Monday, February 1, 2010

VỊ ĐẮNG CỦA ĐẦU TƯ TRUNG QUỐC Ở AUSTRALIA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
VỊ ĐẮNG CỦA ĐẦU TƯ TRUNG QUỐC Ở ÔXTRALIA
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 26-1-2010

Đăng bởi
anhbasam on 01/02/2010
http://anhbasam.com/2010/02/01/457-v%e1%bb%8b-d%e1%ba%afng-c%e1%bb%a7a-d%e1%ba%a7u-t%c6%b0-trung-qu%e1%bb%91c-%e1%bb%9f-oxtralia/

Công ty đường CSR của Ôxtraylia vừa mới bác bỏ đề nghị mua lại bộ phận sản xuất, kinh doanh đường và năng lượng tái sinh với giá 1,5 tỷ USD từ Tập đoàn thực phẩm lớn nhất Thượng Hải là Bright Food Group để tiếp tục chiến lược phát triển của mình “vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông”.
Trong bài bình luận mang tựa đề “Vị đắng của một đề nghị ngọt ngào” đăng trên tờ “Người đưa tin Xítni buổi sáng” ngày 16/1, tác giả Ian Verrender nhận định việc Trung Quốc muốn mua lại các cơ sở sản xuất đường của CSR, công ty mía đường lớn nhất Ôxtraylia và lớn thứ sáu thế giới, đã làm tăng thêm những thách thức trong cuộc tranh luận về lợi ích quốc gia ở Ôxtraylia.

Trong những hoàn cảnh bình thường, việc Công ty Bright Food của Trung Quốc đặt vấn đề mua lại hoạt động kinh doanh đường của tập đoàn CSR tại Ôxtraylia lẽ ra sẽ là lý do để ăn mừng, vì cái giá trên hầu như chắc chắn sẽ cao hơn những gì mà Giám đốc điều hành CSR Jerry Maycock có thể mang lại cho những cổ đông thông qua việc chia tách tập đoàn này. Thay vào đó, cách tiếp cận này đã làm “sưng tấy một vết thương đang mưng mủ”. CSR đã trở thành tâm điểm cho một cuộc tranh luận đang đe doạ gây chia rẽ Ôxtraylia mà kết quả của nó có thể gây ra những hậu quả cho nhiều thế hệ. Đó là một vấn đề mà sẽ chi phối không chỉ thế giới kinh doanh mà còn cả viễn cảnh chính trị trong nhiều năm tới.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Canbơrơ là làm thế nào để bảo đảm Ôxtraylia lợi dụng sự tăng trưởng kinh tế phi thường đang diễn ra ở Trung Quốc mà không làm tổn hại đến sự toàn vẹn và chủ quyền quốc gia, đồng thời không phải bán rẻ cái gì. Liệu Canbơrơ có nên cho phép một chính phủ nước ngoài mua các tài sản chiến lược ở Ôxtraylia? Đây là một cuộc tranh luận mà dự kiến sẽ được phủ đầy bởi những quyền lợi bất di bất dịch trong cả hai phía của sự phân tích chính trị, đồng thời là nơi lý lẽ lôgích và lý trí sẽ là nạn nhân của những cáo buộc rẻ tiền về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự bài ngoại.
Ôxtraylia có những gì mà Trung Quốc cần: các nguồn tài nguyên dồi dào, cả khoáng sản lẫn nông nghiệp, những thứ rất cần thiết để Trung Quốc cuối cùng giành được điều mà Bắc Kinh tin là vị trí chính đáng của Trung Quốc trong trật tự xã hội toàn cầu. Thế nhưng, Trung Quốc không đơn giản bằng lòng là một khách hàng. Trung Quốc muốn là người sở hữu, tăng cường các nguồn cung cấp chất lượng cao chừng nào Bắc Kinh vẫn cần và với giá thấp nhất có thể.
