Monday, November 30, 2009

CÔNG NHÂN TRÊN THẾ GIỚI CHỐNG LẠI LIÊN HIỆP CÔNG TY TRUNG HOA

Công nhân trên thế giới chống lại Liên hiệp Công ty Trung Hoa
Đăng bởi anhbasam on 30/11/2009
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
http://anhbasam.com/2009/11/30/381-cong-nhan-tren-th%e1%ba%bf-gi%e1%bb%9bi-ch%e1%bb%91ng-l%e1%ba%a1i-lien-hi%e1%bb%87p-cong-ty-trung-hoa/

TIME

Công nhân trên thế giới chống lại Liên hiệp Công ty Trung Hoa
Workers of the World vs. China Inc.
Hannah Beech
Chủ nhật, ngày 29-11-2009
Tạp chí TIME số ra thứ Hai, ngày 7-12-2009

Bữa trưa tại hiện trường của khu mỏ nikel và cobalt Ramu trên những ngọn đồi xa xa của Papua New Guinea là một công việc vội vã, đồ ăn thức uống được nhai ngấu nhai nghiến. Thế nhưng thực đơn thì được chia ra thành hai nhóm phân biệt rõ ràng trong số các công nhân đang ngồi xổm giữa không khí nóng bức, vừa xua đuổi lũ ruồi nhặng vừa nhồi nhét cho đầy cái dạ dày của mình trước khi những ca kíp chín tiếng đồng hồ mỗi ngày, bảy ngày một tuần lại được bắt đầu trở lại. Trong một đám đông hỗn độn là những nhân công bản xứ đang nhai những lát khoai lang và cá hộp được biết đến trong thứ phương ngữ đơn giản là tinpis. Trong một lùm cây khác là những công nhân được đưa sang từ Trung Quốc, họ đào bới trong bát cơm đầy có ngọn những tảng thịt lợn và nước sốt ớt-đậu đen. Người Trung Quốc, được đưa qua bằng đường tàu biển bởi China Metallurgical Group Corp., doanh nghiệp nhà nước từng đầu tư 1,4 tỉ đô la vào vị trí tiền đồn xa nôi đó, có thể chẳng hiểu được cả tiếng Anh lẫn thứ tiếng bồi, hai trong số những ngôn ngữ được sử dụng ở nước này. Người Papua New Guinea [P.N.G.] không nói được tiếng quan thoại [Mandarin]. Thậm chí trong bữa ăn, một sự kiện mà trong lúc đó cả hai nền văn hóa có thể cổ vũ cho cộng đồng và lòng mến khách như thường lệ, thì không khí cũng vẫn bị nặng nề do tình trạng khó thông hiểu lẫn nhau. “Làm sao mà chúng tôi có thể ăn cùng nhau được nếu như mọi thứ đối với chúng tôi đều khác biệt?” Đó là câu hỏi của Shen Jilei, người lần đầu tiên có được trải nghiệm nơi hải ngoại khi anh ta được đưa thẳng từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tới một quốc gia Nam Thái Bình Dương mà anh ta thậm chí còn không biết là nó tồn tại trên cõi đời này.
