Friday, October 1, 2010

BERLIN : NGƯỜI VIỆT NHẬP CƯ - TỪ TẤM GƯƠNG ĐẾN VẤN NẠN

Vom Vorbild zum Problemeinwanderer
bums, X-Cafe chuyển ngữ
29.09.2010

Có khoảng 15000 người Việt Nam hiện đang sống tại Berlin. Họ đã từng được gọi là "thuyền nhân" hoặc hợp tác lao động và được coi là gương mẫu trong việc hòa nhập. Ở những người mới nhập cư sau này sự việc trông không giống như thế.
Xuân đứng trong nhà bếp của ký túc xá "ủng hộ xã hội", đó là một khối nhà lắp ghép sơn màu xám đỏ tại khu Berlin-Marzahn: phía bên trái tường là một dãy bốn bếp nấu, trên đó là những chiếc chảo đang rán nem và những nồi cháo đang nấu. Cùng với hai người Việt trẻ khác cô đang cắt thịt gà, xắt hành lá. Bữa ăn hôm nay có khách mời đến dự: dịp này đang là tuần văn hóa tại Berlin, nhà thờ thiên chúa giáo sẽ nhân đó muốn đánh động cho dự luận biết tình cảnh của những người nhập cư-và ban quan trị của khu nhà cùng với hội "Trống cơm", được thành lập từ năm 1993 nhằm giúp đỡ những người nhập cư thỏa mãn những nguyện vọng của mình, cũng đã mời tất cả mọi người đến thăm "ngày để ngỏ cửa".
Xuân cho biết cô đến Đức trước đây năm năm, ngày đó cô mới 15 tuổi. "Tôi hy vọng, sẽ kiếm được tiền ở Đức và nhờ đó có thể giúp đỡ được cho gia đình ở Việt nam." Gia đình cô ta đã phải vay mượn 8000 Euro để cô ra đi-ở Đức Xuân phải đi làm để trả món nợ này. Cô tham gia bán thuốc lá lậu tại trước cửa các siêu thị. Từ ngày sinh con cách đây hai năm cô đã thôi không làm công việc này, cô nói. Từ ngày đó cô và cậu con trai sống với nhau ở đây, trong ký túc xá, một căn hộ có trang bị đồ gỗ đơn sơ với giá thuê 280 Euro một tháng. Tiền để gửi về nhà cô không có.