Ôxtraylia lâu nay luôn dựa vào vốn nước ngoài. Kể từ khi những người định cư châu Âu đến Ôxtraylia vào cuối thế kỷ 18, đất nước này đã đầu tư nhiều hơn những gì tiết kiệm được và sự thiếu hụt đó ban đầu được tài trợ từ Anh và gần đây hơn là từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Điều khiến Trung Quốc khác biệt là đầu tư nước ngoài trước đây được tài trợ bởi những nhà đầu tư và các tập đoàn với động cơ chính là lợi nhuận, trong khi làn sóng mới từ Bắc Kinh do Chính phủ Trung Quốc kiểm soát – một chế độ lấy việc chế ngự các quyền của cá nhân để thiên về đám đông quần chúng làm giá trị cốt lõi. Thậm chí khi Trung Quốc đã tỏ thái độ mở rộng tự do đối với thương mại, buôn bán và chủ nghĩa tư bản trong những thập niên gần đây, Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ cách tiếp cận độc đoán đối với sự bất đồng chính kiến trong chính các công dân của họ.
Khi thực hiện ngoại giao quốc tế, Trung Quốc làm những gì Trung Quốc muốn. Bắc Kinh đều đặn đe doạ các nhà lãnh đạo nước ngoài, những người nuôi dưỡng những ý tưởng gặp Đạtlai Lạtma. Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ hồi năm 2009 khi Ôxtraylia cấp thị thực nhập cảnh cho một nhà lãnh đạo độc lập của người Duy Ngô Nhĩ để tới dự Liên hoan phim quốc tế Melbourne. Tháng 7/2009, Trung Quốc bắt giam 4 nhân viên cấp cao của Tập đoàn khai khoáng Rio Tinto, buộc tội họ là tham nhũng trong những hợp đồng mua quặng sát. Các vụ bắt giam này diễn ra chỉ vài tuần sau khi Rio Tinto từ chối một thoả thuận trao quyền kiểm soát công ty này cho doanh nghiệp quốc doanh Chinalco của Trung Quốc.
Các tập đoàn của Trung Quốc cho đến nay hằunh chỉ nhằm vào những công ty khai thác tài nguyên của Ôxtraylia, nhất là quặng sắt, than đá và những thành phần chủ chốt khác nhằm giữ cho ngành thép đang bành trướng nhanh chóng của nước này hoạt động hết công suất. Động thái vừa qua nhằm vào một công ty nông nghiệp là sự chuyển hướng khỏi chủ đề đó và cho thấy một sự thúc đẩy của Bắc Kinh nhằm mở rộng các mục tiêu đầu tư.
Trong hầu hết thập niên qua, mục tiêu đầu tư chính của Trung Quốc là thiên đường an toàn trái phiếu Chính phủ Mỹ. Tác động cuối cùng của chiến lược này là quỹ tiết kiệm quốc gia của Trung Quốc đã tài trợ cho nước Mỹ tiêu pha hoang phí. Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với gần 800 tỷ USD đầu tư vào các loại trái phiếu Chính phủ Mỹ, chiếm gần ¼ nợ quốc gia của Mỹ.
Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh công khai thừa nhận họ đã sai lầm khi đầu tư quá nhiều tiền tiết kiệm quốc gia vào các trái phiếu Chính phủ Mỹ, nhất là dựa vào sự giảm giá có phần ác ý của đồng USD trong năm qua, trong khi lẽ ra họ nên mua các hoạt động khai thác tài nguyên ở những nơi như Ôxtraylia.
Cho đến 2 năm trước đây, quan tâm của Trung Quốc ở Ôxtraylia vẫn ở mức độ thấp và thận trọng. Chỉ thị từ Bắc Kinh cho những người đứng đầu các doanh nghiệp là hoạt động dưới tầm rađa, không gây ầm ĩ. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm thay đổi mọi thứ. Sau khi được gọi đến để cứu Phố Uôn và sau đó kích thích nền kinh tế của mình để giữ cho Mỹ và châu Âu cùng trụ lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định đã đến lúc phải có một cách tiếp cận táo bạo hơn đối với các vấn đề kinh tế.
