Thursday, September 23, 2010

NHữNG TRANH CHấP CủA TRUNG QUốC TạI CHÂU Á GIÚP CủNG Cố ảNH HƯởNG CủA HOA Kỳ


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
22.09.2010
Trong vài năm qua, một chủ đề chiếm lĩnh thảo luận về tương lai của châu Á: Khi Trung Quốc đi lên, những nước láng giềng đang bị cuốn vào quĩ đạo của nó, cầu xin ơn huệ với cường quốc bá chủ trong khu vực.
Đương nhiên quốc gia được xem là kẻ thua cuộc chính là Hoa Kỳ, với sự giàu có và ảnh hưởng đang bị tiêu huỷ vào những cuộc chiến với Iraq và Afghanistan cũng như những khó khăn về kinh tế đã bào mòn vị thế của họ trong một châu Á năng động hơn.
Nhưng những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong vài tuần qua đối với những vấn đề an ninh đã tạo cho Hoa Kỳ một cơ hội để tự khẳng định mình - cơ hội mà chính quyền Obama đang mong mỏi để nắm lấy.
Washington đang nhảy vào giữa những cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước Đông nam Á bất chấp sự cảnh cáo thẳng thừng của Trung Quốc rằng nên lo chuyện riêng của mình. Hoa Kỳ đang tiến hành những cuộc tập trận với Nam Hàn nhằm giúp đỡ Seoul đẩy lui những đe dọa từ Bắc Hàn mặc dù Trung Quốc phản đối những việc này, nói rằng họ đang xâm lấn vào những khu vực quân đội Trung Quốc đang hoạt động.
Trong khi ấy, việc Trung Quốc tăng cường sự đối đầu đầy căng thẳng với Nhật qua sự kiện chiếc tàu đánh cá Trung Quốc bị Nhật bắt giữ trong vùng biển tranh chấp đang đẩy Nhật vào lại chiếc ô an toàn của Mỹ.
Đấu trường của những tranh chấp trong tuần này đã chuyển hướng sang hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ trên thế giới tại Liên Hiệp Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã từ chối gặp mặt đối tác Nhật Bản là Naoto Kan, và hôm thứ Ba ông đe doạ Nhật rằng sẽ có "hành động xa hơn" nếu họ không trả tự do vô điều kiện viên thuyền trưởng chiếc tàu đánh cá.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ các lãnh đạo Đông nam Á và hứa rằng Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ họ giải quyết một cách hoà bình những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong vùng biển Nam Hải.
"Hoa Kỳ đã rất thông minh," Carlyle A. Thayer, giáo sư thuộc Học viện Quốc phòng Úc chuyên nghiên cứu các vấn đề an ninh châu Á nói. "Họ đã làm tốt việc hỗ trợ các quốc gia trong khu vực."
"Trong toàn bộ, Trung Quốc đang chứng kiến không khí đang thay đổi mãnh liệt," ông bổ xung. "Vấn đề về mối đe doạ của Trung Quốc, nhờ chính những hành động của họ, đang được hồi sinh."
Khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với những vùng đất biên giới đang bị tranh chấp - khắp nơi từ Tây Tạng đến Đài Loan cho đến biển Nam Hải - từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, một ám ảnh vượt trội tất cả những quan tâm khác. Nhưng việc này đã phức tạp hoá sự cố gắng của Trung Quốc nhằm tạo hình ảnh đi lên của Trung Quốc như là một lợi ích cho cả khu vực và tạo ra một lớp đệm giữa Trung Quốc và những quốc gia láng giềng.
Không minh hoạ nào rõ ràng hơn bằng mâu thuẫn ngoại giao đang tăng cao giữa Trung Quốc và Nhật Bản qua việc chính quyền Nhật bắt giữ viên thuyền trưởng Zhan Quixiong từ chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc, họ nói rằng viên thuyền trưởng đã tông vào hai chiếc tàu tuần duyên gần quần đảo Senkaku hoặc Điếu Ngư trong vùng biển Đông Hải. Quần đảo này đang được Nhật Bản quản lý nhưng cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Sự kiện tranh chấp này có thể tăng cường quan hệ đồng minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, cũng như sự kiện vào tháng Tư khi trực thăng Trung Quốc quấy rầy chiến hạm của Nhật. Những đụng chạm này như lời nhắc nhở các lãnh đạo Nhật, những người từng đề xướng rằng họ cần chú tâm vào chính sách ngoại giao với Trung Quốc thay vì với Mỹ, rằng họ phải dựa vào Hoa Kỳ để cân bằng với một Trung Quốc khó đoán được, các nhà phân tích cho biết.
"Nhật Bản sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi sâu vào vòng tay của Mỹ, tăng cường hơn nữa quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật và sức mạnh quân sự của mình," Hoang Jing, một học giả về quân đội Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore nói.
