Nguồn: Willy Lam, Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
28.09.2010
Các tranh đấu về ngoại giao trong vụ Biển Đông Trung Hoa đã dịu xuống, nhưng một vấn đề lớn hơn về chính sách ngoại giao lại đang chờ đến: khối đông quần chúng mới được thêm sức sẽ không chấp nhận câu trả lời "không" nữa, và Bắc Kinh đúng là phải sợ hãi.
Cuộc tranh chấp gần đây giữaTrung Quốc và Nhật Bản trong vụ quần đảo Điếu Ngư (hay Senkaku, đối với người Nhật) dường như đã được dịu xuống với việc phóng thich viên thuyền trưởng của một tàu đánh cá Trung Quốc, người đã bị bắt giữ bởi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hồi đầu tháng này. Một số kha khá các báo chí truyền thông chính thức của Trung Quốc đã chạy tít lớn tuyên bố rằng Nhật Bản phải đầu hàng. Tuy nhiên, rõ ràng không có nghĩa Trung Quốc đã là người chiến thắng.
Thực vậy, thời gian dài bất thường mà Bắc Kinh đã trải qua để kiềm chế các cuộc biểu tình của công chúng về việc tố cáo Nhật Bản chiếm đóng Điếu Ngư, như tên gọi của quần đảo ở Trung Quốc, đã phô bày ra một thiếu sót quan trọng của cái gọi là mô hình Trung Quốc : Sự bất lực của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc vận dụng được tác động của ý kiến công chúng nhằm đạt đến các mục tiêu về ngoại giao cũng như ở trong nước. Thay vì hướng dẫn ý kiến công chúng, những ngày này các nhà lãnh đạo Trung Quốc đôi khi đẩy họ vào các lập trường không thoải mái khiến làm giảm thiểu các lựa chọn của họ.
Vụ ồn ào huyên náo với Nhật Bản là một ví dụ của trường hợp này. Ở đỉnh cao của cuộc tranh chấp, chính quyền Trung Quốc đã làm hết sức mình để ngăn chặn người Trung Quốc yêu nước bày tỏ quan điểm của họ. Những nhà tổ chức các cuộc biểu tình phản đối, chẳng hạn như các biên tập viên của trang http://www.cfdd.org.cn/, một trang web nổi tiếng về sự ủng hộ các vấn đề liên quan đến quần đảo Điếu Ngư, đã bị công an cảnh cáo "không được vi phạm pháp luật" vì đã tổ chức các cuộc biểu dương và các hành vi căn bản khác.
Vài trăm nhà hoạt động đã tham gia cuộc biểu tình ngày 18 tháng 9 - đánh dấu kỷ niệm 79 năm cuộc xâm lược của Nhật Bản vào các tỉnh đông bắc Trung Quốc - tại các thành phố bao gồm Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và Thâm Quyến đã phải chịu sự giám sát chặt chẽ của công an, tối thiểu đã đông hơn người biểu tình đến 4-1. Chỉ trong một giờ hoặc hơn, những người biểu tình đã bị giới cưỡng chế thi hành luật pháp giải tán.
Vào ngày 12 tháng 9, công an Trung Quốc đã ngăn không cho một nhóm các nhà hoạt động yêu nước thuê một chiếc thuyền đi từ tỉnh Phúc Kiến đến khu quần đảo Điếu Ngư để tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. 10 ngày sau, một hành động tương tự bởi một tổ chức yêu nước phi chính phủ tại Hồng Kông cũng thất bại vì chính quyền địa phương, đã chặn các tàu đánh cá này vì các lý do là họ không được phép chở hành khách.
Một lý do khiến Bắc Kinh rất lo lắng về các cuộc biểu tình này là dựa trên kinh nghiệm của quá khứ, những người "gây rối" thường lợi dụng các dịp hiếm hoi như vậy để biểu lộ nỗi bất mãn đến các vấn đề không thuộc về chuyện ngoại giao, mà đặc biệt là các vấn đề về tham nhũng trong các cơ quan đảng và chính phủ. Điều đó giải thích tại sao, theo như cơ quan giám sát những người Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc, đã có ít nhất chín nhà hoạt động bị bắt giữ hoặc bị cảnh cáo không được tham gia vào các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh và Quảng Châu.Trong số đó có Xu Zhiyong, một giảng viên tại Đại học Bưu chính Viễn Thông ở Bắc Kinh và Teng Biao, một luật sư. Xu và Teng là những nhà hoạt động phi chính phủ rất nổi tiếng, những người đã đứng lên bảo vệ cho các nạn nhân của nạn viên chức tham nhũng.
Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất tại sao các giới chức cầm quyền hoang tưởng về những cuộc biểu dương của công chúng là ngoài những lời các lời phỉ báng cung cách của Tokyo, người biểu tình cũng có thể tiến đến việc chê trách sự thất bại của Bắc Kinh vì đã không làm điều gì đáng kể để lấy lại các lãnh thổ bị mất. Trung-Nhật tranh cãi về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ đầu những năm 1970 khi Washington trả các quần đảo này cho Nhật Bản, nhưng các hành động của Bắc Kinh đã chưa từng vượt hơn khỏi các lời xác nhận hùng hổ của "chủ quyền từ thời xa xưa" của mình.
Cũng không phải là họ không có khả năng. Dù với sự phát triển nhảy vọt của Hải quân Trung Quốc, một giải pháp quân sự dường như không phải là điều để bàn đến nữa. Các quần đảo nhỏ thuộc về phạm vi của hiệp ước hỗ tương quốc phòng Nhật-Mỹ, một thực tế đã được khẳng định bởi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi bà gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara ở New York vào tuần trước.
Một giải pháp thực tế hơn là một trong những chủ trương của chưởng môn quá vãng Đặng Tiểu Bình khi ông đến thăm Nhật Bản vào năm 1978: tìm kiếm sự phát triển chung cho các quần đảo, vốn rất giàu tài nguyên thiên nhiên, trong khi gác lại các quan tâm về chủ quyền lãnh thổ. Trong dịp ấy, họ Đặng đã tuyên bố rằng có lẽ tốt hơn nên để "các thế hệ tương lai vốn có thể khôn ngoan hơn" giải quyết những trạng thái rối rắm về chủ quyền lãnh thổ. Lời tuyên bố của Đặng Tiểu Bình, có thể được hiểu như việc hợp pháp hóa hiện trạng của quần đảo Điếu Ngư đang được cai quản bởi Nhật Bản trên một cơ sở mặc nhiên (de facto), chưa bao giờ được đưa ra công khai ở Trung Quốc. Sự việc này cũng không từng được đề cập đến trong sách giáo khoa lịch sử bậc trung học.
Tại sao? Tại sao Trung Quốc lại quá sợ người dân của mình ?
Ngoài nguyên nhân từ truyền thống cai trị phi dân chủ nổi tiếng của lãnh đạo đảng, lý do chính đằng sau "hộp đen ngoại giao" là để không phải chịu trách nhiệm về việc đã không đương đầu nổi với các quyền lực nước ngoài như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Bất chấp hiệu quả tương đối của Bức Vạn Lý Tường Lửa (The Great Firewall) của Trung Quốc, lượng người yêu nước có thể xử dụng internet để bày tỏ quan điểm của mình, kể cả về các tiêu cực trong chính sách an ninh và ngoại giao của Bắc Kinh không ngừng tăng lên. Những người đi theo chủ nghĩa dân tộc này này không ngừng đồng thanh tin tưởng chung rằng Trung Quốc đã trở thành một quyền lực trưởng thành và xứng đáng có được một chỗ đứng trong các vấn đề thế giới đang phát triển để phù hợp với sức mạnh kinh tế của mình.
Chính vì nỗi lo sợ về một hậu quả phản xung của tính dân tộc chủ nghĩa mà các cuộc đàm phán của Trung Quốc với Hoa Kỳ và các nước khác có liên quan đến việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới chẳng hạn, được bao bọc trong vòng bí mật. Bắc Kinh rõ ràng lo sợ rằng nếu những thường dân Trung Quốc hiểu được các nhượng bộ đáng kể mà họ đã thực hiện trong các lĩnh vực bao gồm cắt giảm thuế quan, thì các cán bộ cao cấp trong đó có cả cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ sẽ bị liệt vào loại những "kẻ phản bội" bởi các đối thủ của WTO.
Những nỗi sợ hãi tương tự từng che phủ các cuộc đàm phán với Nga về một hiệp ước kết thúc nhiều thập kỷ tranh chấp đường biên giới 2700 dặm giữa hai nước. Bản hiệp ước chính thức ký kết vào năm 2008, chủ yếu là cuộc đàm phán giữa cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Boris Yeltsin. Văn kiện này hợp pháp hóa sở hữu của Nga trên một khối lãnh thổ rất lớn của Trung Quốc - ước tính đến 40 lần kích thước của Đài Loan - từng bị cướp đi của Trung Quốc trong những ngày tháng của các Nga Hoàng.
Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, sự việc các nhà lãnh đạo đảng khước từ không cho thành phần công chúng – bao gồm cả tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng khôn ngoan và được giáo dục tốt - tham dự vào việc xây dựng các chính sách đối ngoại đã làm suy giảm đáng kể các vận động về cán bộ và ngoại giao.
Ví dụ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda đã đạt đến một hiệp ước về mặt lý thuyết vào giữa năm 2008 để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông Trung Quốc. Thỏa thuận này phần lớn đã được dựa trên nguyên tắc "tìm kiếm sự phát triển chung, trong khi gác lại các quan tâm về chủ quyền lãnh thổ".
Một lần nữa, Bắc Kinh đã không nỗ lực giải thích cho công dân của mình những lý do đằng sau giải pháp có tiềm năng hai bên cùng thắng lợi này. Vài tuần sau khi ông Hồ rời khỏi Tokyo, hiệp ước về Biên Đông Trung Hoa được công bố, các cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ một sự không chấp thuận lớn lao, thậm chí cả trên các trang web chính thức. Kể từ đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã lề mề miễn cưỡng trong các cuộc đàm phán nhằm biến đổi thỏa thuận lý thuyết Hu-Fukuda trở thành một hiệp ước chính thức.
Nhưng không bao giờ Bắc Kinh từng cố gắng thuyết phục công chúng Trung Quốc về sự khôn ngoan của thỏa hiệp. Và trong năm qua, thành phần cứng rắn bao gồm cả giới quân đội diều hâu đã công khai bày tỏ sự không chấp thuận công thức của việc "tìm kiếm sự phát triển chung trong khi gác lại các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ".
Tuy nhiên, một nhược điểm khác của việc hình thành chính sách đối ngoại không minh bạch của Bắc Kinh là Trung Quốc có xu hướng dựa vào sự nghi ngờ nếu không muốn nói là đã sử dụng đến những biện pháp bất hợp lý để làm hài lòng những người theo chủ nghĩa dân tộc. Trong vụ tranh chấp gần đây, Bắc Kinh đã vung ra các quân bài kinh tế, trong đó bào gồm cả việc can ngăn người Trung Quốc không đi du lịch qua Nhật Bản và được biết là, còn đe dọa cắt xuất khẩu kim loại đất hiếm cho các công ty Nhật Bản.
Những chiến thuật này về bản chất không khác gì với lời kêu gào quen thuộc nhằm "tẩy chay sản phẩm của Nhật Bản" được thường xuyên đưa ra từ những người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, như Đại sứ Wu Jianmin, cựu Viện trưởng Đại học Ngoại giao Trung Quốc đã vạch ra vào tuần trước "Trong ngày hôm nay của nền toàn cầu hóa, 95 phần trăm sản phẩm của Sony được sản xuất tại Trung Quốc. Do đó, việc kêu gọi ‘tẩy chay sản phẩm của Nhật Bản’ chẳng phải là điều ngu ngốc hay sao? "
Nói rộng rãi hơn, sự quyết đoán gần đây của lãnh đạo Cộng sản đã làm bùng lên ngọn lửa cháy bỏng của lý thuyết về “Mối đe dọa Trung Quốc” và đã nhắc nhở các nước bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á tham gia vào "chính sách ngăn chặn chống lại Trung Quốc" được cho là dẫn đầu bởi Washington. Nỗ lực rõ ràng của Bắc Kinh nhằm giành trước những lời chỉ trích từ những người dân tộc chủ nghĩa sử dụng Internet đã dẫn đến sự cực đoan hóa về chính sách ngoại giao của Trung Quốc khiến có thể cắt giảm đến ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.
Bây giờ làm thế nào đây? Trước khi Bắc Kinh có thể điều hướng một cách có hiệu quả một loạt các vấn đề chủ quyền nhạy cảm với các nước láng giềng, trước tiên chủ tịch Hồ và các đồng sự của ông trong Bộ Chính trị phải tìm kiếm một sự hiểu biết với công chúng Trung Quốc về các thông số quyền lợi quốc gia của Trung Quốc - và làm thế nào để đạt được những điều ấy thông qua các quy tắc quốc tế được công nhận rộng rãi. Về lâu dài, nếu tiếp tục xem người dân Trung Quốc chỉ là một mối đe doạ đơn giản cần vô hiệu hoá thì họ đang muốn nó trở thành mối đe doạ thật sự.
.
.
.
No comments:
Post a Comment