“Cô gái Rừng” Campuchia tìm lại tự do và các thầy lang băm Ba Đình
Lê Diễn Đức
Tháng Năm 29, 2010
“Cô gái rừng” là một phụ nữ Campuchia đã được phát hiện trong khu rừng rậm ở tỉnh Ratanakiri, Campuchia, vào ngày 13 tháng Giêng năm 2007.
.
Một gia đình trong làng gần khu rừng nhận cô gái được phát hiện chính là con gái của họ có tên Rochom P’ngieng (sinh 1979) đã biến mất 18 hoặc 19 năm trước đó. Rochom P’ngieng bị mất tích vào năm 1989 cùng với chị gái trong một cuộc đi chơi núi. Cho đến giờ vẫn chưa thấy dấu vết nào của người chị.
Câu chuyện trên đã được hầu hết các phương tiện truyền thông trên thế giới nói đến như là trường hợp một đứa bé hoang dã đã sống trong rừng, tồn tại và lớn lên cùng thiên nhiên. Tuy nhiên, một số phóng viên và tổ chức phi chính phủ cũng đặt nghi vấn rằng, sự thật đúng như vậy hay là cô gái có thể đã phải sống trong điều kiện bị nuôi nhốt.
.
Sal Lou, khi đối mặt với cô gái bí ẩn đã không có nghi ngờ nào rằng, đó là con gái của mình. – “Trông nó thật đáng sợ, da như bị căng ra, trần truồng và hành xử giống như khỉ, còn mắt thì đỏ như mắt cọp. Nhưng đó là con tôi” – Cha của Rochom nói với các phóng viên Campuchia.
.
Suốt 27 năm sống ở rừng rú tính đến ngày quay lại với đời sống con người, giờ đây Rochom P’ngieng khó khăn trong tư thế đứng thẳng mà di chuyển giống khỉ hơn là người. Người ta không biết liệu cô gái đã tự thân vận động để sống hay được động vật nào đó chăm sóc. Những câu hỏi đặt ra chỉ có lời đáp khi các chuyên gia khôi phục lại khả năng nói chuyện của cô gái.
.
Khi bị mất tích trong rừng, Rochom ở vào độ tuổi đã nói được thông thạo và học được những kỹ năng của người, do vậy các chuyên gia hy vọng sẽ gợi lại cách giao tiếp để cô có thể trở lại xã hội con người.
Trong 100 năm nay, người ta đã chứng kiến nhiều trường hợp tương tự. Ví dụ, tháng 5 năm 2005 tại thủ đô Kenya, người ta cũng phát hiện ra một em bé bị bỏ rơi bởi người mẹ của mình và được một con chó cái chăm sóc. Tháng Sáu năm 2001, ở vùng ngoại ô của
.
Trong 2 năm qua, những cố gắng để thích nghi Rochom đã không mang lại kết quả. Rochom không thể sử dụng được bất kỳ ngôn ngữ nào, thay vì đi bằng hai chân, cô thích bò, không chịu mặc quần áo và đã nhiều lần muốn trở về rừng. Tờ báo Anh quốc “Telegraph.co.uk” đã thông báo, Rochom vừa chạy mất trong trạng thái trần truồng.
.
Cha cô, Sal Lou, một cảnh sát, cho biết trong thời gian gần đây Rochom đã tiến bộ khá nhiều. Một ngày trước khi bỏ trốn, cô gái còn giúp gia đình nhặt rau. Tuy nhiên, vào một đêm, Ruchom đã vứt quần áo lại và ra đi…
.
Rochom và bố mẹ - Ảnh: AFP/Telegraph.co.uk
http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/05/rochomafp.jpg?w=455&h=284
.
Sal Lou đổ lỗi cho “ma rừng” về sự biến mất của con gái mình. Trong xã hội Campuchia, dân chúng vẫn tin tưởng thần thánh và thường sử dụng bói toán để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Để tìm con gái mình, họ sẽ làm lễ cúng và tế thần bằng trâu, lợn, gà và bốn ly rượu.
.
Trường hợp của Rochom P’ngieng cho thấy con vật cũng như con người đều hoàn toàn có thể tự thích nghi và đồng hoá với môi trường sống. Môi trường thiên nhiên cũng như môi trường giáo dục và đạo tạo của xã hội. Con vật được rèn luyện làm các chức năng của con người để mua vui trong các rạp xiếc. Con người được tẩy não, nhồi nhét tư tưởng, kết hợp với răn đe và dụ dỗ để biến thành những con vật, phụng sự cho ông chủ vì miếng ăn.
.
Trong bài “Đàn cá trong ao Bác Hồ và những con chó của Pavlov” tôi đã viết về bầy đàn đặc biệt này được chế độ cộng sản Việt
Bài viết cho thấy, trong mấy chục năm qua Đảng Cộng sản Viêt Nam có rất nhiều bí quyết thành công để cai trị, biến hoá con người, thuần phục họ, làm cho họ hót như những con vẹt, gật gù như con rối, múa như con công, điên rồ như chó dại, thậm chí vinh hãnh vén váy làm “phò” hoặc tự sướng khi “cầm c… cho thằng khác đái”…
.
Cho nên các nhà chức trách xứ Angcovat nên cố gắng tìm lại Rochom P’ngieng, tội nghiệp cô ta, và sau đó gửi qua Ba Đình nhờ đàn anh cộng sản Việt
Nói vậy thôi, tôi không tin các lang băm Ba Đình giỏi đến mức có thể làm triệt tiêu cái bệnh yêu tự do đã ngấm sâu vào da, thịt của Rochom P’ngieng.
Giống như bằng cái án 16 năm tù bất công mà Ba Đình muốn tạo nên một Trần Huỳnh Duy Thức khác, e khó thành công. Bởi vì, trong cuộc tranh đấu vì tự do, dân chủ và nhân quyền, đã có rất nhiều người bền bỉ vượt qua được môi trường khắc nghiệt của nhà tù và không đánh mất phẩm chất, nhân cách chân chính của mình.
Nguồn: Tin về Rochom P’nngieng của Telegraph.co.uk và Onet.pl 29/05/2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment