Thursday, August 26, 2010

BÁO TRUNG QUỐC : ĐỪNG ĐẨY VIỆT NAM VỀ PHÍA MỸ

Báo Trung Quốc: Đừng đẩy Việt Nam về phía Mỹ

nghiencuubiendong.vn

Thứ năm, 26 Tháng 8 2010 00:00

http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1015-dung-day-viet-nam-ve-phia-my

Thời báo Hoàn cầu ngày 24/8 đăng bài “Đừng đẩy Việt Nam về phía Mỹ” của Nghiên cứu viên Thái Bằng Hồng, Phòng châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Thượng Hải. Nội dung như sau:

Gần đây giao lưu quốc phòng Việt - Mỹ không ngừng ấm lên, quan chức quốc phòng cấp cao hai nước đã tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng lần đầu tiên. Theo tiết lộ của mạng BQP Mỹ, trong đối thoại hai bên đã bàn về tình hình quân đội Trung Quốc. Xuất phát từ vị trí địa lý của Việt Nam và vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông), dư luận Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ đối với việc quan chức Việt - Mỹ trong đối thoại đề cập đến tình hình quân đội Trung Quốc. Thực ra, Việt Nam là một quốc gia độc lập có quyền tự chủ trong giao lưu ngoại giao. Chúng ta (Trung Quốc ) nên hiểu, đề phòng việc quên lãng và làm mất mục tiêu “4 tốt” trong quan hệ Việt - Trung.

Tại sao cần phải làm nóng lại, kiên trì mục tiêu “4 tốt” trong quan hệ Việt - Trung?

Thứ nhất, mục tiêu “4 tốt” là trụ cột tinh thần trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Sức mạnh tinh thần đó là nền tảng trong quan hệ chiến lược giữa hai nước. Nhìn lại quan hệ Việt - Mỹ, giao lưu và hợp tác giữa hai nước này vừa mới bắt đầu, còn tồn tại rất nhiều nhân tố không xác định, muốn đạt đến cao độ của hợp tác chiến lược cần phải vượt qua khác biệt về tinh thần. Người Mỹ bị Cộng sản Việt Nam đánh bại, hình ảnh máy bay trực thăng Mỹ tháo chạy trên tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã khắc sâu trong tâm trí người Mỹ. Người Mỹ ngày ngày cầu mong cho Đảng Cộng sản Việt Nam sụp đổ. Như vậy thì họ có thể xây dựng quan hệ chiến lược với Việt Nam không? Đối với Việt Nam, rất nhiều người Việt Nam lặng lẽ xếp hàng, từ từ đi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự tôn thờ, kính trọng Hồ Chủ tịch của người Việt Nam là hiếm thấy trên thế giới hiện nay. Những cái đó làm cho chúng ta nhận ra rất nhiều điều.

Thứ hai, Việt Nam tiến hành đổi mới mở cửa đã ¼ thế kỷ. Trong quá trình đó, Đảng và CP Việt Nam đã hao tâm và tích cực học tập kinh nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc . Việt Nam và Trung Quốc có chung lý tưởng, chế độ kinh tế - chính trị giống nhau. Lẽ nào Trung Quốc lại đẩy một đối tác tốt, láng giềng tốt như vậy về phía Washington, để cho họ lựa chọn mô hình Mỹ.

Thứ ba, kiên trì mục tiêu “4 tốt” nhằm giữ gìn đại cục ổn định xung quanh Trung Quốc . Trong tình hình thế giới xảy ra hàng loạt các sự kiện lớn có ảnh hưởng mang tính chiến lược và toàn cục, việc giữ gìn môi trường xung quanh là nhiệm vụ hàng đầu. Đông Nam Á là khu vực trọng điểm trong chính sách “mục lân, an lân, phú lân” của Trung Quốc và Việt Nam là một mắt xích quan trọng để duy trì ổn định khu vực Đông Nam Á.

Sự giả tạo và tàn nhẫn của người Mỹ đối với Việt Nam chắn chắn sẽ không ít hơn những gì mà chúng ta biết. Cái gọi là “quay trở lại Đông Nam Á ” của Mỹ chính là việc thúc đẩy chiến lược bá quyền của Mỹ, tiếp tục làm “bá chủ”. Người Việt Nam không dễ quên như vậy. Trong bảo tàng chiến tranh của họ còn trưng bày rất nhiều hiện vật và hình ảnh về bom hóa học của Mỹ và nạn nhân của nó. Người Mỹ chỉ dựa vào mấy câu khẩu hiệu nhân quyền để thay đổi ấn tượng lịch sử của người Việt đối với Mỹ, e rằng là không thể.

Cuối cùng, về tranh chấp lãnh hải ở “Nam Hải” (Biển Đông), lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung đã sớm đạt được nhận thức chung. Hai nước cũng đã tuyên bố hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, cùng giữ gìn tình hình “Nam Hải” (Biển Đông) ổn định, duy trì cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu, bàn bạc về vấn đề khai thác chung nhằm tìm kiếm phương thức và khu vực phù hợp. Vấn đề là hai nước cần đề phòng Mỹ gây chia rẽ. BTQP Việt Nam Phùng Quang Thanh cách đây không lâu trong Hội nghị BTQP ASEAN đã từ chối chỉ trích Trung Quốc . Trong một hội nghị khác, ông Thanh đã bày tỏ Việt - Trung “nên gìn giữ tình hình ổn định, không để xảy ra bất kỳ tranh chấp nào ảnh hưởng đến đại cục quan hệ hai nước. Đồng thời, cần thông qua đàm phán hòa bình từng bước giải quyết, tránh để thế lực thù địch bên ngoài can thiệp với mục đích chia rẽ quan hệ Việt - Trung”.

Quan hệ Việt - Mỹ thời gian gần đây có những bước phát triển. Mặc dù Việt Nam có các hành động khiến người ta sinh nghi, nhưng không thể hiểu rằng, Việt Nam dựa vào Mỹ một cách vô nguyên tắc, từ bỏ Trung Quốc . Việt - Mỹ trong tương lai có thể dự báo được sẽ không thể phát triển thành quan hệ đồng minh đe dọa Trung Quốc. Đồng thời với việc kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần “4 tốt” trong quan hệ Việt - Trung, Trung Quốc cần phải cảnh giác với các hoạt động của một số rất ít phần tử cực đoan ở Việt Nam. Họ có thể lợi dụng tình hình hiện nay để thực hiện một số hành động cực đoan, như tìm cách đổ bộ lên một đảo nhỏ nào đó nhằm khiêu khích. Đối với những hiện tượng cá biệt đó, Trung Quốc không cần sử dụng lực lượng quân sự quá lớn cũng có thể khống chế được.

Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ ở châu Á, cũng không phải là đối tác chiến lược trên bàn cờ ngoại giao của Mỹ. Mỹ sẽ không vì Việt Nam mà mạo phạm Trung Quốc về quân sự.

.

.

.

“Tử huyệt” của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Vitinfo.com.vn

Thứ năm, 26/08/2010, 12:03(GMT+7)

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/vitinfo.com.vn/Tu-huyet-cua-Trung-Quoc-trong-van-de-bien-Dong/4765681.epi

.

.

.

No comments:

Post a Comment