Ngô Khôn Trí
25 tháng 11 năm 2010
Nhân xem clip “ bắt mua bán dâm” trên mạng.
Nghề Mại dâm là 1 trong những nghề lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Ngày nay, nghề này là nghề bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng tại Hà Lan, Đức, New Zealand và hai tiểu bang tại Hoa Kỳ (Nevada và Rhode Island), nghề này là hợp pháp, ở Thụy Sĩ, trước đó được cho là hợp pháp nhưng năm 1998 đã bị xét lại, xem là bất hợp pháp.
Tại Đức có khoảng 400.000 người hành nghề mại dâm, mà phần lớn những người phụ nữ bán dâm này là những người di dân đến từ các nước Đông Âu, Colombia, Thái Lan và Phi Châu. Tại Hàn Quốc, mại dâm là bất hợp pháp, nhưng có tới 1,2 triệu phụ nữ hành nghề này, đóng góp khoảng 4% vào GDP của quốc gia này. Tại Thái Lan, nghề này đã được hợp thức hóa, hiện có tới 2,8 triệu người (nam và nữ) hành nghề mại dâm, khoảng 20.000 người là đàn ông, trị giá nghiệp vụ này lên đến 4,3 tỷ đô la / năm. Tại Nhật, vào những năm đầu hậu chiến, có rất nhiều phụ nữ làm nghề mại dâm , phần lớn là phục vụ cho lính Mỹ. Vào thời đó đã có nhiều phong trào của quần chúng biểu tình lên tiếng kêu gọi chính quyền và dân chúng cùng ra tay cứu giúp những người phụ nữ bất hạnh này. Ngày 1 /4/1958 chính phủ Nhật đã phát hành luật cấm mại dâm trên toàn quốc, các khu vực Akasen (赤線 : xích tuyến) bị đóng cửa . Akasen là những khu vực được cho phép hành nghề mại dâm trước đó. Kể từ đó những phụ nữ bán dâm trá hình biến thành những phụ nữ phục vụ trong những nhà tắm hơi (トルコ風呂) mà ngày này gọi là Sòpưranđồ (ソープランド).Bán hợp pháp?
Tại Việt Nam cũng vậy, mặc dù có nhiều luật phòng chống nan mại dâm đã được ban hành, là bất hợp pháp, nhưng vẫn còn phát hiện ở nhiều nơi. Không có thống kê nào cho biết số lượng phụ nữ hành nghề này là bao nhiêu và đóng góp vào mấy phần trăm GDP của cả nước?.
Xưa cũng như nay, mại dâm là 1 cuộc trao đổi vật chất và quyền lợi giữa người mua dâm và người bán dâm. Ở những quốc gia mà mức sống còn thấp, tiền lương không đủ bảo đảm cho những nhu cầu thiết yếu của con người (ăn , mặc, ở), thì nghề này dễ phổ biến.
Người bán dâm, phần lớn là các cô gái trẻ của các gia đình nghèo đói, chấp nhận hành nghề mại dâm do nhu cầu sinh nhai là chính. Họ chấp nhận những tổn thương về thể xác lẫn tinh thần. Những tổn thương này không những đã phá vỡ nền tảng hạnh phúc gia đình của cá nhân đó mà đã trở thành tệ nạn chung cho xã hội. Mức độ nhiều hay ít tùy theo độ nghiêm ngặt thi hành luật pháp, trình độ giáo dục và đời sống kinh tế của thành phần nghèo đó trong xã hội . Xét về mặt đạo đức thì những cô gái làm nghề này thật đáng tội nghiệp hơn là khinh bỉ, bởi đa số các cô gái bán dâm không có trình độ học vấn cao, không được hiểu biết đầy đủ về mặt đạo đức xã hội cũng như những kiến thức về những căn bệnh hiểm nghèo mà họ có thể mắc phải. Suy cho cùng thì chính phủ phải có trách nhiệm về tệ nạn này.
Không thể dùng những hành vi bỉ ổi và ngôn ngữ thô lỗ khi xử phạt những cô gái mại dâm, mà phải dùng tình thương để an ủi và khuyên răn, dùng giáo dục để nâng cao trình độ hiểu biết về giá trị của cuộc sống, tổ chức chữa bệnh và giáo dục cách phòng ngừa những căn bệnh hiểm nghèo có thể mắc phải, dạy nghề và ưu tiên tạo cơ hội cho họ tìm được công ăn việc làm. Là những việc mà 1 chính phủ vì dân phải quan tâm hàng đầu..
Một chính phủ tốt là 1 chính phủ không chỉ biết lo phát triển kinh tế, mà là 1 chính phủ có khà năng khắc phục được tệ nạn mại dâm và tệ nạn tham nhũng.
Nếu so sánh tệ nạn mại dâm với tệ nạn tham nhũng, thì tệ nạn tham nhũng mới thật đáng khinh bỉ hơn, vì nó làm cho cả 1 dân tộc bị chìm đắm trong nghèo đói. Chủ tịch của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Peter Eigen, nhận xét: "Tham nhũng là nguyên nhân chính của đói nghèo khóa chặt người dân trong vòng nghèo khổ."
Ở các nước ở Châu Phi, hàng năm có khoảng 148 tỷ USD bị mất hay thất thoát do tệ tham nhũng gây ra. Số tiền này tương đương với ½ của 248 tỷ USD mà Châu Phi nợ của nước ngoài. Tổng thống Mobutu SeSe Seko của Cộng hòa Dân chủ Congo biển thủ 5 tỷ đô. Cựu Tổng thống Shuharto của Indonesia có tài sản 15~35 tỷ đô, gần bằng ½ tổng sản phẩm nội địa của nước này. Cựu Tổng thống Philippines , Ferdinand Marco biển thủ 100 tỹ đô la, và cựu Tổng thống Alberto Fujimori của Peru , biển thủ hàng trăm triệu đô.
Trên 1 mặt nào đó, nạn mại dâm tỷ lệ nghịch với nạn hiếp dâm trong xã hội, là 1 tệ nạn không thể tiêu diệt chỉ bằng các chế tài xử phạt khi mà sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn tồn tại, khi mà hoạt động môi giới bán dâm ngày càng trở nên tinh vi , đa dạng và đa loại hơn. Chính vì thế mại dâm được hợp pháp hoặc bán hợp pháp ở 1 vài nơi trên thế giới ?
Một quốc gia tuy còn nghèo về vật chất nhưng được xếp vào hạng tốt nhất trong danh sách các quốc gia chống nạn mại dâm và tham nhũng là 1 quốc gia đáng tự hào?
Montréal ngày 20/11/2010
Ngô khôn Trí
.
.
.
No comments:
Post a Comment