Friday, November 26, 2010

TIẾP TỤC NÓI THẲNG VỀ CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI (KTS Trần Thanh Vân)

Trần Thanh Vân
27-11-2010

VẪN CẦN NÓI THẲNG VỀ CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI
Trần Thanh Vân

Trong những ngày Quốc hội bận bàn về “Tái cơ cấu Vinashin thì có các tin công bố trên báo rằng SẮP DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI, HÀ NỘI TIẾP TỤC DỰ ÁN QUY HOẠCH SÔNG HỒNG, ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC VẪN LÀM NHƯNG CHIA RA TỪNG ĐOẠN NGẮN, RỪNG BIÊN GIỚI VẪN BỊ BÁN DƯỚI HÌNH THỨC INNOVGREEN …. Nhiều người nháo nhác gọi điện thoại hỏi quan điểm của tôi. Tôi phải nhắc lại nhiều chuyện cũ để khẳng định rằng “ĐỪNG LỢI DỤNG LÚC CẢ NƯỚC ĐANG BẬN LẠI LÉN LÚT LÀM BẬY

Day dứt

Tôi là người thích nói thẳng , mặc dù lơì nói thẳng đôi lúc thật khó lọt tai , các cụ vẫn thường dậy: “Lời nói chẳng mất tiền mua / Lưạ lơì mà nói cho vưà lòng nhau ” . Quả đúng vậy, nếu chỉ cần noí xa xôi, nói nửa chừng thôi, mà người nghe đã hiểu ra, thì đâu đến nôĩ phải lớn tiếng , đúng không các bạn?

Hơn nưã tôi là một người phụ nữ, tôi cũng rất muốn được moị người khen rằng “Bà ta thật điềm đạm, noí năng nhẹ nhàng như rót mật vào tai …” Khốn nỗi, ngoài kia cả xã hôị đang kêu gào, đang lên án sự ngu dốt của những người có quyền có chức, tôi thấy ê chề xót xa như bị ai đó tát vào mặt. Không kìm được, tôi bỗng đứng bật dậy, đấm thùm thụp vào ngực: Tại sao để xẩy ra như vậy?.

Thật khốn khổ cho một Thủ đô vừa qua lễ kỷ niệm 1000 năm văn hiến, mà nhìn lại, sờ vào đâu cũng thấy lộn xộn, sờ vào đâu cũng thấy “ nát như tương Bần ”. Từ chuyện căng thẳng vì chiến dịch cắt ngọn nhà xây sai phép, vượt phép và triệt phá làng ẩm thực trong công viên cùng các nhà hàng nổi chiếm mặt hồ và xả rác bẩn trên các hồ. Chuyện đó chưa qua đi, thì rộ lên chuyện dự án xây đường hầm xuyên qua lòng Hồ Tây. Ngay sau đó là cơn đại hồng thuỷ ập đến, làm cho cả thành phố ngâm trong biển nước, khiến cả thành phố và cả nước phải lo lắng chuyện cưú người, cưú của cải và cưú đói.

Cuối năm 2008, những chuyện đau lòng đó vưà tạm lắng đi, thì oan hồn của những nạn nhân và những liệt sĩ đã hy sinh trong đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 nhắc nhở những người con Hà Nôị có lương tri hãy làm moị cách để bảo vệ chút không gian linh thiêng đó trong lòng thành phố.

Chưa hết, sang năm 2009 , một làn sóng âm ỉ đưa thông tin và động viên nhau hãy lên tiếng phản đối một ung nhọt khác đang ngang nhiên phá môi trường trong lành của Hà Nội: Khách sạn SAS ở công viên Thống Nhất.

Cũng như toà Trung tâm thương mại 17 tầng trên nền Chợ âm phủ, khách sạn SAS được khởi động từ thời ông Hoàng Văn Nghiên và ông Nguyễn Quốc Triệu làm Chủ tịch UBND thành phố, giấy phép đầu tư đã cấp từ lâu , vì nhiều lý do tế nhị , họ tạm lẩn đi để tránh dư luận, sau đó thì họ đã đổi chủ đầu tư, họ vẫn được gia hạn giấy phép và đang hôí hả thi công để tạo ra một chuyện đã rồi , dư luận có lên án cũng không kịp nưã .Vẫn chưa hết , nhờ có khách sạn cao cấp này “cầm cơ đi tiên phong”, nên ý tưởng “ Hầm chưá xe hơi ở góc đường Trần Nhân Tông & Nguyễn Đình Chiểu ” đang sống lạ . Chắc mọi người còn nhớ, vài năm trước, nhiều người đã dại dột lên tiếng baỏ vệ công viên Thống nhất, hai cái công ty NGƯỜI HÙNG hồi đó nay tự nó đã tắt ngấm rồi? .

Những chuyện thiếu minh bạch?

Tại sao để xâỷ ra như vậy? Ông bộ trưởng Bộ xây dựng từng tuyên bố “ Quy hoạch là ý chí của quyền lực” Thế rồi, để chứng minh quyền lực, cuộc tranh cãi vừa qua lằng nhằng mãi chuyện TTHCQG ở Ba Vì & Trục Hồ Tây Ba Vì… nhưng xem ra “Ý chí của quyền lực không mạnh bằng ý chí của đồng tiền ”, chắc mọi người chưa quên, công ty Hàn quốc POSCO E&C, con ruột của tập đoàn thép POSCO giầu có, định bỏ ra 225 triệu USD ban đầu, cùng với Hà Nội làm đường hầm xuyên qua lòng Hồ Tây để kiếm được 456 triệu USD tiền lãi ( theo bản luận chứng KTKT của Posco E&C biên soạn ) . Còn Sở Du lịch Hà Nôị tuy chẳng có xu vốn nào , nhưng “ăn trộm ” được 10.000 m2 đất của công viên làm tài sản góp vốn , họ đã dụ được tập đoàn Accor nôỉ tiếng thế giơí góp vào 40 triệu USD xây nên khách sạn 4 sao có ba mặt tiền quay ra công viên. Sau khi KS bị dừng rồi, chủ đầu tư được đền hơn 7000m2 đất ở phố Nguyễn Công Trứ vẫn chưa thỏa mãn, còn đòi thêm 80 triệu USD nữa?

Tôi nhớ, thơì tạm chiếm Hà Nôị có một khu “mả Tây” ở cuôí phố Quán Thánh, đó là nghiã trang của người Pháp, nơi đó chuyên mai táng lính Pháp ở mặt trận đưa từ các nơi về (họ không dám mai táng ở nghiã trang ngoại thành ). Sau này hài cốt được chuyển đi, nơi đó được làm thành sân vận động quận Ba Đình,hôm nay nơi đó cũng biến thành nhà rồi. Chính quyền Hà Nội rất thích xây nhà. Còn đoạn phố ngắn ở nơi chỉ có đồng bào và chiến sĩ bảo vệ Thủ đô hy sinh trong đêm 19/12/1946 thôi . Không thể goị đó là một nghiã trang chôn cất thông thường, mà là mấy nấm mồ tập thể rất to, chôn chung mấy trăm con người một lúc, xác được cuốn trong chăn, hoặc trong chiếu, rôì vùi xuống đó. Nhiều năm sau Nhà nước ta mới chuyển họ lên Bất Bạt, lâu ngày quá rôì nên không còn nguyên vẹn hài cốt nưã, bơỉ thế nhiều người vẫn cho rằng còn rất nhiều thi thể nằm lại nơi đây. Sau khi dừng dự án, người ta đào được hàng ngàn bộ hài cốt, Công ty Thủ Đô II đã thấy mình có lỗi chưa mà sao vừa rồi lại còn ăn cắp cây cổ thụ ở nơi linh thiêng ấy?

Khoa học tâm linh khác mê tín

Tôi muốn nhắc mọi người chú ý bài viết của tiến sĩ Phạm Gia Minh, phân tích về Phong thuỷ, dạo đó anh thông báo ảnh hưởng xấu của toà nhà 17 tầng định xây , sẽ đè lên 3 công trình pháp lý ở cận kề là Toà án nhân dân tôí cao, Toà án nhân dân thành phố Hà Nôị và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nôị, tôi xin bổ sung thêm rằng vơí góc độ “khách thể ”, phân tích như vậy là rất sâu và rất thoả đáng. Nay nhân việc công ty Thủ đô vừa “ăn trộm” cây cổ thụ bên cạnh 41 Hai Bà Trưng, nơi họ được Hà Nội đền cho, để xây TTTM mới chắc là cũng cao tầng. Khi chưa có toà nhà này thì khách sạn Melia và HaNoi Tower đã nhăm nhăm chĩa lưỡi mác vào cơ quan công quyền rồi, nếu có thêm toà nhà cao 70m ở sát bên cạnh , lại chắn mất một góc nhìn ở phiá Nam -Tây - Nam thì có lẽ Toà án tôí cao sẽ đến ngày mất hết quyền uy? Còn về góc nhìn “bản thể” thì xin thành thật khuyên nhà đầu tư nên suy nghĩ kỹ. Toà nhà TTTM cao lừng lững không điều hoà được âm dương , nó như cái cần ăng ten tự nó sẽ làm thoát hết dương khí , cho nên nơi đây vốn âm khí đã nặng nề sẽ trở nên nặng nề hơn . Đó là điều tối kỵ cho công cuộc kinh doanh lẫn trong cuộc sống gia đình .
Tất nhiên tôi chỉ có thể có lơì khuyên như vậy, tin hay không thì tuỳ. Một Kiến trúc sư quy hoạch cảnh quan đã nghỉ hưu, không đại diện cho quyền lực mà cũng không có tiền tài thì nói liệu có ai nghe?