Vở diễn quốc tế lớn đầu tiên của Trung Quốc là đầu tư vào Rio Tinto 2 năm trước đây thông qua công ty quốc doanh Chinalco khi Rio Tinto tìm cách chống trả nỗ lực tiếp quản từ BHP Billiton. Sau đó vào năm 2009, khi BHP không còn mặn mà với việc tiếp quản, ban giám đốc Rio Tinto đầy tuyệt vọng vì đã tự đẩy mình vào cảnh nợ nần do một kế hoạch mở rộng tốn kém đã đồng ý để Chinalco nâng cổ phần từ 9% lên 18%, điều sẽ khiến cho Bắc Kinh, khách hàng lớn nhất của công ty, trở thành cổ đông chính. Dưới sức ép của các cổ đông, Rio Tinto phá ngang thoả thuận này vào năm 2009, khiến cho các quan chức Chinalco bị bẽ mặt trong con mắt các ông chủ chính trị của họ. Sự báo thù diễn ra mau lẹ. Trong vòng vài tuần, 4 quan chức cấp cao của Rio Tinto, trong đó có một công dẫn Ôxtraylia là Stern Hu, đã bị bắt giam, mở ra một cửa sổ trong cách tiếp cận độc nhất vô nhị của Bắc Kinh đối với chủ nghĩa tư bản cũng như sự tích hợp liền mạch của chính phủ, kinh doanh và luật pháp.
Canbơrơ nên đáp lại sự công kích được mong đợi từ Trung Quốc như thế nào? Có lẽ Canbơrơ có thể bắt chước Oasinhtơn và Brucxen, những nơi ngày càng trở nên lớn tiếng trong chỉ trích đối với các chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Trung Quốc có thể đang phát triển rất nhanh, nhưng nước này vẫn là một quốc gia tương đối nghèo. Tuy nhiên, Trung Quốc có các trữ lượng vốn rất lớn, được xây dựng thông qua sự mất cân bằng thương mại trên diện rộng với thế giới phát triển. Trong hai thập niên qua, ngành công nghiệp nặng đã di chuyển từ thế giới phát triển sang Trung Quốc, ban đầu là do sức hấp dẫn của giá nhân công rẻ. Không có ai phàn nàn vì sản lượng công nghiệp hiệu quả và giá rẻ của Trung Quốc giữ cho giá cả ở mức thấp, giữ cho lạm phát toàn cầu ở mức thấp. Thế nhưng, trong những năm gần đây hơn, một nhân tố khác đã bắt đầu có hiệu lực. Trung Quốc đã chủ tâm giữ cho đồng tiền của họ ở mức thấp một cách giả tạo, làm suy giảm khả năng cạnh tranh của quốc gia khác và trên thực tế trợ cấp cho các ngành xuất khẩu.
Trung Quốc vừa mới chính thức vượt Đức để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của thế giới, với 10% thị phần toàn cầu. Một thập niên trước đây, Trung Quốc chỉ chiếm có 3% thị phần. Sự thay đổi nhanh chóng này đã dẫn đến việc đáp lại ngày càng thù địch từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), những nơi đang gia tăng những lời kêu gọi ban lãnh đạo Trung Quốc để đồng nhân dân tệ tăng giá. Những lời kêu gọi này đã liên tiếp bị Bắc Kinh bác bỏ và bác bỏ với một thái độ dẫn đến việc bùng lên các căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây. Phản ứng trước sự chỉ trích này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Một mặt, người ta yêu cầu để cho đồng nhân dân tệ tăng giá, và mặt khác, người ta đang áp dụng mọi cách thức của những biện pháp bảo hộ”.
