Tuesday, December 22, 2009
THÁCH THỨC GIỚI HẠN của DÂN CHỦ
Thách thức giới hạn của dân chủ
Tom Esslemont
Cập nhật: 21:06 GMT - thứ ba, 22 tháng 12, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/12/091222_azeri_democracy.shtml
Đối với blogger Adnan Hajizade và Emin Milli, quan niệm về tự do đã có một ý nghĩa mới.
Chính những lời lẽ mà bạn bè của họ đã hô lớn ủng hộ họ khi hai người đàn ông này bị lùa vào phía sau của một chiếc xe chở tù được đưa tới nhà tù.
Đó là tháng Mười Một. Họ đã bị kết án tổng cộng bốn năm rưỡi tù giam về các tội côn đồ.
Các blogger - và những người ủng hộ họ - nói rằng những cáo trạng này là sai. Hai ông là người thẳng thắn chỉ trích chính phủ - và đã dẫn đầu các chiến dịch chống chính phủ trong quá khứ.
Họ cũng chịu trách nhiệm cho đăng một đoạn video trào phúng trên internet, trong đó một con lừa đã phát biểu trước một cuộc họp nội các.
Xu hướng ngày càng tăng
Nó là với chủ định giáng một đòn không trực diện vào khái niệm tham nhũng ở Azerbaijan.
Nhưng theo các ủng hộ viên thì đây chính là giọt nước cuối cùng vào cốc nước đã đầy.
Trường hợp này đã thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức quốc tế về quyền con người bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE).
Tất cả các tổ chức này nói rằng đây không phải là trường hợp đầu tiên mà các nhà phê bình đã bị đưa vào tù dường như chỉ vì sự phản đối thẳng thắn của họ trước các chính sách của chính phủ.
"Có một xu hướng liên tục và ngày càng tăng tình trạng bỏ tù các nhà báo trong các bối cảnh khác nhau, với các cáo trạng như ma túy, hay côn đồ mà trông giống như thể các đinh chế nhà nước đã bày đặt dàn dựng lên như vậy", đại diện truyền thông của OSCE, Miklos Haraszti, nói.
"Tất cả các nhà báo là những người có đầu óc chỉ trích. Điều đó có nghĩa Azerbaijan là nhà tù ưu việt của các nhà báo trong khu vực."
Ông Haraszti nói ít nhất năm nhà báo vốn thẳng thắn lớn tiếng chỉ trích chính phủ hiện đang bị bỏ tù tại nước này.
Trường hợp được biết đến nhiều nhất là Eynulla Fatullayev, trưởng biên tập viên của tờ báo Realny Azerbaijan.
Ông đã bị bắt giam năm 2007 và bị cáo trạng tội phỉ báng và một tội nữa là "khủng bố, khiêu khích hận thù sắc tộc, và trốn thuế".
Các thư nặc danh
Kể từ đó Tổ chức Ân xá Quốc tế coi ông là tù nhân lương tâm và ông được tặng giải thưởng quốc tế Giải thưởng Tự do báo chí của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo.
Các nhà chỉ trích chính phủ khác nay đã được thả tự do.
Mirza Sakit, người viết cho tờ báo đối lập Azadliq đã được trả tự do trước đó trong năm 2009 sau khi ngồi tù ba năm vì tội sở hữu ma túy.
Ông lập luận rằng những cáo buộc với ông là có động cơ chính trị và rằng ông, trên thực tế, họ bỏ tù ông vì thơ và tác phẩm của ông trên tờ Azadliq.
"Các bài viết của tôi chỉ trích rất mạnh một số các thành viên nhất định trong chính phủ Azerbaijan," ông nói.
"Tôi chọn viết bởi vì chính quyền luôn nói rằng các nhà báo bị bỏ tù vì 'những tội mà họ đã phạm" Tôi biết điều đó là không đúng sự thật. Và tôi biết dân chúng sợ giới chức trách. Thông qua các bài viết của tôi, tôi muốn giải thoát mọi người khỏi nỗi lo sợ đó."
Các nhà vận động đã từ lâu lập luận rằng phương tiện truyền thông của Azerbaijan không phải là tự do.
Kênh truyền hình tin tức và các phương tiện thông tin in thường bị chi phối bởi những câu chuyện về các hoạt động của tổng thống, mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ.
Radio Azadliq – chi nhánh Azerbaijan của Radio Liberty - kêu gọi các thính giả gọi vào nói lên các mối quan tâm của họ, nhưng điều đó không phải luôn luôn dễ dàng, trưởng phòng Khadija Ismayilova nói.
"Một quan điểm của nhiều người tại đất nước này là mọi người sợ thể hiện mình. Chúng tôi nhận được rất nhiều thư, thư nặc danh, về tình trạng vi phạm quyền con người. Họ không muốn nói chính thức và có ghi lại , nhưng họ muốn tiếng nói của họ được biết tới."
Vậy đằng sau lo sợ này là những gì?
Các nhà vận động nói nó là do tình trạng sùng bái cá nhân xung quanh Tổng thống Ilham Aliyev người đã tiếp quản chức vụ từ cha mình, ông Heydar, sáu năm trước.
Chính phủ của ông, mặc dù, nói Azerbaijan đang trên con đường để trở thành một nền dân chủ đầy đủ lông cánh.
"Không ai bị đi tù vì những gì họ đã viết hay đưa lên internet," ông Elnur Aslanov, người đứng đầu Bộ thông tin của chính quyền Tổng thống Azerbaijan.
"Hiến pháp nêu rõ rằng phải có tự do ngôn luận. Chỉ trích là một chỉ dấu của dân chủ và chúng tôi không sợ những lời chỉ trích."
Viện Tự do và An toàn cho các nhà báo có trụ sở tại Azerbaijan cho biết số các nhà chỉ trích bị bỏ tù vì các tác phẩm của họ đã tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ này – mặc dù chính phủ bác bỏ điều đó.
'Các cuộc cách mạng màu'
Nếu đúng như vậy thì tại sao nó lại xảy ra?
Miklos Haraszti nói chính trị khu vực hậu Liên Xô - cái gọi là "các cuộc cách mạng màu" ở những nơi như Georgia và Ukraine - có thể là lý do.
Ông nói rằng những phong trào đó dường như đã tạo cảm hứng cho một làn sóng mới của xã hội dân sự, trong đó Emin Milli và Adnan Hajizade đã góp phần.
"Đó chính là trường hợp của các blogger và nó cho thấy, kể từ ‘các cuộc cách mạng màu" một lớp người trẻ tuổi đã trưởng thành nhanh chóng, những người không chỉ không sợ hãi bởi những đe dọa, mà chính họ [muốn] đương đầu trước tòa", ông nói: .
"Họ hầu như vui lòng chứng minh rằng họ theo đuổi tư do ngôn luận bằng mọi giá." Dường như ông Haraszti nói có lý.
Trong khi những người biểu tình tụ tập bên ngoài phòng xử án, ông Emin Milli nói với tòa, ông tự hào được bảo vệ tự do ngôn luận bằng cách vào tù.
Kháng cáo của các blogger được nghe vào ngày 22 tháng 12, nhưng với khoảng cách khá khác biệt giữa quan điểm của các nhóm nhân quyền và ý kiến của chính quyền ở Azerbaijan thì rất it người ở đây tin là các bản án của họ sẽ được đảo ngược.
No comments:
Post a Comment