Vẫn không thể không nói

Qủa thật, nói thẳng đôi khi thật khó lọt tai , nhưng nếu nói đúng và xuất phát từ lòng thành thì vẫn được xã hôị chấp nhận. Tôi cho rằng đã đến lúc phải nói rõ hết, để không đến nôĩ vài hôm lại xẩy ra sự cố.
Năm 2007, khi góp ý kiến về dự án Đô thị sông Hồng, vào ngày 21/9/2007, tôi được Tuần Việt Nam ( VNN) cho đăng bài Xây dựng Hà Nôị theo cấu trúc phong thủy , vơí lời chú thích nhã nhặn: Đây chỉ là ý kiến riêng và chỉ xem để tham khảo .

Tôi thật không ngờ rằng chỉ sau chưa đầy một năm, lý thuyết Phong thuỷ kinh điển TỰA NUÍ NHÌN SÔNG của Kinh đô Thăng Long, mà Vua Lý Thái Tổ đã lưạ chọn gần một ngàn năm trước, đã được con cháu trân trọng nhắc lại. Có điều đó mới chỉ nói đến trục toạ độ trên mặt phẳng nằm ngang của địa giơí hành chính .

Còn trục thẳng đứng?
Bốn chữ LONG BÀN HỔ CỨ (dịch là Rồng cuộn Hổ ngồi) tiếp theo, thì chưa mấy người hiểu đó là miêu tả hình ảnh con Rồng cuộn sóng sắp bay vút trời cao trên một địa thế ổn định trường tồn. Đó cũng chính là nói đến trục không gian 3 chiều của NUÍ CHẦU SÔNG TỤ đã được nhà nghiên cưú Phong thuỷ Ngô Nguyên Phi phân tích rất kỹ. NUÍ CHẦU thì rõ quá rôì, các dãy nuí chạy vòng cung hình rẻ quạt đi từ Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, qua Sông Gâm, Hoàng Liên Sơn, đến Sông Đà và Tam Đảo, rôì cùng đồng quy và xoáy lại tại vùng Thủ đô. Nhưng còn SÔNG TỤ? , ở đây ta cần phân biệt sự khác nhau về ngữ , nghiã của hai chữ HÔỊ & TỤ, các con sông đã gặp nhau tại Việt Trì , tức là sông đã hôị , nhưng nước sông chỉ tụ lại ở nơi sông Hồng mở ra rộng nhất rồi toả vào các hồ và các sông con, tạo ra giòng lưu thuỷ. Đó chính là vị trí của thành Thăng Long .

Con đê sông Hồng kiên cố được hình thành trong suốt ngàn năm, đã ngăn cản bớt giòng lưu thuỷ này , nhưng cao trình biến đổi từ Nuí Tản về đến Hồ Tây đã tự hình thành một giòng lưu thuỷ khác , khiến cho hạn hán hay mưa lũ cũng không gây ảnh hưởng xấu tơí kinh thành. Đó là vùng trũng mầu xanh có tác dụng như một hồ điều hoà cực lớn nằm giưã khoảng cách từ Hồ Tây tơí Ba Vì .

Nhưng đô thị phát triển tuỳ tiện , đến nay người ta đã bê tông hoá gần hết thảm xanh thiên nhiên đó, khiến trận lũ lụt đã làm cho trục đường Láng Hoà Lạc (nay gọi là Đại lộ Thăng Long) và Khu đô thị Mỹ Đình ngập trong biển nước. Người vẽ quy hoạch chỉ quan tâm đến mặt bằng mà không để ý đến cốt nền đã là chuyện nực cười rôì, nhưng người chủ đầu tư công trình cũng thật tuỳ tiện tiêu tiền thì thật đáng trách. Tôi đứng trước sảnh vào Cung Hôị nghị quốc gia và càng thắc mắc hơn khi nhìn thấy “ bậc tam cấp ” bước vào sảnh chính chỉ có một bậc và bậc đó chỉ cao chừng 8cm. Tôi không hiểu đây là do số đo nhầm, hay thi công cẩu thả, hay chủ ý khống chế chiều cao của các nhà quy hoạch? Vậy xin hỏi nếu một tận Hồng thủy nữa xây ra thì nơi trung tâm quan trọng này sẽ là cái gì?

Làm cách nào để cưú Thủ đô rộng lớn của chúng ta khỏi bị THUỶ TINH đe doạ đây? Ngài SƠN TINH đang đứng trên đỉnh nuí cao truyền rằng
Thứ nhất: “Hãy làm một chuôĩ hồ nước kênh mương có tổng diện tích lớn gấp đôi diện tích Hồ Tây để tự thu gom nước mưa trong mùa mưa lũ và tưới mát những ngày khô hạn ”
Thứ hai: “ Sông Hồng là cửa ngõ của thành phố, ở đây có giải đất cao chạy dọc theo bờ đê, không được xây công trình cao tầng , không được làm thoát dương khí và chắn gió từ mặt sông thôỉ tơí”
Những lời giáo huấn ấy không phải do tôi nói, sách nói, tôi chỉ là người học trò tận tuỵ dịch thành lời mà thôi .

Tôi không rõ người có quyền và người có tiền có thích nghe không?
------------------------------

Tác giả Trần Thanh Vân là KTS Cảnh quan.
Bài viết do tác giả gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện-Blog. Xin chân thành cảm ơn tác giả.
.
.
.

No comments:

Post a Comment