Google chinh phục được báo giới Trung Quốc
Mai Vân
Bài đăng ngày 31/01/2010 - Cập nhật lần cuối ngày 31/01/2010 17:31 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6701.asp
Trong lãnh vực tự do thông tin, tạp chí Le Courrier International tuần này, trở lại hồ sơ Google ở Trung Quốc. Tuần báo Pháp ghi nhận là giới truyền thông Trung Quốc tỏ vẻ tiếc việc Google có thể bỏ đi.
Dưới tựa đề báo chí bị Google quyến rũ, Le Courrier International trích báo trên mạng ftchinese.com ở Luân Đôn, đã đánh giá là người Trung Quốc có vẻ chia rẽ trước thông tin của Google, theo đó họ có thể rút ra khỏi Trung Quốc.
Một số tỏ vẻ tán đồng quyết định của tập đoàn Internet Mỹ "không muốn gây hại" và sẵn sàng rút lui. Theo họ thì quyết định này hợp lý, truớc việc chính quyền Bắc Kinh kiểm soát thông tin, nhất là trên mạng Internet. Nhưng cũng có người cho đấy chỉ là một chiến lược để Google mặc cả với Bắc Kinh, tập đoàn sẽ không rút đi.
Đấy chỉ là những giả thuyết của người ngoài cuộc, và hồ sơ này đã trở thành một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc. Thế nhưng Courrier International cũng kịp ghi nhận phản ứng của giới truyền thông Trubf Quốc, đã cho thấy rõ là họ thiên về Google, trước khi đươc chỉ thị của cơ quan tuyên truyền của nhà nước.
Ngay sau khi Google tuyên bố ý định rút lui như nói trên, ngày 13/01, nhiều tờ báo đã bày tỏ cảm tình, khen ngợi Google, như tờ Đông Phương tuần báo ở Nam Kinh, đã bình luận sự kiện một cách rộng rãi, và tiếc nuối về việc nhiều chức năng tiện lợi của Google sẽ biến mất. Một số báo khác còn đăng ảnh những ''bó hoa phi pháp'' mà những người sử dụng Internet đặt trước cổng trụ sở Google.
Chủ nhiệm một số tờ báo viết, và ngay báo giới truyền hình trong ngày đầu tiên này, tỏ ra rất tin tưởng vào Google. Họ hoan nghênh phát biểu của ông David Drummond, phó chủ tịch Google khi ông tổ nổi lo ngại về việc thông tin bị kiểm soát. Tóm lại những phản ứng trên cho thấy Google đã chinh phục được giới truyền thông Trung Quốc.
Tuy nhiên Courrier International cũng nhắc lại là các phản ứng trên diễn ra vào ngày 13/01. Ngay sau đó một hôm thì gió đã đổi chiều, báo giới bắt đầu nói đến phương cách hành động của Google vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc đã thu mình trở lại trong khuôn khổ chính quyền mà chính quyền đặt ra.
Sunday, January 31, 2010
Nhà Văn NAM LÊ, NGƯỜI HOẠ SĨ của TÂM HỒN
Nhà văn Nam Lê, người họa sĩ của tâm hồn
Mai Vân
Bài đăng ngày 31/01/2010 - Cập nhật lần cuối ngày 31/01/2010 17:31 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6701.asp
Trên bình diện văn học, tạp chí Pháp L'Express dưới tựa đề : một bậc thầy, không ngớt lời khen ngợi nhà văn trẻ tuổi người Úc gốc Việt, Nam Lê và tác phẩm vừa được dịch ra tiếng Pháp với tựa đề "Le bateau" (Con thuyền). Theo L'Express, đây là một tác phẩm tuyệt vời, với 7 định mệnh đươc mô tả với sự tinh tế của một họa sĩ tâm hồn.
L'Express nhắc lại hành trình của nhà văn trẻ Nam Lê : Chiếc thuyền trong tập truyện là chiếc thuyền của hy vọng cuối cùng. Nam Lê chỉ mới đươc vài tháng tuổi khi đươc cha mẹ bồng lên thuyền vượt biên năm 1979. Tỵ nan ở Melbourne (Úc), Nam Lê trở thành luật sư trước khi sang Mỹ.
Tại đây vị luật sư trẻ đã bảo vệ cho sự nghiệp mới : sự nghiệp văn chương, khi đến trại sáng tác ở Iowa. ''Con thuyền'', là tác phẩm đầu tay nhưng cũng là tác phẩm bậc thầy : tất cả những nổi cảm xúc đươc gợi lên một cách tinh tế trong 7 câu chuyện. Điều đáng khen khác là không có sự trùng lập, nhại đi nhại lại : các câu chuyện hoàn toàn khác nhau.
Nếu trong hai câu chuyện, Nam Lê có thể nói lên thảm kịch Việt nam và thảm cảnh của gia đình anh, thì nhà văn cũng nhập vai một kẻ giết mướn Nam Mỹ ở Medellin (Colombia), hay dựng một cách tài tình cảnh một phụ nữ Iran phản đối chính quyền bị công an truy nã, hoặc là nhập vai một bé gái ở Hiroshima sau đệ nhị thế chiến, quan sát bầu trời, nơi lấp ló bóng dáng ghê rợn các oanh tạc cơ Mỹ.
Nam Lê vẽ lên những định mệnh mong manh có thể tan vỡ ở những nẻo đuờng đầy sợ hãi, bạo động, cô đơn, nhưng không rơi vào sự thống thiết giả tạo. L'Express nói đến một sự khám phá mới, lý thú.
Mai Vân
Bài đăng ngày 31/01/2010 - Cập nhật lần cuối ngày 31/01/2010 17:31 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6701.asp
Trên bình diện văn học, tạp chí Pháp L'Express dưới tựa đề : một bậc thầy, không ngớt lời khen ngợi nhà văn trẻ tuổi người Úc gốc Việt, Nam Lê và tác phẩm vừa được dịch ra tiếng Pháp với tựa đề "Le bateau" (Con thuyền). Theo L'Express, đây là một tác phẩm tuyệt vời, với 7 định mệnh đươc mô tả với sự tinh tế của một họa sĩ tâm hồn.
L'Express nhắc lại hành trình của nhà văn trẻ Nam Lê : Chiếc thuyền trong tập truyện là chiếc thuyền của hy vọng cuối cùng. Nam Lê chỉ mới đươc vài tháng tuổi khi đươc cha mẹ bồng lên thuyền vượt biên năm 1979. Tỵ nan ở Melbourne (Úc), Nam Lê trở thành luật sư trước khi sang Mỹ.
Tại đây vị luật sư trẻ đã bảo vệ cho sự nghiệp mới : sự nghiệp văn chương, khi đến trại sáng tác ở Iowa. ''Con thuyền'', là tác phẩm đầu tay nhưng cũng là tác phẩm bậc thầy : tất cả những nổi cảm xúc đươc gợi lên một cách tinh tế trong 7 câu chuyện. Điều đáng khen khác là không có sự trùng lập, nhại đi nhại lại : các câu chuyện hoàn toàn khác nhau.
Nếu trong hai câu chuyện, Nam Lê có thể nói lên thảm kịch Việt nam và thảm cảnh của gia đình anh, thì nhà văn cũng nhập vai một kẻ giết mướn Nam Mỹ ở Medellin (Colombia), hay dựng một cách tài tình cảnh một phụ nữ Iran phản đối chính quyền bị công an truy nã, hoặc là nhập vai một bé gái ở Hiroshima sau đệ nhị thế chiến, quan sát bầu trời, nơi lấp ló bóng dáng ghê rợn các oanh tạc cơ Mỹ.
Nam Lê vẽ lên những định mệnh mong manh có thể tan vỡ ở những nẻo đuờng đầy sợ hãi, bạo động, cô đơn, nhưng không rơi vào sự thống thiết giả tạo. L'Express nói đến một sự khám phá mới, lý thú.
SUY NGHĨ DÂN CHỦ TRỞ THÀNH ĐIỀU NGUY HIỂM TẠI VIỆT NAM
Suy nghĩ dân chủ trở thành điều nguy hiểm tại Việt Nam
Mai Vân
Bài đăng ngày 31/01/2010 - Cập nhật lần cuối ngày 31/01/2010 17:31 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6701.asp
Dưới đề mục ''Đàn áp tại Việt Nam'', tạp chí Anh Quốc The Economist số ra tuần này đã chạy tựa ''Lòng tin nguy hiểm'' bên trên tiểu tựa ''Học bổng ở nước ngoài, phiền toái ở trong nước". Bài báo tìm hiểu về cuộc đàn áp những tiếng nói không lọt tai đối với chính quyền Việt Nam đang diễn ra trong nước và ghi nhận rằng những người bị truy bức thường có đi học ở ngoại quốc.
The Economist nêu lên trước tiên trường hợp giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong ba người khởi xướng trang blog Bauxite, từ trung tuần tháng giêng, hầu như ngày nào cũng bị công an mời lên thẩm vấn. Tuần báo Anh nhắc lại là trang blog này chỉ trích việc Trung Quốc khai thác bauxite ở Việt Nam, và giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã có những quan hệ tốt với đồng nghiệp ngoại quốc. Vào năm 2000, ông đã trải qua một thời gian tại Đại Học Massachusetts, Hoa Kỳ.
Theo The Economist, vì hệ thống đại học và sau đại học Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, cho nên việc đi học ở các đại học Phương Tây được đánh giá cao. Có điều những người được đi học lại có nguy cơ trở thành nạn nhân đàn áp chính trị.
Tạp chí Anh nêu lại bản án ngày 20/01 vừa qua ở Thành Phố Hồ Chí Minh, theo đó luật sư Lê Công Định, 41 tuổi, và thác sĩ Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, đã bị từ 5 đến 7 năm tù, vì bảo vệ dân chủ đa nguyên. Theo bài báo, đối với hai người này, con đường tù tội đã bắt đầu từ việc qua phương Tây du học.Lê Công Định có bằng cấp luật ở Hoa Kỳ, còn Nguyễn Tiến Trung đậu bằng thạc sĩ ở Pháp.
Bài báo cũng nhắc lại quá trình của hai người sau khi tốt nghiệp. Nguyễn Tiến Trung lúc ở Pháp đã có lập một trang web bảo vệ dân chủ, và đã thu hút chú ý những người Việt hải ngoại chống chế độ Cộng sản Việt Nam. Năm 2007, Nguyễn Tiến Trung đươc mời sang Mỹ, và một Việt kiều đã giới thiệu anh gặp tổng thống Bush. Trở về Việt Nam, Nguyễn Tiến Trung tham gia vào Đảng Dân Chủ Việt Nam, vừa mới được khôi phục lại sau một thời gian bị giải thể, và có liên hệ với cộng đồng người Việt ở California.
Luật sư Lê Công Định khi về nước đã làm việc cho nhánh tại Việt Nam của văn phòng luật sư New York, White & Case, cố vấn cho Việt nam về luật chống bán phá giá của Mỹ. Luật sư Lê Công Định đã có quan hệ với đảng Việt Tân ở hải ngoại , và vào tháng 3 năm ngoái đã từng tham dự cuộc hội thảo về cách phản đối không bạo động, do đảng này tổ chức ở Thái Lan.
Bắi báo còn nêu chi tiết về việc các ông Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định bị bắt vào tháng sáu năm ngoái cùng với 2 chủ công ty Internet, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long. Nhưng nếu thái độ cứng đầu của ông Thức đã khiến ông bị đến 16 năm tù thì ngược lại Lê Công Định có phản ứng của một người đầy kinh nghiệm. Ông công nhận là đã có vi phạm luật, vì theo hiến pháp, đảng Cộng sản nắm vai trò lãnh đạo, và việc ủng hộ một đảng chính trị khác là bất hợp pháp. Ông Lê Công Định đã kêu gọi đến sự khoan dung vì ông bị ảnh hưởng của ý tưởng Phương Tây.
The Economist thắc mắc là chưa rõ tại sao Việt Nam lại thực hiện chiến dịch đàn áp như hiện nay. Một số người giải thích đó là do sự căng thẳng trước Đại hội Đảng tổ chức vào năm tới đây. Một số người khác thì nói đến một cuộc đối đầu trong bộ chính trị giữa phe thân Trung Quốc và phái thân Phương Tây.
Trong phần kết luận, The Economist cho là việc cởi mở chính trị ở Việt Nam không khác gì thị trường chứng khoán, lúc trồi lúc sụt. Có điều tạp chí Anh nhân thấy là xu hướng phản kháng hiện nay có thể gia tăng, tuy là một cách khiêm tốn. Vì cho đến khi nào mà hệ thống giáo dục Việt Nam còn thúc đẩy những thành phần ưu tú trẻ ra học ở ngoài thì họ sẽ trở về nước với ảnh hưởng tư tưởng Phương Tây.
Mai Vân
Bài đăng ngày 31/01/2010 - Cập nhật lần cuối ngày 31/01/2010 17:31 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6701.asp
Dưới đề mục ''Đàn áp tại Việt Nam'', tạp chí Anh Quốc The Economist số ra tuần này đã chạy tựa ''Lòng tin nguy hiểm'' bên trên tiểu tựa ''Học bổng ở nước ngoài, phiền toái ở trong nước". Bài báo tìm hiểu về cuộc đàn áp những tiếng nói không lọt tai đối với chính quyền Việt Nam đang diễn ra trong nước và ghi nhận rằng những người bị truy bức thường có đi học ở ngoại quốc.
The Economist nêu lên trước tiên trường hợp giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong ba người khởi xướng trang blog Bauxite, từ trung tuần tháng giêng, hầu như ngày nào cũng bị công an mời lên thẩm vấn. Tuần báo Anh nhắc lại là trang blog này chỉ trích việc Trung Quốc khai thác bauxite ở Việt Nam, và giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã có những quan hệ tốt với đồng nghiệp ngoại quốc. Vào năm 2000, ông đã trải qua một thời gian tại Đại Học Massachusetts, Hoa Kỳ.
Theo The Economist, vì hệ thống đại học và sau đại học Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, cho nên việc đi học ở các đại học Phương Tây được đánh giá cao. Có điều những người được đi học lại có nguy cơ trở thành nạn nhân đàn áp chính trị.
Tạp chí Anh nêu lại bản án ngày 20/01 vừa qua ở Thành Phố Hồ Chí Minh, theo đó luật sư Lê Công Định, 41 tuổi, và thác sĩ Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, đã bị từ 5 đến 7 năm tù, vì bảo vệ dân chủ đa nguyên. Theo bài báo, đối với hai người này, con đường tù tội đã bắt đầu từ việc qua phương Tây du học.Lê Công Định có bằng cấp luật ở Hoa Kỳ, còn Nguyễn Tiến Trung đậu bằng thạc sĩ ở Pháp.
Bài báo cũng nhắc lại quá trình của hai người sau khi tốt nghiệp. Nguyễn Tiến Trung lúc ở Pháp đã có lập một trang web bảo vệ dân chủ, và đã thu hút chú ý những người Việt hải ngoại chống chế độ Cộng sản Việt Nam. Năm 2007, Nguyễn Tiến Trung đươc mời sang Mỹ, và một Việt kiều đã giới thiệu anh gặp tổng thống Bush. Trở về Việt Nam, Nguyễn Tiến Trung tham gia vào Đảng Dân Chủ Việt Nam, vừa mới được khôi phục lại sau một thời gian bị giải thể, và có liên hệ với cộng đồng người Việt ở California.
Luật sư Lê Công Định khi về nước đã làm việc cho nhánh tại Việt Nam của văn phòng luật sư New York, White & Case, cố vấn cho Việt nam về luật chống bán phá giá của Mỹ. Luật sư Lê Công Định đã có quan hệ với đảng Việt Tân ở hải ngoại , và vào tháng 3 năm ngoái đã từng tham dự cuộc hội thảo về cách phản đối không bạo động, do đảng này tổ chức ở Thái Lan.
Bắi báo còn nêu chi tiết về việc các ông Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định bị bắt vào tháng sáu năm ngoái cùng với 2 chủ công ty Internet, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long. Nhưng nếu thái độ cứng đầu của ông Thức đã khiến ông bị đến 16 năm tù thì ngược lại Lê Công Định có phản ứng của một người đầy kinh nghiệm. Ông công nhận là đã có vi phạm luật, vì theo hiến pháp, đảng Cộng sản nắm vai trò lãnh đạo, và việc ủng hộ một đảng chính trị khác là bất hợp pháp. Ông Lê Công Định đã kêu gọi đến sự khoan dung vì ông bị ảnh hưởng của ý tưởng Phương Tây.
The Economist thắc mắc là chưa rõ tại sao Việt Nam lại thực hiện chiến dịch đàn áp như hiện nay. Một số người giải thích đó là do sự căng thẳng trước Đại hội Đảng tổ chức vào năm tới đây. Một số người khác thì nói đến một cuộc đối đầu trong bộ chính trị giữa phe thân Trung Quốc và phái thân Phương Tây.
Trong phần kết luận, The Economist cho là việc cởi mở chính trị ở Việt Nam không khác gì thị trường chứng khoán, lúc trồi lúc sụt. Có điều tạp chí Anh nhân thấy là xu hướng phản kháng hiện nay có thể gia tăng, tuy là một cách khiêm tốn. Vì cho đến khi nào mà hệ thống giáo dục Việt Nam còn thúc đẩy những thành phần ưu tú trẻ ra học ở ngoài thì họ sẽ trở về nước với ảnh hưởng tư tưởng Phương Tây.
THỜI CƠ MỚI, ĐẢNG CSVN BIẾT CHĂNG ?
Thời cơ mới, Đảng Cộng sản Việt Nam biết chăng?
Nhất Hướng
Đăng ngày 31-1-2010
http://danchimviet.com/articles/1995/1/Thi-c-mi-ng-Cng-sn-Vit-Nam-bit-chng/Page1.html
Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin (1809-2882) cho rằng con người là con khỉ qua hàng triệu năm chuyển biến mà hóa thành. Thuyết này không đề cập đến con khỉ được chuyển hóa từ con gì hay cái gì sanh ra con khỉ. Thuyết này không thể được cho là đúng mà cũng chẳng có thể cho là sai vì sự tiến hóa xảy ra trong hàng triệu năm mà con người có được văn minh và chữ viết chỉ vài ngàn năm nên không có được gì để chứng minh đúng sai cả.
Các Mát dùng thuyết Tiến Hóa để hổ trợ cho duy vật sử quan. Người cộng sản Việt Nam cũng thường đề cao thuyết Tiến Hóa.
Theo lời kể của một người cộng sản già : Lê Duẫn, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, lúc còn bị giam trong ngục ở đảo Côn Sơn rất mê đọc chuyện Tề Thiên Đại Thánh, y có viết vào trang đầu bộ sách Tây Du Ký hàng chữ chủ nghĩa Duy Vật phát sinh từ Trung Hoa và có lần họp chi bộ đảng trong nhà tù để học tập và thảo luận về chuyện Tôn Ngộ Không được sanh ra từ trong hòn đá. Chuyện này tôi nghe lại từ miệng con của người cộng sản già kia không biết có hay không nhưng tôi cứ viết ra để những người đang vận động xây thư viện cho anh Ba Duẫn đi tìm cuốn sách có bút phê kia bỏ vào thư viện để làm kỷ niệm cho một nhà chính trị gia lão luyện đã đòi chiếm Miền Nam Việt Nam bằng bất cứ giá nào và đã cho tiêu cái giá là 1 triệu mạng sống thanh niên để đưa nửa đất nước còn lại vào thiên đường mù cộng sản.
Văn hóa Việt Nam có trước thuyết Tiến Hóa nên không biết khỉ là thủy tổ loài người, chẳng những không trọng ông tổ mà còn đem tất cả những từ ngữ có liên quan đến khỉ đều dùng cho nghĩa xấu cả như: Đồ Mặt Khỉ. Cười Như Khỉ. Làm Trò Khỉ, Khỉ Bắt Chước v.v... đều được dùng để chỉ một con người chưa được tiến hóa thành người mà còn có những hành động như con khỉ.
Khi chiếm được Miền Nam Việt Nam bộ chính trị đảng cộng sản chia nhau 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn (nếu không chia thì 16 tấn vàng ấy là tài sản của quốc gia mà nay ở đâu chẳng ai biết và dám hỏi) vẫn chưa thõa mãn lòng tham nên mới huy động từng đoàn quân nói là đánh tư sản nhưng lại mang theo máy dò kim loại quí đi rà từng nhà một kiếm thêm chút nữa. Tàn nhẫn nhất là lập kế hoạch bán bãi công khai thâu một người từ 3 đến 5 lượng vàng để đẩy dân Miền Nam Việt Nam ra biển trên những chiếc thuyền mong manh làm mồi cho cá mập, theo tính toán số người chết trên biển Đông phải gần 1 triệu và số vàng thu được phải trên 25 tấn. Nhốt hàng triệu viên chức quân đội Việt Nam Cộng Hòa lên dãy núi Trường Sơn vẫn chưa nguôi hận thù còn cướp nhà đẩy vợ con họ ra khỏi thành phố đi miền rừng thiêng nước độc. Điều ngu nhất là nghe theo lời sư phụ Cắt Mát, một tên làm biếng không bao giờ lao động sống nhờ ngã tay xin tiền bằng hữu, đem cả nước đi làm thí điểm xây đựng thiên đường mù cộng sản. Xây hoài dựng mãi chẳng ra được cái thiên đường mù kia mà chỉ làm cho đất nước tan hoang. Ruộng không có người cày, chợ chẳng ai mua bán, phố phường cửa đóng then cài, dân ăn sắn bắp thay cơm.
Năm 1986 Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, thấy toàn dân quá đói rách liền tuyên bố chính sách Đổi Mới. Y đến Đà Nẳng họp thành phần tiểu tư sản kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư vào những hoạt động kinh tế. Ai cũng ngồi yên không dám nhúc nhích chỉ có một bà thật già đứng lên có ý kiến "Ông tổng bí thư kêu gọi chúng tôi đầu tư lỡ nay mai ông khác lên đổi ý kiến tịch thâu tài sản của chúng tôi thì chúng tôi biết kêu ai ?" .Y thấy dân tình không tin tưởng nên về họp bộ chính trị bàn về cách huy động vốn và vàng của nhân dân, đang sợ hãi chôn trong nhà, ra thị trường đầu tư cho nhanh. Nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đường, Những đỉnh cao trí tuệ ấy có thể đã nhìn qua tận Phương Tây nơi họ dùng Thị Trường Chứng Khoán huy động cho các công ty tư nhân một cách hữu hiệu và bắt chước Phương Tây rặn ra được một nghị quyết cho phép các công ty tư nhân được quyền huy động vốn. Nghị quyết vĩ đại này (!) đã làm cho nhiều người dân nhẹ dạ khóc ròng và náo loạn Sài Gòn một thời gian. Các công ty tư nhân chuyển qua làm nhiệm vụ nhà băng. Chúng quảng cáo tiền lời từ 50% đến 100% trong một năm. Chúng nhận tiền người gởi sau trả tiền cho người gởi trước. Sau một thời gian các công ty mà nổi bậc nhất hãng nước hoa Thanh Hương v.v… hốt một mớ tiền lớn và chạy mất.
Những năm cuối thế kỷ XX hai nước cộng sản lớn ở châu Á là Trung Quốc và Việt Nam nhờ cai trị với bàn tay sắt nên còn đứng vững không sụp đổ như các nước cọng sản Đông Âu. Thế hệ cộng sản già truyền ngôi lại cho con cháu với một thế hệ cai trị trẻ hơn, đứa có học đứa bằng giả. Chúng kế tục bắt chước, như cha ông ngày trước, mở Thị Trường Chứng Khoán để huy động vốn của nhân dân.
Trong những năm gần đây, Thủ Tướng Phan Văn Khải, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, chủ tịch sàn Chứng Khoán Sài Gòn Phan Đắc Sinh và các phái đoàn lãnh đạo chính trị của hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đến New York đều được mời đến thăm Thị Trường Chứng Khoán tại phố Wall Street. Tôi thấy cần phải trình bày đôi chút vế Thị Trường Chứng Khoán New York để người lãnh đạo cộng sản biết tại sao họ hay được mời đến thăm.
Thị Trường Chứng Khoán New York là một định chế tài chánh tập hợp bởi nhiều công ty tư nhân và chính phủ nhắm mục đích quản trị số tài sản và số cổ phiếu của các công ty có tên trên sàn chứng khoán và của các người đầu tư. Các công ty muốn có tên trên sàn chứng khoán phải gởi một số tiền vào quỉ (3.000 đô ở sàn Pinksheets). Khi nộp tiền xong các công ty được sở hữu một số lượng cổ phiếu từ 10 tỉ đến 30 tỉ hoặc nhiều hơn tùy theo từng công ty. Trị giá các cổ phiếu này là 0.0000 cent để các công ty này bán ra tập trung vốn cho công ty mình. Khi giá trị cổ phiếu từ 0.0000 cent đi lên được từ 0.05 đến 0.10 cent, các công ty đó có thể chuyển qua sàn chứng khoán OTC và sau đó nếu giá cổ phiếu cao hơn nữa là thị trường đã xác nhận được giá trị của công ty đã tập trung vốn cho công ty thì có thể chuyển cổ phiếu qua dòng chính là Thị Trường Chứng Khoán New York trên các sàn chứng khoán Nasdaq; Down Jones; S&P 500; Amex thì số tiền ký quỉ cao hơn.Vì số tiền nộp vào quỉ quá ít nên sàn chứng khoán Pinksheets hiện nay có đến 9000 công ty có tên nhưng cứ 100 công ty thì có đến 80 công ty dổm, 10 công ty đã chết, 8 công ty có thật nhưng không hoạt động tốt và 1 hay 2 công ty tốt và cứ 1000 công ty thì có được 1 hay 2 công ty có thể chuyển được qua dòng chính, Thị Trường Chứng Khoán New York.
