Phạm Diễm Hương
Cập nhật ngày: 19/03/2010
http://www.viettan.org/spip.php?article9655
Ngày 14-3-10, báo Người Việt online loan tin “Phát áo, mũ ’Hoàng Sa, Trường Sa, Việt
Cùng ngày, trên trang web của đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, cũng đưa ra một thông cáo báo chí có đoạn:
Trước cổng đền Ngọc Sơn, các đảng viên Việt Tân đã công khai phân phát đến đồng bào các tặng phẩm bao gồm áo thun và mũ mang giòng chữ HS.TS.VN.
Đài phát thanh Chân Trời Mới, nghe được qua địa chỉ http://radiochantroimoi.com, trong chương trình ngày 14 tháng 3, đã phát đi phần phỏng vấn một người đang tham gia phân phát áo, mũ, người này cho biết lý do chọn ngày 14 tháng 3 là vì trùng với ngày trận chiến Trường Sa năm 1988:
“Chúng tôi muốn ghi ơn 58 chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh ở tại Hoàng Sa vào năm 1974, và 64 chiến sĩ của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh ở tại Trường Sa vào năm 1988. Những người con ưu tú này của Việt
Ngày 15 tháng 3, trang web Việt Tân tiếp tục đưa lên một phóng sự bằng hình với nhiều hình ảnh của ngày phát áo, mũ “Trưòng Sa Hoàng sa Việt Nam” và một video về sự kiện này, được thực hiện ngay tại Hà Nội.
Và cũng ngày 15 tháng 3, trang web của đài RFA loan tải bản tin với tựa đề “Phát áo, mũ ‘Hoàng Sa, Trường Sa, Việt
Truyền thông baó chí đưa tin như thế, là độc giả, thính giả chúng ta nghĩ gì? Sẽ đọc và nghe những bản tin này như thế nào? Nếu chọn cho mình vị thế của một người yêu nước, công bằng, không vị kỷ và sáng suốt, chúng ta sẽ nhìn và sẽ thấy được những điều tốt đẹp, tích cực đang được đóng góp vào công cuộc đấu tranh.
Thực vậy, từ sau các phiên toà cuối năm 2009, kết án 9 nhà dân chủ yêu nước ở Hải phòng với bản án nặng nề, tổng cộng 32 năm tù giam và 27 năm quản thúc. Đến đầu năm 2010, một phiên toà khác kết án 4 nhà dân chủ ở Sàigòn tổng cộng 33 năm tù và 16 năm quản thúc. Những bản án khắc nghiệt như thế, những tưởng sẽ làm tan rã được phong trào dân chủ, hay ít nhất có thể đè bẹp được phong trào một thời gian. Thế nhưng, bạo lực không kiến tạo được hoà bình, bạo lực không khuất phục được niềm tin, vì ngay trong lúc những phiên toà được tạo dựng, những bản án được dự trù, phong trào dân chủ vẫn lớn, vẫn dẫm lên truy bức và đi tới, buộc CSVN phải lùi, phải co cụm và phải bị khuất phục.
.
Thành công từ kín đáo đấu tranh….
Bất chấp mọi đàn áp dã man, mọi truy bức khủng khiếp, ngọn lửa đấu tranh, và phong trào dân chủ vẫn tiếp tục cháy và lan nhanh ra khắp nước. Ngày mồng 1 Tết Canh Dần ( tức 14 tháng 2 năm 2010), qua sự phối hợp hành động của 4 tổ chức: Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Phong Trào Lao Động Việt, Tập Hợp Vì Công Lý, và Đảng Việt Tân, truyền đơn Lời kêu gọi Ngàn năm Thăng Long “đấu tranh bất bạo động cho tự do dân chủ” và phản đối “chủ trương bành trướng của Bắc Kinh” đã được rải đều khắp 10 tỉnh thành từ Bắc chí Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phú, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ….tại những chỗ đông người như bến xe đò, chợ Tết, tụ điểm giải trí, hội vui Xuân, chợ hoa Xuân, các trung tâm giáo dục...
Và cho đến nay công an CSVN vẫn không thể tìm ra manh mối để có thể bắt giữ bất cứ một người nào. Điều này nên được hiểu là:
1- các tổ chức đấu tranh đã lớn mạnh, đã có đủ kinh nghiệm để bảo vệ an ninh cho các thành viên của mình.
2- người dân khắp nước đã tham gia phong trào dân chủ, và họ đã che chở bảo vệ phong trào.
