Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2010-04-03
Trong hơn 4 năm qua, có 1.186 tàu đánh cá và 7.045 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trong khi hoạt động ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông. Trong tất cả các vụ này, không thấy bóng dáng tàu tuần tra của Việt
Theo thông tin cập nhật, hiện nay vẫn còn 751 ngư dân Việt
Riêng năm 2009 có 304 tàu cá và 2.472 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài kiểm soát bắt giữ, xử phạt. Đây là con số báo động, giả dụ chia đều cho 365 ngày thì mỗi ngày có ít nhất 6 ngư dân bị nước ngoài bắt và mỗi tuần 5 đến 6 tàu cá bị cầm giữ.
Tự lo thân trên Biển Đông
Ngư dân Việt
“Bão tan rồi là nó ra nó lấy đồ hết, nó bóp cổ làm dữ dội làm kinh lắm, lấy hết dụng cụ đi làm biển của mình chỉ để lại 1 cái la bàn cho mình về. Thì nghe đài Tiếng Nói Việt Nam nói Hoàng Sa là của Việt Nam mình, nhưng của Việt Nam gì mà ra đây nó bắt miết à. Việt Nam đi ra đó ban đêm né ban ngày còn không dám đi. Nó bắt được nó phạt dữ lắm.”
Chính phủ Việt
.
Phản kháng suông
Trên truyền thông báo chí Việt Nam, sau mỗi vụ ngư dân và tàu cá bị lực lượng Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đều có công hàm phản đối, hoặc mời đại diện Sứ quán Trung Quốc tới đòi thả tàu và người. Khi thông tin về những vấn đề này, Bộ Ngoại Giao Việt
GS Ngô Vĩnh Long, khoa sử đại học Maine Hoa Kỳ, nhận định tranh chấp Biển Đông cần một giải pháp đa phương:
“Chính phủ Việt Nam muốn giải quyết vấn đề Biển Đông với các chính phủ khác thì chính phủ Việt Nam phải làm sao có sự đồng thuận với các nước Đông Nam Á khác, nếu chỉ có riêng Việt Nam đối đầu Trung Quốc thì Việt Nam bao giờ cũng thua, càng chờ càng thua.”
Theo Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online và VnExpress, thảo luận tại hội nghị về tình hình tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ cho thấy, không có sự phối hợp giữa các bộ ngành, cơ quan hữu trách về vấn đề bảo vệ ngư dân và phương tiện đánh bắt.
Hội nghị này do Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn tổ chức ngày 30/3, những số liệu được công bố có thể làm nhiều người bàng hoàng.
Đại diện Tỉnh Quảng Ngãi cho biết trong năm 2009, toàn tỉnh có 45 tàu và 599 ngư dân bị các nước khác bắt giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản và phương tiện. Về chi tiết, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 33 tàu và 433 ngư dân, trong đó có 4 tàu và 48 ngư dân bị giam giữ ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, 6 tàu và 32 ngư dân phải nộp phạt từ 50 ngàn tới 70 ngàn nhân dân tệ để được thả về (1 tệ tương đương khoảng 2.700 đồng). Số còn lại bị Trung Quốc đẩy ra biển, sau khi đã tịch thu toàn bộ tài sản, phương tiện, hải sản và cả nhiên liệu trên tàu. Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn 23 tàu và 141 ngư dân bị nước ngoài giam giữ.
Thật ra Quảng Ngãi không phải là tỉnh giữ kỷ lục về số tàu cá và ngư dân bị bắt, tỉnh này được biết tới nhiều vì đa số vụ việc đều dính tới vấn đề dư luận quan tâm đó là Hoàng Sa và kẻ bắt giữ là lực lượng Trung Quốc.
Năm ngoái tỉnh có tàu cá bị bắt giữ và xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang với 58 tàu, Cà Mau 56 tàu, Bà Rịa Vũng Tàu bị vướng 46 tàu, Bình Định 47 tàu và Quảng Ngãi 45 tàu.
.
Không có cơ chế bảo vệ ngư dân
Theo Tuổi Trẻ Online, tại hội nghị đại diện Bộ Ngoại Giao, ông Bùi Quốc Thành Cục Phó Cục Lãnh Sự nhìn nhận cơ chế phối hợp rất bị động, mặc dù Bộ Ngoại Giao là cơ quan chủ trì đấu tranh đối ngoại để bảo vệ ngư dân. Khi có tàu cá bị bắt Bộ Ngoại Giao không được thông tin chính thức. Điển hình như vụ tàu cá QNg 50362 mới đây, Bộ Ngoại Giao chỉ biết tin qua báo chí, sau đó mới có công hàm gởi phía Trung Quốc đề nghị thả công dân Việt
Thiếu tướng Nguyễn Phước Lợi, phó tư lệnh Bộ đội biên phòng, cho rằng cần phối hợp kiểm tra trên các vùng biển và cần có mặt kịp thời hỗ trợ khi ngư dân bị nước ngoài đuổi bắt.
Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi đặt vấn đề, Nhà nước khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, trong khi ngư dân Quảng Ngãi đi vào vùng này bị phía Trung Quốc bắt giữ liên tục. Do vậy chính phủ cần có chính sách hỗ trợ ngư dân, để họ yên tâm làm ăn, sự có mặt của ngư dân cũng là một biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Theo Thanh Niên Online, tình trạng ngày càng nhiều hơn các vụ ngư dân và tàu cá bị nước ngoài bắt giữ trên Biển Đông được các cơ quan chức năng phân tích nguyên nhân. Theo đó, Trung Quốc gần đây đã tăng cường mở rộng phạm vi, tần suất tuần tra, kiểm sóat vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa, các nứơc lân cận phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ “hình lưỡi bò” nên cũng đã gia tăng tần suất kiểm tra và áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với tàu cá nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
.
Các biện pháp cấp thời
Việt
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh ven biển quản lý chặt chẽ tàu cá của địa phương, nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân tổ chức đưa người và tàu cá sang khai thác tại vùng biển nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Ngư dân Việt
.
Theo dòng thời sự:
Trung Quốc lại bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam
751 ngư dân Việt Nam đang bị bắt giữ ở nước ngoài
Hội thảo quốc tế về tranh chấp chủ quyền Biển Đông
Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói về vấn đề Biển Đông
Vấn đề Biển Đông sẽ là đề tài nóng tại Asean
Nhận định của Tư lệnh Mỹ về tình hình Châu Á-Thái Bình Dương
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment