diện với một số tính toán đơn giản dễ hiểu, cho dù là gây nên sự sợ hãi, trong mối quan hệ đơn sắc của nó với Liên Xô. Ngược lại, những giao dịch đa sắc màu của nó hiện nay với Trung Quốc ít khi gây ra một đổ vỡ bi đát ở chung cuộc nhưng lại phức tạp hơn gấp nhiều lần - gần như không thể kiểm soát được.
Về nguyên tắc, hai mặt của chính sách kép này khá phù hợp với nhau. Sự can dự được tạo dựng để khen thưởng hành vi tốt và phòng ngừa các hành vi xấu. Tuy nhiên, trên thực tế, sự ngăn chặn có nguy cơ phá hỏng sự can dự. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy xem xét thực tế là sự tồn tại của hai mặt trong chính sách kép này hoạt động như là một lí do đem lại những vấn đề quan trọng còn chưa được giải quyết ở Mỹ. Trung Quốc diều hâu và Trung Quốc bồ câu đều có thể hỗ trợ cho chính sách này bởi vì cả hai hệ quả này đều tiếp tục cho rằng cuối cùng chúng sẽ được chứng minh là đúng đắn.
Đối với Washington, đó là một tính toán hợp lí về mặt chính trị, song với tư cách là một chính sách, nó khó có thể là lí tưởng. Sự can dự có xu hướng được điều hành bởi các chuyên gia về Trung Quốc trong các bộ, ủy ban nhà nước và sự ngăn chặn có xu hướng được điều hành bởi Lầu Năm Góc. Về mặt lý thuyết, hai bình diện của chính sách kép này nên được hoạch định phụ thuộc vào việc liệu hành vi của Trung Quốc có đang tạo ra mối đe dọa hay không. Dù có nỗ lực thế nào đi chăng nữa thì các phòng ban nhà nước và bên quốc phòng luôn luôn không hợp tác tốt với nhau. Một điều rất thường xuyên diễn ra là một chính sách kép có thể vận hành như hai chính sách tách biệt.

Hãy nhìn thông điệp nơi cử chỉ của tôi
Điều này rất đáng để tâm bởi những lời hào phóng của Tổng thống Obama dành cho Trung Quốc không chỉ có ý nghĩa trên bề mặt ngôn từ. Dù chân thành thế nào đi chăng nữa thì không có một tổng thống nào có thể nói rằng: mọi cam kết đều rất mong manh và các tổng thống thì đến rồi đi.
Nước Mỹ đã gửi một tín hiệu khi tái triển khai lực lượng hải quân tới Thái Bình Dương và các các Đô đốc Mỹ nói trước Quốc hội rằng: "Mối quan tâm của Trung Quốc trong một môi trường hòa bình và bền vững khó lòng hòa hợp với việc gia tăng khả năng quân sự của nước này".
Những đánh giá đó có thể được hiểu là dành để nói về an ninh của nước Mỹ, nhưng chúng cũng mang đến thông điệp rằng Mỹ hoan nghênh sự lớn mạnh của Trung Quốc và không có ý định ngăn cản điều đó.
Ngăn chặn không phải là hệ lụy duy nhất của chính sách can dự. Phần lớn trong 15 năm qua, thương mại đã khiến Mỹ hướng về phía Trung Quốc. Quả thực, toàn cầu hóa đã trở thành phần chủ yếu cho câu chuyện hợp tác. Nhưng giờ đây trước thực tế rằng cứ 10 người Mỹ thì có 1 người thất nghiệp thì chính sách kinh tế đã bắt đầu có xu hướng theo chủ nghĩa bảo hộ.
Nếu Trung Quốc mất đi sự ủng hộ chính trị trong cuộc vận động hành lang của những doanh nghiệp lớn của Mỹ mà gần đây đã ngày càng trở nên khó chịu đối với cách ứng xử của Mỹ đối với Trung Quốc, thì giọng điệu của Washington sẽ còn thay đổi hơn nữa. Bởi vậy, thương mại cũng có thể bắt đầu thêm vào nỗi lo sợ của Trung Quốc rằng Mỹ cuối cùng cũng sẽ chọn cách ngăn chặn nó.
Nghi ngờ thứ hai về chính sách Trung Quốc của Mỹ là liệu Mỹ có hoàn toàn chấp nhận những điều mà sự can dự yêu cầu ở nó. Chính sách này dựa trên hai quan niệm. Trước tiên, Trung Quốc có thể phát triển như là một "quyền lực được thỏa mãn", một quyền lực cảm thấy không cần thiết phải lật đổ trật tự sau chiến tranh đã được tạo ra và duy trì bởi Mỹ. Thứ hai, nếu Trung Quốc ít nhiều tuân theo tiêu chuẩn toàn cầu, Mỹ sẽ có thể đáp ứng lợi ích của nó. Vì vậy, sự can dự giả thiết rằng Trung Quốc và Mỹ có thể tìm được một sự kết hợp bền chắc giữa sự tham gia của Trung Quốc và sự đáp ứng của Mỹ.
Liệu Trung Quốc có tuân theo "những tiêu chuẩn toàn cầu"? Ở một thời điểm nào đó, có một niềm tin phổ biến rằng, như Bill Clinton nói, "khi đối diện với vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, Trung Quốc vẫn còn ở phía sai lầm của lịch sử". Một số nhà phân tích phương Tây thích đề cập tới những dự báo cho chiến lược có tầm nhìn xa và đầy mưu mô của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc đã chống lại định kiến về mặt chủng tộc này và thiết lập chính sách của nó dựa trên châm ngôn của Tôn Tử cho rằng đấy là cách tốt nhất để chiến thắng mà không cần giao chiến.
Các giá trị của Trung Quốc đã thay đổi vượt xa hơn những gì nó được thừa nhận từ thời Mao Trạch Đông, khi đó khủng bố là các chuyện vặt hằng ngày. Như Richard McGregor viết trong cuốn sách của mình có nhan đề là "Đảng", khủng bố hiện tại ít được sử dụng. Nước Trung Quốc dưới thời Hồ Cẩm Đào hoạt động dựa trên sự mua chuộc, cám dỗ và hối lộ hơn là cưỡng ép. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một nhà nước độc đảng và khủng bố vẫn cần thiết cho sự tồn tại của nó. Khi Đảng cần bảo vệ, khủng bố sẽ được áp dụng mà không hề do dự.
Tương tự như vậy, trong các vấn đề quốc tế, có vẻ như liên quan đến lợi ích của chính nó, Trung Quốc không còn ủng hộ các lực lượng nổi dậy chống lại các nước láng giềng cũng như chẳng còn khăng khăng giữ các quan điểm không thể nhân nhượng. Tuy nhiên, phương Tây vẫn thấy nó là một đối tác khó làm hài lòng. Những nhà phê bình Mỹ như Gary Schmitt của Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington cáo buộc Trung Quốc về một "cách tiếp cận siêu thị": nó mua những gì nó phải mua, chọn những gì nó muốn và bỏ qua những gì nó không cần.
Còn nữa
Hà Nguyễn theo The Economist
.
.
.

No comments:

Post a Comment