3- sự đoàn kết, tin tưởng và kỷ luật giữa các tổ chức đấu tranh đã tăng cao, đã ngăn chặn được sự chia rẽ, cài cắm của kẻ thù.
4- bộ máy công an mật vụ, một cột trụ quan trọng giúp chống đỡ và bảo vệ nhà nước CSVN hiện đang mất dần khả năng chuyên bố ráp của nó.
.
Đến chiến thắng công khai thách thức
Ngày 14 tháng 3, ngay tại thủ đô Hà Nội, dưới ánh nắng chan hoà của ngày cuối tuần, người dân, đa số là giới trẻ, đã đội mũ và mặc áo xanh với hàng chữ “Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam”, hân hoan, thanh thản, đi lại trên cầu Thê Húc, hoặc tiến vào đền Ngọc Sơn. Một số lớn khác, vây quanh những người phát áo và mũ với khuôn mặt đón chào rạng rỡ. Người ta có thể nghe những âm thanh rộn rã giữa người tặng áo và người nhận áo qua đoạn phim ngắn trên trang web Việt Tân.
Và cũng có thể nghe một trong những người tham gia đã nói trong phần phỏng vấn của ông Nguyễn Khanh, giám đốc đài RFA. Người ấy nói rằng:
…chính anh em chúng tôi không thể tưởng tượng số người lại đông đến như thế. Chúng tôi mang theo cả thảy 3 ba lô lớn gồm cả mũ và áo, và chỉ trong vòng từ 45 phút đến một tiếng là phát hết.
…bà con ở đây rất vui…tấp nập du khách, thành ra không chỉ bà con địa phương và ngay cả du khách nước ngoài cũng mặc các chiếc áo, đội các chiếc mũ chúng tôi tặng. Họ còn đứng chụp hình chung với chúng tôi nữa.
…anh em chúng tôi là đảng viên đảng Việt Tân, tức là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Nhưng phải nói rõ với anh là không cần phải là đảng viên đảng Việt Tân mới làm chuyện này, bằng chứng là bằng cách này hay cách khác đã có rất nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước lên tiếng biểu hiện sự quan tâm và lo lắng trước tình trạng đất liền và lãnh hải của Việt Nam bị mất dần vào tay Trung Quốc.
..Còn những anh chị em chúng tôi ở trong nước thì họ đã và đang cùng đồng bào khắp nơi làm những việc gian nan, nguy khó hơn nhiều. Việc làm của chúng tôi chỉ mang biểu tượng tinh thần chia sẻ mà thôi.
…có cả những người ở trong nước tham gia với chúng tôi. Họ cũng có mặt ở hiện trường.
…có công an mặc đồng phục và thường phục xuất hiện ở đây, nhưng tôi nghĩ công việc chúng tôi làm rất trật tự, không vi phạm luật pháp của Việt
…Chúng tôi có gặp những người bảo vệ trật tự ở đây, chúng tôi có nói là chúng tôi làm với 3 mục đích, thứ nhất là tưởng niệm 58 chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và 64 chiến sĩ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh hồi năm 1988.
Thứ hai là chúng tôi cũng muốn tiếp nối công việc làm của những người yêu nước khác, như là ông Điếu Cày, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn, Luật sư Lê Thị Công Nhân, chị Phạm Thanh Nghiên cùng tất cả những người hữu danh và vô danh khác.
.
Thứ ba, chúng tôi có giải thích với bà con và những du khách chung quanh là chúng tôi muốn cùng với người Việt hải ngoại và người Việt trong nước bày tỏ, chia sẻ với nhau về trách nhiệm, bổn phận đối với đất nước Việt Nam của chúng ta.
Thật khó có thể tượng tượng được, thực hiện hai biến cố chỉ cách nhau đúng 1 tháng ( 14-2 rải truyền đơn Lời kêu gọi ngàn năm Thăng Long, 14-3 tặng áo mũ TSHSVN) mà phong trào dân chủ đã tiến một bước thật dài, từ việc rải truyền đơn kín đáo, đến việc xuất hiện thách thức công khai ngay tại Hà Nội dưới ánh sáng mặt trời. Thái độ này nghiễm nhiên đã là thế chủ động của phong trào dân chủ trong công cuộc đấu tranh.
.
Hãy nhìn dòng người tấp nập trên cầu Thê Húc tuyên xưng Trường Sa Hoàng Sa là của Việt
1- Lòng dân trong và ngoài nước đã đan kết với nhau, hiên ngang yêu nước, bình thản thách thức bạo quyền, họ không chỉ in truyền đơn mà còn in hàng trăm tấm áo với tình yêu biển đảo, và chuyển giao cho nhau ngay ban ngày giữa lòng Hà Nội, đúng vào ngày 14-3, ngày 64 chiến sĩ của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam hy sinh tại Trường Sa năm 1988. Chỉ có người dân tưởng nhớ đến họ trong ngày này trên cầu Thê Húc, tuyệt nhiên không có một buổi lễ nào dành cho họ từ phía chính quyền.
2- Sức mạnh dân tộc đã làm tê liệt mọi ruồng bố, bắt bớ, đàn áp của công an CSVN.
3- Chính nghĩa quốc gia đã khuất phục được bạo lực. Việc phân phát áo mũ đã diễn ra gần một tiếng đồng hồ, thế mà guồng máy trấn áp vẫn án binh bất động.
4- Đảng viên Việt Tân hải ngoại và quốc nội đã công khai, minh danh đấu tranh ngay trước mắt công an mặc đồng phục, thường phục và nhân viên bảo vệ.
5- Đấu tranh bất bạo động là phương thức đấu tranh an toàn, thực sự hữu hiệu, và được mọi người hỗ trợ, tham gia.
6- Bộ máy công an mật vụ đã mất hẳn khả năng bố ráp. Sau khi hoàn thành công tác, các đảng viên Việt Tân đã từ giã đồng bào và trở về nơi an toàn của họ.
.
Mọi sự việc diễn ra như một giấc mơ, khiến chúng ta hạnh phúc, sung sướng, tưởng như ngày quang phục đất nước gần kề. Nhưng nhớ lại, giấc mơ này đã phải trả bằng máu xương của nhiều người từ mấy chục năm qua: Từ ngày đất nước bị chia đôi 20 tháng 7 năm 54, đến cuộc chiến bảo vệ miền Nam với sự hy sinh của cả một thế hệ, và từ sau ngày mất miền Nam, đã có những người bỏ gia đình êm ấm, để trở về nước mưu cầu hạnh phúc cho muôn người và họ đã hy sinh. Máu xương của họ chắc chắn đã đóng góp cho giấc mơ lớn của dân tộc.
Trở về với thực tại hôm nay, sau những thắng lợi có thể xem như ngoạn mục của phong trào dân chủ, như Lời kêu gọi Ngàn Năm Thăng Long, phát áo mũ TSHSVN, LS Lê thị Công Nhân ra tù, khẳng khái tuyên bố tiếp tục đấu tranh; LM Nguyễn văn Lý đã về với chúng ta bằng sự đấu tranh quyết liệt của chính Ngài và sự hỗ trợ của đồng bào và quốc tế.
Trong thời gian trước mặt, chắc chắn công cuộc đấu tranh sẽ còn nhiều vất vả, gian nan, phải cứu các anh chị em dân chủ còn ở trong tù; phải tiếp tục nuôi dưỡng, xây dựng và bảo vệ phong trào dân chủ; tiếp tục quảng bá phương cách đấu tranh bất bạo động đến mọi người dân trong nước, xiển dương chính nghĩa quốc gia và sức mạnh dân tộc để khuất phục kẻ thù.
Bấy nhiêu điều phải làm, cần thật nhiều thao thức và tấm lòng của đồng bào trong nước và hải ngoại.
Chỉ một suy nghĩ công bằng, một thái độ sòng phẳng đối với sự việc vừa xảy ra tại Hà nội, hay tại 10 tỉnh thành trong ngày đầu năm, đã là một đại hạnh cho dân tộc. Vì đó là đóng góp phần trí huệ, phần tinh anh nhất của con người; và trí huệ hướng dẫn mọi hành động, điều khiển mọi tình cảm. Trí huệ đuợc khai mở, hành động sẽ đứng đắn và tâm sẽ từ bi, nhân bản.
Bên cạnh đó, chỉ cần tấm lòng yêu nước thiết tha, sự can đảm, dấn thân của đồng bào trong nước, sự đóng góp công sức của đồng bào hải ngoại để yểm trợ các nhà dân chủ quốc nội, thì chắc chắn phong trào dân chủ sẽ ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, bền bỉ cho đến ngày đất nước vinh quang.
Giấc mơ nào cũng có thể trở thành sự thật nếu chúng ta quyết tâm biến nó thành sự thật, hãy tin điều đó.
.
.
.
No comments:
Post a Comment