Sunday, July 4, 2010

KHÁM BỆNH SIÊU TỐC

“Khám bệnh siêu tốc”

Dr. Nikonian

04/07/2010

http://drnikonian.wordpress.com/2010/07/04/kham-b%e1%bb%87nh-sieu-t%e1%bb%91c/

Báo Tuổi Trẻ vừa đăng một phóng sự về tình trạng khám bệnh siêu tốc: 20 giây đến một phút cho một ngừơi bệnh ở nhiều trung tâm y tế lớn của thành phố. Rõ ràng, điều này hoàn toàn không nên, vì sẽ gặp nhiều sai sót không thể tránh khỏi trong một thời gian ngắn ngủi như vậy. Rất dễ hiểu nếu như đứng về phía công luận, chê trách ngừơi thầy thuốc, lên án sự tắc trách, hay phát biểu như thế này:

Cốt lõi vẫn là y đức

Viện sĩ – GSTS Dương Quang Trung, chủ tịch Hội Y học TP.HCM, cho rằng đang có hiện tượng nhiều thầy thuốc khám bệnh qua loa cho bệnh nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn, mặt trái của cơ chế thị trường, không có nghĩa vụ luật, chưa có y sĩ đoàn… Theo ông Trung, muốn hạn chế được hiện tượng này, các bác sĩ cần phải có y đức, lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm thiêng liêng của người thầy thuốc… Nhà nước cũng phải có nghĩa vụ luật (quy trách nhiệm khám chữa bệnh của thầy thuốc, thầy thuốc được làm gì, không được làm gì…), thành lập một tổ chức quản lý y bác sĩ, chứ không chỉ bằng lòng với Luật khám chữa bệnh chung chung…

------------------

.

Không phản đối GS Dương Quang Trung về các nguyên nhân được nêu ra, trừ một điểm: tôi không nghĩ chỉ có một cốt lõi duy nhất là vấn đề y đức. Hãy thử đặt mình trong một phòng khám ngột ngạt, nóng nực, đầy hơi ngừoi. Trong không gian đó, người ta phải đối diện với cả trăm con người đau đớn, khổ sở, nhăn nhó… Mà không phải người nào cũng biết giữ những lịch sự tối thiểu nơi công cộng như tắt điện thoại, không hút thuốc, không xả rác, không nói lớn tiếng, không quần đùi áo ngủ… khi đi khám bệnh.

Tình trạng này lập lại từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác…

Tôi không dám tin rằng, dù y đức cao dày đến đâu chăng nữa, một con người có thể luôn luôn giữ đựơc sự tỉnh táo, sáng suốt, niềm nở, nhã nhặn trong một môi trừơng làm việc như vậy.Trong khung cảnh đó, việc hành nghề tự nó đã là một chấn thương tâm lý kéo dài và khó tránh khỏi cho người thầy thuốc. Thay vì là một niềm vui trí tuệ và vinh dự tinh thần.

.

Khi bệnh nhân đông như thế này, nếu bác sĩ thiếu y đức thì việc khám bệnh siêu tốc rất dễ xảy ra (ảnh và chú thích: báo TT)

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=431362

.

Mặc dù hoàn toàn không ủng hộ sự gắt gỏng, quát nạt trong môi trường bệnh viện, tôi cũng không hiểu phải làm gì để tránh đựơc tình trạng khám nhanh, khám qua quít với sự quá tải như hiện nay. Thông thường, một cuộc khám bệnh đúng nghĩa phải mất từ 15-30 phút, có khi lên đến cả giờ nếu gặp case khó. Với 8 giờ làm việc, trừ đi dăm phút nghỉ tay uống nước, một người thầy thuốc Việt Nam sẽ giải quyết đựơc bao nhiêu case bệnh mỗi ngày? Chỉ làm một con tính nhỏ, người ta có thể tính đựơc số bệnh nhân tồn đọng lại sau một ngày khám bệnh chu đáo tử tế theo kiểu trên. Họ sẽ đi đâu, khám bệnh với ai? Với một bác sĩ vô hình mang tên Y Đức chăng?

Hơn 100 bệnh nhân mỗi ngày là một con số khủng khiếp mà các đồng nghiệp phương Tây nghe đến phải lắc đầu lè lưỡi.

Do đó, xin hãy nghĩ đến sự quá tải kinh khủng đó mà nhẹ lời với các đồng nghiệp của tôi. Tôi tin rằng, từ thâm tâm của bất cứ người thầy thuốc nào, ai cũng muốn nhẹ nhàng tử tế với người bệnh của mình, ai cũng muốn hoàn thành nghĩa vụ luận của giới y khoa.

Chỉ có điều, phải tạo ra một điều kiện để ngừơi thầy thuốc có thể thoải mái chu toàn nghĩa vụ, bên cạnh việc đòi buộc họ những phẩm chất bắt buộc của người thầy thuốc. Nghề thầy thuốc, tự thân đã là một nghề làm công ăn lương đúng nghĩa, mà ngừơi thuê họ là các bệnh viện. Họ không thể chủ động tạo ra môi trường làm việc cho mình đựơc, trừ phi rất giàu để làm chủ một bệnh viện tư.

Nếu không đựơc vậy, xin hãy cải tổ chương trình giáo dục y khoa và cả “tăng cường y đức”, để một người thầy thuốc có thể khám hơn 100 bệnh mỗi ngày mà vẫn chính xác, hòa nhã, vui vẻ… và không bị bệnh nhân chưởi mắng (?)

.

.

.

No comments:

Post a Comment