Paul Krugman, người đoạt giải Nôben kinh tế năm 2008, gần đây viết trong một bài báo phê phán về chiến lược tiền tệ của Trung Quốc trên tờ “Thời báo Niu Yóoc”, cáo buộc Bắc Kinh từ chối thừa nhận vấn đề mà họ đang gây ra. Ông Paul Krugman dự báo rằng các quốc gia khác sẽ buộc phải bảo vệ các ngành công nghiệp của chính họ nhằm duy trì việc làm, trừ phi Trung Quốc cho phép đồng nhân dân tệ tăng giá. Ông Krugman cho rằng chiến lược tiền tệ của Trung Quốc có thể kết thúc bằng việc giảm khoảng 1,4 triệu việc làm ở Mỹ trong vòng vài năm tới.
Ông Krugman nói: “Điểm mấu chốt là tính vụ lợi của Trung Quốc trở thành một vấn đề ngày càng trầm trọng, và những nạn nhân của tính hám lợi đó có ít thứ để mất nếu có một sự đối đầu thương mại. Do đó, Chính phủ Trung Quốc nên cân nhắc lại tính kiên quyết không chịu nhượng bộ của họ. Nếu không, chủ nghĩa bảo hộ rất ôn hoà mà Trung Quốc hiện đang phàn nàn sẽ là sự khởi đầu của một điều gì đó lơn hơn nhiều”.
Trung Quốc đã tích luỹ khoảng 2.000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ thông qua chiến lược tiền tệ của mình và một phần lớn trong số tiền này hiện được nhằm trực tiếp vào Ôxtraylia. Phản ứng của Chính phủ Ôxtraylia cho đến nay vẫn khó dự báo và không nhất quán. Thủ tướng Kevin Rudd và Bộ trưởng Ngân khố Wayne Swan đã nói rõ rằng những thực thể do chính phủ nước ngoài kiểm soát sẽ phải dối mặt với sự xem xét kỹ lưỡng hơn nếu họ tìm cách mua những tài sản chiến lược của Ôxtraylia. Tuy nhiên, cả hai nhân vật này đều không muốn làm Bắc Kinh khó chịu và làm tổn hại đến hàng xuất khẩu của Ôxtraylia. Chính nhu cầu không ngừng của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên của Ôxtraylia đã giúp cho Ôxtraylia tránh được suy thoái trong cuộc khủng hoảng kinh tế được cho là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.
Cơ quan duy nhất đứng giữa Bắc Kinh và các nguồn tài nguyên mà Trung Quốc rất thèm muốn là Uỷ ban Thẩm định Đầu tư Nước ngoài (FIRB) của Ôxtraylia, nơi trước đây dường như chỉ đóng vai trò như một nơi đóng dấu. Trong năm qua, FIRB đã chịu sức ép to lớn từ các doanh nghiệp Ôxtraylia vốn đang rất muốn nhận tiền từ Trung Quốc. FIRB đã đáp lại bằng cách nói lập lờ, trì hoãn và hy vọng vấn đề tự được giải quyết.
Người chỉ trích FIRB nặng nề nhất là nhà doanh nghiệp chuyên về khai mỏ ở Tiểu bang Queensland, Clive Palmer, người có những mối liên hệ kinh doanh trên diện rộng với các tập đoàn của Trung Quốc và là người hy vọng gặt hái hơn 3 tỉ AUD từ việc làm ăn của tập đoàn khai thác khoáng sản của ông ở Hồng Công. Trong bài phát biểu ở Brisbane tháng 9/2009, ông Clive Palmer cáo buộc FIRB là một “cơ quan phân biệt chủng tộc” và Giám đốc điều hành FIRB Patrick Colmer có “một lập trường không thể bào chữa được”, đồng thời đe doạ có hành động trước Toà án Tối cao khi có thể.
Trong khi những cáo buộc của ông Clive Palmer có thể là điều gây tranh cãi, chúng chỉ ra một dấu hiệu của trận chiến đang hé lộ về đầu tư của Chính phủ Trung Quốc ở Ôxtraylia giữa những người muốn gặt hái lợi nhuận từ một thị trường đang bùng nổ và những người lo ngại về các hậu quả lâu dài của hành động như vậy.


No comments:

Post a Comment