Vào tháng Bảy, các quốc gia Đông nam Á, đặc biệt là Việt Nam đã hoan nghênh khi Bộ trưởng Quốc phòng Hillary Rodham Clinton nói rằng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng giúp đỡ tìm ra một giải pháp cho những tranh chấp mà các quốc gia này đang có với Trung Quốc trong vùng biển Nam Hải, vốn có nhiều dầu hoả, khí đốt và hải sản. Trung Quốc đã khẳng định chỉ chịu thương thảo song phương với từng quốc gia Đông nam Á, nhưng bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ những thương thảo đa phương. Quyền tự do đi lại trên biển là quyền lợi quốc gia của Mỹ, bà nói.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama sẽ gặp những nhà lãnh đạo của ASEAN gồm 10 thành viên. Hãng tin AP tường thuật rằng những người tham gia sẽ đưa ra một thông cáo chung chống lại việc "sử dụng hoặc đe doạ vũ lực bởi bất cứ quốc gia tranh chấp nào với mục đích củng cố những tuyên bố chủ quyền trong vùng biển Nam Hải." Bản thông cáo rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, vốn đã bắt giữ nhiều tàu đánh cá và thuyền viên Việt Nam trong những năm qua.
Hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du đã chỉ trích bất kỳ một nỗ lực trung gian nào từ Hoa Kỳ. "Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào không dính dáng đến vấn đề biển Nam Hải tham gia vào cuộc tranh chấp," bà tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Trung Quốc cũng đã phản đối những dự định của Mỹ trong việc tổ chức những cuộc tập trận với Nam Hàn trong vùng biển Hoàng Hải, nơi Trung Quốc tuyên bố là khu vực hoạt động đặc quyền quân sự của họ. Hoa Kỳ và Nam Hàn muốn gửi một thông điệp cứng rắn đến Bắc Hàn qua sự kiện mà Seoul nói rằng một chiếc tàu chiến Nam Hàn đã bị tàu ngầm Bắc Hàn bắn chìm bằng ngư lôi vào hôm tháng Ba. Sự hiếu chiến của Trung Quốc chỉ giúp củng cố sự dựa dẫm của Nam Hàn vào quân đội Hoa Kỳ.
Các quan chức Mỹ đang ngày càng lo lắng về việc hiện đại hoá hải quân của Trung Quốc và khả năng phóng phi đạn tầm xa của họ, cũng như việc Trung Quốc ngày càng mạnh bạo hơn trong vùng biển chung quanh. Vào tháng Ba, một quan chức Trung Quốc đã nói với các viên chức Nhà Trắng rằng vùng biển Nam Hải là một phần "quyền lợi cốt lõi" thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, tương tự như Tây Tạng và Đài Loan, một viên chức Mỹ đã kể lại trong một cuộc phỏng vấn lúc đó. Các quan chức Mỹ cũng phản đối việc Trung Quốc yêu cầu các công ty dầu hoả không được hợp tác với Việt Nam trong việc xây dựng những khu vực khai thác dầu ở vùng biển Nam Hải.
Một số nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc xem đây là một nỗ lực của Mỹ nhằm kìm chế Trung Quốc. Feng Zhaokui, một học giả về Nhật Bản tại Học viện Khoa học Xã hội đã nói trong một bài báo đăng trên tờ báo dân tuý, tờ Hoàn Cầu Thời báo hôm thứ Ba rằng Hoa Kỳ đang tìm cách "dung dưỡng một liên minh chống lại Trung Quốc."
Vào tháng Tám, Chuẩn Đô đốc Dương Di đã viết bài xã luận cho tờ Quân đội Giải phóng Nhân dân Thời báo do Quân đội Trung Quốc xuất bản, trong đó ông nói rằng một mặt Washington "muốn Trung Quốc đóng vai trò trong các vấn đề an ninh khu vực."
"Mặt khác," ông tiếp tục, "họ đang đối đầu và tăng cường bao vây chặt chẽ Trung Quốc và liên tục thách đố những quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc."
Các quốc gia châu Á vốn nghi ngờ dụng tâm của Trung Quốc đã xem Washington như là một đồng minh tất yếu. Vào tháng Tư, một sự kiện liên quan đến trực thăng của Trung Quốc và chiến hạm Nhật đã làm nhiều người Nhật giật mình, khiến họ cảm thấy yếu thế khi mà Ykio Hatoyama, lúc ấy là thủ tướng, đã làm Washington nổi giận khi ông hứa sẽ chuyển căn cứ không quân của lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ ra khỏi Okinawa.
Người kế nhiệm ông, Naoto Ka, đã tìm cách làm êm dịu quan hệ với Washington và đã nhấn mạnh rằng quan hệ đồng minh là nền tảng của chính sách đối ngoại của Nhật.
"Mối bất an về sự hiện diện Trung Quốc đã là một tiếng gọi cảnh tỉnh đối với tầm quan trọng của đồng minh," Fumiaki Kubo, một giáo sư về chính sách công tại Đại học Tokyo nói.
.
.
.

No comments:

Post a Comment