Nhân Lễ Chiến Sĩ Trận Vong Mỹ, nhớ Nghĩa Trang Biên Hòa
Huy Phương Washington, DC
Thứ Bảy, 29 tháng 5 2010
Vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5, người Mỹ kỷ niệm lễ Chiến Sĩ Trận Vong, tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh trên khắp các mặt trận kể từ sau cuộc nội chiến Nam Bắc 1860. Ngày này cũng là dịp để người Việt nhớ đến những người đã nằm xuống trong cuộc chiến vừa qua. Ông Vũ Văn Lộc, Giám đốc tổ chức IRCC ở San Jose, California trao đổi với VOA về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nơi vẫn còn 16.000 mộ phần quân nhân miền Nam vào tháng 4 năm 1975.
VOA: Xin ông cho biết sự liên hệ giữa tổ chức IRCC của ông và hNghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ?
Ông Vũ Văn Lộc: IRCC là cơ quan định cư của người di dân. Bên cạnh đó, tôi có thực hiện một viện bảo tàng thuyền nhân Việt Nam Cộng Hòa tại San Jose. Trong viện bảo tàng, tôi có nhu cầu thực hiện lịch sử và mô hình của nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thành ra cơ quan này là cái duyên của tôi.
Trước năm 75 tôi là một trong những người có liên hệ đến việc xây dựng nghĩa trang này, chúng tôi có theo dõi để biết các diễn tiến của nghĩa trang cho đến bây giờ.
VOA: Cách đây mấy năm, Thủ tướng Việt Nam đã ký quyết định dân sự hóa nghĩa trang này, quyết định này có ý nghĩa gì và kết quả cụ thể cho tới giờ này ra sao?
Ông Vũ Văn Lộc: Tôi nghĩ các ông ấy đã đến lúc phải làm nhưng tôi nghĩ biến thành nghĩa trang nhân dân thì chẳng đi đến đâu cả, bởi vì cái ý nghĩa quan trọng nhất là những người chiến binh miền Nam, khi người ta nằm xuống trong nghĩa trang đó, người ta không thể biến thành nhân dân được. Các ông ấy làm như vậy là lẩm cẩm, cho nên từ lúc đó chúng tôi đã yêu cầu nó phải là một di tích lịch sử của chiến tranh, vẫn luôn luôn là những ngôi mộ và nghĩa trang của phía quân lực Việt Nam Cộng Hòa, như vậy mới đúng.
Thực ra thì có vẻ như họ đã nhìn nhận có sự kiện đó, nhưng họ muốn bẻ ngoặt sang phía khác. Trên thực tế có một điểm như thế này: họ chưa có hành động tàn nhẫn là bốc đi chỗ khác hay là di tản.
Nếu đó là một nghĩa trang nhân dân thì sẽ giống như các nghĩa trang nhân dân khác trên đất nước. Có thể một ngày nào đó, nếu có nhu cầu muốn giải tỏa thì vẫn giải tỏa được. Nhưng nếu là một di tích lịch sử của chiến tranh để lại thì việc giải tỏa có thể không thể thực hiện được.
Thêm nữa, đã là nghĩa trang nhân dân thì sẽ theo quy chế của nghĩa trang thường, tức là ai muốn bốc mộ đem đi chỗ khác cũng được, muốn chôn thêm người vào đó cũng được. Như vậy chỉ độ vài chục năm sẽ có dân thường chôn ở đó; thế thì ý nghĩa của một nghĩa trang quân đội trong một thời kỳ chiến tranh hoàn toàn mất hết.
VOA: Cũng cách đây mấy năm, cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam xét lại vấn đề Nghĩa Trang Biên Hòa khi ông ấy về Việt Nam, ông có ghi nhận kết quả nào về lời kêu gọi này hay không?
Một góc của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trước năm 1975. IRCC
http://media.voanews.com/images/300*185/GF312.jpg
Ông Vũ Văn Lộc: Tôi có theo dõi nhiều nhưng không thấy kết quả gì cụ thể cả, mà ông Kỳ không có một suy tính tham mưu khoa học đầu đuôi. Ông chỉ nói theo ngẫu hứng, theo nhu cầu chính trị và cá nhân. Ông ấy cũng chẳng biết trong đó còn lại bao nhiêu ngôi mộ, chia lô như thế nào, hoàn cảnh thực tế như thế nào.
Do nhu cầu nghiên cứu nên chúng tôi biết khi chúng ta bỏ nước ra đi năm 75 thì ở đó có 16.000 ngôi mộ, và do diễn tiến từng ngày một xảy ra thì bây giờ cũng còn vào quãng 11.000. Như vậy đang còn một số đất trống có thể chôn cất thêm được quãng bốn năm ngàn người nữa. Còn nhà máy nước Bình An thì bên cộng sản họ cho đóng vào ngay chính giữa khu nghĩa trang, làm cho con đường đi từ cổng nghĩa trang đi qua Đền Tử Sĩ tới Nghĩa Dũng Đài bị cắt ra. Xong họ mở một cửa hông nhỏ để cho mọi người vào thăm. Tính chất họ làm chẳng có gì gọi là đàng hoàng cả.
Vì thế tôi nghĩ ông Kỳ cũng chưa tạo được một ảnh hưởng gì và cũng không biết mình đòi hỏi cái gì cho đúng đắn và làm cái gì cho nó rõ ràng cả. Ông chỉ nói có tính cách chính trị mà thôi.
