Khủng hoảng lãnh tụ của Việt Nam hay của Đảng?
Phong Uyên
02/06/2010 3:26 chiều Chưa có phản hồi.
http://www.talawas.org/?p=20923
.
Đọc bài “Cuộc khủng hoảng lãnh tụ của Việt Nam và hệ quả xã hội của nó” của Hoàng Giang, không thể không chia sẻ với tác giả nỗi lo sợ cho tiền đồ đất nước đang đi đến cái “họa diệt vong… mất vào tay ngoại bang”, nếu không sớm khắc phục được cuộc khủng hoảng lãnh tụ đã kéo dài cả mấy chục năm. Tác giả Hoàng Giang như một người y sĩ, coi Việt
.
Có điều khó mà có được liều thuốc “lãnh tụ”, vì chính tác giả đưa ra nhận định là lò hun đúc sản sinh ra lãnh tụ đã bị phá bỏ ngay từ khởi đầu: “Sau khi cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ bị chấm dứt một cách khiên cưỡng ở giai đoạn Giải phóng dân tộc bởi chính những người lãnh đạo cuộc cách mạng ấy thì quá trình hun đúc sản sinh ra lãnh tụ (của Việt Nam) không còn nữa.”
.
Cho tới nay, bi kịch của đất nước là chưa hề, hay giỏi lắm chỉ một lần, trong một thời gian ngắn từ 46 đến 50 trước khi cộng sản Tàu tới sát biên giới, có được một người có thể mang danh lãnh tụ của đất nước, là ông Hồ. Danh nghĩa lãnh tụ đã tự biến mất khi “Nhà nước ta” phải tuân lệnh Mao Trạch Đông, áp dụng chế độ “Đảng lãnh đạo”. Người dân không bao giờ được quyền chọn “lãnh tụ” của mình qua cái mà ở các nước dân chủ gọi nôm na là phổ thông đầu phiếu. Tuyệt đại đa số các nước trong Liên hiệp quốc đều được bầu lãnh tụ (Tổng thống hay Thủ tướng tùy theo thể chế). Ông Hoàng Giang nên thừa nhận là dân Việt
.
Trái lại trong Đảng Cộng sản Việt Nam, khủng hoảng “lãnh tụ” là căn bệnh bẩm sinh mãn tính. Đảng sở dĩ sống được cho tới ngày nay là nhờ ông Hồ cho uống thuốc “Một Đảng 2 phái: Lãnh đạo, Nhà nước” và cho ăn uống theo chế độ “chiếu trên chiếu dưới Làng xã Việt
.
Khi ông Hoàng Giang viết “… cụ thể là sau cái chết của Tổng Bí thư Lê Duẩn, dù ông này là 1 thủ lĩnh không hoàn thiện; ở ông đã bắt đầu có sự tha hoá rõ nét sau khi chiến thắng 75”, có lẽ ông suy luận là phải có một người cương quyết (à poigne) như ông Lê Duẩn mới quét sạch được “chuồng ngựa” (les écuries d’Augias) Đảng Cộng sản Việt Nam hiện giờ, “bị loại ký sinh trùng gọi là con ‘giả chúa’ đánh lừa để chiếm vai trò thủ lĩnh.” Không biết ông Hoàng Giang muốn ám chỉ ai là con “giả chúa” nên phải cần đến một người như Lê Duẩn, người mà nhiều người dân Việt, trong Đảng cũng như ngoài Đảng, coi là một hung thần cùng loại với Lê Đức Thọ. Có lẽ ông Hoàng Giang nghĩ là tình thế quá cấp bách, cần phải “dĩ độc trị độc”, Đảng phải có một lãnh tụ độc tài như Lê Duẩn để không thể “chịu thúc thủ buông xuôi mặc cho số phận đưa đẩy vào con đường của đổ vỡ do tham nhũng tha hoá bên trong, của quỳ gối lệ thuộc do bị o ép nước ngoài… nếu được ban phát hoà bình hữu nghị, thì đó chỉ là thứ hoà bình dành cho thằng hầu hay kẻ đĩ.”
.
Nhưng nếu ông Hoàng Giang nghĩ sâu xa một chút thì sẽ thấy chính Lê Duẩn là nguồn gốc của sự tha hoá: Nếu sau 75 Lê Duẩn không giải tán 2 đảng Dân chủ và Xã hội anh em, không triệt tiêu đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam, cho phép có Tổng Tuyển cử dù chỉ là hình thức như Hiệp định Genève 54 đã quy định, thì làm sao các bè phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam có thể độc quyền chia nhau quả thực, độc quyền tham nhũng được?
.
Ông Hoàng Giang đưa ra gần như một mệnh lệnh: “những người có trách nhiệm trong Đảng và trong bộ máy cầm quyền hiện nay phải cùng toàn dân nhanh chóng nhận diện cho bằng được những con ‘giả chúa’ đang trà trộn trong hàng ngũ lãnh đạo và các bộ phận đầu não của Đảng và của chính quyền nhà nước…” Không khó khăn gì mà không nhận diện được những con “giả chúa” “đã đàn áp, cấm đoán, truy tố những hành động của quần chúng phản đối nước ngoài xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, chiếm đất, chiếm tài nguyên, chiếm các vị trí xung yếu của Việt Nam như cảng biển, đất biên giới, rừng đầu nguồn… những kẻ dùng phương tiện của Đảng để nói hộ và tuyên truyền thay cho quan điểm xâm lược của ngoại bang…”
.
Đọc tới đâu, tôi gần như toát mồ hôi tới đấy khi hình dung được những ai là những con “giả chúa” trong bản cáo trạng. Bọn “giả chúa” này đều nằm trong phái “ngoại bang” trong Đảng. Nếu thi hành được “mệnh lệnh” này thì sẽ có một cuộc đảo chính cung đình vĩ đại. Không biết đó chỉ là một hi vọng không tưởng không, chứ nếu ông Hoàng Giang biết chắc là hiện nay trong Đảng có một người đầu đàn còn ẩn mình trong bóng tối, nhưng tới phút cần phải ra tay sẽ quy tụ được những người có trách nhiệm, có được một lực lượng mạnh mẽ làm hậu thuẫn cho mình đủ sức lật đổ được tay sai ngoại bang, thì phúc cho dân tộc Việt Nam biết mấy! Dẫu cho có thất bại cũng để tiếng muôn đời.
.
Tôi thì chả thấy ai trong Đảng hiện nay có được cái bản lãnh như thế cả. Sau Đại hội 11, nếu có được một người phá bỏ được cái guồng máy “giả chúa” ăn bám là guồng máy Lãnh đạo thì cũng đã khá lắm rồi.
.
Người “bản lãnh” có thể đi xa hơn nữa: Làm như đảng Xã hội Pháp, dám cùng ra ứng cử để 3 triệu đảng viên được quyền chọn người đứng đầu. Cho tới nay, ngay chính đảng viên còn chưa được quyền lựa chọn lãnh tụ cho cái đảng của mình, thì hi vọng gì người dân có quyền lựa chọn lãnh tụ cho đất nước. Khủng hoảng lãnh tụ cho tới nay vẫn được dìm trong câm lặng của lăng Ba Đình. Có chút khua động là tiếng vang của gót giày người lính gác giậm chân.
.
© 2010 Phong Uyên
© 2010 talawas
----------------------------------
[1] Phong Uyên, “Bàn cờ Việt Nam có gì thay đổi từ nay tới Đại hội 11”, talawas 30/3/10.
.
.
.
No comments:
Post a Comment