Nguyễn Hưng Quốc
Thứ Hai, 29 tháng 3 2010
http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/tu-do-ngon-luan-03-29-2010-89428597.html
Trong các quyền tự do của con người, điều tôi quan tâm nhất là tự do ngôn luận. Bởi, một phần, có lẽ tôi là nhà văn; phần khác, quan trọng hơn, theo tôi, không có tự do ngôn luận, rất nhiều quyền tự do khác sẽ trở thành vô nghĩa.
Chẳng hạn, có thể nói đến tự do tư tưởng mà lại không có tự do ngôn luận được không? Tư tưởng là cái gì cần được bộc lộ và chia sẻ. Nghĩ ngợi sâu xa đến mấy mà không được quyền mở miệng ra nói với ai thì tư tưởng để làm gì?
Ngoài ra, không được tự do ngôn luận liệu có thể có tự do trong văn học nghệ thuật hay trong chính trị được hay không? Chắc chắn là không.
Thiếu tự do ngôn luận, trong văn học, người ta chỉ có thể gặp những con vẹt; trong chính trị, chỉ gặp một bầy cừu.
Nhớ, sau năm 1975, quyền tự do ngôn luận ở Việt
Nghe nói tình hình ở miền
Sau phong trào đổi mới, tình hình khá hơn nhiều. Lần đầu tiên về lại Việt
Một thứ tự do như vậy không thể gọi được là tự do.
Tự do ngôn luận thực sự không thể giới hạn trong hình thức phát biểu: Nó phải bao gồm cả nói, từ nói ở chỗ riêng tư đến những chỗ công cộng, đến viết và công bố, từ trên sách báo đến trên mạng. Tự do ngôn luận thực sự không thể bị giới hạn trong phạm vi đề tài: Nó phải bao gồm quyền tự do phát ngôn về mọi vấn đề, kể cả về chính trị. Tự do ngôn luận thực sự cũng không thể bị giới hạn ở mức độ: Nó phải dung hợp cả sự phê phán và đả kích. Tự do ngôn luận cũng không thể bị giới hạn ở hoạt động: Nó phải bao gồm cả ba yếu tố, từ việc tìm kiếm đến việc tiếp nhận và tham gia phát tán thông tin cũng như ý tưởng.
Với cách nhìn như thế, không ai có thể nói là Việt
Báo chí và xuất bản thì đều nằm hết trong tay nhà nước. Nhà nước kiểm soát từ A đến Z. Internet cũng bị kiểm soát. Mới đây, báo cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) nêu tên Việt
Ở đây có hai điều cần ghi nhận:
Thứ nhất, bên cạnh việc bắt bớ, hành động chà đạp lên quyền tự do ngôn luận còn được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nữa, chẳng hạn, uy hiếp hoặc sa thải các phóng viên và blogger, hay dựng tường lửa, hay sai hacker đánh sập các trang mạng độc lập.
Thứ hai, ở các nước khác, người ta thường bị bắt vì tuyên truyền chống nhà nước hoặc đòi hỏi tự do và dân chủ, những điều mà nhà nước độc tài không thể nào chấp nhận được. Ở Việt thì khác. Trong số các phóng viên hoặc blogger bị bắt bớ hoặc uy hiếp, cũng có người lên tiếng đòi hỏi đa đảng, nhưng phần lớn đều lên tiếng vì hai mục tiêu khác: chống Trung Quốc và chống tham nhũng. Nói cách khác, ở Việt
Nói đến “tội” chống Trung Quốc, tự nhiên sực nhớ chuyện ngày xưa. Cuối thập niên 1850, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Theo lời khuyên của một số tướng lãnh, “hòa thì mất ít, đánh thì mất nhiều”, Tự Đức ra lệnh tướng sĩ rút khỏi vùng đất Pháp chiếm đóng, hơn nữa, không được chống phá lại họ. Ai tiếp tục chống Pháp thì bị xem là phạm tội “phản nghịch”. Thời ấy, tương truyền Phan Văn Trị có hai câu thơ thật hay:
"Đứng lại làm chi cho mất công
Vừa đi vừa đái vẽ nên rồng"
À, mà các bạn có thấy là gần đây, có nhiều nhà thơ đái trong thơ lắm không?
“Điềm” gì vậy?
.
.
.
No comments:
Post a Comment