VOA: Ông vừa nói nghĩa trang bây giờ đã mở cửa cho mọi người vào thăm. Hiện nay việc thăm viếng này đã dễ dàng hay vẫn còn khó khăn như trước?
Ông Vũ Văn Lộc: Nói một cách công bình thì không khó khăn nhưng cũng rất lẩm cẩm. Chẳng hạn như không giống một nghĩa trang dân sự thực sự, nó vẫn tạo ra sự nghi ngờ và thân nhân vào thăm viếng không thoải mái, phải ghi tên, phải trả lời xem thăm ngôi mộ nào, ở đâu. Những cái đó không giống một di tích lịch sử mà cũng không giống một nghĩa trang thường.
Còn một điểm quan trọng nhất là bởi vì không có sự gìn giữ đàng hoàng nên có cây mọc giữa ngôi mộ, đường xá có cỏ mọc, thành ra tôi có một ước mong là chẳng cần xây cất bằng một ngân khoản lớn lao gì, chỉ cần giữ cho cây cỏ đừng tàn phá nghĩa trang; rồi nhiên hậu, lịch sử đến một giai đoạn nào người ở hải ngoại hay trong nước còn mồ mả thân nhân có thể có cơ hội chấn chỉnh cho đàng hoàng.
VOA: Mới đây, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường hđề nghị Quốc Hội Việt Nam công nhận Nghĩa Trang Biên Hòa là chứng tích lịch sử quốc gia , ông nghĩ sao về đề nghị này?
Bia mộ hư hỏng của Hạ sỉ Lê Văn Cảnh. IRCC
http://media.voanews.com/images/300*400/Hsi+Le+v+Canh+74.JPG
Ông Vũ Văn Lộc: Cái đó phải là một di tích của quốc gia. Đệ nhất, đệ nhị thế chiến, chiến tranh Nam Bắc của Mỹ, hay bất cứ một cuộc chiến tranh nào, khi có một nơi tập trung chôn cất những tử sĩ như vậy thì đương nhiên nó phải là một di sản lịch sử của quốc gia.
Nhưng thực tình mà nói, cái này nó nằm trong Chính Trị Bộ, chứ còn Quốc hội thì tôi chả có hy vọng gì. Cái này phải do đảng cộng sản phải nhìn ra vấn đề rồi đến chính phủ phải làm.
Ở hải ngoại này mình phải vận dụng các chính phủ thông qua Quốc hội các nước thì mới có thể được, thành ra tôi cũng có biên thơ cho nhiều ông Dân biểu và Thượng nghị sĩ Mỹ, nói với họ bây giờ chúng tôi là công dân Mỹ, và đó là những mồ mả của thân nhân chúng tôi thì các ông phải lưu ý chứ. Nhưng lẽ dĩ nhiên vấn đề này chưa phải là ưu tiên của họ. Tôi ước mong toàn thể khối hải ngoại và cả người trong nước cùng nhau vận động, bởi vì kể cả các chiến binh đối phương của chúng tôi họ cũng phải nhìn nhận như thế.
Cuộc chiến tranh Nam Bắc của Hoa Kỳ là một bài học về tính chất văn minh của một nước là luôn luôn phải tôn trọng những người chết, cho nên ba mươi mấy bốn chục năm sau thì tất cả những tử sĩ của miền Nam rải rác đều được đưa vào trong nghĩa trang quốc gia Arlington của liên bang chôn cất. Họ làm cũng đàng hoàng lắm. Việt Nam muốn học đòi văn minh thế giới thì cũng phải làm như vậy.
VOA: Theo ông, giải pháp lý tưởng đối với Nghĩa Trang Biên Hòa nên theo hướng giải quyết như thế nào?
Ông Vũ Văn Lộc: Bây giờ tôi nghĩ người cộng sản họ có những khó khăn nội tại, nhưng họ vẫn có thể tiến từng bước một. Thứ nhất là tuyên bố đó là di sản lịch sử quốc gia.
Thứ hai, các ông ấy phải di tản ngay nhà máy nước đá Bình An đang nằm chình ình ngay giữa nghĩa trang, làm sao một di sản quốc gia mà có một nhà máy chặn đường vào nghĩa trang được.
Thứ ba, không cần phải xây cất lại cho nó hoành tráng, chỉ cần giữ cho nó có căn bản để nhiên hậu những bước kế tiếp, có thể con cháu của các liệt sĩ đã chết từ từ sẽ làm lại.
Khi chúng tôi đi khỏi Sài gòn thì ở đó còn 16.000 ngôi mộ, bây giờ đã cải táng được ít nhất 5.000; và cũng còn một số đất trống nữa. Nếu theo đúng kiểu trên thế giới người ta làm, thì những liệt sĩ được chôn rải rác ở khắp nơi, khi tìm được thì họ đem vào cải táng ở đó.
Bây giờ những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chết trong lúc bị tù cải tạo ở các nơi, nếu bây giờ muốn cải táng từ những miền xa xôi thì cũng phải được chôn ở đó. Lẽ dĩ nhiên, gia đình hay bạn bè có thể làm, không cần chính phủ cộng sản phải làm. Như vậy nó mới trở thành một di sản quốc gia một cách rõ ràng, thể hiện được tình người Việt Nam nói chung cho các thế hệ tương lai.
Cũng có thể ngay cả những người như chúng tôi có thể cải táng đem về chôn ở đó. Tôi cũng sẵn sàng rất mong khi tôi chết trở về nằm ở đó, giống như nhạc sĩ Nam Lộc đã đặt trong một bài hát “xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi.”
.
.
.
No comments:
Post a Comment