Người đầu tư là bất cứ cá nhân nào đang cư ngụ tại Hoa Kỳ chỉ cần bỏ ra 2000 đô để mở một tài tài khoản ở các công ty TDameritrade, Scottrade v.v.... là thành người đầu tư. Người đầu tư cũng là hàng ngàn quỉ đầu tư đang sỡ hữu hàng chục đến hàng trăm tỉ mỹ kim khắp nước Hoa Kỳ. Người đầu tư cũng là những Quỉ Để Dành của công nhân các công ty hoặc quỉ vốn của các công ty. Người Đầu Tư lại chia làm 2 loại : Loại đầu tư ngắn hạn và loại đầu tư dài hạn. Nếu mua lên (buy) mà giá cổ phiếu đi lên là có lời. Nếu mua xuống (Short) mà giá cổ phiếu đi xuống là có lời. Nếu giá cổ phiếu đi ngược lại là lỗ.
Người đầu tư và các công ty có tên trên sàn chứng khoán đều có nhiều chiến thuật khác nhau để đầu tư nhưng có 2 chiến thuật cổ xưa nhất được dùng nhiếu nhất và dùng cho muôn đời đó là : Mua Khi Có Tin Đồn Bán Khi Có Tin Thật ( Buy On The Rumor Sell On The New) và Bơm và Dụt (Pump and Dump). Trước khi muốn mua lên hay mua xuống (Short) một cổ phiếu thì phải tạo ra hay phải dựa theo những tin đồn (Rumor) về cổ phiếu ấy. Khi đã bỏ tiền ra mua lên thi phải bơm (Pump) những thông tin tốt cho giá trị cổ phiếu đó đi lên. Khi đã bỏ tiền ra mua xuống (short) hay bán (dump) thì cũng phải bơm những thông tin xấu cho giá trị cổ phiếu đó đi xuống. Người đầu tư cá nhân và các quỉ đầu tư tìm đủ mọi cách như thuê người gọi pumpers hay bashers vào trong các Message Board của các trang mạng lớn như lớn như Yahoo finance, investorshub, Google v.v.. hay dùng các cơ quan truyền thông liên hệ tung ra những tin thật tin dổm tin đồn sao cho cổ phiếu mình đã mua đi lên hay đi xuống theo ý mình. Khi có nhiều người bơm (Pumpers) thì cổ phiếu sắp bị bán. Khi có nhiều người nói xấu (Bashers) thì có phiếu sắp được mua. Cứ như thế Thị Trường Chứng Khoán New York hoạt động ngày ngày thật là sôi động.
Thị Trường Chứng Khoán New York là một bãi chiến trường của thông tin nên chính phủ cần phải để cho thông tin được tự do.Nhiều thông tin khác nhau đến từ nhiều nguồn truyền thông khác nhau giúp cho Người Đầu Tư phân biệt được ở đâu là dổm ở đâu là thật. Nhìn sâu hơn thì đó là một sòng bài mà chính phủ là chủ sòng bài nên cần phải tạo sự công bằng để cho sòng bài có người tham gia giải trí, các công ty là những chủ cái từng chiếu bài phải biết khôn ngoan minh bạch trong thông tin để chiếu bài mình đứng cái có người đến chơi. Khi thị trường biết được công ty dổm và cùng nhau dụt (dump)công ty thì công ty ấy đã không tập trung được vốn mà còn mất tiền ký quỉ và mất tiền hàng ngày. Nhìn sâu hơn nữa thì đây là một cái chợ buôn bán tài chánh nên cần có bên mua bên bán, mua đi bán lại cuối cùng kẻ có lợi nhất vẫn là các công ty có tên trên thị trường, họ tập trung được vốn để phát triển hoạt động. Các công ty phát triển thì công nhân được thuê, chính phủ thâu thêm thuế, xã hội phát triển theo.
Chính phủ không điều hành hoạt động của Thị Trường Chứng Khoán New York nhưng lại tham gia vào những khâu như An Ninh, Điều Hợp, và Luật Pháp để điều chỉnh cho thị trường hoạt động thông suốt và công bằng. Tổ chức An Ninh chỉ chú trọng đến những báo cáo tài chánh và nhân viên từng công ty vì nó có liên quan đến việc thu thuế và an toàn cho xã hội chứ không chú trọng đến những thông tin khác. Tổ chức Điều Hợp và Luật Pháp có đằng sau toàn bộ chính phủ và Quốc Hội vừa yểm trợ tài chánh và bổ sung luật lệ để giữ Thị Trường Chứng Khoán hoạt động hữu hiệu.
Vì xã hội được tự do thông tin nên ai muốn tung tin gì mặc ai nên Thị Trường Chứng Khoán New York hiện có 3 kênh truyền hình và hàng chục tờ tuần báo, nguyệt san và bất cứ tờ báo lớn nào cũng có chuyên mục về Thị Trường Chứng Khoán và hàng trăm trang mạng chuyên cung cấp thông tin phục vụ cho Thị Trường Chứng Khoán.
Việt Nam bắt chước Thị Trường Chứng Khoán New York đã lập một sàn Chứng Khoán Tại Sài Gòn và một tại Hà Nội. Trung Quốc lập một sàn Chứng Khoán tại Thượng Hải một tại Cẩm Xuyến. Lúc mới khai trương thì người dân chưa biết nhiều về Thị Trường Chứng Khoán nên đua nhau bỏ tiền ra đầu tư chỉ số chứng khoán tăng vùn vụt. Nhưng sau đó lại rớt vùn vụt và nay thì vắng hoe giống như những buổi chợ chiều. Có nhiều ngày số tiền giao dịch 45 triệu đống là khoảng 3.000 đô. Người Mỹ gọi Thị Trường Chứng Khoán 2 nước cộng sản này là thị trường dổm (Scam Market). tại sao ? Vì các công ty có tên trên Thị Trường Chứng Khoán phần đông là công ty quốc doanh thuộc chính phủ. Chính phủ lại chặn đầu vào cản đầu ra và nắm giữ thông tin thì làm sao công bằng được. Đây là trò lường gạt rẽ tiền hay vừa đá bóng vừa thổi còi chỉ có những thằng ngu mới bỏ tiền váo một sòng bài đầy gian lận. Riêng Việt Nam còn có điều luật 88 chuyên bỏ tù những người phao tin thất thiệt làm người đầu tư khi bỏ tiền đầu tư chẳng dám chơi trò tạo tin đồn tin dổm hay bơm và dụt, đó là chiến thuật chính của đầu tư.
Từ lâu tôi sống rất bình yên nhờ áp dụng đúng câu quốc gia hưng vong thất phu vô trách nhiệm nhưng một hôm về thăm quê hương trên đường phố hỗn độn tại Sàigòn tôi nhìn thấy hai bé gái tuổi khoảng 9 hay 10 tuổi nắm tay nhau đứng trên đống rác lượm đồ phế thải. Đống rác thì nhớp nhúa như chẳng có gì để lượm. Ánh mắt của 2 khuôn mặt ngây thơ lem luốt đáng thương theo mãi trong trí tôi, người lính Miền Nam Việt Nam bại trận năm nào, cảm thấy tội mình ngày càng lớn và thúc dục tôi ngồi vào bàn viết mà tôi có phải dân viết lách đâu nhưng tôi cứ viết. Trước khi viết những hàng chữ tiếp theo tôi xin bạn đọc, nhất là những người đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong và ngoài nước và các chiến hữu của tôi ngày xưa, cho tôi có đôi lời phi lộ để sau này các bạn đừng trách tôi chỉ đường cho hưu chạy. Tôi đến Mỹ năm 1990 theo chương trình HO sau khi bị bọn cọng sản giam trên dãy núi Trường Sơn 12 năm 6 tháng 27 ngày. Tôi có về thăm lại quê hương vài lần, mỗi lần về là mỗi lần càng thấy mình không còn hòa đồng cùng với người cùng chủng tộc không thể sống nơi mình đã sinh ra đã cho mình bao kỷ niệm vui ít nhiều buồn. Từ đó Việt Nam nay chỉ còn là một bóng mờ trong trí tôi hay đã bị tôi đã tự đánh mất trong trái tim mình từ hồi nào mà tôi cũng chẳng biết. Trở lại Mỹ suốt ngày ăn đồ Mỹ nói tiếng Mỹ làm việc với Mỹ nhưng càng giao tiếp sâu với người Mỹ tôi mới biết rằng tôi cũng chẳng phải là người Mỹ dẫu đã có được cái bằng công dân Mỹ từ lâu. Vậy tôi là người gì ? Quê hương cũ thì xa vời vợi đang mờ dần trong trí óc đang muốn quên đi như muốn quên những chuyện đau buồn, quê hương mới thì bên cạnh nhưng sao vẫn thấy không phải của mình. Tôi thấy tôi chẳng giống ai cả nhưng tôi biết chắc tôi là một trong những sản phẩm của trò chơi chiến tranh và chính trị của những người đi trước. Vì cái tôi như thế ấy nên khi tham gia một vài bài viết trong các diễn đàn của thế giới ảo không có nghĩa tôi là một nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Tôi luôn luôn trọng những con người dấn thân đấu tranh cho dân chủ nhân quyền trong và ngoài nước. Chính cái việc dấn thân ra đấu tranh trước một bạo lực sẳn sàng làm những việc hèn hạ độc ác đã làm cho tôi cúi đầu nễ phục các anh rồi. Các anh nói gì làm gì cũng rất khó làm cho người cộng sản thay đổi nhưng tôi biết tương lai các anh xán lạn vì bên cạnh anh có các nhà tư bản tài chánh Hoa Kỳ đang tham gia. Họ cứ mời các quan chức cộng sản tham quan phố Wall Street mãi thì tình hình sẽ đổi thay. Dẫu sao người cộng sản cũng là những người có tài, nhất là tài bắt chước. Tôi viết là vì tôi có đôi giờ rãnh rỗi và đề tài viết là tùy vào lúc viết tôi đã nghĩ đến thứ gì chứ chẳng nhắm vào mục đích đấu tranh hay chống cái gì cả, riêng bài viết hôm nay là vì ánh mắt hai em bé trên đống rác giữa Sài Gòn, nếu bạn đọc là người đàn bà đã từng nhìn vào đôi mắt của đứa con mới sinh ra với lòng dạt dào đầy tình thương thì bạn sẽ hiểu được lòng tôi đối với ánh mắt hai đứa bé đang kiếm ăn trên đống rác, đã thôi thúc tôi bỏ qua những từ ngữ cộng sản hay quốc gia, hận thù hay bằng hữu, độc tài hay tự do để làm sao đạt được mục đích cho những em bé Việt Nam được đến trường học không còn kiếm ăn trên những đống rác bẩn thỉu nửa, muốn cho việc khó khăn này thành công tôi phải có đôi lời tuy hơi dài dòng với người cộng sản mà tôi tin chắc những điều mình viết là đúng nhưng chỉ sợ không ai chịu đọc và khi đọc được rồi thì chẳng ai chịu thi hành nhưng tôi cứ viết để cho lòng mình thanh thản :
- Kraft Food một công ty chuyên bán đồ ăn tại Hoa Kỳ có 98 ngàn nhân viên. Những nhân viên này được công ty và chính phủ giúp đở có được 2 quỉ là Quỉ Về Hưu (Pension) và Quỉ Để Dành (401K). Quỉ Về Hưu thì trao cho nhà băng quản lý để khi về già người nhân viên lãnh một lần hay hàng tháng cọng thên với tiền về hưu của Quỉ An Sinh Xã Hội của chính phủ nên người công nhân không lo lắng khi tuổi ngày càng cao. Quỉ Để Dành thì tùy theo từng công nhân được đầu tư lại vào công ty Kraft Food và 8 quỉ đầu tư khác trên Thị Trường Chứng Khoán New York, mỗi quỉ đầu tư đó có đến 15 hay 20 cổ phiếu giá trị. Quỉ Để Dành của công ty Kraft Food có người đã để dành trên 500.000 đô, nhiều Quỉ Để Dành của các công ty khác (Chợ PuBlic ) có người để dành được trên triệu đô. Toàn nước Mỹ có đến hàng ngàn công ty lớn nhỏ đều có những chương trình như công ty Kraft Food. Hai quỉ này đã làm cho dân Mỹ giàu hơn các dân tộc khác và biến xã hội Mỹ thành một xã hội tiêu dùng. Cách hoạt động này nếu giải thích theo chủ nghĩa cọng sản thì gọi là làm chủ tập thể vì người công nhân có sở hữu số cổ phiếu của công ty. Cách hoạt động này giúp cho chính phủ Hoa Kỳ tập trung vốn của toàn dân vào việc đầu tư. Số tiền công nhân Mỹ đầu tư là tảng băng chìm trên Thị Trường Chứng Khoán New York có thể nói lên đến hàng trăm ngàn tỷ Đô la. Số tiền khổng lồ này giao dịch trong 15 phút khi thị trường chứng khoán New York đóng cửa hàng ngày không ành hưởng đến giá trị cổ phiếu. Tảng băng nổi trên Thị Trường Chứng Khoán New York là những quỉ đầu tư do nhiều cá nhân hay tập thể nổi tiếng dẫn đầu (phần đông là người Do Thái, muốn biết tên những quỉ đầu tư này xin vào trang mạng MFFAIS rồi điền ký hiệu một cổ phiếu như BAC hay F để xem tên và số liệu giao dịch của các quỉ đâu tư trên cổ phiếu ấy), mỗi công ty thuộc lãnh vực tài chánh cũng có quỉ đầu tư riêng và nhất là những cá nhân với số tiền để dành riêng của mình (IRA account) v.v.... Nói tóm lại Thị Trường Chứng Khoán New York là nơi tập trung vốn kết sù của toàn bộ nước Mỹ. Chính phủ Mỹ có nhiệm vụ tìm chỗ cho số vốn này đầu tư. Nguyên tắc của đầu tư là phải : Có lợi nhuận, an toàn và khi rút lui là có thể rút lui được.
- Sau thế chiến thứ II, Thị Trường Chứng Khoán New York hướng tài chánh vào đầu tư vào 2 nước Nhật và Đức đã biến 2 quốc gia này từ hoang tàn đổ nát thành giàu mạnh, nhất là nước Đức trở thành một quốc gia xuất cảng đứng đầu thế giới. Thị trường hai quốc gia này sau thế chiến thứ II được gọi là thị trường Pump. Các công ty của 2 quốc gia làm ra lợi nhuận phải chia cho dân Mỹ. Năm 1971, tổng thống Nixon sang thăm Trung Quốc. Thị Trường Chứng Khoán New York ngưng đầu tư vào hai quốc gia trên đã biến thị trường 2 quốc gia này thành thị trường Dump làm cho kinh tế 2 quốc gia khựng lại nhất là Nhật bị suy thoái liên miên. Trung Quốc là một quốc gia với số dân đang chết đói hàng triệu người nhờ số tài chánh của Thị Trường Chứng Khoán New York đổ vào đầu tư mà trở thành nước giàu mạnh xuất cảng nhiều nhất thế giới qua mặt nước Đức.Thị Trường Trung Quốc sau năm 1975 được gọi là thị trường Pump.
- Trung quốc là một nước cộng sản, nền kinh tế cũng giống Việt Nam, không thể đầu tư tài chánh trực tiếp nên các nhà tư bản tài chánh tại Thị Trường Chứng Khoán New York đã dùng ba đầu cầu tài chánh để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc đó là Đài Loan, Hồng Kông và Nam Hàn. Nhờ vậy mà nền kinh tế của Đài Loan, Hồng Kông và Nam Hàn cũng giàu mạnh theo.
Nguyên tắc để đầu tư tài chánh vào một cổ phiếu là tìm một cổ phiếu có giá trị thật thấp để mua và bắt đầu pump and dump, nếu thấy cổ phiếu ấy có giá trị cao hơn khi dump thì pump and dump tiếp và cứ thế cho đến lúc giá trị cổ phiếu không thể lên cao được nữa thì dump thật và đi tìm một cổ phiếu khác để đầu tư. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho việc đầu tư tài chánh vào một thị trường. Các nhà tư bản tài chánh phải tìm cho ra một thị trường giá lao động thật rẻ để đầu tư cho có lợi nhuận mới nhảy vào. Đức và Nhật là nơi đầu tư lý tưởng nhất sau thế chiến thứ II. Sau gần 30 năm thâu lợi nhuận hã hê các nhà tư bản tài chánh Dump thật 2 thị trường này và nhảy sang thị trường Trung Quốc là nơi anh nông dân Mao tàn phá đến mức dân phải chết đói hàng triệu. Sau gần 30 năm thâu lợi nhuận hã hê ở thị trường Trung quốc các nhà tư bản tài chánh đã bắt đầu Dump thị trường Trung Quốc từ trước năm 2000 và rút tài chánh từ 3 đầu cầu Hồng Kông, Đài Loan, Đại Hàn về làm số tài chánh trong nước thặng dư quá mức và đem ra cho vay một cách tắc trách dễ dãi mới sanh ra cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay.
- Năm 2006 chỉ số của thị trường chứng khoán của Trung Quốc tăng 130%. Nửa năm 2007 tăng 50%. Đó là thời gian Thị Trưòng Chứng Khoán Thượng Hãi lên tới cao điểm. Người Trung Quốc huênh hoang bắt đầu diệu võ dương oai chơi trò bá quyền nước lớn và và mở đầu ra cho Thị Trường Chứng khoán Thượng Hãi thông thương với thị trường thế giới bằng cách : Ngày 21-5-2007 Chính quyền Trung Quốc tuyên bố đầu tư 4 tỷ đô vào nhóm Blackstone Group ở Thị Trường Chứng Khoán New York. Hai ngày sau chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ bỏ ra 60 tỷ để đầu tư vào thị trường chứng khoán ngoại quốc. Ngày 27-6-2007 chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ đầu tư thêm vào thị trường chứng khoán thế giới 200 tỷ đô trích từ 1.300 tỷ đô của ngoại tệ thặng dư. Ngày 29-6-2007 quốc hội Trung Quốc chuẩn chi 200 tỷ đô để đầu tư ra ngoại quốc và thành lập công ty kinh doanh ngoại hối. Chính quyền Trung Quốc đăng tên những công ty Trung Quốc lên Thị Trrường Chứng Khoán New York, mua công khố phiếu của Hoa Kỳ và hướng đầu tư nghiêng về vùng Trung Đông vì sợ thế giới Tây Phương sẽ làm thay đổi chế độ chính trị của họ.
- Người cộng sản Trung Quốc phần đông không có đạo nên có lẽ không biết chuyện tên Do Thái Juda bán chúa Jesus Christ chỉ vì vài đồng xu, tên Do Thái Kissinger bán Miền Nam Việt Nam để cho ngưới Do Thái chiếm thị trường Trung Quốc, nên cả tin người Mỹ gốc Do Thái đang ngự trị trên Thị Trường Chứng Khoán New York đang điều khiển cả thế giới để rồi Cổ phiếu của Trung Quốc trên Thị Trường Chứng Khoán New York đều bị đánh xuống tới đáy, tiền đầu tư qua Trung Đông thì bị không cho gia hạn nợ bắt khai phá sản, mua công khố phiếu thì bị Hoa kỳ phá giá đồng Đô La (Tôi không nắm rõ số tiền mua công khó phiếu có lẽ phải trên 600 tỷ đô). Cũng cần nhắc lại vào những năm 1990 người Nhật đã bị lừa đem tiền hàng chục tỷ đô trong quỉ thặng dư đầu tư mua các cao ốc của Mỹ để rồi bán lại lỗ một số lớn. Những năm vừa qua Truyền Thông của Hoa kỳ (cũng do người Do Thái điều khiển) bắt đầu tạo tin đồn như hàng hóa thực phẩm Trung Quốc có chất độc, quốc phòng Trung quốc là mối họa cho thế giới, Trung Quốc kiềm hảm đồng nhân dân tệ để thủ lợi, hàng nhái, ăn cắp tác quyền v.v... để Dump thật thị trường Trung Quốc. Nước cọng sản này chưa biết sẽ đi về đâu sau khi các nhà tư bản tài chánh tại New York hoàn tất việc Dump thật.
- Hoa Kỳ đang sở hữu số số tài chánh kết sù tại Thị Trường Chứng Khoán New York thì việc chính là phải tìm nơi để đầu tư và đầu tư vào đâu được an toàn, sinh lợi nhuận và khi rút lui thì có thể rút được. Đầu tư vào thị trường chung Âu Châu ? Không ăn được vì thị trường đó cũng giống như một cổ phiếu đã tới giá. Đầu tư vào Nam Mỹ ? Không cần thiết vì không ai lại kiếm tiền ở sân sau nhà mình mà nên kiếm tiến từ xa mang về nhà. Đầu Tư vào Châu Phi ? không được vì đó là vùng đất hỗn loạn không an ninh. Đầu Tư vào Trung Đông ? Mau chết vì nhiếu khủng bố Hồi Giáo. Chỉ có một nơi đáng đầu tư nhất là khối APEC mà tốt nhất 3 nước Việt Miên Lào vì 3 nước này là vùng đất giá lao động còn thấp và theo đạo Phật nên rất an toàn. Từ 3 nước này làm đầu cầu xâm nhập vào số còn lại của khối APEC theo đạo Hồi và dùng APEC tiến vào các quốc gia Hồi Giáo, một vùng đất đông dân rộng lớn rất màu mở chưa khai phá nhưng nhiều kẻ thù với người Do Thái.
- Kinh tế và chính trị thường đi đôi với nhau. Nhu cầu của kinh tế đưa đến hành động chính trị. Nhu cầu kinh tế hiện nay của Hoa kỳ là phải tìm cho ra vị trí để đầu tư số tiền đang sở hữu nên Tổng thống Barrak Obama và ngoại trưởng Hillary Clinton đều hướng về Khối APEC. ngày 23-7 bà Hillary Clinton gặp đại diện 3 nước Việt Miên Lào tại Phuket, Thái Lan. Ngày 15-11 Tổng thống Barrack Obama gặp lãnh đạo 10 nước ASEAN. Để khôi phục lại những quan hệ đối tác của vùng này và mở đường cho các nhà tư bản tài chánh bước vào đầu tư.
- Trước khi đầu tư vào một cổ phiếu người đầu tư phải làm một việc gọi là làm DD (Due Diligence) tức là đọc tất cả hồ sơ về an ninh và tin tức liên quan đến công ty mang cổ phiếu ấy, hay nói rõ hơn là nghiên cứu cổ phiếu mình muốn đầu tư. Trước khi đầu tư vào một thị trường mới các nhà đầu tư cũng làm như đầu tư vào cổ phiếu là làm DD và họ đã gởi một phái đoàn chuyên viên của đại học Harward đến Hà nội để nghiên cứu thị trường nước Việt Nam trước khi đầu tư.
- Thị trường Việt Nam ngày nay là một thị trường không thể đầu tư tài chánh trực tiếp được. Không thể dùng 3 đầu cầu tài chánh Hồng Kông, Đài Loan, Nam Hàn để đầu tư vào Việt Nam như đã làm với Trung Quốc trước đây lý do 3 đầu cầu đã cũ rồi, tức là đã tới gíá rồi nên không có ăn. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thân hữu (Crony Economy) tức là bà con anh em đảng viện thân hữu sở hữu từng công ty nên không thể hùn hạp chia lời được, nghĩa là các công ty từ thượng tầng đến hạ tầng chưa được cổ phần hóa. Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam là con vịt què cần phải cần phải chửa trị mới đi được, nghĩa là không thể phát huy do sự can thiệp quá sâu của giới chính trị.
- Năm 2009 số tiền đầu tư vào Việt Nam là 25 tỷ đô sau khi Việt Nam đưa hàng chục phái đoàn đi kêu gọi đầu tư. Số tiền này chỉ bằng 1 phần 5 của quỹ đầu tư Berkshire Hathaway, bằng 1 phần 2 của quỹ đầu tư Putnam quỹ đầu tư Vanguard. Đó là những quỹ đầu tư trong hàng trăm quỹ đầu tư tại Thị Trường Chứng Khoán New York vì hai điểm chính : 1.- Các quỹ đầu tư là cha là mẹ của các công ty. Việt Nam đi hỏi con cái để xin tiền trong lúc cha mẹ chưa cho thì tiền đâu để con cái cho kẻ khác, hay nói cách khác là Việt Nam đã gỏ không đúng cửa để kêu gọi đầu tư. 2.- Môi trường của Việt Nam chưa thích hợp cho tư bản tài chánh đầu tư dẫu ràng các nhà chính trị và các nhà tư bản tài chánh đã nhìn thấy được Việt Nam là một vị trí thuận lợi để đầu tư.
- Để thu hút số tài chánh của Thị Trường Chứng Khoán New York đầu tư vào Việt Nam đảng cộng sản Việt Nam cần làm những điểm sau :
- Lập những Quỹ Về Hưu và Quỹ Để Dành cho người công nhân trong các công ty để tập trung vốn đầu tư trong nước.
- Gởi 1 phái đoàn qua Nga và Đông Âu để nghiên cứu cách cổ phần hoá các công ty sau khi các đảng cộng sản ở đó sụp đổ và chuyển qua kinh tế thị trường. Dẫu cho sự cổ phần hóa không được công bằng có lợi cho các đảng viên cọng sản cũng cứ làm vì họ nói cho cùng cũng là người Việt Nam và là sẽ là đầu tàu đưa đất nước đi lên.
- Gởi một phái đoàn qua Thị Trường Chứng Khoán New York và tìm cách kết thân cũng như mời một số chuyên gia sang cố vấn để làm chuyển biến Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam như mở sàn chứng khoán Pinksheets, sàn chứng khoán OTC, bổ túc các luật lệ, cách hoạt động v.v...
- Bỏ điều luật 88 và tuyên bố tự do thông tin.