Những dấu hiệu về sự va chạm văn hóa có vẻ như có ở khắp những nơi mà tôi lang thang tới trong những khu công trường xây dựng rộng lớn mà vào dịp cuối năm này nó sẽ làm biến đổi một dải rừng nguyên sinh còn hoang sơ và những cánh đồng cỏ trở thành một trong những công trường khai thác nickel lớn nhất trên thế giới. Trên bờ biển Basamuk Bay liền một dải, nơi nhà máy lọc dầu Ramu sẽ được định vị, một kỹ sư xây dựng sinh quán ở Bắc Kinh nói với tôi rằng trước khi người Trung Quốc tới đây, “dân bản xứ sống hoàn toàn mọi rợ và chạy lui chạy tới hầu như trần như nhộng.” Tôi nói với anh ta những nghi ngờ của mình, rằng tôi vừa mới nói chuyện với một dân làng gần đó, người đã mô tả về một cuộc thuyết trình bằng phần mềm PowerPoint mà cô thực hiện mới đây khi trình bày chi tiết những mối quan ngại về môi trường quanh khu mỏ. Vị kỹ sư, giống như nhiều người Trung Quốc khác mà tôi gặp, vẫn tỏ ra không chút xúc động. “Tất cả những gì mà họ làm là nhai quả cau và lười nhác,” anh ta nhận xét. “Họ không biết làm sao để lao động hăng say như người Trung Quốc chúng tôi.”
Ấn tượng mà người Trung Quốc đã để lại nơi nhiều người dân P.N.G. cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Một địa chủ người địa phương có đất đai do cha ông để lại nằm giữa khu mỏ đã tuyên bố, một cách không chắc chắn, rằng nickel sẽ được sử dụng để cung cấp cho một chương trình sản xuất vũ khí bí mật của Trung Quốc. Tại thủ đô Port Moresby, người tài xế của tôi thông báo rằng nếu như một băng nhóm được hình thành để đuổi người Trung Quốc khỏi P.N.G.m thì anh ta sẽ là người đầu tiên tham gia. “Tôi sẽ mài sắc con dao đốn cây của tôi và chặt 10 đến 20 cái đầu,” anh ta tuyên bố. Nỗi bực dọc về thế lực của người Trung Quốc lan rộng sang cả những cơ quan nhà nước, ngay cả khi khu mỏ Ramu hứa hẹn sẽ bổ sung vào 8% cho GDP của nước này. “Tôi biết là người Trung Quốc đang can dự vào khắp nơi trên thế giới và đang đầu tư thành công,” theo lời Rona Nadile, một thư ký trợ lý cho các mối quan hệ chủ thợ. “Thế nhưng điều mà tôi không hiểu nổi là tại sao họ lại quá ngoan cố khi không thèm tôn trọng văn hóa địa phương của chúng tôi. Chúng tôi là một chế độ dân chủ. Họ phải xử sự theo những luật lệ của chúng tôi hoặc là chúng tôi sẽ nổi dậy.”

