Sunday, July 4, 2010

TẬP HỌP HỒ SƠ "VINASHIN"

VINASHIN: Bổ nhiệm người nhà và “xẻ” vốn trái nguyên tắc

03/07/2010

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1364&Chitiet=14021&Style=1

Tại sao một nguồn vốn không nhỏ của nhà nước từ Tập đoàn Vinashin lại bị “xẻ” ra để cho con trai và em ruột Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình làm “đại diện”?

Những việc làm sai nguyên tắc của vị “thuyền trưởng” Phạm Thanh Bình có là một trong những nguyên nhân chính làm “con thuyền Vinashin” chìm sâu và nợ nần, bế tắc ?

Hiện sai phạm của “thuyền trưởng” Vinashin Phạm Thanh Bình đang được thẩm tra xác minh...

Con tàu Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) đang có nguy cơ chìm đắm trong nợ nần và bế tắc về tài chính, lẫn cả mô hình đầu tư và phát triển.

Nhiều dấu hỏi và phản ứng trái chiều sau động tác chuyển đổi mô hình Vinashin. Mấy ngày qua, báo chí đăng tải nhiều về việc này. Song những câu chuyện trái khoáy về vị “thuyền trưởng” Vinashin và các cộng sự đắc lực của ông thì chưa thấy dư luận nhắc đến. Hiện sai phạm của “thuyền trưởng” Vinashin Phạm Thanh Bình đang được thẩm tra xác minh.

.

Kết quả ban đầu, theo Đại Đoàn Kết nắm được: Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình đã bổ nhiệm nhiều người thân trong gia đình vào những vị trí chủ chốt, quan trọng của Tập đoàn. Trong đó nhiều trường hợp được cất nhắc nhanh chóng và vội vã đến bất ngờ.

.

Trước hết là con trai ông Bình: Phạm Bình Minh, sinh năm 1980, tốt nghiệp đại học New South Wales chuyên ngành kỹ sư vỏ tàu thủy. Về nước tháng 2-2003 thì được giao cương vị Trợ lý trưởng bộ phận Nhà máy tàu biển Huydai Vinashin. Tháng 8 đến 11-2004 được điều về Ban Kinh doanh đối ngoại Tập đoàn. Tháng 12-2004 đến 11-2007 về Viện Khoa học công nghệ tàu thủy, ngồi ghế Trưởng phòng dự án công nghệ. Ngày 12-12-2007 được bổ nhiệm Phó Viện trưởng. Chỉ nửa tháng sau, tiếp tục kiêm thêm chức Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm và kiểm định tàu thủy, kiêm chức Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Tư vấn thiết kế công nghiệp, kiêm chức Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy, kiêm chức Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất.

Có thể nói, không có một nhân vật tài năng nào mà chỉ trong một thời gian quá ngắn lại liên tiếp được điều động, bổ nhiệm và kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ quan trọng trên “con tàu” Vinashin như vị con trai của ngài Chủ tịch HĐQT.

.

Trường hợp thứ hai là em ruột ông Bình: Phạm Thanh Phong. Ông Phong tốt nghiệp tại chức Đại học Xây dựng năm 2000. Sau khi tốt nghiệp hệ tại chức, ông được bổ nhiệm Phó giám đốc Công ty Tư vấn công nghệ và dịch vụ tài chính thuộc Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy. Ngày 6-3-2006 được cử giữ chức Phó giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Vinashin. Ngày 8-9-2006 được điều động giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin. Sau khi được cử làm “đại diện” góp vốn từ Tập đoàn cho Công ty Cổ phần Vinashin- Tư vấn đầu tư, ông Phong giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc.

.

Thứ ba là em vợ: bà Phạm Thu Hằng. Từ 1996- 2004, bà Hằng được bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam tại Nga. Từ 2004 đến nay làm Phó, rồi Trưởng ban Kinh doanh đối ngoại của Tập đoàn.

.

Điểm đáng chú ý thứ nhất là: Khi bổ nhiệm con trai mình, Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình đã không thông qua lấy ý kiến của Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và nghị quyết của HĐQT.

Điểm đáng chú ý thứ hai là việc ông Bình đã “xẻ” vốn nhà nước trong Tập đoàn để cho người trong gia đình mình đứng tên làm “đại diện”. Ngày 2-3-2009, Phạm Bình Minh con trai ông Bình được cử làm “đại diện” 10% vốn của Tập đoàn Vinashin để tham gia HĐQT công ty Cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin. Phạm Thanh Phong em trai ông Bình cũng được cử làm “đại diện” 51% vốn của Tập đoàn Vinashin và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin tại Công ty cổ phần Vinashin- Tư vấn đầu tư.

.

Việc cử con trai và em ruột của Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình làm “đại diện” nguồn vốn của nhà nước là vi phạm, trái với “Qui chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác” tại khoản 5, điều 48, Nghị định 199/2004/NĐ-CP: “Tiêu chuẩn của người đại diện quản lý vốn: Không là bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột với những người là đại diện chủ sở hữu, người trong HĐQT, giám đốc doanh nghiệp có vốn góp vào doanh nghiệp mà người đó được giao trực tiếp quản lý...”

Như vậy, tại sao một nguồn vốn không nhỏ của nhà nước từ Tập đoàn Vinashin lại bị “xẻ” ra để cho con trai và em ruột Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình làm “đại diện”? Những việc làm sai nguyên tắc của vị “thuyền trưởng” Phạm Thanh Bình có là một trong những nguyên nhân chính làm “con thuyền Vinashin” chìm sâu và nợ nần, bế tắc ?

TỔ PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA

.

.

.

Tân "thuyền trưởng" con tàu Vinashin muốn xin lỗi nhân dân (Bee.net 3-7-10)

Vinashin “sụp đổ”: Có lỗi của các bộ, ngành (PLTP 3-7-10)

'Chính phủ không ưu ái Tập đoàn Vinashin' (VnEx 2-7-10)

Vinashin tái cơ cấu và những ẩn số (VnE 1-7-10)

Vinashin vẫn phải trả khoản nợ nước ngoài (TT 2-7-10)

Giải cứu Vinashin (Blog Nguyễn Vạn Phú 1-7-10)

Thua lỗ nặng, Vinashin phải tái cơ cấu ( Dân lên tiếng )

Vinashin: Cuộc đại phẫu thuật bên bờ vực thẳm? ( VNN )

Lạ lùng câu chuyện tái cơ cấu Vinashin ( Mạnh Quân )

Vì sao Chính phủ tái cơ cấu Vinashin? (TBKTSG 1-7-10)

“Tái cơ cấu để Vinashin giảm nợ, tăng vốn” (VNN 1-7-10)

Bộ GTVT giải thích việc Vinashin bị chẻ làm 3 (Bee.net 1-7-10)

Bộ Giao thông Vận tải: Tái cơ cấu giúp Vinashin giảm nợ ( SGTT )

PVN đã sẵn sàng ôm 'cục nợ' của Vinashin (VNN 1-7-10)

PVN tiếp nhận đống rác của Vinashin ( Mạnh Quân )

Lạ lùng câu chuyện tái cơ cấu Vinashin (SGTT 30-6-10)

Tái cơ cấu, Vinashin bị chẻ làm 3 (VnEx 30-6-10)

Tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin (TP 29-6-10)

.

.

.

No comments:

Post a Comment