Trong 4 điểm để thi hành này thì 3 điểm trên có thể thi hành được nhưng điểm tạo tự do thông tin là một đề nghị khó được đảng cộng sản chấp nhận bởi họ sợ khi có tự do thông tin thì bao nhiêu điều dối trá tàn ác của họ không thể che đấu trước nhân dân được.Họ đã lầm to toàn dân đã biết tất cả những dối trá tội ác của đảng cộng sản Việt Nam từ lâu vì mạng điện toán đã kết nối khắp toàn cầu . Đảng cộng sản Việt Nam là một mối họa của dân Việt Nam từ lâu ai cũng đã biết nên nhân cơ hội này cần trả lại quyền tự do cho nhân dân và tạo môi trường cho Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam đi lên để chuộc lại lỗi lầm xưa và thoát ra được vòng tay của tên đại Hán bá quyền Trung Quốc bên cạnh.
Tôi hy vọng người cộng sản đã chơi trò bắt chước thì cần bắt chước cho đúng bằng cách gởi một phái đoàn hùng hậu do chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đi vào phố Wall Street kêu gọi đầu tư và nói các nhà tư bản tài chánh rằng nước Việt Nam ngày nay đã thay đổi : Chúng tôi có Thị Trường Chứng Khoán, các công ty Việt Nam đã được cổ phần hóa, Chúng tôi đã cho tự do thông tin để các người đầu tư được áp dụng mọi phương pháp đầu tư. Nhất là đừng nói chúng tôi có gái đẹp xin mời các anh đến đầu tư như lần đến Mỹ trước đây. Mỗi người con gái Việt Nam bị bán qua Đài Loan, Đại Hàn là một tội ác của đảng cộng sản. Hai bé gái kiếm ăn trên đống rát tại Sài Gòn ngày nay đã trở thành những cô gái. Tôi cầu nguyện họ không phải làm nghề bán trôn nuôi miệng.
© Đàn Chim Việt Online
Nhất Hướng
Đăng ngày 31-1-2010
http://danchimviet.com/articles/1995/1/Thi-c-mi-ng-Cng-sn-Vit-Nam-bit-chng/Page1.html
Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin (1809-2882) cho rằng con người là con khỉ qua hàng triệu năm chuyển biến mà hóa thành. Thuyết này không đề cập đến con khỉ được chuyển hóa từ con gì hay cái gì sanh ra con khỉ. Thuyết này không thể được cho là đúng mà cũng chẳng có thể cho là sai vì sự tiến hóa xảy ra trong hàng triệu năm mà con người có được văn minh và chữ viết chỉ vài ngàn năm nên không có được gì để chứng minh đúng sai cả.
Các Mát dùng thuyết Tiến Hóa để hổ trợ cho duy vật sử quan. Người cộng sản Việt Nam cũng thường đề cao thuyết Tiến Hóa.
Theo lời kể của một người cộng sản già : Lê Duẫn, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, lúc còn bị giam trong ngục ở đảo Côn Sơn rất mê đọc chuyện Tề Thiên Đại Thánh, y có viết vào trang đầu bộ sách Tây Du Ký hàng chữ chủ nghĩa Duy Vật phát sinh từ Trung Hoa và có lần họp chi bộ đảng trong nhà tù để học tập và thảo luận về chuyện Tôn Ngộ Không được sanh ra từ trong hòn đá. Chuyện này tôi nghe lại từ miệng con của người cộng sản già kia không biết có hay không nhưng tôi cứ viết ra để những người đang vận động xây thư viện cho anh Ba Duẫn đi tìm cuốn sách có bút phê kia bỏ vào thư viện để làm kỷ niệm cho một nhà chính trị gia lão luyện đã đòi chiếm Miền Nam Việt Nam bằng bất cứ giá nào và đã cho tiêu cái giá là 1 triệu mạng sống thanh niên để đưa nửa đất nước còn lại vào thiên đường mù cộng sản.
Văn hóa Việt Nam có trước thuyết Tiến Hóa nên không biết khỉ là thủy tổ loài người, chẳng những không trọng ông tổ mà còn đem tất cả những từ ngữ có liên quan đến khỉ đều dùng cho nghĩa xấu cả như: Đồ Mặt Khỉ. Cười Như Khỉ. Làm Trò Khỉ, Khỉ Bắt Chước v.v... đều được dùng để chỉ một con người chưa được tiến hóa thành người mà còn có những hành động như con khỉ.
Khi chiếm được Miền Nam Việt Nam bộ chính trị đảng cộng sản chia nhau 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn (nếu không chia thì 16 tấn vàng ấy là tài sản của quốc gia mà nay ở đâu chẳng ai biết và dám hỏi) vẫn chưa thõa mãn lòng tham nên mới huy động từng đoàn quân nói là đánh tư sản nhưng lại mang theo máy dò kim loại quí đi rà từng nhà một kiếm thêm chút nữa. Tàn nhẫn nhất là lập kế hoạch bán bãi công khai thâu một người từ 3 đến 5 lượng vàng để đẩy dân Miền Nam Việt Nam ra biển trên những chiếc thuyền mong manh làm mồi cho cá mập, theo tính toán số người chết trên biển Đông phải gần 1 triệu và số vàng thu được phải trên 25 tấn. Nhốt hàng triệu viên chức quân đội Việt Nam Cộng Hòa lên dãy núi Trường Sơn vẫn chưa nguôi hận thù còn cướp nhà đẩy vợ con họ ra khỏi thành phố đi miền rừng thiêng nước độc. Điều ngu nhất là nghe theo lời sư phụ Cắt Mát, một tên làm biếng không bao giờ lao động sống nhờ ngã tay xin tiền bằng hữu, đem cả nước đi làm thí điểm xây đựng thiên đường mù cộng sản. Xây hoài dựng mãi chẳng ra được cái thiên đường mù kia mà chỉ làm cho đất nước tan hoang. Ruộng không có người cày, chợ chẳng ai mua bán, phố phường cửa đóng then cài, dân ăn sắn bắp thay cơm.
Năm 1986 Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, thấy toàn dân quá đói rách liền tuyên bố chính sách Đổi Mới. Y đến Đà Nẳng họp thành phần tiểu tư sản kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư vào những hoạt động kinh tế. Ai cũng ngồi yên không dám nhúc nhích chỉ có một bà thật già đứng lên có ý kiến "Ông tổng bí thư kêu gọi chúng tôi đầu tư lỡ nay mai ông khác lên đổi ý kiến tịch thâu tài sản của chúng tôi thì chúng tôi biết kêu ai ?" .Y thấy dân tình không tin tưởng nên về họp bộ chính trị bàn về cách huy động vốn và vàng của nhân dân, đang sợ hãi chôn trong nhà, ra thị trường đầu tư cho nhanh. Nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đường, Những đỉnh cao trí tuệ ấy có thể đã nhìn qua tận Phương Tây nơi họ dùng Thị Trường Chứng Khoán huy động cho các công ty tư nhân một cách hữu hiệu và bắt chước Phương Tây rặn ra được một nghị quyết cho phép các công ty tư nhân được quyền huy động vốn. Nghị quyết vĩ đại này (!) đã làm cho nhiều người dân nhẹ dạ khóc ròng và náo loạn Sài Gòn một thời gian. Các công ty tư nhân chuyển qua làm nhiệm vụ nhà băng. Chúng quảng cáo tiền lời từ 50% đến 100% trong một năm. Chúng nhận tiền người gởi sau trả tiền cho người gởi trước. Sau một thời gian các công ty mà nổi bậc nhất hãng nước hoa Thanh Hương v.v… hốt một mớ tiền lớn và chạy mất.
Những năm cuối thế kỷ XX hai nước cộng sản lớn ở châu Á là Trung Quốc và Việt Nam nhờ cai trị với bàn tay sắt nên còn đứng vững không sụp đổ như các nước cọng sản Đông Âu. Thế hệ cộng sản già truyền ngôi lại cho con cháu với một thế hệ cai trị trẻ hơn, đứa có học đứa bằng giả. Chúng kế tục bắt chước, như cha ông ngày trước, mở Thị Trường Chứng Khoán để huy động vốn của nhân dân.
Trong những năm gần đây, Thủ Tướng Phan Văn Khải, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, chủ tịch sàn Chứng Khoán Sài Gòn Phan Đắc Sinh và các phái đoàn lãnh đạo chính trị của hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đến New York đều được mời đến thăm Thị Trường Chứng Khoán tại phố Wall Street. Tôi thấy cần phải trình bày đôi chút vế Thị Trường Chứng Khoán New York để người lãnh đạo cộng sản biết tại sao họ hay được mời đến thăm.
Thị Trường Chứng Khoán New York là một định chế tài chánh tập hợp bởi nhiều công ty tư nhân và chính phủ nhắm mục đích quản trị số tài sản và số cổ phiếu của các công ty có tên trên sàn chứng khoán và của các người đầu tư. Các công ty muốn có tên trên sàn chứng khoán phải gởi một số tiền vào quỉ (3.000 đô ở sàn Pinksheets). Khi nộp tiền xong các công ty được sở hữu một số lượng cổ phiếu từ 10 tỉ đến 30 tỉ hoặc nhiều hơn tùy theo từng công ty. Trị giá các cổ phiếu này là 0.0000 cent để các công ty này bán ra tập trung vốn cho công ty mình. Khi giá trị cổ phiếu từ 0.0000 cent đi lên được từ 0.05 đến 0.10 cent, các công ty đó có thể chuyển qua sàn chứng khoán OTC và sau đó nếu giá cổ phiếu cao hơn nữa là thị trường đã xác nhận được giá trị của công ty đã tập trung vốn cho công ty thì có thể chuyển cổ phiếu qua dòng chính là Thị Trường Chứng Khoán New York trên các sàn chứng khoán Nasdaq; Down Jones; S&P 500; Amex thì số tiền ký quỉ cao hơn.Vì số tiền nộp vào quỉ quá ít nên sàn chứng khoán Pinksheets hiện nay có đến 9000 công ty có tên nhưng cứ 100 công ty thì có đến 80 công ty dổm, 10 công ty đã chết, 8 công ty có thật nhưng không hoạt động tốt và 1 hay 2 công ty tốt và cứ 1000 công ty thì có được 1 hay 2 công ty có thể chuyển được qua dòng chính, Thị Trường Chứng Khoán New York.
Người đầu tư là bất cứ cá nhân nào đang cư ngụ tại Hoa Kỳ chỉ cần bỏ ra 2000 đô để mở một tài tài khoản ở các công ty TDameritrade, Scottrade v.v.... là thành người đầu tư. Người đầu tư cũng là hàng ngàn quỉ đầu tư đang sỡ hữu hàng chục đến hàng trăm tỉ mỹ kim khắp nước Hoa Kỳ. Người đầu tư cũng là những Quỉ Để Dành của công nhân các công ty hoặc quỉ vốn của các công ty. Người Đầu Tư lại chia làm 2 loại : Loại đầu tư ngắn hạn và loại đầu tư dài hạn. Nếu mua lên (buy) mà giá cổ phiếu đi lên là có lời. Nếu mua xuống (Short) mà giá cổ phiếu đi xuống là có lời. Nếu giá cổ phiếu đi ngược lại là lỗ.
Người đầu tư và các công ty có tên trên sàn chứng khoán đều có nhiều chiến thuật khác nhau để đầu tư nhưng có 2 chiến thuật cổ xưa nhất được dùng nhiếu nhất và dùng cho muôn đời đó là : Mua Khi Có Tin Đồn Bán Khi Có Tin Thật ( Buy On The Rumor Sell On The New) và Bơm và Dụt (Pump and Dump). Trước khi muốn mua lên hay mua xuống (Short) một cổ phiếu thì phải tạo ra hay phải dựa theo những tin đồn (Rumor) về cổ phiếu ấy. Khi đã bỏ tiền ra mua lên thi phải bơm (Pump) những thông tin tốt cho giá trị cổ phiếu đó đi lên. Khi đã bỏ tiền ra mua xuống (short) hay bán (dump) thì cũng phải bơm những thông tin xấu cho giá trị cổ phiếu đó đi xuống. Người đầu tư cá nhân và các quỉ đầu tư tìm đủ mọi cách như thuê người gọi pumpers hay bashers vào trong các Message Board của các trang mạng lớn như lớn như Yahoo finance, investorshub, Google v.v.. hay dùng các cơ quan truyền thông liên hệ tung ra những tin thật tin dổm tin đồn sao cho cổ phiếu mình đã mua đi lên hay đi xuống theo ý mình. Khi có nhiều người bơm (Pumpers) thì cổ phiếu sắp bị bán. Khi có nhiều người nói xấu (Bashers) thì có phiếu sắp được mua. Cứ như thế Thị Trường Chứng Khoán New York hoạt động ngày ngày thật là sôi động.
Thị Trường Chứng Khoán New York là một bãi chiến trường của thông tin nên chính phủ cần phải để cho thông tin được tự do.Nhiều thông tin khác nhau đến từ nhiều nguồn truyền thông khác nhau giúp cho Người Đầu Tư phân biệt được ở đâu là dổm ở đâu là thật. Nhìn sâu hơn thì đó là một sòng bài mà chính phủ là chủ sòng bài nên cần phải tạo sự công bằng để cho sòng bài có người tham gia giải trí, các công ty là những chủ cái từng chiếu bài phải biết khôn ngoan minh bạch trong thông tin để chiếu bài mình đứng cái có người đến chơi. Khi thị trường biết được công ty dổm và cùng nhau dụt (dump)công ty thì công ty ấy đã không tập trung được vốn mà còn mất tiền ký quỉ và mất tiền hàng ngày. Nhìn sâu hơn nữa thì đây là một cái chợ buôn bán tài chánh nên cần có bên mua bên bán, mua đi bán lại cuối cùng kẻ có lợi nhất vẫn là các công ty có tên trên thị trường, họ tập trung được vốn để phát triển hoạt động. Các công ty phát triển thì công nhân được thuê, chính phủ thâu thêm thuế, xã hội phát triển theo.
Chính phủ không điều hành hoạt động của Thị Trường Chứng Khoán New York nhưng lại tham gia vào những khâu như An Ninh, Điều Hợp, và Luật Pháp để điều chỉnh cho thị trường hoạt động thông suốt và công bằng. Tổ chức An Ninh chỉ chú trọng đến những báo cáo tài chánh và nhân viên từng công ty vì nó có liên quan đến việc thu thuế và an toàn cho xã hội chứ không chú trọng đến những thông tin khác. Tổ chức Điều Hợp và Luật Pháp có đằng sau toàn bộ chính phủ và Quốc Hội vừa yểm trợ tài chánh và bổ sung luật lệ để giữ Thị Trường Chứng Khoán hoạt động hữu hiệu.
Vì xã hội được tự do thông tin nên ai muốn tung tin gì mặc ai nên Thị Trường Chứng Khoán New York hiện có 3 kênh truyền hình và hàng chục tờ tuần báo, nguyệt san và bất cứ tờ báo lớn nào cũng có chuyên mục về Thị Trường Chứng Khoán và hàng trăm trang mạng chuyên cung cấp thông tin phục vụ cho Thị Trường Chứng Khoán.
Việt Nam bắt chước Thị Trường Chứng Khoán New York đã lập một sàn Chứng Khoán Tại Sài Gòn và một tại Hà Nội. Trung Quốc lập một sàn Chứng Khoán tại Thượng Hải một tại Cẩm Xuyến. Lúc mới khai trương thì người dân chưa biết nhiều về Thị Trường Chứng Khoán nên đua nhau bỏ tiền ra đầu tư chỉ số chứng khoán tăng vùn vụt. Nhưng sau đó lại rớt vùn vụt và nay thì vắng hoe giống như những buổi chợ chiều. Có nhiều ngày số tiền giao dịch 45 triệu đống là khoảng 3.000 đô. Người Mỹ gọi Thị Trường Chứng Khoán 2 nước cộng sản này là thị trường dổm (Scam Market). tại sao ? Vì các công ty có tên trên Thị Trường Chứng Khoán phần đông là công ty quốc doanh thuộc chính phủ. Chính phủ lại chặn đầu vào cản đầu ra và nắm giữ thông tin thì làm sao công bằng được. Đây là trò lường gạt rẽ tiền hay vừa đá bóng vừa thổi còi chỉ có những thằng ngu mới bỏ tiền váo một sòng bài đầy gian lận. Riêng Việt Nam còn có điều luật 88 chuyên bỏ tù những người phao tin thất thiệt làm người đầu tư khi bỏ tiền đầu tư chẳng dám chơi trò tạo tin đồn tin dổm hay bơm và dụt, đó là chiến thuật chính của đầu tư.
Từ lâu tôi sống rất bình yên nhờ áp dụng đúng câu quốc gia hưng vong thất phu vô trách nhiệm nhưng một hôm về thăm quê hương trên đường phố hỗn độn tại Sàigòn tôi nhìn thấy hai bé gái tuổi khoảng 9 hay 10 tuổi nắm tay nhau đứng trên đống rác lượm đồ phế thải. Đống rác thì nhớp nhúa như chẳng có gì để lượm. Ánh mắt của 2 khuôn mặt ngây thơ lem luốt đáng thương theo mãi trong trí tôi, người lính Miền Nam Việt Nam bại trận năm nào, cảm thấy tội mình ngày càng lớn và thúc dục tôi ngồi vào bàn viết mà tôi có phải dân viết lách đâu nhưng tôi cứ viết. Trước khi viết những hàng chữ tiếp theo tôi xin bạn đọc, nhất là những người đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong và ngoài nước và các chiến hữu của tôi ngày xưa, cho tôi có đôi lời phi lộ để sau này các bạn đừng trách tôi chỉ đường cho hưu chạy. Tôi đến Mỹ năm 1990 theo chương trình HO sau khi bị bọn cọng sản giam trên dãy núi Trường Sơn 12 năm 6 tháng 27 ngày. Tôi có về thăm lại quê hương vài lần, mỗi lần về là mỗi lần càng thấy mình không còn hòa đồng cùng với người cùng chủng tộc không thể sống nơi mình đã sinh ra đã cho mình bao kỷ niệm vui ít nhiều buồn. Từ đó Việt Nam nay chỉ còn là một bóng mờ trong trí tôi hay đã bị tôi đã tự đánh mất trong trái tim mình từ hồi nào mà tôi cũng chẳng biết. Trở lại Mỹ suốt ngày ăn đồ Mỹ nói tiếng Mỹ làm việc với Mỹ nhưng càng giao tiếp sâu với người Mỹ tôi mới biết rằng tôi cũng chẳng phải là người Mỹ dẫu đã có được cái bằng công dân Mỹ từ lâu. Vậy tôi là người gì ? Quê hương cũ thì xa vời vợi đang mờ dần trong trí óc đang muốn quên đi như muốn quên những chuyện đau buồn, quê hương mới thì bên cạnh nhưng sao vẫn thấy không phải của mình. Tôi thấy tôi chẳng giống ai cả nhưng tôi biết chắc tôi là một trong những sản phẩm của trò chơi chiến tranh và chính trị của những người đi trước. Vì cái tôi như thế ấy nên khi tham gia một vài bài viết trong các diễn đàn của thế giới ảo không có nghĩa tôi là một nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Tôi luôn luôn trọng những con người dấn thân đấu tranh cho dân chủ nhân quyền trong và ngoài nước. Chính cái việc dấn thân ra đấu tranh trước một bạo lực sẳn sàng làm những việc hèn hạ độc ác đã làm cho tôi cúi đầu nễ phục các anh rồi. Các anh nói gì làm gì cũng rất khó làm cho người cộng sản thay đổi nhưng tôi biết tương lai các anh xán lạn vì bên cạnh anh có các nhà tư bản tài chánh Hoa Kỳ đang tham gia. Họ cứ mời các quan chức cộng sản tham quan phố Wall Street mãi thì tình hình sẽ đổi thay. Dẫu sao người cộng sản cũng là những người có tài, nhất là tài bắt chước. Tôi viết là vì tôi có đôi giờ rãnh rỗi và đề tài viết là tùy vào lúc viết tôi đã nghĩ đến thứ gì chứ chẳng nhắm vào mục đích đấu tranh hay chống cái gì cả, riêng bài viết hôm nay là vì ánh mắt hai em bé trên đống rác giữa Sài Gòn, nếu bạn đọc là người đàn bà đã từng nhìn vào đôi mắt của đứa con mới sinh ra với lòng dạt dào đầy tình thương thì bạn sẽ hiểu được lòng tôi đối với ánh mắt hai đứa bé đang kiếm ăn trên đống rác, đã thôi thúc tôi bỏ qua những từ ngữ cộng sản hay quốc gia, hận thù hay bằng hữu, độc tài hay tự do để làm sao đạt được mục đích cho những em bé Việt Nam được đến trường học không còn kiếm ăn trên những đống rác bẩn thỉu nửa, muốn cho việc khó khăn này thành công tôi phải có đôi lời tuy hơi dài dòng với người cộng sản mà tôi tin chắc những điều mình viết là đúng nhưng chỉ sợ không ai chịu đọc và khi đọc được rồi thì chẳng ai chịu thi hành nhưng tôi cứ viết để cho lòng mình thanh thản :
- Kraft Food một công ty chuyên bán đồ ăn tại Hoa Kỳ có 98 ngàn nhân viên. Những nhân viên này được công ty và chính phủ giúp đở có được 2 quỉ là Quỉ Về Hưu (Pension) và Quỉ Để Dành (401K). Quỉ Về Hưu thì trao cho nhà băng quản lý để khi về già người nhân viên lãnh một lần hay hàng tháng cọng thên với tiền về hưu của Quỉ An Sinh Xã Hội của chính phủ nên người công nhân không lo lắng khi tuổi ngày càng cao. Quỉ Để Dành thì tùy theo từng công nhân được đầu tư lại vào công ty Kraft Food và 8 quỉ đầu tư khác trên Thị Trường Chứng Khoán New York, mỗi quỉ đầu tư đó có đến 15 hay 20 cổ phiếu giá trị. Quỉ Để Dành của công ty Kraft Food có người đã để dành trên 500.000 đô, nhiều Quỉ Để Dành của các công ty khác (Chợ PuBlic ) có người để dành được trên triệu đô. Toàn nước Mỹ có đến hàng ngàn công ty lớn nhỏ đều có những chương trình như công ty Kraft Food. Hai quỉ này đã làm cho dân Mỹ giàu hơn các dân tộc khác và biến xã hội Mỹ thành một xã hội tiêu dùng. Cách hoạt động này nếu giải thích theo chủ nghĩa cọng sản thì gọi là làm chủ tập thể vì người công nhân có sở hữu số cổ phiếu của công ty. Cách hoạt động này giúp cho chính phủ Hoa Kỳ tập trung vốn của toàn dân vào việc đầu tư. Số tiền công nhân Mỹ đầu tư là tảng băng chìm trên Thị Trường Chứng Khoán New York có thể nói lên đến hàng trăm ngàn tỷ Đô la. Số tiền khổng lồ này giao dịch trong 15 phút khi thị trường chứng khoán New York đóng cửa hàng ngày không ành hưởng đến giá trị cổ phiếu. Tảng băng nổi trên Thị Trường Chứng Khoán New York là những quỉ đầu tư do nhiều cá nhân hay tập thể nổi tiếng dẫn đầu (phần đông là người Do Thái, muốn biết tên những quỉ đầu tư này xin vào trang mạng MFFAIS rồi điền ký hiệu một cổ phiếu như BAC hay F để xem tên và số liệu giao dịch của các quỉ đâu tư trên cổ phiếu ấy), mỗi công ty thuộc lãnh vực tài chánh cũng có quỉ đầu tư riêng và nhất là những cá nhân với số tiền để dành riêng của mình (IRA account) v.v.... Nói tóm lại Thị Trường Chứng Khoán New York là nơi tập trung vốn kết sù của toàn bộ nước Mỹ. Chính phủ Mỹ có nhiệm vụ tìm chỗ cho số vốn này đầu tư. Nguyên tắc của đầu tư là phải : Có lợi nhuận, an toàn và khi rút lui là có thể rút lui được.
- Sau thế chiến thứ II, Thị Trường Chứng Khoán New York hướng tài chánh vào đầu tư vào 2 nước Nhật và Đức đã biến 2 quốc gia này từ hoang tàn đổ nát thành giàu mạnh, nhất là nước Đức trở thành một quốc gia xuất cảng đứng đầu thế giới. Thị trường hai quốc gia này sau thế chiến thứ II được gọi là thị trường Pump. Các công ty của 2 quốc gia làm ra lợi nhuận phải chia cho dân Mỹ. Năm 1971, tổng thống Nixon sang thăm Trung Quốc. Thị Trường Chứng Khoán New York ngưng đầu tư vào hai quốc gia trên đã biến thị trường 2 quốc gia này thành thị trường Dump làm cho kinh tế 2 quốc gia khựng lại nhất là Nhật bị suy thoái liên miên. Trung Quốc là một quốc gia với số dân đang chết đói hàng triệu người nhờ số tài chánh của Thị Trường Chứng Khoán New York đổ vào đầu tư mà trở thành nước giàu mạnh xuất cảng nhiều nhất thế giới qua mặt nước Đức.Thị Trường Trung Quốc sau năm 1975 được gọi là thị trường Pump.
- Trung quốc là một nước cộng sản, nền kinh tế cũng giống Việt Nam, không thể đầu tư tài chánh trực tiếp nên các nhà tư bản tài chánh tại Thị Trường Chứng Khoán New York đã dùng ba đầu cầu tài chánh để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc đó là Đài Loan, Hồng Kông và Nam Hàn. Nhờ vậy mà nền kinh tế của Đài Loan, Hồng Kông và Nam Hàn cũng giàu mạnh theo.