May, rủi lẫn lộn

Khi Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đầu tư trên toàn cầu vào đầu thế kỷ này, dòng tiền chảy cuồn cuộn đã được đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt tại những phần của châu Á, Phi và Mỹ Latin từng cảm thấy bị phương Tây bỏ rơi này. Lời hứa của Trung Quốc sẽ không chính trị hóa viện trợ và đầu tư bằng việc trói buộc các điều kiện khó chịu, như nhân quyền phải được cải thiện, đã làm hài lòng nhiều chính phủ. Giữa những năm 2003 và 2008, mức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã tăng vọt – từ 75 triệu lên 5,5 tỉ đô la tại Phi châu, 1 tỉ lên 3,7 tỉ đô la tại Mỹ Latin và nhảy từ 1,5 tỉ lên 43,5 tỉ đô la tại Á châu. Nước Cộng hòa Nhân dân giờ đây xếp hạn như là nhà đầu tư số một tại các quốc gia khác nhau, từ Sudan cho tới Cambodia. Để đổi lấy tài nguyên thiên nhiên cần thiết cung cấp cho cỗ máy kinh tế của Trung Quốc, Bắc Kinh đã bắt đầu một chiến dịch chuyên cần nhằm thu phụ trái tim và khối óc ngoại quốc bằng việc chu cấp tài chính cho các sân vận động, bệnh viện và những văn phòng chính phủ hoang phí. Bộ Ngoại giao Đông Timor đã được xây dựng trang nhã theo kiểu Trung Quốc, trong khi tòa nhà quốc hội lát đá cẩm thạch Guinea-Bissau là một món quà đến từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên, một số nước không còn sẵn sàng trải thảm đỏ cho người Trung Quốc đang ngao du trong thiên hạ nữa. Mặc dù những điều kiện ràng buộc về chính trị có thể không đến cùng với túi tiền của Bắc Kinh, nhưng còn có những cái bẫy về kinh tế. Những con đường, những khu mỏ và cơ sở hạ tầng khác được chào bán giảm giá hầu như thường được xây dựng bởi lực lượng quân đội nằm trong số lao động Trung Quốc nhập khẩu vào, làm giảm bớt nguồn lợi tài chính thực cho các quốc gia nhận trợ giúp. Các công ty Trung Quốc đầu tư ở nước ngoài cũng có xu hướng vận chuyển bằng tàu biển hầu như mọi thứ được sử dụng cho việc xây dựng các công trường, từ những gói mì sợi ăn liền cho tới giấy vệ sinh màu hồng phổ biến của Trung Quốc. Điều này không phải chỉ với những công nhân Trung Quốc đã được ký hợp đồng, những người cũng đã lộ diện. Trong vòng một vài năm qua, bà con họ hàng của họ lúc nào cũng tỏ ra muốn hiện thực hóa việc lập các cửa hàng bán đồ ăn giá rẻ của Trung Quốc, đe dọa kế sinh nhai của các doanh nhân bản xứ. Những người dân địa phương có được việc làm ở những dự án được người Trung Quốc cấp vốn than phiền là các ông chủ của họ không lưu ý tới các luật lệ lao động của nước họ trong việc đảm bảo mức lương tối thiểu hoặc việc bảo vệ của tổ chức công đoàn. Trong ba năm qua, những cuộc nổi loạn chống lại người Trung Quốc đã nổ ra ở mọi nơi từ Quần đảo Solomon và Zambia cho tới Tonga và Lesotho. Những căng thẳng cũng đang sục sôi tại Ấn Độ, nơi người Trung Quốc được thu hút vào một số dự án cơ sở hạ tầng lớn. Thậm chí các quan chức cấp cao đang nói toạc ra về chuyện này. Tại Việt Nam, các kế hoạch giành cho một khu mỏ khai thác bauxite mở được người Trung Quốc vận hành đã bị vị Đại tướng anh hùng cách mạng Võ Nguyên Giáp chỉ trích công khai, bởi vì theo như ông nói, về “nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và xã hội.”