Hầu như chẳng có ý muốn hội nhập
Hiện nay có 68 người Việt đang sống trong ký túc xá này, trong đó có 27 vị thành niên. Xuân đúng là gặp may, Tamara Hentschel người của hội "Trống cơm" nói. "nhiều người trong số họ, mà phần lớn rời đất nước sang châu Âu ở độ tuổi mười mấy, đã đến nơi trong trạng thái bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng, bị đói khát, phải chịu đựng bạo hành và xâm phạm tình dục. Cũng không it đã phải bỏ mạng trên đường đi." Và từ bán thuốc lá lậu ở Đức đã chuyển sang hành nghề mãi dâm từ lâu.
Giúp đỡ những người nhập cư mới, Hentschel kể, trong những công việc có liên quan đến chính quyền và trong quá trình xin tị nạn thường là những công việc khó khăn. Bởi vì khác với những người Việt, sang Cộng hòa Dân chủ Đức từ cuối những năm 60 dưới dạng xuất khẩu lao động và những người Việt đến CHLB Đức từ những năm 70 với tên gọi "thuyền nhân" do chạy trốn cộng sản, những người "mới đến" này xuất thân phần đông từ Trung phần Việt nam, họ lớn lên trong nghèo đói và hầu như không được hưởng một sự học hành nào. "Trình độ học vấn của họ thường rất thấp và họ hầu như chẳng có hứng thú gì với việc hội nhập. Họ chỉ muốn đi làm kiếm tiền để giúp đỡ gia đình ở quê nhà, và họ đã xếp tất cả những thứ khác dưới mục tiêu này. Nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề này, sẽ nảy sinh các xã hội bên lề. Đó là điều chúng ta phải tìm mọi cách ngăn ngừa."
Hội của bà ta vì vậy đã đứng ra tổ chức những lớp học tiếng Đức, những buổi lễ hội, những buổi đi chơi xa, giúp chăm sóc trẻ em và giúp đỡ học sinh học tập. Và đào tạo các "thông dịch viên văn hóa"-cho những người đã sống lâu ở Đức. Những người này một mặt sẽ đóng vai trò trung gian trong giao tiếp tại nhà trẻ, giữa trẻ em và các bậc cha mẹ người Việt với trẻ em và các bậc cha mẹ người Đức, mặt khác là vai trò trung gian giữa những người Việt với nhau.
Bởi vì đối với những thuyền nhân và những người hợp tác lao động khi xưa, Tamara Hentschel kể, những người Việt xin tỵ nan hiện nay là điều cấm kỵ. "Giữa chúng tôi và những người Việt đã từng sống ở đây lâu, tôi thường cảm thấy có một ranh giới thực sự," Xuân nói. Những ai phải trải qua nhiều năm gian khổ để có được giấy phép định cư chính thức tại Đức, đã có được một nhà hàng và luôn luôn để ý một cách kỹ lưỡng đến việc học tập tốt của con mình họ đều không muốn dây dưa đến việc buôn lậu thuốc lá, đến "nhà thổ Việt nam" hoặc đến chuyện bỏ học, Tran Dao, bản thân là một thông dịch viên văn hóa từ 20 năm nay, cố gắng giải thích điều đó.
"Những người khi đó đều có những đứa con ước vọng", cô ta nói, "và họ rất chú ý làm sao để con mình có được một tương lại tốt đẹp. Nhiều người Việt nam hôm nay sinh những đứa con "có mục đích", để chừng nào chúng 18 tuổi họ sẽ được phép định cư."

Hội nhập mẫu mực thường là không đúng.
Chính trị cũng vậy, thường hay rất thích trang điểm cho mình bằng "những người định cư cũ" hội nhập một cách mẫu mực và với thành tích học tập tốt của con cái họ, Tamara Hentschel nói. Và chỉ trích, rằng như vậy không chỉ là sự che đậy những vấn đề có tính cấp thiết của những người tỵ nạn Việt nam, mà còn che đậy những vấn đề tồn tại ngay trong nội bộ gia đình những thuyền nhân và gia đình những người hợp tác lao động: "Điều đó thường gây nên cảm giác, có vẻ như đối với người Việt nam: Ngài đã thành đạt, đó là điều tốt. Thế nhưng chính thế lại là chưa tốt. Đã có vấn đề trầm trọng trong nhiều gia đình. Các bậc cha mẹ phần đông đã phải tốn rất nhiều công sức để đạt được giấy phép định cư- và do vậy đã bỏ lửng việc hội nhập. Trình độ tiếng Đức của họ tồi, họ vẫn cứ phải tiếp tục làm việc nhiều. Họ có ít thời gian cho con cái và hầu như không có sự giao tiếp qua lại trong gia đình. "Thời gian cuối họ ngày càng phải chứng kiến nhiều lần việc cơ quan bảo vệ thanh thiếu niên đến các gia đình người Việt đem các đứa trẻ đi nơi khác chăm sóc- bởi vì chúng bày tỏ không còn muốn ở lại trong nhà nữa, Hentschel kể.
Còn một việc nữa vẫn đang chờ đợi để được giải quyết, hai mươi năm sau khi bức màn sắt sụp đổ: cho đến nay hầu như vẫn không có sự tiến gần lại nhau giữa những thuyền nhân ở bên Tây và những người hợp tác lao động khi xưa ở bên Đông. Giữa hai bên, những người chạy trốn chế độ cộng sản khi miền Nam Việt nam rơi vào tay miền Bắc, và những người đi theo tiếng gọi của đất nước xã hội chủ nghĩa anh em CHDC Đức đang tìm kiếm lực lượng lao động.
.
.
.

No comments:

Post a Comment