Nguyên tắc để đầu tư tài chánh vào một cổ phiếu là tìm một cổ phiếu có giá trị thật thấp để mua và bắt đầu pump and dump, nếu thấy cổ phiếu ấy có giá trị cao hơn khi dump thì pump and dump tiếp và cứ thế cho đến lúc giá trị cổ phiếu không thể lên cao được nữa thì dump thật và đi tìm một cổ phiếu khác để đầu tư. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho việc đầu tư tài chánh vào một thị trường. Các nhà tư bản tài chánh phải tìm cho ra một thị trường giá lao động thật rẻ để đầu tư cho có lợi nhuận mới nhảy vào. Đức và Nhật là nơi đầu tư lý tưởng nhất sau thế chiến thứ II. Sau gần 30 năm thâu lợi nhuận hã hê các nhà tư bản tài chánh Dump thật 2 thị trường này và nhảy sang thị trường Trung Quốc là nơi anh nông dân Mao tàn phá đến mức dân phải chết đói hàng triệu. Sau gần 30 năm thâu lợi nhuận hã hê ở thị trường Trung quốc các nhà tư bản tài chánh đã bắt đầu Dump thị trường Trung Quốc từ trước năm 2000 và rút tài chánh từ 3 đầu cầu Hồng Kông, Đài Loan, Đại Hàn về làm số tài chánh trong nước thặng dư quá mức và đem ra cho vay một cách tắc trách dễ dãi mới sanh ra cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay.
- Năm 2006 chỉ số của thị trường chứng khoán của Trung Quốc tăng 130%. Nửa năm 2007 tăng 50%. Đó là thời gian Thị Trưòng Chứng Khoán Thượng Hãi lên tới cao điểm. Người Trung Quốc huênh hoang bắt đầu diệu võ dương oai chơi trò bá quyền nước lớn và và mở đầu ra cho Thị Trường Chứng khoán Thượng Hãi thông thương với thị trường thế giới bằng cách : Ngày 21-5-2007 Chính quyền Trung Quốc tuyên bố đầu tư 4 tỷ đô vào nhóm Blackstone Group ở Thị Trường Chứng Khoán New York. Hai ngày sau chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ bỏ ra 60 tỷ để đầu tư vào thị trường chứng khoán ngoại quốc. Ngày 27-6-2007 chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ đầu tư thêm vào thị trường chứng khoán thế giới 200 tỷ đô trích từ 1.300 tỷ đô của ngoại tệ thặng dư. Ngày 29-6-2007 quốc hội Trung Quốc chuẩn chi 200 tỷ đô để đầu tư ra ngoại quốc và thành lập công ty kinh doanh ngoại hối. Chính quyền Trung Quốc đăng tên những công ty Trung Quốc lên Thị Trrường Chứng Khoán New York, mua công khố phiếu của Hoa Kỳ và hướng đầu tư nghiêng về vùng Trung Đông vì sợ thế giới Tây Phương sẽ làm thay đổi chế độ chính trị của họ.
- Người cộng sản Trung Quốc phần đông không có đạo nên có lẽ không biết chuyện tên Do Thái Juda bán chúa Jesus Christ chỉ vì vài đồng xu, tên Do Thái Kissinger bán Miền Nam Việt Nam để cho ngưới Do Thái chiếm thị trường Trung Quốc, nên cả tin người Mỹ gốc Do Thái đang ngự trị trên Thị Trường Chứng Khoán New York đang điều khiển cả thế giới để rồi Cổ phiếu của Trung Quốc trên Thị Trường Chứng Khoán New York đều bị đánh xuống tới đáy, tiền đầu tư qua Trung Đông thì bị không cho gia hạn nợ bắt khai phá sản, mua công khố phiếu thì bị Hoa kỳ phá giá đồng Đô La (Tôi không nắm rõ số tiền mua công khó phiếu có lẽ phải trên 600 tỷ đô). Cũng cần nhắc lại vào những năm 1990 người Nhật đã bị lừa đem tiền hàng chục tỷ đô trong quỉ thặng dư đầu tư mua các cao ốc của Mỹ để rồi bán lại lỗ một số lớn. Những năm vừa qua Truyền Thông của Hoa kỳ (cũng do người Do Thái điều khiển) bắt đầu tạo tin đồn như hàng hóa thực phẩm Trung Quốc có chất độc, quốc phòng Trung quốc là mối họa cho thế giới, Trung Quốc kiềm hảm đồng nhân dân tệ để thủ lợi, hàng nhái, ăn cắp tác quyền v.v... để Dump thật thị trường Trung Quốc. Nước cọng sản này chưa biết sẽ đi về đâu sau khi các nhà tư bản tài chánh tại New York hoàn tất việc Dump thật.
- Hoa Kỳ đang sở hữu số số tài chánh kết sù tại Thị Trường Chứng Khoán New York thì việc chính là phải tìm nơi để đầu tư và đầu tư vào đâu được an toàn, sinh lợi nhuận và khi rút lui thì có thể rút được. Đầu tư vào thị trường chung Âu Châu ? Không ăn được vì thị trường đó cũng giống như một cổ phiếu đã tới giá. Đầu tư vào Nam Mỹ ? Không cần thiết vì không ai lại kiếm tiền ở sân sau nhà mình mà nên kiếm tiến từ xa mang về nhà. Đầu Tư vào Châu Phi ? không được vì đó là vùng đất hỗn loạn không an ninh. Đầu Tư vào Trung Đông ? Mau chết vì nhiếu khủng bố Hồi Giáo. Chỉ có một nơi đáng đầu tư nhất là khối APEC mà tốt nhất 3 nước Việt Miên Lào vì 3 nước này là vùng đất giá lao động còn thấp và theo đạo Phật nên rất an toàn. Từ 3 nước này làm đầu cầu xâm nhập vào số còn lại của khối APEC theo đạo Hồi và dùng APEC tiến vào các quốc gia Hồi Giáo, một vùng đất đông dân rộng lớn rất màu mở chưa khai phá nhưng nhiều kẻ thù với người Do Thái.
- Kinh tế và chính trị thường đi đôi với nhau. Nhu cầu của kinh tế đưa đến hành động chính trị. Nhu cầu kinh tế hiện nay của Hoa kỳ là phải tìm cho ra vị trí để đầu tư số tiền đang sở hữu nên Tổng thống Barrak Obama và ngoại trưởng Hillary Clinton đều hướng về Khối APEC. ngày 23-7 bà Hillary Clinton gặp đại diện 3 nước Việt Miên Lào tại Phuket, Thái Lan. Ngày 15-11 Tổng thống Barrack Obama gặp lãnh đạo 10 nước ASEAN. Để khôi phục lại những quan hệ đối tác của vùng này và mở đường cho các nhà tư bản tài chánh bước vào đầu tư.
- Trước khi đầu tư vào một cổ phiếu người đầu tư phải làm một việc gọi là làm DD (Due Diligence) tức là đọc tất cả hồ sơ về an ninh và tin tức liên quan đến công ty mang cổ phiếu ấy, hay nói rõ hơn là nghiên cứu cổ phiếu mình muốn đầu tư. Trước khi đầu tư vào một thị trường mới các nhà đầu tư cũng làm như đầu tư vào cổ phiếu là làm DD và họ đã gởi một phái đoàn chuyên viên của đại học Harward đến Hà nội để nghiên cứu thị trường nước Việt Nam trước khi đầu tư.
- Thị trường Việt Nam ngày nay là một thị trường không thể đầu tư tài chánh trực tiếp được. Không thể dùng 3 đầu cầu tài chánh Hồng Kông, Đài Loan, Nam Hàn để đầu tư vào Việt Nam như đã làm với Trung Quốc trước đây lý do 3 đầu cầu đã cũ rồi, tức là đã tới gíá rồi nên không có ăn. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thân hữu (Crony Economy) tức là bà con anh em đảng viện thân hữu sở hữu từng công ty nên không thể hùn hạp chia lời được, nghĩa là các công ty từ thượng tầng đến hạ tầng chưa được cổ phần hóa. Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam là con vịt què cần phải cần phải chửa trị mới đi được, nghĩa là không thể phát huy do sự can thiệp quá sâu của giới chính trị.
- Năm 2009 số tiền đầu tư vào Việt Nam là 25 tỷ đô sau khi Việt Nam đưa hàng chục phái đoàn đi kêu gọi đầu tư. Số tiền này chỉ bằng 1 phần 5 của quỹ đầu tư Berkshire Hathaway, bằng 1 phần 2 của quỹ đầu tư Putnam quỹ đầu tư Vanguard. Đó là những quỹ đầu tư trong hàng trăm quỹ đầu tư tại Thị Trường Chứng Khoán New York vì hai điểm chính : 1.- Các quỹ đầu tư là cha là mẹ của các công ty. Việt Nam đi hỏi con cái để xin tiền trong lúc cha mẹ chưa cho thì tiền đâu để con cái cho kẻ khác, hay nói cách khác là Việt Nam đã gỏ không đúng cửa để kêu gọi đầu tư. 2.- Môi trường của Việt Nam chưa thích hợp cho tư bản tài chánh đầu tư dẫu ràng các nhà chính trị và các nhà tư bản tài chánh đã nhìn thấy được Việt Nam là một vị trí thuận lợi để đầu tư.
- Để thu hút số tài chánh của Thị Trường Chứng Khoán New York đầu tư vào Việt Nam đảng cộng sản Việt Nam cần làm những điểm sau :
- Lập những Quỹ Về Hưu và Quỹ Để Dành cho người công nhân trong các công ty để tập trung vốn đầu tư trong nước.
- Gởi 1 phái đoàn qua Nga và Đông Âu để nghiên cứu cách cổ phần hoá các công ty sau khi các đảng cộng sản ở đó sụp đổ và chuyển qua kinh tế thị trường. Dẫu cho sự cổ phần hóa không được công bằng có lợi cho các đảng viên cọng sản cũng cứ làm vì họ nói cho cùng cũng là người Việt Nam và là sẽ là đầu tàu đưa đất nước đi lên.
- Gởi một phái đoàn qua Thị Trường Chứng Khoán New York và tìm cách kết thân cũng như mời một số chuyên gia sang cố vấn để làm chuyển biến Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam như mở sàn chứng khoán Pinksheets, sàn chứng khoán OTC, bổ túc các luật lệ, cách hoạt động v.v...
- Bỏ điều luật 88 và tuyên bố tự do thông tin.
Trong 4 điểm để thi hành này thì 3 điểm trên có thể thi hành được nhưng điểm tạo tự do thông tin là một đề nghị khó được đảng cộng sản chấp nhận bởi họ sợ khi có tự do thông tin thì bao nhiêu điều dối trá tàn ác của họ không thể che đấu trước nhân dân được.Họ đã lầm to toàn dân đã biết tất cả những dối trá tội ác của đảng cộng sản Việt Nam từ lâu vì mạng điện toán đã kết nối khắp toàn cầu . Đảng cộng sản Việt Nam là một mối họa của dân Việt Nam từ lâu ai cũng đã biết nên nhân cơ hội này cần trả lại quyền tự do cho nhân dân và tạo môi trường cho Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam đi lên để chuộc lại lỗi lầm xưa và thoát ra được vòng tay của tên đại Hán bá quyền Trung Quốc bên cạnh.
Tôi hy vọng người cộng sản đã chơi trò bắt chước thì cần bắt chước cho đúng bằng cách gởi một phái đoàn hùng hậu do chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đi vào phố Wall Street kêu gọi đầu tư và nói các nhà tư bản tài chánh rằng nước Việt Nam ngày nay đã thay đổi : Chúng tôi có Thị Trường Chứng Khoán, các công ty Việt Nam đã được cổ phần hóa, Chúng tôi đã cho tự do thông tin để các người đầu tư được áp dụng mọi phương pháp đầu tư. Nhất là đừng nói chúng tôi có gái đẹp xin mời các anh đến đầu tư như lần đến Mỹ trước đây. Mỗi người con gái Việt Nam bị bán qua Đài Loan, Đại Hàn là một tội ác của đảng cộng sản. Hai bé gái kiếm ăn trên đống rát tại Sài Gòn ngày nay đã trở thành những cô gái. Tôi cầu nguyện họ không phải làm nghề bán trôn nuôi miệng.
© Đàn Chim Việt Online
BỐN BỊ CÁO "LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN" KHÁNG ÁN
Bốn bị cáo "lật đổ chính quyền nhân dân" kháng án
Đàn Chim Việt
Đăng ngày 31-1-2010
http://danchimviet.com/articles/1996/1/Bn-b-cao-lt--chinh-quyn-nhan-dan-khang-an/Page1.html
SÀI GÒN: Cả 4 bị cáo bị tòa án Tp. HCM kết án "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" hôm 20/1/2010 đều nộp đơn kháng án.
Một bản tin vỏn vẹn vài dòng và chỉ tồn tại vài giờ trước khi bị rút xuống trên trang web www.laodong.com.vn cho biết như sau:
"Ngày 29.1, lãnh đạo TAND TP.Hồ Chí Minh cho biết, TAND TP đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm án trong hạn luật định.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TPHCM, Lê Công Định, Lê Thăng Long cùng mức án 5 năm tù; Nguyễn Tiến Trung (7 năm tù). Lãnh đạo TAND TPHCM cũng cho biết cả 3 bị cáo trên có mức án khoan hồng vì đã thành khẩn khai báo, ăn năn. Riêng bị cáo Trần Duy Huỳnh Thức (16 năm tù), tất cả đều vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền...”.
Hiện ngoài bản tin đã bị Lao Động rút xuống chưa thấy báo chí trong nước loan tin này.
Bốn người bị kết án hôm 20/1. Tội danh của họ bị đổi từ "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điều 88 sang tội "lật đổ" theo điều 79 bộ luật Hình sự.
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, chính phủ Mỹ, Anh, EU... và các tổ chức Nhân quyền đã ra lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Tại Mỹ, một số dân biểu trong đó có ông Cao Quang Ánh, người vừa thăm Việt Nam hồi tháng trước, lên tiếng kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt.
Thân nhân các bị cáo cũng như giới báo chí và ngoại giao phàn nàn về chuyện họ không được vào dự phiên xử mà chỉ được theo dõi ở phòng bên cạnh. Trong khi đó, có dư luận rằng nhà nước đã bố trí người của họ, thậm chí hàng xóm của các bị cáo ngồi đầy trong phòng xử án.
Loa cũng bị làm rè hoặc làm câm đi khi các bị cáo có những tranh luận bị cho là "nhạy cảm" nhất là phần tranh luận của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và luật sư Triệu Quốc Mạnh (người bào chữa cho THDT). Mặc dù bị cáo Thức bác bỏ toàn bộ cáo trạng và yêu cầu dời phiên xử sang ngày hôm sau nhưng tòa vẫn tuyên án.
Một số nhà quan sát chính trị cho rằng, không mấy hy vọng vào việc các bị cáo sẽ được giảm án trong phiên phúc thẩm. Hai phiên tòa phúc thẩm xử 9 bị cáo là những người bất đồng chính kiến trong tháng qua diễn ra ở Hà Nội và Hải Phòng đều tuyên y án sơ thẩm.
© Đàn Chim Việt Online 2010
Bốn bị can vụ 'lật đổ chính quyền' kháng án (BBC 31-1-10)
Đàn Chim Việt
Đăng ngày 31-1-2010
http://danchimviet.com/articles/1996/1/Bn-b-cao-lt--chinh-quyn-nhan-dan-khang-an/Page1.html
SÀI GÒN: Cả 4 bị cáo bị tòa án Tp. HCM kết án "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" hôm 20/1/2010 đều nộp đơn kháng án.
Một bản tin vỏn vẹn vài dòng và chỉ tồn tại vài giờ trước khi bị rút xuống trên trang web www.laodong.com.vn cho biết như sau:
"Ngày 29.1, lãnh đạo TAND TP.Hồ Chí Minh cho biết, TAND TP đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm án trong hạn luật định.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TPHCM, Lê Công Định, Lê Thăng Long cùng mức án 5 năm tù; Nguyễn Tiến Trung (7 năm tù). Lãnh đạo TAND TPHCM cũng cho biết cả 3 bị cáo trên có mức án khoan hồng vì đã thành khẩn khai báo, ăn năn. Riêng bị cáo Trần Duy Huỳnh Thức (16 năm tù), tất cả đều vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền...”.
Hiện ngoài bản tin đã bị Lao Động rút xuống chưa thấy báo chí trong nước loan tin này.
Bốn người bị kết án hôm 20/1. Tội danh của họ bị đổi từ "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điều 88 sang tội "lật đổ" theo điều 79 bộ luật Hình sự.
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, chính phủ Mỹ, Anh, EU... và các tổ chức Nhân quyền đã ra lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Tại Mỹ, một số dân biểu trong đó có ông Cao Quang Ánh, người vừa thăm Việt Nam hồi tháng trước, lên tiếng kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt.
Thân nhân các bị cáo cũng như giới báo chí và ngoại giao phàn nàn về chuyện họ không được vào dự phiên xử mà chỉ được theo dõi ở phòng bên cạnh. Trong khi đó, có dư luận rằng nhà nước đã bố trí người của họ, thậm chí hàng xóm của các bị cáo ngồi đầy trong phòng xử án.
Loa cũng bị làm rè hoặc làm câm đi khi các bị cáo có những tranh luận bị cho là "nhạy cảm" nhất là phần tranh luận của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và luật sư Triệu Quốc Mạnh (người bào chữa cho THDT). Mặc dù bị cáo Thức bác bỏ toàn bộ cáo trạng và yêu cầu dời phiên xử sang ngày hôm sau nhưng tòa vẫn tuyên án.
Một số nhà quan sát chính trị cho rằng, không mấy hy vọng vào việc các bị cáo sẽ được giảm án trong phiên phúc thẩm. Hai phiên tòa phúc thẩm xử 9 bị cáo là những người bất đồng chính kiến trong tháng qua diễn ra ở Hà Nội và Hải Phòng đều tuyên y án sơ thẩm.
© Đàn Chim Việt Online 2010
Bốn bị can vụ 'lật đổ chính quyền' kháng án (BBC 31-1-10)
THAM VỌNG KIỂM SOÁT KHÔNG GIAN ẢO của TRUNG QUỐC
Tham vọng kiểm soát không gian ảo của Trung Quốc
Tác giả: Thu Lượng (dịch từ Asia sentinel)
Bài đã được xuất bản.: 30/01/2010 07:00 GMT+7
http://tuanvietnam.net/2010-01-26-tham-vong-kiem-soat-khong-gian-ao-cua-trung-quoc
Trung Quốc đang nỗ lực đầu tư để có thể kiểm soát thêm một chiều không gian nữa: không gian ảo, bằng cách vun đắp cho các nhân tài công nghệ thông tin nhằm tăng cường năng lực cảnh báo trên internet.
Các vụ tấn công trên mạng gần đây nhằm vào Google, Yahoo! và các doanh nghiệp công nghệ thông tin đa quốc gia, cộng thêm các nỗ lực của các hacker Trung Quốc nhằm thâm nhập vào các cơ quan chính quyền Mỹ và các hãng công nghệ, đã nâng những bước đầu tiên về nền tảng công nghệ Internet của Bắc Kinh tầm cỡ quốc tế.
Trong khi các chính phủ và công ty phương Tây cáo buộc các hacker người Trung Quốc đánh cắp một lượng lớn thông tin tình báo quân sự, công nghệ và các bí mật thương mại, chính quyền Bắc Kinh đã bào chữa cho việc phát triển khả năng cảnh báo mạng với danh nghĩa "chủ quyền và an ninh công nghệ thông tin".
Phản ứng trước những lời kêu ca của Google về các cuộc tấn công ồ ạt vào các hoạt động và khách hàng tại Trung Quốc của mình, một phát ngôn viên của phía Trung Quốc nói rằng: "đất nước tôi đang trong giai đoạn phát triển và cải cách mang tính quyết định... và định hướng dư luận trên internet là một biện pháp thích đáng để bảo vệ an ninh thông tin trên mạng".
Những "hạt giống" tốt
Trên thực tế, đầu năm 2009, chính phủ đã chi ngân sách đáng kể cho việc tuyển mộ các cử nhân xuất sắc nhất Trung Quốc trong các lĩnh vực - bao gồm máy tính, kỹ thuật, toán học và ngoại ngữ. Việc cường quốc đang trỗi dậy rất nhanh này có thể kiểm soát không gian ảo ở phạm vi toàn cầu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các cách thức sử dụng kết quả của quá trình tuyển mộ quyết liệt và đào tạo nên các chuyên gia liên quan tới công nghệ thông tin (IT).
Các đơn vị như một Học viện nghiên cứu thuộc Bộ Công An với hơn 1,200 nhân viên đã đặt banner thông báo tuyển dụng kỹ sư và chuyên gia an ninh mạng trên website chính thức của mình.
"Các cử nhân IT tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu của Mỹ không chỉ được ưu đãi về cạnh tranh về lương bổng mà còn có cơ hội thăng tiến ở cấp độ toàn cầu" - một nguồn tin thân cận với cơ sở thiết lập nên cuộc chiến trong không gian ảo cho biết.
Một điểm đặc biệt trong cuộc chiến trong không gian ảo của Trung Quốc chính là con số vô cùng lớn các "ông vua con" - những thành phần thuộc hàng "con, cháu các cụ" lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực viễn thông và an ninh mạng.
Tiến sỹ Jiang Mianheng - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học danh giá của Trung Quốc và người con trưởng của cựu chủ tịch của viện là Jiang Zemin đã có hơn một thập kỷ đóng vai trò là nhân vật chủ chốt trong chiến lược IT của Trung Quốc. Tốt nghiệp từ một kỹ sư điện của Đại học Bucknell tại Pennsylvania, ông Jiang là một trong số cán bộ cấp cao của Thượng Hải được đi công du cùng với Chủ tịch Hồ trong chuyến đi công du gần đây tới các nhà máy IT hiện đại tại khu công nghiệp phía đông Trung Quốc.
Sự góp mặt của các "ông vua con" đầy triển vọng này lại là một ẩn ý đằng sau sự mở rộng một cách nhanh chóng các tiềm lực của quốc gia trong lĩnh vực gián điệp và phản gián.
Thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã coi việc mở rộng tiềm lực của của PLA trong cuộc chiến không gian ảo là ưu tiên hàng đầu của lực lượng quốc phòng và an ninh trong những thập kỷ tới.
Hồi tuần qua, trong chuyến thăm Thượng Hải, ông đã động viên các kỹ sư máy tính và viễn thông của thủ đô. "Chúng ta phải giành phần thắng ở một lĩnh vực nổi bật trong viễn thông thế giới thông qua việc sở hữu các công nghệ dựa trên nghiên cứu và phát triển trong nước". Ông Hồ Cẩm Đào nói thêm: "Chúng ta phải cần mẫn để đạt được nhiều đột phá hơn nữa trong các công nghệ đặc biệt then chốt".
Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực IT, bao gồm hoạt động gián điệp và phản gián trên mạng internet được nêu rõ trong Kế hoạch Năm năm lần thứ 12 (2011-2015) - đang được chính quyền trung ương và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) soạn thảo.
Từ thập kỷ 80, "công dân IT" đã được hưởng chính sách ưu đãi; các ngành công nghiệp viễn thông đã chia sẻ các nguồn lực và dữ liệu liên quan tới các đơn vị trong PLA, Cảnh sát vũ trang nhân dân và Bộ Công an.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Meng Jianzhu, "Internet đã trở thành một phương tiện truyền bá chủ yếu mà thông qua đó, các lực lượng chống đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động thâm nhập và phá hoại".
Trong chuyến công du các tỉnh vào cuối năm 2009, ông Meng thậm chí kêu gọi các lực lượng vào khoảng vài vạn công an tăng cường hợp tác với các công ty IT trong nước.
"Chúng ta nên tận dụng tốt các kết quả của nghiên cứu và phát triển IT trong nước để đem lại sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt công nghệ cho hệ thống ngăn chặn và kiểm soát của chúng ta" - ông Meng phát biểu.
Trong các bài diễn thuyết quốc tế, Chủ tịch Hồ và các cố vấn đã bày tỏ niềm lạc quan rằng, trong 10 năm tới đây, Trung Quốc sẽ phải thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ ở lĩnh vực IT rất quan trọng này.
Tác giả: Thu Lượng (dịch từ Asia sentinel)
Bài đã được xuất bản.: 30/01/2010 07:00 GMT+7
http://tuanvietnam.net/2010-01-26-tham-vong-kiem-soat-khong-gian-ao-cua-trung-quoc
Trung Quốc đang nỗ lực đầu tư để có thể kiểm soát thêm một chiều không gian nữa: không gian ảo, bằng cách vun đắp cho các nhân tài công nghệ thông tin nhằm tăng cường năng lực cảnh báo trên internet.
Các vụ tấn công trên mạng gần đây nhằm vào Google, Yahoo! và các doanh nghiệp công nghệ thông tin đa quốc gia, cộng thêm các nỗ lực của các hacker Trung Quốc nhằm thâm nhập vào các cơ quan chính quyền Mỹ và các hãng công nghệ, đã nâng những bước đầu tiên về nền tảng công nghệ Internet của Bắc Kinh tầm cỡ quốc tế.
Trong khi các chính phủ và công ty phương Tây cáo buộc các hacker người Trung Quốc đánh cắp một lượng lớn thông tin tình báo quân sự, công nghệ và các bí mật thương mại, chính quyền Bắc Kinh đã bào chữa cho việc phát triển khả năng cảnh báo mạng với danh nghĩa "chủ quyền và an ninh công nghệ thông tin".
Phản ứng trước những lời kêu ca của Google về các cuộc tấn công ồ ạt vào các hoạt động và khách hàng tại Trung Quốc của mình, một phát ngôn viên của phía Trung Quốc nói rằng: "đất nước tôi đang trong giai đoạn phát triển và cải cách mang tính quyết định... và định hướng dư luận trên internet là một biện pháp thích đáng để bảo vệ an ninh thông tin trên mạng".
Những "hạt giống" tốt
Trên thực tế, đầu năm 2009, chính phủ đã chi ngân sách đáng kể cho việc tuyển mộ các cử nhân xuất sắc nhất Trung Quốc trong các lĩnh vực - bao gồm máy tính, kỹ thuật, toán học và ngoại ngữ. Việc cường quốc đang trỗi dậy rất nhanh này có thể kiểm soát không gian ảo ở phạm vi toàn cầu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các cách thức sử dụng kết quả của quá trình tuyển mộ quyết liệt và đào tạo nên các chuyên gia liên quan tới công nghệ thông tin (IT).
Các đơn vị như một Học viện nghiên cứu thuộc Bộ Công An với hơn 1,200 nhân viên đã đặt banner thông báo tuyển dụng kỹ sư và chuyên gia an ninh mạng trên website chính thức của mình.
"Các cử nhân IT tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu của Mỹ không chỉ được ưu đãi về cạnh tranh về lương bổng mà còn có cơ hội thăng tiến ở cấp độ toàn cầu" - một nguồn tin thân cận với cơ sở thiết lập nên cuộc chiến trong không gian ảo cho biết.
Một điểm đặc biệt trong cuộc chiến trong không gian ảo của Trung Quốc chính là con số vô cùng lớn các "ông vua con" - những thành phần thuộc hàng "con, cháu các cụ" lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực viễn thông và an ninh mạng.
Tiến sỹ Jiang Mianheng - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học danh giá của Trung Quốc và người con trưởng của cựu chủ tịch của viện là Jiang Zemin đã có hơn một thập kỷ đóng vai trò là nhân vật chủ chốt trong chiến lược IT của Trung Quốc. Tốt nghiệp từ một kỹ sư điện của Đại học Bucknell tại Pennsylvania, ông Jiang là một trong số cán bộ cấp cao của Thượng Hải được đi công du cùng với Chủ tịch Hồ trong chuyến đi công du gần đây tới các nhà máy IT hiện đại tại khu công nghiệp phía đông Trung Quốc.
Sự góp mặt của các "ông vua con" đầy triển vọng này lại là một ẩn ý đằng sau sự mở rộng một cách nhanh chóng các tiềm lực của quốc gia trong lĩnh vực gián điệp và phản gián.
Thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã coi việc mở rộng tiềm lực của của PLA trong cuộc chiến không gian ảo là ưu tiên hàng đầu của lực lượng quốc phòng và an ninh trong những thập kỷ tới.
Hồi tuần qua, trong chuyến thăm Thượng Hải, ông đã động viên các kỹ sư máy tính và viễn thông của thủ đô. "Chúng ta phải giành phần thắng ở một lĩnh vực nổi bật trong viễn thông thế giới thông qua việc sở hữu các công nghệ dựa trên nghiên cứu và phát triển trong nước". Ông Hồ Cẩm Đào nói thêm: "Chúng ta phải cần mẫn để đạt được nhiều đột phá hơn nữa trong các công nghệ đặc biệt then chốt".
Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực IT, bao gồm hoạt động gián điệp và phản gián trên mạng internet được nêu rõ trong Kế hoạch Năm năm lần thứ 12 (2011-2015) - đang được chính quyền trung ương và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) soạn thảo.
Từ thập kỷ 80, "công dân IT" đã được hưởng chính sách ưu đãi; các ngành công nghiệp viễn thông đã chia sẻ các nguồn lực và dữ liệu liên quan tới các đơn vị trong PLA, Cảnh sát vũ trang nhân dân và Bộ Công an.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Meng Jianzhu, "Internet đã trở thành một phương tiện truyền bá chủ yếu mà thông qua đó, các lực lượng chống đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động thâm nhập và phá hoại".
Trong chuyến công du các tỉnh vào cuối năm 2009, ông Meng thậm chí kêu gọi các lực lượng vào khoảng vài vạn công an tăng cường hợp tác với các công ty IT trong nước.
"Chúng ta nên tận dụng tốt các kết quả của nghiên cứu và phát triển IT trong nước để đem lại sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt công nghệ cho hệ thống ngăn chặn và kiểm soát của chúng ta" - ông Meng phát biểu.
Trong các bài diễn thuyết quốc tế, Chủ tịch Hồ và các cố vấn đã bày tỏ niềm lạc quan rằng, trong 10 năm tới đây, Trung Quốc sẽ phải thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ ở lĩnh vực IT rất quan trọng này.
LỜI KÍNH BÁO của BAUXITE VIỆT NAM
Lời kính báo của Bauxite Việt Nam
Phạm Toàn
Cập nhật : 31/01/2010 17:57
http://www.diendan.org/viet-nam/bauxite-vn-kinh-bao/
Kể từ sáng nay, thứ Hai, ngày 01 tháng 02 năm 2010, trang mạng của chúng ta lại hoạt động được như thường rồi! Từ nay, chúng ta có hẳn hai ngôi nhà, một con Web to tát vào ra đàng hoàng hàng ngày theo địa chỉ boxitvn.info và một con Blog boxitvn.blogspot.com để đề phòng cảnh quân tử cũng có khi sa cơ. Đề nghị khi gọi nhau hàng ngày, chúng ta cứ dùng cái tên Bauxite Việt Nam đã quen nói quen nghe quen nghĩ quen nhớ mãi không thể nào quên. Và cũng chẳng ai cấm viết tắt, chúng ta sẽ viết như thế này nhé, BVN.
Thế đấy, khi thông báo tin này, BVN đã hình dung những con người đứng xếp hàng trước khi vào ngôi nhà của mình, điểm danh đến con số mười bảy triệu rưỡi vào ngày 12 tháng 12 năm 2009. BVN mong muốn chúng ta hãy vui mừng vì đó là gần hai chục triệu nụ cười. BVN cũng nhìn thấy cả những "nụ mếu" của những kẻ đã thất bại trong cả mưu toan lẫn hành động trói chân trói tay những con người rành rành là chỉ có một thứ vũ khí – khả năng suy nghĩ bằng chính đầu óc của mình. Bên cạnh đó, BVN cũng thấy cả những nét ngơ ngác của những người chưa hiểu hết đầu đuôi câu chuyện nên vẫn không hiểu đầy đủ BVN của chúng ta.
Hôm nay, nhân ngày mở lại cửa hiệu, chúng ta phơi bày mọi điều, để bản thân chúng ta cũng tự hiểu kỹ mình thông qua việc kiểm kê kho tàng hàng họ cùng nhà cửa và con người, và mặt khác, đây cũng là dịp để những con mắt ngơ ngác tìm hiểu thêm và ủng hộ BVN.
Bạn thân mến,
BVN ra đời giữa tháng 4 năm 2009 hoàn toàn dễ dàng và tình cờ như chuyện lòng người một khi đã được Giời đất và Tổ tiên chiều theo. Thoạt đầu là một cuộc thảo luận bột phát trên mạng kéo dài cả năm về đủ loại vấn đề, kinh tế, tài chính, giáo dục, khoa học, công nghệ, … Những vấn đề được quan tâm nhiều nhất cuối cùng đều xoay quanh chuyện Biển Đông và chuyện Tây Nguyên nóc nhà của Đông Dương. Thế rồi, câu chuyện cứ chốt dần lại, và chuyện Biển Đông cùng Tây Nguyên cuối cùng trở thành vấn đề con đường phát triển an toàn và bền vững của đất nước.
Thế rồi, giọt nước cuối cùng làm tràn ly là cảnh tượng khởi công long trọng đại dự án Bô-xít trên Tây Nguyên. Hầu như khi đó tất cả mọi người đều có cảm giác bị đánh úp. Tất cả ngỡ ngàng tìm hiểu lại vấn đề từ đầu, và bỗng thấy rằng gần mười năm trôi qua, kể từ cuộc "tuyên bố chung" năm 2001 giữa hai Tổng bí thư hai Đảng CS của Việt Nam và Trung Quốc, kể từ năm đó, giới trí thức chẳng có chút thông tin gì hết về một vấn đề lớn lao nhường ấy: khai thác bô-xit trên nóc nhà Đông Dương. Báo chí (trong đó có cả báo Nhân dân) cũng bất ngờ đưa tin công nhân Trung Quốc lao động "chui" trên Tây Nguyên – một mất mười ngờ, con số càng chéo nhau giữa các báo thì càng gây nghi ngờ lớn. Trong khi đó ở ngoài biển, ngư dân vẫn tiếp tục sống cảnh đời lo lắng phập phồng trước thói hung hăng của người bạn láng giềng.
Thế là một bản nháp Kiến nghị ngừng khai thác Bô-xit được thảo ra. Nó được gửi đi hỏi ý kiến chừng mười lăm anh chị em. Và nó bỗng biến thành phong trào lấy chữ ký. Và phong trào đó buộc phải có mấy người đại diện cho các chữ ký cả ở trong nước lẫn ngoài nước đem văn bản kiến nghị đó tới các cơ quan hữu quan của nước CHXHCN Việt Nam: Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Thủ tướng chính phủ. Làm xong những công việc đó, lại nảy sinh công việc thông báo lại cho các chữ ký. Trong bối cảnh đó, một trang blog đã ra đời; sau đó vài ngày được thay thế bằng một trang Web thứ nhất vô cùng yếu ớt, và tháng sau được tiếp nối bằng một trang Web mạnh hơn… cho tới khi nó bị kẻ xấu chống phá.
Điểm lại vài nét hình thành và phát triển BVN để thấy anh chị em trí thức già và trẻ, trong nước và ngoài nước, đã sống và làm việc vô cùng hồn nhiên, biết tới đâu tham gia tới đó, có tới đâu đóng góp tới đó, một lòng một dạ hành động theo thiên chức của mình. Công việc đông người chung tay đó thực chất là chung bộ óc, và là bộ óc đáng quý một khi được những bộ óc khác đánh giá đúng mức. Frank H. T. Rhodes đã nói về điều đó trong cuốn "Tạo dựng tương lai" (Văn hóa Sài Gòn xuất bản, 2009), và nay chỉ với việc thay thế thuật ngữ Viện đại học bằng thuật ngữ Giới trí thức, ta sẽ có một ý niệm quan trọng đối với bộ óc chung đó:
"Giới trí thức là [...] chất xúc tác thầm lặng nhưng quyết định trong xã hội hiện đại, thành tố thiết yếu cho sự vận hành có hiệu quả và sự vững mạnh của xã hội." (trang 16) "Giới trí thức không đề xướng hành động chính trị cũng như chính sách của chính phủ, nhưng nó cung cấp kiến thức và dữ liệu để người ta dựa trên đó mà xây dựng những điều này. Nó không chế tạo ra các sản phẩm nhưng nó sáng tạo khoa học và công nghệ mà các sản phẩm phải phụ thuộc vào". (trang 16) " [...] "ấy là một nguồn lực không thể thay thế, nói cho đúng là bảo vật của quốc gia" (trang 22).
Trên trang BVN, các tác giả và độc giả, những bài viết bài dịch và bài tham khảo từ trang mạng khác, đã gợi ra cái không khí trí tuệ vì dân vì nước, thực sự làm nên một luồng gió mới mẻ. Thật vậy, nếu đó cũng chỉ là một trong những "tờ báo" đi theo duy nhất một "lề đường" nào đó, thì nó đã không có được sức sống đến thế của một trang mạng đi ung dung thênh thang giữa con lộ của Đời con người, của Đời công dân, của Đời những đồng bào của một Dân tộc biết khẳng định mình.
Bạn thân mến,
Nhân dịp trang BVN tiếp tục khai trương sau hơn một tháng khi nằm im khi lao động với đầy trắc trở, kể từ hôm nay, địa chỉ này sẽ lại là ngôi nhà đón bạn mỗi khi bạn muốn có đóng góp cho Đời và mỗi khi bạn cần một sự chia sẻ, cần Cho và Nhận.
Xin chúc thẳng tiến.
Thay mặt BVN, với sự ủy quyền điều hành tạm thời
của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
và Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng,
Phạm Toàn
TRUNG QUỐC NGƯNG TRAO ĐỔI QUÂN SỰ VỚI HOA KỲ
Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan - Trung Quốc ngưng trao đổi quân sự với Hoa Kỳ
NPR, Cymbidium, X-cafevn lược dịch
31-1-2010
http://www.x-cafevn.org/node/2659
Trong một nước cờ chắc chắn sẽ làm mích lòng Trung Quốc, chính phủ Obama loan báo hôm thứ Sáu vừa qua là họ dự định bán vũ khí trị giá trên sáu tỷ đô la cho Đài Loan, một đảo tự trị mà chính quyền Trung Quốc cho là thuộc về họ.
Lô hàng bao bồm trực thăng Black Hawk, hỏa tiễn Patriot, tàu dò mìn và công nghệ thông tin. Các nhà luật pháp trong Quốc Hội Hoa Kỳ có 30 ngày để bàn thảo trước khi dự định được xúc tiến; theo thông lệ, họ hay ủng hộ bán vũ khí cho Đài Loan.
Đài Loan là một vấn đề nhậy cảm nhất trong quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc càng ngày càng liên kết với nhau về vấn đề bảo an và kinh tế. Vụ buôn bán này có thể sẽ gây gián đoạn tạm thời cho mối quan hệ quân sự giữa hai quốc gia.
Hoa Kỳ báo cho Trung Quốc biết về việc bán vũ khí chỉ vài giờ trước khi thông báo và họ công nhận vào hôm thứ Sáu là Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách ngưng đàm phán về quân sự với Washington, điều này đã xảy ra sau khi Hoa Kỳ bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Đài Loan vào năm 2008.
Phát ngôn viên của Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Washington, ông Wang Baodong cho biết Bắc Kinh sẽ đệ đơn chính thức phản đối quyết định của Hoa Kỳ. Khi được hỏi là liệu Trung Quốc có cắt đứt mối liên hệ quân sự, ông ta trả lời “Chúng ta hãy chờ xem.”
Jim Jones, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Obama tuyên bố hôm thứ Sáu rằng cả Washington lẫn Bắc Kinh “thỉnh thoảng làm những chuyện mà không phải ai cũng hoàn toàn hài lòng.” Nhưng ông Jones tuyên bố trước một cử toạ tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế rằng Hoa Kỳ “nghiêng về hướng quan hệ mới với Trung Quốc như là một thế lực đang lên trên thế giới.”
Trung Quốc cực lực phản đối Hoa Kỳ buôn bán vũ khí với Đài Loan. Họ từng dọa xâm chiếm Đài Loan nếu quốc đảo này dám hợp thức hoá nền độc lập đã có trên thực tế của họ. Hoa Kỳ là một đồng minh quan trọng nhất và cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan. Trọn gói hàng, được đăng trên trang mạng của Ngũ Giác Đài né tránh một vấn đề khó khăn, đó là trong đó không có phản lực cơ chiến đấu F-16 mà Đài Loan thèm muốn.
Vụ bán này thoả mãn những điều khoản của thỏa thuận vũ khí trị giá 11 tỷ mà cựu Tổng Thống George W. Bush đã hứa từ trước với Đài Loan vào năm 2001 và được cung cấp trong nhiều giai đoạn vì nhiều lý do chính trị và ngân sách ở Đài Loan và Hoa Kỳ.
Việc bán vũ khí sẽ thử thách chính phủ Obama về chính sách đối với Trung Quốc mà các viên chức Hoa Kỳ cho rằng có chủ ý cải thiện sự tin tưởng giữa hai quốc gia để khi những bất đồng không thể tránh được về Đài Loan hay Tây Tạng sẽ không làm thụt lùi những cố gắng hợp tác với nhau về bế tắc vũ khí hạt nhân ở Iran, Bắc Hàn, và những vấn đề khác.
Trung Quốc đang chỉa hơn một ngàn hỏa tiễn mang đầu đạn sang Đài Loan và theo luật, chính phủ Hoa Kỳ phải bảo đảm là quốc đảo này có khả năng đáp ứng với những đe dọa từ Trung Quốc. Các món hàng bao gồm 114 hỏa tiễn Patriot được chế tạo để bắn rơi các hỏa tiễn khác, 60 trực thăng loại Black Hawk, và hai tàu dò mìn.
Hôm thứ Bảy, Trung Quốc ngưng mọi trao đổi quân sự với Hoa Kỳ, dọa áp dụng những hình phạt chưa từng thấy đối với những nhà sản xuất vũ khí Hoa Kỳ và cảnh cáo rằng sự hợp tác giữa hai quốc gia sẽ bị thiệt hại sau khi Wahington loan báo bán vũ khí cho Đài Loan.
Dù không hoàn toàn bất ngờ, phản ứng ngay lập tức của họ trước lời loan báo hôm thứ Sáu của Hoa Kỳ cho thấy Trung Quốc dự tính đương đầu với một thử thách lớn hơn thường lệ khi họ phải đối phó với đề tài quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bà Stephanie T. Kleine-Ahlbrandt, giám đốc về dự án đông bắc Á Châu của Nhóm Khủng Hoảng Thế Giới cho biết “Đây là một phản ứng cương quyết nhất mà chúng ta thấy trong nhiều năm qua. Trung Quốc thật ra đang thăm dò phản ứng của Obama sẽ ra sao về vụ này.”
Trung Hoa Thông Tấn Xã tường trình là Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc nói bán vũ khí cho một Đài Loan tự trị, mà Trung Quốc cho là của họ, gây “thiệt hại quan trọng” cho hợp tác tổng quát giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đàm phán ở trình độ phó ngoại trưởng về kiểm soát vũ khí và chiến lược bảo an đã bị dời lại.
Lời cảnh cáo xảy ra trong khi Hoa Kỳ mong đợi vào sự giúp đỡ của Bắc Kinh về nhiều vấn đề bao gồm khủng hoảng tài chính hoàn cầu và bế tắc về vũ khí hạt nhân với Iran và Bắc Hàn. Mức căng thẳng trước đó đã lên cao sau khi Hoa Kỳ bình phẩm về tự do trên mạng Internet và cuộc tranh chấp giữa Google và Trung Quốc, và dự tính của Tổng Thống Obama hội kiến với vị lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng năm nay.
Theo một bản thông cáo của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Phó Ngoại Trưởng He Yafei nói với Đại Sứ Hoa Kỳ Jon Huntsman rằng bán trực thăng Black Hawk, hỏa tiễn Patriot loại có khả năng cao và những vũ khí khác cho Đài Loan sẽ “gây những hậu quả mà cả hai bên không muốn thấy.”
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng dọa trừng phạt những công ty Hoa Kỳ có liên quan đến buôn bán vũ khí, điều mà chưa bao giờ xảy ra trong những vụ buôn bán trong quá khứ với Đài Loan.
Ông P.J. Crowley, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết “Hành động của chúng ta đối với Đài Loan tăng cường lời cam kết của chúng ta về sự ổn định trong vùng. Theo mối quan hệ bao quát với Trung Quốc hiện nay, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này như đã từng làm trong quá khứ.”
Tuy nhiên, Trung Quốc phản ứng giận dữ đối với bất cứ dự tính buôn bán vũ khí nào và họ cũng cắt đứt quan hệ quân sự với Hoa Kỳ vào năm 2008 sau khi chính phủ Bush cũ tuyên bố bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Đài Loan. Một gián đoạn quan hệ quân sự như vậy có triển vọng xảy ra lần này, nhưng nó đến vào lúc Washington và Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ vốn băng giá giữa hai quân lực. Hoa Kỳ đang cố gắng dùng những cuộc thăm viếng quân sự để tạo nên sự tin tưởng với Bắc Kinh và học hỏi thêm về chủ đích bành trướng quân sự ồ ạt của họ.
Ông Phillip Saunders, một nhà nghiên cứu lỗi lạc tại Đại Học Quốc Phòng ở Washington nói “Trong quá khứ, những kiểu gián đoạn này kéo dài từ ba cho đến sáu tháng, với vài bộ phận của quan hệ quân sự ngưng lâu hơn thế. Lần này tôi cũng nghĩ tương tự.”
Không biết cuộc bán vũ khí này sẽ có ảnh hưởng đến cuộc thăm viếng Hoa Kỳ đang được mong đợi của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào trong năm nay hay cuộc họp thượng đỉnh về an toàn nguyên tử ở được tổ chức ở Hoa Kỳ vào mùa xuân.
Những chuyên gia về Trung Quốc báo trước rằng Bắc Kinh sẽ có thể có những biện pháp thêm để trừng phạt Hoa Kỳ để chứng tỏ sức mạnh mới có của họ và lòng tự tin vào chuyện quốc tế. Ông Jin Canrong, giáo sư về quốc tế học tại Đại Học Renmin ở Trung Quốc nói rằng vụ bán vũ khí sẽ tạo cho Trung Quốc một “lý do công bằng và chính đáng” để thúc đẩy thử nhiệm vũ khí. Trong vài tuần gần đây, Trung Quốc thử hỏa tiễn cho một hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn mà các chuyên gia cho là để biểu lộ sự tức giận về vụ bán vũ khí sắp đến. Ông Jin nói thêm “Hoa Kỳ sẽ phải trả giá cho vụ này. Từ nay trở đi, Trung Quốc sẽ trả đũa thậm tệ như là giảm hợp tác về vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn và Iran và những công trình chống khủng bố.”
Sự gián đoạn quan hệ quân sự mới nhất này sẽ ảnh hưởng đến cuộc thăm viếng Trung Quốc có dự tính trước của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates và Đô Đốc Michael Mullen, Tổng Tư Lệnh Quân Lực. Cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Tham Mưu Trưởng Đại Tướng Chen Bingde của quân đội Trung Quốc cũng có thể bị hủy.
Mối quan hệ với Trung Quốc đã được sưởi ấm khá nhiều từ khi Tổng Thống Đài Loan Ma Ying-jeou nhậm chức cách đây 20 tháng. Trung Quốc hay than phiền là bán vũ khí cho Đài Loan làm hại đến quan hệ giữa họ, nhưng ông Saunders nói rằng, dù với lời tuyên bố bán vũ khí vừa rồi hay trong năm 2008, “Quan hệ qua eo biển chưa bao giờ tốt như thế.”
Ông Wang Kao-cheng, một chuyên gia về quốc phòng tại Đại Học Tamkang ở Đài Bắc nói “Quyết định của Ngũ Giác Đài không bán máy bay phản lực chiến đấu và sơ đồ thiết kế cho tàu ngầm chạy bằng dầu cặn – hai thứ mà Đài Loan cần nhất – cho thấy chính phủ Obama rất quan tâm đến phản ứng của Trung Quốc.”
Tổng Thống Đài Loan Ma Ying-jeou nói với các phóng viên hôm thứ Bảy rằng Trung Quốc không nên giận dữ vì vụ buôn bán này vì đây là những vũ khí phòng thủ, không phải loại tấn công.
Nguồn: NPR
NPR, Cymbidium, X-cafevn lược dịch
31-1-2010
http://www.x-cafevn.org/node/2659
Trong một nước cờ chắc chắn sẽ làm mích lòng Trung Quốc, chính phủ Obama loan báo hôm thứ Sáu vừa qua là họ dự định bán vũ khí trị giá trên sáu tỷ đô la cho Đài Loan, một đảo tự trị mà chính quyền Trung Quốc cho là thuộc về họ.
Lô hàng bao bồm trực thăng Black Hawk, hỏa tiễn Patriot, tàu dò mìn và công nghệ thông tin. Các nhà luật pháp trong Quốc Hội Hoa Kỳ có 30 ngày để bàn thảo trước khi dự định được xúc tiến; theo thông lệ, họ hay ủng hộ bán vũ khí cho Đài Loan.
Đài Loan là một vấn đề nhậy cảm nhất trong quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc càng ngày càng liên kết với nhau về vấn đề bảo an và kinh tế. Vụ buôn bán này có thể sẽ gây gián đoạn tạm thời cho mối quan hệ quân sự giữa hai quốc gia.
Hoa Kỳ báo cho Trung Quốc biết về việc bán vũ khí chỉ vài giờ trước khi thông báo và họ công nhận vào hôm thứ Sáu là Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách ngưng đàm phán về quân sự với Washington, điều này đã xảy ra sau khi Hoa Kỳ bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Đài Loan vào năm 2008.
Phát ngôn viên của Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Washington, ông Wang Baodong cho biết Bắc Kinh sẽ đệ đơn chính thức phản đối quyết định của Hoa Kỳ. Khi được hỏi là liệu Trung Quốc có cắt đứt mối liên hệ quân sự, ông ta trả lời “Chúng ta hãy chờ xem.”
Jim Jones, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Obama tuyên bố hôm thứ Sáu rằng cả Washington lẫn Bắc Kinh “thỉnh thoảng làm những chuyện mà không phải ai cũng hoàn toàn hài lòng.” Nhưng ông Jones tuyên bố trước một cử toạ tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế rằng Hoa Kỳ “nghiêng về hướng quan hệ mới với Trung Quốc như là một thế lực đang lên trên thế giới.”
Trung Quốc cực lực phản đối Hoa Kỳ buôn bán vũ khí với Đài Loan. Họ từng dọa xâm chiếm Đài Loan nếu quốc đảo này dám hợp thức hoá nền độc lập đã có trên thực tế của họ. Hoa Kỳ là một đồng minh quan trọng nhất và cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan. Trọn gói hàng, được đăng trên trang mạng của Ngũ Giác Đài né tránh một vấn đề khó khăn, đó là trong đó không có phản lực cơ chiến đấu F-16 mà Đài Loan thèm muốn.
Vụ bán này thoả mãn những điều khoản của thỏa thuận vũ khí trị giá 11 tỷ mà cựu Tổng Thống George W. Bush đã hứa từ trước với Đài Loan vào năm 2001 và được cung cấp trong nhiều giai đoạn vì nhiều lý do chính trị và ngân sách ở Đài Loan và Hoa Kỳ.
Việc bán vũ khí sẽ thử thách chính phủ Obama về chính sách đối với Trung Quốc mà các viên chức Hoa Kỳ cho rằng có chủ ý cải thiện sự tin tưởng giữa hai quốc gia để khi những bất đồng không thể tránh được về Đài Loan hay Tây Tạng sẽ không làm thụt lùi những cố gắng hợp tác với nhau về bế tắc vũ khí hạt nhân ở Iran, Bắc Hàn, và những vấn đề khác.
Trung Quốc đang chỉa hơn một ngàn hỏa tiễn mang đầu đạn sang Đài Loan và theo luật, chính phủ Hoa Kỳ phải bảo đảm là quốc đảo này có khả năng đáp ứng với những đe dọa từ Trung Quốc. Các món hàng bao gồm 114 hỏa tiễn Patriot được chế tạo để bắn rơi các hỏa tiễn khác, 60 trực thăng loại Black Hawk, và hai tàu dò mìn.
Hôm thứ Bảy, Trung Quốc ngưng mọi trao đổi quân sự với Hoa Kỳ, dọa áp dụng những hình phạt chưa từng thấy đối với những nhà sản xuất vũ khí Hoa Kỳ và cảnh cáo rằng sự hợp tác giữa hai quốc gia sẽ bị thiệt hại sau khi Wahington loan báo bán vũ khí cho Đài Loan.
Dù không hoàn toàn bất ngờ, phản ứng ngay lập tức của họ trước lời loan báo hôm thứ Sáu của Hoa Kỳ cho thấy Trung Quốc dự tính đương đầu với một thử thách lớn hơn thường lệ khi họ phải đối phó với đề tài quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bà Stephanie T. Kleine-Ahlbrandt, giám đốc về dự án đông bắc Á Châu của Nhóm Khủng Hoảng Thế Giới cho biết “Đây là một phản ứng cương quyết nhất mà chúng ta thấy trong nhiều năm qua. Trung Quốc thật ra đang thăm dò phản ứng của Obama sẽ ra sao về vụ này.”
Trung Hoa Thông Tấn Xã tường trình là Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc nói bán vũ khí cho một Đài Loan tự trị, mà Trung Quốc cho là của họ, gây “thiệt hại quan trọng” cho hợp tác tổng quát giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đàm phán ở trình độ phó ngoại trưởng về kiểm soát vũ khí và chiến lược bảo an đã bị dời lại.
Lời cảnh cáo xảy ra trong khi Hoa Kỳ mong đợi vào sự giúp đỡ của Bắc Kinh về nhiều vấn đề bao gồm khủng hoảng tài chính hoàn cầu và bế tắc về vũ khí hạt nhân với Iran và Bắc Hàn. Mức căng thẳng trước đó đã lên cao sau khi Hoa Kỳ bình phẩm về tự do trên mạng Internet và cuộc tranh chấp giữa Google và Trung Quốc, và dự tính của Tổng Thống Obama hội kiến với vị lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng năm nay.
Theo một bản thông cáo của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Phó Ngoại Trưởng He Yafei nói với Đại Sứ Hoa Kỳ Jon Huntsman rằng bán trực thăng Black Hawk, hỏa tiễn Patriot loại có khả năng cao và những vũ khí khác cho Đài Loan sẽ “gây những hậu quả mà cả hai bên không muốn thấy.”
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng dọa trừng phạt những công ty Hoa Kỳ có liên quan đến buôn bán vũ khí, điều mà chưa bao giờ xảy ra trong những vụ buôn bán trong quá khứ với Đài Loan.
Ông P.J. Crowley, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết “Hành động của chúng ta đối với Đài Loan tăng cường lời cam kết của chúng ta về sự ổn định trong vùng. Theo mối quan hệ bao quát với Trung Quốc hiện nay, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này như đã từng làm trong quá khứ.”
Tuy nhiên, Trung Quốc phản ứng giận dữ đối với bất cứ dự tính buôn bán vũ khí nào và họ cũng cắt đứt quan hệ quân sự với Hoa Kỳ vào năm 2008 sau khi chính phủ Bush cũ tuyên bố bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Đài Loan. Một gián đoạn quan hệ quân sự như vậy có triển vọng xảy ra lần này, nhưng nó đến vào lúc Washington và Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ vốn băng giá giữa hai quân lực. Hoa Kỳ đang cố gắng dùng những cuộc thăm viếng quân sự để tạo nên sự tin tưởng với Bắc Kinh và học hỏi thêm về chủ đích bành trướng quân sự ồ ạt của họ.
Ông Phillip Saunders, một nhà nghiên cứu lỗi lạc tại Đại Học Quốc Phòng ở Washington nói “Trong quá khứ, những kiểu gián đoạn này kéo dài từ ba cho đến sáu tháng, với vài bộ phận của quan hệ quân sự ngưng lâu hơn thế. Lần này tôi cũng nghĩ tương tự.”
Không biết cuộc bán vũ khí này sẽ có ảnh hưởng đến cuộc thăm viếng Hoa Kỳ đang được mong đợi của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào trong năm nay hay cuộc họp thượng đỉnh về an toàn nguyên tử ở được tổ chức ở Hoa Kỳ vào mùa xuân.
Những chuyên gia về Trung Quốc báo trước rằng Bắc Kinh sẽ có thể có những biện pháp thêm để trừng phạt Hoa Kỳ để chứng tỏ sức mạnh mới có của họ và lòng tự tin vào chuyện quốc tế. Ông Jin Canrong, giáo sư về quốc tế học tại Đại Học Renmin ở Trung Quốc nói rằng vụ bán vũ khí sẽ tạo cho Trung Quốc một “lý do công bằng và chính đáng” để thúc đẩy thử nhiệm vũ khí. Trong vài tuần gần đây, Trung Quốc thử hỏa tiễn cho một hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn mà các chuyên gia cho là để biểu lộ sự tức giận về vụ bán vũ khí sắp đến. Ông Jin nói thêm “Hoa Kỳ sẽ phải trả giá cho vụ này. Từ nay trở đi, Trung Quốc sẽ trả đũa thậm tệ như là giảm hợp tác về vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn và Iran và những công trình chống khủng bố.”
Sự gián đoạn quan hệ quân sự mới nhất này sẽ ảnh hưởng đến cuộc thăm viếng Trung Quốc có dự tính trước của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates và Đô Đốc Michael Mullen, Tổng Tư Lệnh Quân Lực. Cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Tham Mưu Trưởng Đại Tướng Chen Bingde của quân đội Trung Quốc cũng có thể bị hủy.
Mối quan hệ với Trung Quốc đã được sưởi ấm khá nhiều từ khi Tổng Thống Đài Loan Ma Ying-jeou nhậm chức cách đây 20 tháng. Trung Quốc hay than phiền là bán vũ khí cho Đài Loan làm hại đến quan hệ giữa họ, nhưng ông Saunders nói rằng, dù với lời tuyên bố bán vũ khí vừa rồi hay trong năm 2008, “Quan hệ qua eo biển chưa bao giờ tốt như thế.”
Ông Wang Kao-cheng, một chuyên gia về quốc phòng tại Đại Học Tamkang ở Đài Bắc nói “Quyết định của Ngũ Giác Đài không bán máy bay phản lực chiến đấu và sơ đồ thiết kế cho tàu ngầm chạy bằng dầu cặn – hai thứ mà Đài Loan cần nhất – cho thấy chính phủ Obama rất quan tâm đến phản ứng của Trung Quốc.”
Tổng Thống Đài Loan Ma Ying-jeou nói với các phóng viên hôm thứ Bảy rằng Trung Quốc không nên giận dữ vì vụ buôn bán này vì đây là những vũ khí phòng thủ, không phải loại tấn công.
Nguồn: NPR
CÁC PHIÊN TÒA LỊCH SỬ
Các phiên toà lịch sử
talawas blog
01/02/2010 12:01 sáng Chưa có phản hồi.
http://www.talawas.org/?p=15603
Mừng Đảng, mừng Xuân 2010, các toà án Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ Nam chí Bắc đồng lòng nhất trí trình diễn một loạt phiên toà ngoạn mục xử đúng người, đúng tội, kiên quyết chặn đứng mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ địch.
Bất chấp những tuyên bố méo mó, sai lệch về các phiên toà này của dư luận quốc tế (trừ giới thương gia Mỹ và Mỹ gốc/bản chất Việt), người dân Việt Nam hoàn toàn thấy rõ được đâu là sự thật qua những lời nhận tội thành khẩn của các bị cáo. Theo tường thuật của Tuổi trẻ,
“… bị cáo Nguyễn Tiến Trung cũng thừa nhận sai lầm của mình và xin được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình. Theo bị cáo Trung, sai lầm đó xuất phát từ bốn vấn đề sau: bị cáo quá tin tưởng vào lời dụ dỗ của Trần Huỳnh Duy Thức; thành lập tổ chức thanh niên dân chủ lôi kéo du học sinh VN ở nước ngoài; giới thiệu Lê Công Định vào Đảng Dân chủ và cung cấp thông tin liên quan đến nhà nước VN cho các tổ chức phản động nước ngoài.”
Có lẽ báo chí lề phải đã vô tình không đề cập đến nghiệp vụ ưu việt của các chiến sĩ công an nhân dân, vì chỉ 5 tháng trước đây thôi, cũng theo Tuổi trẻ, Nguyễn Tiến Trung thừa nhận,
“Ngày 8-5-2006, tôi là một trong những người thành lập Tập hợp Thanh niên Dân chủ. Ông Hoàng Minh Chính đã giới thiệu tôi với ông Nguyễn Sỹ Bình và ông Nguyễn Xuân Ngãi để trò chuyện, trao đổi thêm về đường lối phát triển của phong trào dân chủ, về vấn đề cải cách Việt Nam. Ông Nguyễn Sỹ Bình và ông Nguyễn Xuân Ngãi đã thuyết phục tôi tham gia tổ chức trên.
…
Khi về Việt Nam, tôi đã tiếp tục mời một số người tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam như luật sư Lê Công Định. Tôi cũng giới thiệu ông Trần Huỳnh Duy Thức với ông Nguyễn Sỹ Bình. Tôi đã mời một số thanh niên tham gia Tập hợp thanh niên dân chủ. Tôi tiếp tục phụ trách về kỹ thuật (như website) cho Đảng Dân chủ Việt Nam.”
Bình luận về vụ này, Vũ Đông Hà trên X-cafe nhận xét,
“Đối tượng của phiên tòa là nhân dân Việt Nam. Mục tiêu là kiềm hãm người dân chỉ được nhìn sự việc trong không gian chật hẹp và đầy đe dọa được tạo dựng bởi đảng lái ngựa cầm quyền, để tiếp tục sống thuần phục.”
talawas blog
01/02/2010 12:01 sáng Chưa có phản hồi.
http://www.talawas.org/?p=15603
Mừng Đảng, mừng Xuân 2010, các toà án Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ Nam chí Bắc đồng lòng nhất trí trình diễn một loạt phiên toà ngoạn mục xử đúng người, đúng tội, kiên quyết chặn đứng mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ địch.
Bất chấp những tuyên bố méo mó, sai lệch về các phiên toà này của dư luận quốc tế (trừ giới thương gia Mỹ và Mỹ gốc/bản chất Việt), người dân Việt Nam hoàn toàn thấy rõ được đâu là sự thật qua những lời nhận tội thành khẩn của các bị cáo. Theo tường thuật của Tuổi trẻ,
“… bị cáo Nguyễn Tiến Trung cũng thừa nhận sai lầm của mình và xin được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình. Theo bị cáo Trung, sai lầm đó xuất phát từ bốn vấn đề sau: bị cáo quá tin tưởng vào lời dụ dỗ của Trần Huỳnh Duy Thức; thành lập tổ chức thanh niên dân chủ lôi kéo du học sinh VN ở nước ngoài; giới thiệu Lê Công Định vào Đảng Dân chủ và cung cấp thông tin liên quan đến nhà nước VN cho các tổ chức phản động nước ngoài.”
Có lẽ báo chí lề phải đã vô tình không đề cập đến nghiệp vụ ưu việt của các chiến sĩ công an nhân dân, vì chỉ 5 tháng trước đây thôi, cũng theo Tuổi trẻ, Nguyễn Tiến Trung thừa nhận,
“Ngày 8-5-2006, tôi là một trong những người thành lập Tập hợp Thanh niên Dân chủ. Ông Hoàng Minh Chính đã giới thiệu tôi với ông Nguyễn Sỹ Bình và ông Nguyễn Xuân Ngãi để trò chuyện, trao đổi thêm về đường lối phát triển của phong trào dân chủ, về vấn đề cải cách Việt Nam. Ông Nguyễn Sỹ Bình và ông Nguyễn Xuân Ngãi đã thuyết phục tôi tham gia tổ chức trên.
…
Khi về Việt Nam, tôi đã tiếp tục mời một số người tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam như luật sư Lê Công Định. Tôi cũng giới thiệu ông Trần Huỳnh Duy Thức với ông Nguyễn Sỹ Bình. Tôi đã mời một số thanh niên tham gia Tập hợp thanh niên dân chủ. Tôi tiếp tục phụ trách về kỹ thuật (như website) cho Đảng Dân chủ Việt Nam.”
Bình luận về vụ này, Vũ Đông Hà trên X-cafe nhận xét,
“Đối tượng của phiên tòa là nhân dân Việt Nam. Mục tiêu là kiềm hãm người dân chỉ được nhìn sự việc trong không gian chật hẹp và đầy đe dọa được tạo dựng bởi đảng lái ngựa cầm quyền, để tiếp tục sống thuần phục.”
NHÀ BÁO VN Ở NĂM 2009 (đăng lại)
Nhà báo Việt Nam ở năm 2009
Nguyễn Quang Duy
21/12/2009 5:09 sáng Phản hồi đã bị khóa
http://www.talawas.org/?p=15478
Sáng 1/1/2009, giới truyền thông đồng loạt đưa tin tổng biên tập hai báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ vừa mất việc. Hai người này đã lên tiếng chỉ trích việc bắt giữ hai phóng viên tường thuật vụ tham nhũng PMU18, nên không còn được đảng tin dùng. Tổng biên tập của hai báo Doanh nhân Sài Gòn và Pháp luật đồng thời nhận quyết định nghỉ hưu.
Việc thay đổi nhân sự chẳng qua chỉ là một phần của “cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá” do Đảng Cộng sản phát động. Nhà báo Thiện Ý Tống Văn Công, cho biết “Năm 2008, báo chí Việt Nam vốn ngoan ngoãn với chức năng công cụ, đã bị trừng phạt nặng nề: 6 cơ quan báo chí bị cảnh cáo, 252 trường hợp bị khiển trách, 15 nhà báo bị thu thẻ hành nghề, trong đó có 2 Tổng Biên tập, 4 phó Tổng Biên tập, 6 nhà báo bị khởi tố, 2 nhà báo vào tù.”
Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 1/8/2007 do chính Nông Đức Mạnh ký liên quan đến công tác báo chí cho biết: “Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm rõ chức năng tư tưởng, văn hóa, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác”.
Chỉ thị số 34-CT/TW do Ban Chấp hành trung ương ban hành ngày 19/6/2009, nêu rõ trên lĩnh vực báo chí, xuất bản tình hình như sau: “Các thế lực thù địch thâm nhập, lợi dụng một số cơ quan báo chí, xuất bản và một số nhà báo bằng thủ đoạn nham hiểm, như: chú trọng đào tạo, lôi kéo, “chuyển hoá tư tưởng” một số phóng viên. Thông qua “hợp tác, giúp đỡ” về đào tạo và tiếp cận những nhà báo trẻ có tư tưởng tự do, phóng khoáng, dễ giao lưu; từ đó lôi kéo họ làm báo theo kiểu “tự do” của phương Tây. Thời gian qua, có một số lãnh đạo và báo chí, phóng viên đã bộc lộ tư tưởng báo chí đối lập với Đảng, quá nhấn mạnh vai trò “phản biện” và lạm dụng “quyền lực xã hội” để đưa các bài viết công kích sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.”
Để kiểm soát báo chí chặt chẽ hơn, một dự luật báo chí được đem ra thảo luận tại Quốc hội. Điều 12 Dự Luật quy định báo chí không được: 1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động,… 3. Tiết lộ bí mật Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà pháp luật quy định. 4. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Nghị quyết, Chỉ thị, Dự luật chưa đủ, báo đảng còn công khai kết án báo có tư tưởng đối lập. Báo Quân đội Nhân dân, ngày 11/10/2009, cho đăng bài xã luận nhan đề “Báo chí với sự nghiệp phò chính, trừ tà”, đã nhấn mạnh: “Một số báo mặc dù có số lượng phát hành tương đối lớn, nhưng lại không thực sự “vào cuộc” trong đấu tranh. …Tự do báo chí không có nghĩa là tự do đảo lộn “chính”, “tà”. Muốn “phò chính” thì phải “trừ tà”, muốn “trừ tà” thì phải “phò chính”. Mọi sự lẫn lộn trong vấn đề “chính”, “tà” đều không đúng với bản chất và vai trò của báo chí nước ta trong tình hình mới, không thể chấp nhận được.” Bài xã luận cho thấy chính tà – xấu tốt ngày nay không còn dựa trên cái thước đo do Đảng Cộng sản đặt ra.
Giai phẩm Xuân Kỷ Sửu 2009 báo Du Lịch với nhiều bài viết nhấn mạnh, Ải Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa là phần không thể tách khỏi chủ quyền của Việt Nam. Trong bài “Tản mạn cho đảo xa” về ba lần sinh viên xuống đường tháng 12/2007, tác giả Trung Bảo viết: “…Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ca ngợi công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt thành với đất nước của thanh niên, trí thức sẽ không bao giờ thay đổi… Nếu có ‘kẻ xấu’ nào đó ‘kích động’ người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những ‘kẻ xấu’ này. Ngược lại, khi ‘người tốt’ tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng ‘người tốt’ này cần phải được xem lại”.
Vì đi ngược với đường lối của Đảng Cộng sản, báo Du lịch đã bị trừng phạt nặng nề. Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông đã chính thức phê phán và kết án: phó Tổng Biên tập báo Du Lịch Ông Nguyễn Trung Dân, bị cách chức, thu thẻ nhà báo và tờ báo bị đóng cửa 3 tháng. Báo đã đóng cửa từ 14/4/2009, đến nay không hiểu vì sao vẫn chưa hoạt động lại. Không biết cuộc sống nhân viên báo Du Lịch trong năm qua đã chật vật thế nào, cũng chỉ vì có hành động cổ vũ tinh thần yêu tổ quốc Việt Nam.
Hai ngày sau khi quyết định tạm đình bản tờ Du Lịch được công bố, ngày 16 tháng 4, tờ Tuổi Trẻ lại đột ngột ngừng đăng loạt bài về hiện tượng công nhân Trung Quốc tràn ngập công trường bauxite Tân Rai và Khí Điện Đạm Cà Mau, với lý do phóng viên “viết bài không kịp”. Một lý do không chính đáng để dư luận cho rằng đảng đã xuống tay.
Trường hợp báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam thì ngược lại. Báo này đã đăng nguyên văn một bài của báo Hoàn Cầu, Phượng Hoàng, Trung Quốc, về một cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Bài viết đề cao quân đội Trung Quốc trong “sứ mệnh bảo vệ lợi ích quốc gia” và “hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển phía Nam Tổ quốc”. Tổng biên tập tờ báo, ông Đào Duy Quát, đã bị thông tin độc lập kịch liệt phê phán là gián tiếp tuyên truyền cho lập trường ngang ngược của Trung Quốc coi một vùng biển của Việt Nam là của mình. Ông Quát ngụy biện lỗi từ người đánh máy quên đánh hai chữ “ngang ngược”. Ban Tuyên giáo phải buộc lòng ra quyết định “kỷ luật khiển trách” và phạt ông Quát 30 triệu đồng Việt Nam.
Cũng trên báo điện tử Đảng Cộng Sản, ngày10/10/2009, mục ‘Nhân tố mới’ của phần ‘Thi đua yêu nước’ có bài viết ca ngợi ông Lương Ngọc Anh, Giám đốc Công ty Phát triển Công nghệ (CFTD) như một ‘doanh nhân thành đạt’. Trong khi ấy báo The Age của Úc tố cáo công ty Securency trả cho ông Anh hàng chục triệu đô la để đút lót cho các quan chức chính phủ Việt Nam. Công ty Securency hiện đang bị cảnh sát liên bang Úc điều tra. Bài viết trên báo đảng bị thông tin độc lập vạch trần và lên án cố tình lừa bịp dư luận xã hội vì vụ tham nhũng liên quan đến cấp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết được âm thầm lấy xuống không một lời giải thích.
Thông tấn xã Việt Nam cũng mắc phải lỗi lầm nghiêm trọng khi tường thuật sự kiện 25 ngư dân Việt Nam được Trung Quốc trả tự do. Cơ quan này đưa tin xác nhận đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa – đang bị Trung Quốc chiếm đóng và dùng làm nơi giam giữ 25 ngư dân Việt Nam – là lãnh thổ Trung Quốc. Sai lầm này được phát giác và thông tin rộng rãi trên các diễn đàn tự do. Bản tin được âm thầm sửa lại cũng không một lời giải thích.
Ngày 15/8/2009, hai phóng viên của báo Tuổi Trẻ, Phan Sông Ngân và Võ Hồng Quỳnh, đã bị rút thẻ nhà báo vì đưa tin sai “Nguyễn Ðức Chi dùng 700 ngàn Mỹ kim bôi trơn cho dự án Rusalka”. Tin tức do Bộ Công an cung cấp. Tuy nhiên cho tới khi ra tòa, bên công tố chỉ có đủ bằng chứng để buộc Nguyễn Đức Chi tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, và bị tòa kết án 18 tháng tù. Phó Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa tiết lộ “…vụ án xảy ra trong thời điểm chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 15, nên đã tạo dư luận xấu, gây sự hoang mang, hoài nghi…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mệnh chính trị của không ít cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh.” Hai nhà báo nêu trên đã tự đập nồi cơm vì dựa theo những tin tức từ Bộ Công an và thiếu thông tin về nội tình chính trị đảng.
Dần dần nhà báo Việt Nam sẽ bị tước quyền đưa tin về cán bộ đảng tham nhũng có liên quan đến nước ngoài. Trong vụ các viên chức Viện Tư vấn Thái Bình Dương (PCI) của Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam, ông Hồ Xuân Sơn Thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam đã công khai phát biểu: “Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin.” Vụ công ty Securency và Lương Ngọc Anh báo chí trong nước hầu như đứng ngoài cuộc không dám đưa tin. Trong khi đó, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng: “… có thể theo nước ngoài, người ta nói căn cứ đó là đủ, đó là phạm tội nhưng theo quy định pháp luật của Việt Nam như vậy chưa chắc đã phạm tội vì chưa đủ chứng cứ”.
Cuối tháng 10, báo Điện Tử Tia Sáng Online bị xóa bỏ tên miền khi đăng bài viết “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng” của Giáo sư Hoàng Tụy. Trong bài viết, giáo sư Hoàng Tụy đề cập đến ba điều: (1) Giáo dục sa sút không phải vì thiếu tiền mà vì quản lý kém; (2) cần cải cách có hệ thống chứ không phải đổi mới vụn vặt và (3) Giáo dục không phải là phòng thí nghiệm. Dường như báo chí Việt Nam mất cả quyền đưa tin về khủng hoảng giáo dục.
Trên là một vài điển hình ít nhiều liên quan đến chính trị. Vừa rồi 17/11/2009 Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội đã cho rằng: “Một số thông tin trên báo chí như: nước tương có chất gây ung thư, bồn đựng nước gây ung thư, ăn bưởi gây ung thư vú, rau xanh siêu tăng trưởng, trứng gà Trung Quốc, giá gạo tăng, giá xăng dầu tăng, tình hình lạm phát trong nước… cũng được chỉ ra, làm tác động tới tâm lý xã hội, làm ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân và việc kinh doanh của các doanh nghiệp.” Không thấy có đại biểu nhân dân nào đặt ngược vấn đề. Như thế việc đưa những tin “xấu” bên trên cũng có thể bị xem là tiếp tay cho diễn biến hoà bình nhằm lật đổ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bộ Trưởng Lê Doãn Hợp đã rất nổi tiếng khi ví báo chí chỉ nên bám sát “lề phải”. Theo ông: “… Quy chế quản lý báo chí chính là để chúng ta tự do hơn, lâu nay chúng ta quản lý theo mệnh lệnh. Chúng ta hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải, và chúng tôi cố gắng làm cho các đồng chí lề đường đó…” Nếu nghe theo ông, các báo đều thành báo Nhân Dân. Báo Nhân Dân là tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Nhân Dân là báo nhân dân không đọc.
Có lề phải ắt có lề trái. Nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, sinh viên đã hình thành một hệ thống thông tin độc lập. Họ tự lập các trang thông tin điện tử cá nhân trên internet (blog) để chia sẻ thông tin và suy tư với nhau. Tạm xem những người này như các nhà báo tự do. Hệ thống thông tin này nhanh chóng, trung thực, khách quan, toàn diện và tự do, nên càng ngày càng nhiều người tích cực tham dự, càng ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng Việt Nam. Hệ thống này vừa cạnh tranh vừa bổ sung cho các báo chấp nhận diễn biến hoà bình. Nhưng lại rất khắc khe với báo đảng, như trường hợp vạch trần sự thật báo Đảng Cộng sản và Thông tấn xã Viêt Nam nêu bên trên.
Luật sư Lê Trần Luật chỉ thấy một lực lượng truyền thông dân chủ, bao gồm các nhà báo tự do, các điện báo độc lập trong và ngoài nước, các hãng thông tin quốc tế và các “nhà báo có thẻ” nhưng trung thực và khách quan. Lực lượng này lấy sự công khai và trung thực làm công cụ đấu tranh cho tự do và dân chủ. Để chống lại chế độ độc tài lấy dối trá và bưng bít làm phương tiện tồn tại. Cuộc chiến truyền thông sẽ ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn, và chỉ khép lại, khi báo chí và truyền thông của nhà nước thay đổi để không còn là công cụ một chiều của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đấu tranh này thách thức quyền lực của đảng cộng sản nên cũng gặp phải những trấn áp từ phía cầm quyền. Năm nay có nhà báo Phạm Đoan Trang bị tạm giam. Blogger Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị bắt giam. Nhà báo Huy Đức – blogger Osin, phải chấm dứt hợp đồng với báo Sài Gòn Tiếp Thị vì bài trên blog của ông “không cùng quan điểm” với tờ báo.
Đạo diễn Trần Uy, Phó trưởng Ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam, bị điều tra vì nghi ngờ đã dàn dựng vụ 4 nhà dân chủ “thú tội” tạo cơ hội họ sử dụng truyền hình tuyên truyền về dân chủ, đa nguyên đa đảng, về đảng Dân chủ Việt Nam đến hàng chục triệu người Việt Nam trong, ngoài nước và dư luận quốc tế, gây bất lợi cho chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong 4 nhà dân chủ có luật sư Lê Công Định có nhiều bài viết trên các báo trong và ngoài nước. Ba ông Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung cũng có nhiều bài viết trên các diễn đàn tự do.
Một danh sách trên 30 các nhà báo, nhà văn, nhà thơ hiện đang bị đảng cộng sản cầm tù vì đã viết bài cổ vũ cho dân chủ tự do. Để ngăn chặn sự phát triển của truyền thông tự do, đảng cộng sản còn sử dụng các biện pháp như tịch thu máy điện toán, đe dọa các bogger và gia đình, xây dựng tường lửa,… thậm chí xâm nhập phá hoại các mạng tự do. Bởi vậy, mặc dù có trên 709 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh, truyền hình, 25 báo điện tử, 160 trang báo điện tử… thế mà nhiều năm nay Việt Nam vẫn bị các tổ chức quốc tế, như tổ chức Phóng viên Không biên giới, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, Hội Văn bút, Quan sát Nhân quyền, Ân xá Quốc tế…, xếp cuối bảng về tự do báo chí.
Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 672 phản đối việc Việt Nam bỏ tù các blogger và nhiều nhà hoạt động dân chủ bày tỏ quan điểm ôn hòa trên internet, cũng như dựng tường lửa chặn các trang thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Nghị quyết 672 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger và tôn trọng tự do internet.
Nghị quyết Quốc hội Âu châu ngày 26/11/2009 về tình trạng nhân quyền của Lào và Việt Nam cũng “Cấp thiết đề nghị Chính quyền nên dừng lại tất cả mọi hình thức đàn áp những người đã thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do tín tưởng hay tín ngưỡng vào tôn giáo họ và tự do hội họp, theo đúng tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và Hiến Pháp Việt Nam;…”
Để sửa soạn cho Đại hội lần thứ 11, Đảng Cộng sản đang thẳng tay trấn áp cả truyền thông đảng lẫn truyền thông tự do. Hai năm 2008 và 2009 là những năm đại hạn của nền báo chí Việt Nam. Việc trấn áp tạo ra một nhu cầu tìm hiểu hành vi của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiều bài viết, tham khảo được phổ biến trên các diễn đàn tự do.
Về chế độ kiểm duyệt tại Việt Nam, vừa rồi nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cho đăng lại một chương trong tác phẩm Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản 1945-1990. Ông Quốc lập luận rằng: “Theo dõi tất cả những vụ án văn nghệ dưới chế độ cộng sản, người ta luôn luôn bắt gặp một thủ phạm duy nhất: Đảng. Luôn luôn là Đảng. Không phải Ban Tuyên huấn thì là Ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương của Đảng. Không có ai khác. Người tự nhận nắm vai trò lãnh đạo văn nghệ cũng đồng thời là người thực hiện việc kiểm duyệt văn nghệ.”
Ông Quốc đã lưu ý độc giả bài viết dừng lại ở thời điểm 1990. Ở cuối năm 2009, thủ phạm vẫn còn đó, những vụ án thì không còn ở phạm vi cá nhân. Theo Nghị Quyết 16-NQ/TW, Chỉ thị số 34-CT/TW và thực tế xảy ra, những vụ án ngày nay ở tầm mức lãnh đạo báo chí và báo chí. Vượt đến tầm mức thông tin tự do, quan hệ quốc tế và vượt ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuối bài ông Quốc chỉ rõ “Còn một cấp kiểm duyệt khác nữa, kín đáo hơn nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt. Đó là cái ý thức lúc nào cũng nơm nớp, thấp thỏm, lo âu của người viết.” Ý thức này càng ngày càng ít đi ở người viết.
Ngược lại, Đảng Cộng sản đã phải dùng đến Nghị quyết 16-NQ/TW, đến Chỉ thị số 34-CT/TW, đến hành động trấn áp báo chí… chỉ thấy nỗi nơm nớp, thấp thỏm, lo âu nay được trả lại cho đảng. Đảng Cộng sản đang trong tình trạng khủng hoảng tư tưởng và trong nỗi lo sợ mất quyền.
Melbourne, Úc Đại Lợi
16/12/2009
© 2009 Nguyễn Quang Duy
© 2009 talawas blog
Nguyễn Quang Duy
21/12/2009 5:09 sáng Phản hồi đã bị khóa
http://www.talawas.org/?p=15478
Sáng 1/1/2009, giới truyền thông đồng loạt đưa tin tổng biên tập hai báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ vừa mất việc. Hai người này đã lên tiếng chỉ trích việc bắt giữ hai phóng viên tường thuật vụ tham nhũng PMU18, nên không còn được đảng tin dùng. Tổng biên tập của hai báo Doanh nhân Sài Gòn và Pháp luật đồng thời nhận quyết định nghỉ hưu.
Việc thay đổi nhân sự chẳng qua chỉ là một phần của “cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá” do Đảng Cộng sản phát động. Nhà báo Thiện Ý Tống Văn Công, cho biết “Năm 2008, báo chí Việt Nam vốn ngoan ngoãn với chức năng công cụ, đã bị trừng phạt nặng nề: 6 cơ quan báo chí bị cảnh cáo, 252 trường hợp bị khiển trách, 15 nhà báo bị thu thẻ hành nghề, trong đó có 2 Tổng Biên tập, 4 phó Tổng Biên tập, 6 nhà báo bị khởi tố, 2 nhà báo vào tù.”
Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 1/8/2007 do chính Nông Đức Mạnh ký liên quan đến công tác báo chí cho biết: “Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm rõ chức năng tư tưởng, văn hóa, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác”.
Chỉ thị số 34-CT/TW do Ban Chấp hành trung ương ban hành ngày 19/6/2009, nêu rõ trên lĩnh vực báo chí, xuất bản tình hình như sau: “Các thế lực thù địch thâm nhập, lợi dụng một số cơ quan báo chí, xuất bản và một số nhà báo bằng thủ đoạn nham hiểm, như: chú trọng đào tạo, lôi kéo, “chuyển hoá tư tưởng” một số phóng viên. Thông qua “hợp tác, giúp đỡ” về đào tạo và tiếp cận những nhà báo trẻ có tư tưởng tự do, phóng khoáng, dễ giao lưu; từ đó lôi kéo họ làm báo theo kiểu “tự do” của phương Tây. Thời gian qua, có một số lãnh đạo và báo chí, phóng viên đã bộc lộ tư tưởng báo chí đối lập với Đảng, quá nhấn mạnh vai trò “phản biện” và lạm dụng “quyền lực xã hội” để đưa các bài viết công kích sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.”
Để kiểm soát báo chí chặt chẽ hơn, một dự luật báo chí được đem ra thảo luận tại Quốc hội. Điều 12 Dự Luật quy định báo chí không được: 1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động,… 3. Tiết lộ bí mật Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà pháp luật quy định. 4. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Nghị quyết, Chỉ thị, Dự luật chưa đủ, báo đảng còn công khai kết án báo có tư tưởng đối lập. Báo Quân đội Nhân dân, ngày 11/10/2009, cho đăng bài xã luận nhan đề “Báo chí với sự nghiệp phò chính, trừ tà”, đã nhấn mạnh: “Một số báo mặc dù có số lượng phát hành tương đối lớn, nhưng lại không thực sự “vào cuộc” trong đấu tranh. …Tự do báo chí không có nghĩa là tự do đảo lộn “chính”, “tà”. Muốn “phò chính” thì phải “trừ tà”, muốn “trừ tà” thì phải “phò chính”. Mọi sự lẫn lộn trong vấn đề “chính”, “tà” đều không đúng với bản chất và vai trò của báo chí nước ta trong tình hình mới, không thể chấp nhận được.” Bài xã luận cho thấy chính tà – xấu tốt ngày nay không còn dựa trên cái thước đo do Đảng Cộng sản đặt ra.
Giai phẩm Xuân Kỷ Sửu 2009 báo Du Lịch với nhiều bài viết nhấn mạnh, Ải Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa là phần không thể tách khỏi chủ quyền của Việt Nam. Trong bài “Tản mạn cho đảo xa” về ba lần sinh viên xuống đường tháng 12/2007, tác giả Trung Bảo viết: “…Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ca ngợi công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt thành với đất nước của thanh niên, trí thức sẽ không bao giờ thay đổi… Nếu có ‘kẻ xấu’ nào đó ‘kích động’ người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những ‘kẻ xấu’ này. Ngược lại, khi ‘người tốt’ tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng ‘người tốt’ này cần phải được xem lại”.
Vì đi ngược với đường lối của Đảng Cộng sản, báo Du lịch đã bị trừng phạt nặng nề. Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông đã chính thức phê phán và kết án: phó Tổng Biên tập báo Du Lịch Ông Nguyễn Trung Dân, bị cách chức, thu thẻ nhà báo và tờ báo bị đóng cửa 3 tháng. Báo đã đóng cửa từ 14/4/2009, đến nay không hiểu vì sao vẫn chưa hoạt động lại. Không biết cuộc sống nhân viên báo Du Lịch trong năm qua đã chật vật thế nào, cũng chỉ vì có hành động cổ vũ tinh thần yêu tổ quốc Việt Nam.
Hai ngày sau khi quyết định tạm đình bản tờ Du Lịch được công bố, ngày 16 tháng 4, tờ Tuổi Trẻ lại đột ngột ngừng đăng loạt bài về hiện tượng công nhân Trung Quốc tràn ngập công trường bauxite Tân Rai và Khí Điện Đạm Cà Mau, với lý do phóng viên “viết bài không kịp”. Một lý do không chính đáng để dư luận cho rằng đảng đã xuống tay.
Trường hợp báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam thì ngược lại. Báo này đã đăng nguyên văn một bài của báo Hoàn Cầu, Phượng Hoàng, Trung Quốc, về một cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Bài viết đề cao quân đội Trung Quốc trong “sứ mệnh bảo vệ lợi ích quốc gia” và “hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển phía Nam Tổ quốc”. Tổng biên tập tờ báo, ông Đào Duy Quát, đã bị thông tin độc lập kịch liệt phê phán là gián tiếp tuyên truyền cho lập trường ngang ngược của Trung Quốc coi một vùng biển của Việt Nam là của mình. Ông Quát ngụy biện lỗi từ người đánh máy quên đánh hai chữ “ngang ngược”. Ban Tuyên giáo phải buộc lòng ra quyết định “kỷ luật khiển trách” và phạt ông Quát 30 triệu đồng Việt Nam.
Cũng trên báo điện tử Đảng Cộng Sản, ngày10/10/2009, mục ‘Nhân tố mới’ của phần ‘Thi đua yêu nước’ có bài viết ca ngợi ông Lương Ngọc Anh, Giám đốc Công ty Phát triển Công nghệ (CFTD) như một ‘doanh nhân thành đạt’. Trong khi ấy báo The Age của Úc tố cáo công ty Securency trả cho ông Anh hàng chục triệu đô la để đút lót cho các quan chức chính phủ Việt Nam. Công ty Securency hiện đang bị cảnh sát liên bang Úc điều tra. Bài viết trên báo đảng bị thông tin độc lập vạch trần và lên án cố tình lừa bịp dư luận xã hội vì vụ tham nhũng liên quan đến cấp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết được âm thầm lấy xuống không một lời giải thích.
Thông tấn xã Việt Nam cũng mắc phải lỗi lầm nghiêm trọng khi tường thuật sự kiện 25 ngư dân Việt Nam được Trung Quốc trả tự do. Cơ quan này đưa tin xác nhận đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa – đang bị Trung Quốc chiếm đóng và dùng làm nơi giam giữ 25 ngư dân Việt Nam – là lãnh thổ Trung Quốc. Sai lầm này được phát giác và thông tin rộng rãi trên các diễn đàn tự do. Bản tin được âm thầm sửa lại cũng không một lời giải thích.
Ngày 15/8/2009, hai phóng viên của báo Tuổi Trẻ, Phan Sông Ngân và Võ Hồng Quỳnh, đã bị rút thẻ nhà báo vì đưa tin sai “Nguyễn Ðức Chi dùng 700 ngàn Mỹ kim bôi trơn cho dự án Rusalka”. Tin tức do Bộ Công an cung cấp. Tuy nhiên cho tới khi ra tòa, bên công tố chỉ có đủ bằng chứng để buộc Nguyễn Đức Chi tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, và bị tòa kết án 18 tháng tù. Phó Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa tiết lộ “…vụ án xảy ra trong thời điểm chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 15, nên đã tạo dư luận xấu, gây sự hoang mang, hoài nghi…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mệnh chính trị của không ít cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh.” Hai nhà báo nêu trên đã tự đập nồi cơm vì dựa theo những tin tức từ Bộ Công an và thiếu thông tin về nội tình chính trị đảng.
Dần dần nhà báo Việt Nam sẽ bị tước quyền đưa tin về cán bộ đảng tham nhũng có liên quan đến nước ngoài. Trong vụ các viên chức Viện Tư vấn Thái Bình Dương (PCI) của Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam, ông Hồ Xuân Sơn Thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam đã công khai phát biểu: “Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin.” Vụ công ty Securency và Lương Ngọc Anh báo chí trong nước hầu như đứng ngoài cuộc không dám đưa tin. Trong khi đó, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng: “… có thể theo nước ngoài, người ta nói căn cứ đó là đủ, đó là phạm tội nhưng theo quy định pháp luật của Việt Nam như vậy chưa chắc đã phạm tội vì chưa đủ chứng cứ”.
Cuối tháng 10, báo Điện Tử Tia Sáng Online bị xóa bỏ tên miền khi đăng bài viết “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng” của Giáo sư Hoàng Tụy. Trong bài viết, giáo sư Hoàng Tụy đề cập đến ba điều: (1) Giáo dục sa sút không phải vì thiếu tiền mà vì quản lý kém; (2) cần cải cách có hệ thống chứ không phải đổi mới vụn vặt và (3) Giáo dục không phải là phòng thí nghiệm. Dường như báo chí Việt Nam mất cả quyền đưa tin về khủng hoảng giáo dục.
Trên là một vài điển hình ít nhiều liên quan đến chính trị. Vừa rồi 17/11/2009 Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội đã cho rằng: “Một số thông tin trên báo chí như: nước tương có chất gây ung thư, bồn đựng nước gây ung thư, ăn bưởi gây ung thư vú, rau xanh siêu tăng trưởng, trứng gà Trung Quốc, giá gạo tăng, giá xăng dầu tăng, tình hình lạm phát trong nước… cũng được chỉ ra, làm tác động tới tâm lý xã hội, làm ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân và việc kinh doanh của các doanh nghiệp.” Không thấy có đại biểu nhân dân nào đặt ngược vấn đề. Như thế việc đưa những tin “xấu” bên trên cũng có thể bị xem là tiếp tay cho diễn biến hoà bình nhằm lật đổ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bộ Trưởng Lê Doãn Hợp đã rất nổi tiếng khi ví báo chí chỉ nên bám sát “lề phải”. Theo ông: “… Quy chế quản lý báo chí chính là để chúng ta tự do hơn, lâu nay chúng ta quản lý theo mệnh lệnh. Chúng ta hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải, và chúng tôi cố gắng làm cho các đồng chí lề đường đó…” Nếu nghe theo ông, các báo đều thành báo Nhân Dân. Báo Nhân Dân là tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Nhân Dân là báo nhân dân không đọc.
Có lề phải ắt có lề trái. Nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, sinh viên đã hình thành một hệ thống thông tin độc lập. Họ tự lập các trang thông tin điện tử cá nhân trên internet (blog) để chia sẻ thông tin và suy tư với nhau. Tạm xem những người này như các nhà báo tự do. Hệ thống thông tin này nhanh chóng, trung thực, khách quan, toàn diện và tự do, nên càng ngày càng nhiều người tích cực tham dự, càng ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng Việt Nam. Hệ thống này vừa cạnh tranh vừa bổ sung cho các báo chấp nhận diễn biến hoà bình. Nhưng lại rất khắc khe với báo đảng, như trường hợp vạch trần sự thật báo Đảng Cộng sản và Thông tấn xã Viêt Nam nêu bên trên.
Luật sư Lê Trần Luật chỉ thấy một lực lượng truyền thông dân chủ, bao gồm các nhà báo tự do, các điện báo độc lập trong và ngoài nước, các hãng thông tin quốc tế và các “nhà báo có thẻ” nhưng trung thực và khách quan. Lực lượng này lấy sự công khai và trung thực làm công cụ đấu tranh cho tự do và dân chủ. Để chống lại chế độ độc tài lấy dối trá và bưng bít làm phương tiện tồn tại. Cuộc chiến truyền thông sẽ ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn, và chỉ khép lại, khi báo chí và truyền thông của nhà nước thay đổi để không còn là công cụ một chiều của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đấu tranh này thách thức quyền lực của đảng cộng sản nên cũng gặp phải những trấn áp từ phía cầm quyền. Năm nay có nhà báo Phạm Đoan Trang bị tạm giam. Blogger Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị bắt giam. Nhà báo Huy Đức – blogger Osin, phải chấm dứt hợp đồng với báo Sài Gòn Tiếp Thị vì bài trên blog của ông “không cùng quan điểm” với tờ báo.
Đạo diễn Trần Uy, Phó trưởng Ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam, bị điều tra vì nghi ngờ đã dàn dựng vụ 4 nhà dân chủ “thú tội” tạo cơ hội họ sử dụng truyền hình tuyên truyền về dân chủ, đa nguyên đa đảng, về đảng Dân chủ Việt Nam đến hàng chục triệu người Việt Nam trong, ngoài nước và dư luận quốc tế, gây bất lợi cho chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong 4 nhà dân chủ có luật sư Lê Công Định có nhiều bài viết trên các báo trong và ngoài nước. Ba ông Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung cũng có nhiều bài viết trên các diễn đàn tự do.
Một danh sách trên 30 các nhà báo, nhà văn, nhà thơ hiện đang bị đảng cộng sản cầm tù vì đã viết bài cổ vũ cho dân chủ tự do. Để ngăn chặn sự phát triển của truyền thông tự do, đảng cộng sản còn sử dụng các biện pháp như tịch thu máy điện toán, đe dọa các bogger và gia đình, xây dựng tường lửa,… thậm chí xâm nhập phá hoại các mạng tự do. Bởi vậy, mặc dù có trên 709 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh, truyền hình, 25 báo điện tử, 160 trang báo điện tử… thế mà nhiều năm nay Việt Nam vẫn bị các tổ chức quốc tế, như tổ chức Phóng viên Không biên giới, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, Hội Văn bút, Quan sát Nhân quyền, Ân xá Quốc tế…, xếp cuối bảng về tự do báo chí.
Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 672 phản đối việc Việt Nam bỏ tù các blogger và nhiều nhà hoạt động dân chủ bày tỏ quan điểm ôn hòa trên internet, cũng như dựng tường lửa chặn các trang thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Nghị quyết 672 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger và tôn trọng tự do internet.
Nghị quyết Quốc hội Âu châu ngày 26/11/2009 về tình trạng nhân quyền của Lào và Việt Nam cũng “Cấp thiết đề nghị Chính quyền nên dừng lại tất cả mọi hình thức đàn áp những người đã thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do tín tưởng hay tín ngưỡng vào tôn giáo họ và tự do hội họp, theo đúng tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và Hiến Pháp Việt Nam;…”
Để sửa soạn cho Đại hội lần thứ 11, Đảng Cộng sản đang thẳng tay trấn áp cả truyền thông đảng lẫn truyền thông tự do. Hai năm 2008 và 2009 là những năm đại hạn của nền báo chí Việt Nam. Việc trấn áp tạo ra một nhu cầu tìm hiểu hành vi của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiều bài viết, tham khảo được phổ biến trên các diễn đàn tự do.
Về chế độ kiểm duyệt tại Việt Nam, vừa rồi nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cho đăng lại một chương trong tác phẩm Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản 1945-1990. Ông Quốc lập luận rằng: “Theo dõi tất cả những vụ án văn nghệ dưới chế độ cộng sản, người ta luôn luôn bắt gặp một thủ phạm duy nhất: Đảng. Luôn luôn là Đảng. Không phải Ban Tuyên huấn thì là Ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương của Đảng. Không có ai khác. Người tự nhận nắm vai trò lãnh đạo văn nghệ cũng đồng thời là người thực hiện việc kiểm duyệt văn nghệ.”
Ông Quốc đã lưu ý độc giả bài viết dừng lại ở thời điểm 1990. Ở cuối năm 2009, thủ phạm vẫn còn đó, những vụ án thì không còn ở phạm vi cá nhân. Theo Nghị Quyết 16-NQ/TW, Chỉ thị số 34-CT/TW và thực tế xảy ra, những vụ án ngày nay ở tầm mức lãnh đạo báo chí và báo chí. Vượt đến tầm mức thông tin tự do, quan hệ quốc tế và vượt ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuối bài ông Quốc chỉ rõ “Còn một cấp kiểm duyệt khác nữa, kín đáo hơn nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt. Đó là cái ý thức lúc nào cũng nơm nớp, thấp thỏm, lo âu của người viết.” Ý thức này càng ngày càng ít đi ở người viết.
Ngược lại, Đảng Cộng sản đã phải dùng đến Nghị quyết 16-NQ/TW, đến Chỉ thị số 34-CT/TW, đến hành động trấn áp báo chí… chỉ thấy nỗi nơm nớp, thấp thỏm, lo âu nay được trả lại cho đảng. Đảng Cộng sản đang trong tình trạng khủng hoảng tư tưởng và trong nỗi lo sợ mất quyền.
Melbourne, Úc Đại Lợi
16/12/2009
© 2009 Nguyễn Quang Duy
© 2009 talawas blog
CÁNH THIỆP CUỐI NĂM
Cánh thiệp cuối năm
Tưởng Năng Tiến
22/12/2009 8:09 chiều Phản hồi đã bị khóa
http://www.talawas.org/?p=14726
Khi bạn đứng tần ngần trước một quầy hàng bầy thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm thì mọi chuyện (kể như) đã lỡ. Chúng ta lại chậm trễ mất rồi.
Năm ngoái, cũng vào khoảng thời gian này đây. Lúc mà Noel đã đến sát tận lưng, và tết Dương Lịch đang lù lù trước mặt thì (không dưng) bạn nhận được dăm ba cánh thiệp muộn màng. Thiệp có đặc tính chung là thường chuyên chở một thứ nội dung làm sẵn, và hoàn toàn đã nhẵn – đại loại như:”…một mùa giáng sinh tràn đầy ân sủng Chúa và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.” Ân sủng Chúa, nếu có, e cũng khó mà có thể phân phát (”tràn đầy”) cho toàn thể nhân loại.
Chúng ta đông quá, và mỗi lúc một thêm đông. Sức Chúa, cũng như sức người, có hạn thôi chứ bộ.
Còn hạnh phúc thì sợ rằng chưa ai biết nó hình dáng hay mùi vị (thực sự) ra sao. Chúng ta chỉ đều hiểu (một cách mơ hồ) rằng hễ nói đến hạnh phúc thì chớ dại mà mong cho nó “tràn đầy.” Mọi thứ đầy đều dễ đổ. Và hạnh phúc thì (ôi thôi) cứ đổ bể rầm rầm, ở bất cứ thời nào, và bất cứ nơi đâu.
Bạn có thể không thèm để ý đến nội dung hàm hồ của những tấm thiệp kiểu đó nhưng tên người gửi vẫn khiến bạn phải lưu tâm (chút đỉnh) chớ, đúng không? Ủa, có nhiều thằng cha lạ hoắc; tại sao chả lại gửi thiệp làm chi vậy cà? Có những con mẹ mà bạn tưởng rằng đã vĩnh viễn bước ra khỏi đời mình rồi thì (bỗng dưng) chiều cuối năm – khi nắng vàng dịu dàng đang nhẹ nhàng ôm ấp những thảm cỏ xanh mênh mông ở California – bạn lại nhận được một cánh thiệp (từ nơi xa xăm) của … cố nhân!
Mà không phải là loại thiệp dởm, mua hàng lố đâu. Thiệp loại (cực) chiến, kích thước (rất) dềnh dàng, mắc tiền là cái chắc. Cũng không phải chỉ có một chữ ký vội vàng (cẩu thả) bên dưới hàng chữ “Merry Christmas and Happy New Year,” hay vài câu viết thêm vừa vô nghĩa, vừa ngớ ngẩn – như thường thấy – đâu nha. Người ta tuy chỉ viết đôi dòng ngắn ngủi nhưng thiệt là thấm đậm, nồng nàn và tình tứ hết biết luôn.
(Cố nhân ơi biết chiều nay ta buồn).
Những cánh thiệp muộn màng (và bàng hoàng) cỡ đó, đôi khi, làm người nhận vô cùng bối rối. Nó là bằng chứng hùng hồn về cách cư xử (rất) thiếu văn minh của bạn. Nó khiến chúng ta lấy làm tiếc là tại sao mình lại vô tâm đến thế, sao không nhớ gửi thiệp cho thiên hạ – như họ đã (đều đặn) gửi cho mình – vào dịp cuối năm. Có lúc yếu lòng hơn, nó còn (dám) khiến bạn tự hứa là sang năm sẽ nhớ ghé qua hàng bán thiệp cho phải chuyện, và ghé sớm – cho xong chuyện.
Nếu đến đúng cái lúc gọi là “sang năm” đó mà chúng ta thực hiện được lời hứa một cách nghiêm chỉnh đàng hoàng thì cuộc đời (rõ ràng) là ổn thỏa, và dễ sống biết chừng nào mà nói. Cuộc đời, than ôi, là một nơi vô cùng khó sống. Bởi vậy, khi mà bạn có đủ trí nhớ (và nghị lực) để dừng xe, tắp ngay vào một cửa tiệm nào đó thì chuyện gửi thiệp (e) lại muộn mất rồi.
Bạn lại đứng tần ngần trước trước một rừng thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm – y như năm ngoái, hoặc năm kia vậy. Và tình trạng này (không chừng) đã xẩy ra từ năm kỉa, hay năm kìa lận.
Chèng ơi, nếu duyên nợ của bạn đối với mấy tấm thiệp mà cứ nhì nhằng (triền miên) từ năm này qua năm khác, hay từ thập niên nọ đến thập niên kia thì cũng đừng vì thế mà … bi lụy quá, rất hại cho sức khỏe. Như vậy, không chừng, còn (dám) là một chuyện may nữa đó nha.
- Ủa, may sao?
- Dạ, đúng!
Nói tình ngay thì bạn cũng không may gì mấy. Có điều, chắc chắn, là bạn vẫn may mắn hơn cả đống người Việt tha hương khác. Xin đơn cử một thí dụ, về một trường hợp rất không may, bằng cách tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở.
Có kẻ ngay sau khi thấy rằng chuyện gửi thiệp giáng sinh không còn kịp nữa thì họ quyết định ngay là mua thiệp xuân để gửi đi cho kịp Tết. Họ thua keo này (liền) bầy keo khác.
Họ suy tính một cái “rẹt” ; hành động một cái “rột.” Thấy mà đã mắt, nghe mà sướng tai. Trong sinh hoạt hàng ngày của họ không có những giờ phút (vớ vẩn) kiểu như “tần ngần,” do dự” hay “nuối tiếc”… về bất cứ chuyện gì. Bạn thấy họ sống mà ham, đúng không?
Khoan, gượm một tí đi … Có nhiều chuyện (ngó) tưởng vậy chớ không phải vậy. Từ từ rồi bạn sẽ thấy là họ cũng khốn đốn thấy mẹ luôn …
Hãy hình dung ra chính bạn đang ngồi ngay ngắn nơi bàn viết, với một đống thiệp xuân – mua trước Tết cả tháng trời – và với địa chỉ của tất cả những người quen trên “toàn thế giới” đi. Rồi sao nữa? Không lẽ ký tên cái ào bên dưới câu “Cung Chúc Tân Xuân” rồi gửi (đại) đi sao ?
Ðâu có được, cha nội! Làm như vậy thì thà “làm biếng” còn hơn. Mỹ, Tây, Tầu, Ðại Hàn, Ba Lan, Nhật Bổn, Miên, Lèo… thì sao không biết, chớ người Việt mà nhận được một cái thiệp ký tên (xuông) như vậy là họ mích lòng (cấp kỳ) à nha. Bạn phải viết vô đó vài chữ cho nó đàng hoàng chớ. Câu hỏi hỏi đặt ra là (Trời ơi) biết viết cái gì đây ?
Với bố mẹ, anh chị, cô dì, chú bác… đang còn (kẹt) ở Việt Nam thì bạn tính sao? “Một mùa Xuân an bình” hay “con cầu chúc bố mẹ, anh chị, các em, các cháu luôn được vui tuơi và khỏe mạnh trong năm mới…”
Nghe đặng không?
Nè (tui nói cho mà hay nha) dù thân nhân ở quê nhà có thương yêu bạn cách mấy, và có xuề xòa dễ tính đến đâu chăng nữa, họ cũng không chấp nhận được những lời cầu chúc vô tâm và vô trách nhiệm quá cỡ vậy đâu. Nếu ở Việt Nam mà có “một mùa xuân an bình,” hay một cuộc sống “vui tươi và khỏe mạnh” thì đâu có lý do gì để cả nước phải chen chân đi lấy chồng xa, đi lao động xuất khẩu, hay băng băng chui đầu vào rừng núi xứ người để trở thành … một đám người rơm – hay còn gọi là người rừng, hoặc nouveaux boat people, những thuyền nhân mới của thế kỷ 21 – những kẻ tứ cố vô thân, bị trấn lột, bị cuỡng dâm, và bị coi như rác ruởi bên lề xã hội, ở đất lạ xứ người.
Rồi chúng ta viết điều gì trên cánh thiệp giáng sinh gửi cho một đứa em, hay đứa cháu, đi lấy chồng xa (nhưng không ở nhà chồng) và đang ở trong …nhà thổ? Và chúng ta nói sao với một người thân đi xuất khẩu lao động nhưng chưa được trả một đồng tiền lương nào, kể từ tháng Sáu năm ngoái đến nay? “Một năm mới tràn đầy hy vọng”chắc?
Thôi bỏ đi Tiến ơi. Hết năm rồi, nói chuyện gì khác (một bữa) được không? Sao không gửi cho nhau đôi lời chúc mừng may mắn và vui vẻ cho rồi. Mệt mỏi nguyên năm rồi (bộ) chưa đủ hay sao, cha nội?
O.K. That’s fine! Như vậy, giữa chúng ta – những kẻ may mắn, không ít đứa còn được coi như “thành đạt” nữa là khác (dù là “thành đạt trong thời buổi nhiễu nhưong) và đều đang sống an bình phú túc ở hải ngoại – sẽ gửi cái gì “cho nhau” qua cánh thiệp cuối năm ?
Những lời chúc tụng truyền thống đều quá date hết trơn rồi, đâu còn sài được nữa? “Chúc ông bà, anh chị…làm ăn phát tài gấp năm, gấp mười năm ngoái” nhe? Đ… mẹ, nói vậy có đứa dám tưởng là mình xúi nó đi ăn cướp nhà băng hay bán cocaine lắm à.
Cũng chớ có quen miệng mà “boong” một câu, kiểu như “đầu năm sinh con trai cuối năm sinh con gái” nha cha nội. Cái gì chớ phá thai là chuyện rất phiền, và tốn tiển dữ lắm. Đừng có nói năng lạng quạng mà gây thù chuốc oán như không.
Hay là cũng bỏ qua luôn mấy chuyện lẻ tẻ đó đi. Phang đại một lời cầu chúc cho quê hương và đại cuộc cho nó …ngon lành. Tới luôn bạng vàng, đâu có chết thằng Tây nào mà sợ:
“Chúc đất nước sớm tai qua nạn khỏi” nhá.
Hay:
“Hãy giữ vững niềm tin để mai này chúng ta sẽ cùng về xây dựng lại Việt Nam.”
Nghe thì cũng vui nhưng nghĩ lại (e) hơi khó. Với hiện trạng (nát như tương) ở ngoài này, ngó bộ, mốt (hay ngày kia) cũng chưa chắc về nổi chớ đừng nói chi mai; trừ khi, bạn được mời về tham dự Đại Hội Việt Kiều (vào năm tới, nếu có) hay giả dạng làm du khách “chơi lén” một chuyến thì không kể.
Khó há. Lờ tít chuyện thiệp xuân thiệp tết đi thì cũng hơi kỳ, nhưng nhào vô cái vụ này thì phiền phức quá. Ðời sống, tự nó, đã phiền phức quá rồi mà. Bầy thêm chuyện để phiền mình (và phiền lẫn nhau) làm chi nữa, đúng không?
Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò trang nhã, có tính cách truyền thống, rất đáng giữ gìn, của những cánh thiệp trao đi gửi lại – vào dịp cuối năm. Rõ ràng là nó đẹp, và vô cùng lịch sự nhưng chỉ e nó không hợp (mấy) trong lúc này thôi. Cái lúc mà chúng ta vẫn còn đang sống giữa nhũng mùa xuân ly loạn.
Tưởng Năng Tiến
Tưởng Năng Tiến
22/12/2009 8:09 chiều Phản hồi đã bị khóa
http://www.talawas.org/?p=14726
Khi bạn đứng tần ngần trước một quầy hàng bầy thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm thì mọi chuyện (kể như) đã lỡ. Chúng ta lại chậm trễ mất rồi.
Năm ngoái, cũng vào khoảng thời gian này đây. Lúc mà Noel đã đến sát tận lưng, và tết Dương Lịch đang lù lù trước mặt thì (không dưng) bạn nhận được dăm ba cánh thiệp muộn màng. Thiệp có đặc tính chung là thường chuyên chở một thứ nội dung làm sẵn, và hoàn toàn đã nhẵn – đại loại như:”…một mùa giáng sinh tràn đầy ân sủng Chúa và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.” Ân sủng Chúa, nếu có, e cũng khó mà có thể phân phát (”tràn đầy”) cho toàn thể nhân loại.
Chúng ta đông quá, và mỗi lúc một thêm đông. Sức Chúa, cũng như sức người, có hạn thôi chứ bộ.
Còn hạnh phúc thì sợ rằng chưa ai biết nó hình dáng hay mùi vị (thực sự) ra sao. Chúng ta chỉ đều hiểu (một cách mơ hồ) rằng hễ nói đến hạnh phúc thì chớ dại mà mong cho nó “tràn đầy.” Mọi thứ đầy đều dễ đổ. Và hạnh phúc thì (ôi thôi) cứ đổ bể rầm rầm, ở bất cứ thời nào, và bất cứ nơi đâu.
Bạn có thể không thèm để ý đến nội dung hàm hồ của những tấm thiệp kiểu đó nhưng tên người gửi vẫn khiến bạn phải lưu tâm (chút đỉnh) chớ, đúng không? Ủa, có nhiều thằng cha lạ hoắc; tại sao chả lại gửi thiệp làm chi vậy cà? Có những con mẹ mà bạn tưởng rằng đã vĩnh viễn bước ra khỏi đời mình rồi thì (bỗng dưng) chiều cuối năm – khi nắng vàng dịu dàng đang nhẹ nhàng ôm ấp những thảm cỏ xanh mênh mông ở California – bạn lại nhận được một cánh thiệp (từ nơi xa xăm) của … cố nhân!
Mà không phải là loại thiệp dởm, mua hàng lố đâu. Thiệp loại (cực) chiến, kích thước (rất) dềnh dàng, mắc tiền là cái chắc. Cũng không phải chỉ có một chữ ký vội vàng (cẩu thả) bên dưới hàng chữ “Merry Christmas and Happy New Year,” hay vài câu viết thêm vừa vô nghĩa, vừa ngớ ngẩn – như thường thấy – đâu nha. Người ta tuy chỉ viết đôi dòng ngắn ngủi nhưng thiệt là thấm đậm, nồng nàn và tình tứ hết biết luôn.
(Cố nhân ơi biết chiều nay ta buồn).
Những cánh thiệp muộn màng (và bàng hoàng) cỡ đó, đôi khi, làm người nhận vô cùng bối rối. Nó là bằng chứng hùng hồn về cách cư xử (rất) thiếu văn minh của bạn. Nó khiến chúng ta lấy làm tiếc là tại sao mình lại vô tâm đến thế, sao không nhớ gửi thiệp cho thiên hạ – như họ đã (đều đặn) gửi cho mình – vào dịp cuối năm. Có lúc yếu lòng hơn, nó còn (dám) khiến bạn tự hứa là sang năm sẽ nhớ ghé qua hàng bán thiệp cho phải chuyện, và ghé sớm – cho xong chuyện.
Nếu đến đúng cái lúc gọi là “sang năm” đó mà chúng ta thực hiện được lời hứa một cách nghiêm chỉnh đàng hoàng thì cuộc đời (rõ ràng) là ổn thỏa, và dễ sống biết chừng nào mà nói. Cuộc đời, than ôi, là một nơi vô cùng khó sống. Bởi vậy, khi mà bạn có đủ trí nhớ (và nghị lực) để dừng xe, tắp ngay vào một cửa tiệm nào đó thì chuyện gửi thiệp (e) lại muộn mất rồi.
Bạn lại đứng tần ngần trước trước một rừng thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm – y như năm ngoái, hoặc năm kia vậy. Và tình trạng này (không chừng) đã xẩy ra từ năm kỉa, hay năm kìa lận.
Chèng ơi, nếu duyên nợ của bạn đối với mấy tấm thiệp mà cứ nhì nhằng (triền miên) từ năm này qua năm khác, hay từ thập niên nọ đến thập niên kia thì cũng đừng vì thế mà … bi lụy quá, rất hại cho sức khỏe. Như vậy, không chừng, còn (dám) là một chuyện may nữa đó nha.
- Ủa, may sao?
- Dạ, đúng!
Nói tình ngay thì bạn cũng không may gì mấy. Có điều, chắc chắn, là bạn vẫn may mắn hơn cả đống người Việt tha hương khác. Xin đơn cử một thí dụ, về một trường hợp rất không may, bằng cách tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở.
Có kẻ ngay sau khi thấy rằng chuyện gửi thiệp giáng sinh không còn kịp nữa thì họ quyết định ngay là mua thiệp xuân để gửi đi cho kịp Tết. Họ thua keo này (liền) bầy keo khác.
Họ suy tính một cái “rẹt” ; hành động một cái “rột.” Thấy mà đã mắt, nghe mà sướng tai. Trong sinh hoạt hàng ngày của họ không có những giờ phút (vớ vẩn) kiểu như “tần ngần,” do dự” hay “nuối tiếc”… về bất cứ chuyện gì. Bạn thấy họ sống mà ham, đúng không?
Khoan, gượm một tí đi … Có nhiều chuyện (ngó) tưởng vậy chớ không phải vậy. Từ từ rồi bạn sẽ thấy là họ cũng khốn đốn thấy mẹ luôn …
Hãy hình dung ra chính bạn đang ngồi ngay ngắn nơi bàn viết, với một đống thiệp xuân – mua trước Tết cả tháng trời – và với địa chỉ của tất cả những người quen trên “toàn thế giới” đi. Rồi sao nữa? Không lẽ ký tên cái ào bên dưới câu “Cung Chúc Tân Xuân” rồi gửi (đại) đi sao ?
Ðâu có được, cha nội! Làm như vậy thì thà “làm biếng” còn hơn. Mỹ, Tây, Tầu, Ðại Hàn, Ba Lan, Nhật Bổn, Miên, Lèo… thì sao không biết, chớ người Việt mà nhận được một cái thiệp ký tên (xuông) như vậy là họ mích lòng (cấp kỳ) à nha. Bạn phải viết vô đó vài chữ cho nó đàng hoàng chớ. Câu hỏi hỏi đặt ra là (Trời ơi) biết viết cái gì đây ?
Với bố mẹ, anh chị, cô dì, chú bác… đang còn (kẹt) ở Việt Nam thì bạn tính sao? “Một mùa Xuân an bình” hay “con cầu chúc bố mẹ, anh chị, các em, các cháu luôn được vui tuơi và khỏe mạnh trong năm mới…”
Nghe đặng không?
Nè (tui nói cho mà hay nha) dù thân nhân ở quê nhà có thương yêu bạn cách mấy, và có xuề xòa dễ tính đến đâu chăng nữa, họ cũng không chấp nhận được những lời cầu chúc vô tâm và vô trách nhiệm quá cỡ vậy đâu. Nếu ở Việt Nam mà có “một mùa xuân an bình,” hay một cuộc sống “vui tươi và khỏe mạnh” thì đâu có lý do gì để cả nước phải chen chân đi lấy chồng xa, đi lao động xuất khẩu, hay băng băng chui đầu vào rừng núi xứ người để trở thành … một đám người rơm – hay còn gọi là người rừng, hoặc nouveaux boat people, những thuyền nhân mới của thế kỷ 21 – những kẻ tứ cố vô thân, bị trấn lột, bị cuỡng dâm, và bị coi như rác ruởi bên lề xã hội, ở đất lạ xứ người.
Rồi chúng ta viết điều gì trên cánh thiệp giáng sinh gửi cho một đứa em, hay đứa cháu, đi lấy chồng xa (nhưng không ở nhà chồng) và đang ở trong …nhà thổ? Và chúng ta nói sao với một người thân đi xuất khẩu lao động nhưng chưa được trả một đồng tiền lương nào, kể từ tháng Sáu năm ngoái đến nay? “Một năm mới tràn đầy hy vọng”chắc?
Thôi bỏ đi Tiến ơi. Hết năm rồi, nói chuyện gì khác (một bữa) được không? Sao không gửi cho nhau đôi lời chúc mừng may mắn và vui vẻ cho rồi. Mệt mỏi nguyên năm rồi (bộ) chưa đủ hay sao, cha nội?
O.K. That’s fine! Như vậy, giữa chúng ta – những kẻ may mắn, không ít đứa còn được coi như “thành đạt” nữa là khác (dù là “thành đạt trong thời buổi nhiễu nhưong) và đều đang sống an bình phú túc ở hải ngoại – sẽ gửi cái gì “cho nhau” qua cánh thiệp cuối năm ?
Những lời chúc tụng truyền thống đều quá date hết trơn rồi, đâu còn sài được nữa? “Chúc ông bà, anh chị…làm ăn phát tài gấp năm, gấp mười năm ngoái” nhe? Đ… mẹ, nói vậy có đứa dám tưởng là mình xúi nó đi ăn cướp nhà băng hay bán cocaine lắm à.
Cũng chớ có quen miệng mà “boong” một câu, kiểu như “đầu năm sinh con trai cuối năm sinh con gái” nha cha nội. Cái gì chớ phá thai là chuyện rất phiền, và tốn tiển dữ lắm. Đừng có nói năng lạng quạng mà gây thù chuốc oán như không.
Hay là cũng bỏ qua luôn mấy chuyện lẻ tẻ đó đi. Phang đại một lời cầu chúc cho quê hương và đại cuộc cho nó …ngon lành. Tới luôn bạng vàng, đâu có chết thằng Tây nào mà sợ:
“Chúc đất nước sớm tai qua nạn khỏi” nhá.
Hay:
“Hãy giữ vững niềm tin để mai này chúng ta sẽ cùng về xây dựng lại Việt Nam.”
Nghe thì cũng vui nhưng nghĩ lại (e) hơi khó. Với hiện trạng (nát như tương) ở ngoài này, ngó bộ, mốt (hay ngày kia) cũng chưa chắc về nổi chớ đừng nói chi mai; trừ khi, bạn được mời về tham dự Đại Hội Việt Kiều (vào năm tới, nếu có) hay giả dạng làm du khách “chơi lén” một chuyến thì không kể.
Khó há. Lờ tít chuyện thiệp xuân thiệp tết đi thì cũng hơi kỳ, nhưng nhào vô cái vụ này thì phiền phức quá. Ðời sống, tự nó, đã phiền phức quá rồi mà. Bầy thêm chuyện để phiền mình (và phiền lẫn nhau) làm chi nữa, đúng không?
Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò trang nhã, có tính cách truyền thống, rất đáng giữ gìn, của những cánh thiệp trao đi gửi lại – vào dịp cuối năm. Rõ ràng là nó đẹp, và vô cùng lịch sự nhưng chỉ e nó không hợp (mấy) trong lúc này thôi. Cái lúc mà chúng ta vẫn còn đang sống giữa nhũng mùa xuân ly loạn.
Tưởng Năng Tiến
talawas ĐÃ HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI
talawas đã hoạt động trở lại
Tác giả: talawas
01/02/2010 12:01 sáng 5 phản hồi
http://www.talawas.org/?p=15624
Chào các bạn,
hôm nay, 01/2/2010, talawas đã hoạt động trở lại.
Những cuộc phá hoại và tấn công của tin tặc kéo dài từ cuối năm 2009, trùng với thời điểm hàng loạt các phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến diễn ra tại Việt Nam, đã làm một số diễn đàn internet độc lập, trong đó có talawas, phải tạm ngưng hoạt động một thời gian. Dù rất bé nhỏ, không được trang bị bằng những phương tiện kỹ thuật và tài chính có thể đọ nổi với tiềm lực của những kẻ tấn công giấu mặt, chúng tôi không khuất phục.
Tự do ngôn luận là lý tưởng của chúng tôi và các bạn, là tình yêu của chúng tôi và các bạn, là hy vọng của chúng tôi và các bạn. Tự do ngôn luận là tài sản vô giá của chúng ta, những người chỉ sở hữu tiếng nói độc lập của mình như phương tiện duy nhất để dấn thân cho những biến đổi xã hội tích cực tại Việt Nam và trên thế giới. Càng bị phá hoại và tấn công, niềm tin và ý thức của chúng ta vào lý tưởng và tình yêu ấy, vào hy vọng và tài sản vô giá ấy, càng lớn mạnh.
Các cuộc đánh phá mới của những kẻ giấu mặt và các thế lực sai khiến họ chắc chắn sẽ diễn ra, với cường độ ngày càng cao. Có thể hoạt động của talawas sẽ lại gặp một số trở ngại, nhưng sức đề kháng của chúng tôi cũng sẽ ngày càng cao. Trong cuộc chạy đua không cân sức này, talawas có thể sẽ bị tê liệt một giờ hay nhiều giờ, một ngày hay nhiều ngày, một tuần hay nhiều tuần, thậm chí một tháng hay nhiều tháng, nhưng những kẻ tấn công không thể ngăn cản chúng tôi sẽ trở lại hoạt động trong thời gian sớm nhất có thể. Đất đai trên mạng mênh mông và lòng người rộng vô cùng. Sẽ không có một lực lượng nào, dù hùng hậu và bất chấp luật pháp đến đâu, có khả năng bỏ bom cho cho các diễn đàn mạng độc lập trở lại thời tiền-internet. Đối với những hành vi phá hoại và tấn công talawas trong thời gian qua, chúng tôi đã làm đơn tố giác gửi đến cơ quan điều tra, Sở Hình sự Thành phố Berlin, CHLB Đức, nơi talawas đăng ký trụ sở hoạt động.
Chúng tôi xin nói lời cảm ơn sâu nặng tới tất cả những bạn bè gần xa trong những ngày tháng qua đã tìm mọi cách giúp đỡ talawas, những tác giả và dịch giả đã kiên nhẫn đi theo talawas trong 6 tuần lặng lẽ, những đồng nghiệp trong và ngoài nước đã thường xuyên quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm, và đặc biệt, những người đang âm thầm làm việc trong hậu trường để talawas có thể trở lại hoạt động hôm nay và đứng vững trong thời gian tới.
Trong quá trình chuyển từ nhà cũ sang nhà mới, rất tiếc là một số tư liệu hình ảnh đã bị mất mát hoặc chưa khôi phục được. Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết việc này và mong được sự thông cảm của các bạn.
Còn lại, toàn bộ ngân hàng dữ liệu của talawas đều được khôi phục.
Chúc các bạn thật nhiều niềm vui trong chặng đường mới cùng www.talawas.org.
© 2010 talawas
Tác giả: talawas
01/02/2010 12:01 sáng 5 phản hồi
http://www.talawas.org/?p=15624
Chào các bạn,
hôm nay, 01/2/2010, talawas đã hoạt động trở lại.
Những cuộc phá hoại và tấn công của tin tặc kéo dài từ cuối năm 2009, trùng với thời điểm hàng loạt các phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến diễn ra tại Việt Nam, đã làm một số diễn đàn internet độc lập, trong đó có talawas, phải tạm ngưng hoạt động một thời gian. Dù rất bé nhỏ, không được trang bị bằng những phương tiện kỹ thuật và tài chính có thể đọ nổi với tiềm lực của những kẻ tấn công giấu mặt, chúng tôi không khuất phục.
Tự do ngôn luận là lý tưởng của chúng tôi và các bạn, là tình yêu của chúng tôi và các bạn, là hy vọng của chúng tôi và các bạn. Tự do ngôn luận là tài sản vô giá của chúng ta, những người chỉ sở hữu tiếng nói độc lập của mình như phương tiện duy nhất để dấn thân cho những biến đổi xã hội tích cực tại Việt Nam và trên thế giới. Càng bị phá hoại và tấn công, niềm tin và ý thức của chúng ta vào lý tưởng và tình yêu ấy, vào hy vọng và tài sản vô giá ấy, càng lớn mạnh.
Các cuộc đánh phá mới của những kẻ giấu mặt và các thế lực sai khiến họ chắc chắn sẽ diễn ra, với cường độ ngày càng cao. Có thể hoạt động của talawas sẽ lại gặp một số trở ngại, nhưng sức đề kháng của chúng tôi cũng sẽ ngày càng cao. Trong cuộc chạy đua không cân sức này, talawas có thể sẽ bị tê liệt một giờ hay nhiều giờ, một ngày hay nhiều ngày, một tuần hay nhiều tuần, thậm chí một tháng hay nhiều tháng, nhưng những kẻ tấn công không thể ngăn cản chúng tôi sẽ trở lại hoạt động trong thời gian sớm nhất có thể. Đất đai trên mạng mênh mông và lòng người rộng vô cùng. Sẽ không có một lực lượng nào, dù hùng hậu và bất chấp luật pháp đến đâu, có khả năng bỏ bom cho cho các diễn đàn mạng độc lập trở lại thời tiền-internet. Đối với những hành vi phá hoại và tấn công talawas trong thời gian qua, chúng tôi đã làm đơn tố giác gửi đến cơ quan điều tra, Sở Hình sự Thành phố Berlin, CHLB Đức, nơi talawas đăng ký trụ sở hoạt động.
Chúng tôi xin nói lời cảm ơn sâu nặng tới tất cả những bạn bè gần xa trong những ngày tháng qua đã tìm mọi cách giúp đỡ talawas, những tác giả và dịch giả đã kiên nhẫn đi theo talawas trong 6 tuần lặng lẽ, những đồng nghiệp trong và ngoài nước đã thường xuyên quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm, và đặc biệt, những người đang âm thầm làm việc trong hậu trường để talawas có thể trở lại hoạt động hôm nay và đứng vững trong thời gian tới.
Trong quá trình chuyển từ nhà cũ sang nhà mới, rất tiếc là một số tư liệu hình ảnh đã bị mất mát hoặc chưa khôi phục được. Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết việc này và mong được sự thông cảm của các bạn.
Còn lại, toàn bộ ngân hàng dữ liệu của talawas đều được khôi phục.
Chúc các bạn thật nhiều niềm vui trong chặng đường mới cùng www.talawas.org.
© 2010 talawas