Một ốc đảo
Náu mình ở một trong những phần lạc hậu nhất của một trong những quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới, mỏ Ramu đã nổi lên như là một tấm gương gai góc về thái độ oán hận chống lại Liên hợp Công ty Trung Hoa [China Inc.]. Năm 2004 Thủ tướng P.N.G. Michael Somare từ Bắc Kinh về nước, hân hoan khi bị giăng bẫy để có được dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất nước cho tới nay. Trạng thái ngây ngất đã nhanh chóng chết yểu. Các chủ đất đã vung ná cao su lên và tuyên bố là họ sẽ không ngừng nói về vùng lãnh thổ của bộ lạc đang bị sử dụng để bòn rút khoáng sản, không hề gì, văn kiện đã được ký tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc. Nhưng người quan tâm tới việc bảo vệ môi trường đã lên án trò nhơ bẩn quanh những kế hoạch tập kết chất thải của khu mỏ tại Vịnh Basamuk Bay tuyệt đẹp, trong khi các công nhân địa phương đã phản kháng về những điều kiện làm việc mà thậm chí Bộ trưởng Lao động và các Quan hệ Chủ thợ P.N.G. David Tibu đã phải miêu tả là tựa như nô lệ và “không xứng đáng giành cho lũ chó lợn.” Những cuộc đụng độ nhỏ nhiều lần đã bùng lên giữa dân làng và 1.500 lao động nhập cư người Trung Quốc, một số trong đó đang làm việc bất hợp pháp tại P.N.G. Cùng lúc, cơn giận dữ đã sôi lên do một dòng thác hàng ngàn người Trung Quốc chỉ trong vài năm mà đã nắm giữ độc quyền hoạt động kinh doanh mà theo luật pháp đáng ra cần phải được giành cho những người bản xứ P.N.G. Vào tháng Năm, những cuộc náo loạn chống lại người Trung Quốc đã làm rung chuyển các thành phố trên khắp đất nước, và một số người đã bị giết giữa những cuộc cướp bóc các cửa hàng do người Trung Quốc làm chủ. “Gỗ của chúng tôi, mỏ của chúng tôi, mọi thứ, đều chạy sang Trung Quốc hết,” đó là nhận xét của Damien Ase, người sáng lập nên tổ chức bất vụ lợi Trung tâm Luật Môi trường và Các quyền lợi Cộng đồng tại Port Moresby. “Thế nhưng chúng tôi nhận lại quá ít.”
Đối với nhiều người P.N.G., không ngạc nhiên là đất nước họ đã đứng ở tuyến đầu trong chiến dịch toàn cầu của Trung Quốc. Nằm ở nửa phía đông của hòn đảo lớn thứ hai thế giới, P.N.G. là một vùng có ngôn ngữ khác biệt nhất trên thế giới, khi chỉ với 6,5 triệu dân mà nói ít nhất 800 thứ ngôn ngữ địa phương riêng biệt. Dù cho tính đa dạng sắc tộc như vậy, song đất nước này lại thống nhất trong ít nhất là một khía cạnh: sự hoài nghi về hoạt động khai thác của người nước ngoài những tài nguyên phong phú của họ, từ khí gas và gỗ cho tới thủy hải sản và vàng. Những căng thẳng đã nổ ra vào những năm 1990 trên hòn đảo Bougainville của P.N.G., nơi có những mối quan ngại về những tác động môi trường và kinh tế của một khu mỏ đồng do người Anh-Úc quản lý đã làm nổ ra một cuộc đấu tranh của những người chủ trương ly khai từng đòi quyền khai thác mỏ của 15.000 cư dân quanh một diễn biến kéo dài một thập kỷ. (Khu mỏ này là một trong những địa điểm khai thác mở lớn nhất thế giới, giờ đây đã bị đóng cửa như là hệ quả của cuộc nội chiến chính thức chấm dứt vào năm 2000). Ngoài ra, chính phủ nước này đã buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại tỉnh Cao nguyên Nam phần từ ba năm trước khi những người chống đối đã đạt được một thắng lợi cao nhất chống lại một đường ống dẫn khí gas được để nghị bởi tập đoàn đa quốc gia. (Dự án này kể từ đó đã bị sa lầy).
Địa điểm Ramu đã nằm im lìm trong bốn thập kỷ, khi một loạt các công ty của Úc tính toán rằng lượng nickel kém giá trị không đáng để trích xuất tại một vùng đất xa xôi như vậy với đầy dẫy những thay đổi về mức độ trung thành với chính phủ của sắc dân ở đây. Nhưng Ramu Nico, công ty con của China Metallurgical trong hoạt động khai mỏ, đã nghĩ rằng họ có thể thành công tại nơi mà những công ty khác không dám thử sức. Năm 2007, Ramu Nico đã phái đi những tiểu đoàn công nhân Trung Quốc, dùng dao rựa mở đường qua những rừng cây dày đặc và xây nên khu Phố người Hoa như trong ảo ảnh, nơi mà cỏ voi và những giống cây kwila cũng được dùng tới. Ngày nay, trong những gì được coi như là một quãng thời gian tù đày với căn bệnh sốt rét trên những ngọn đồi, trong thung lũng, trong những khu nhà tập thể rộng lớn, các văn phòng và nhà máy chế biến nằm rải rác khắp nơi, cùng với một đường ống chuyển vữa dài 135 km uốn khúc từ Ramu cho tới bờ biển Basamuk. (Từ Basamuk, những chuyến tàu biển chất đầy nickel và cobal sẽ dong buồm sang Trung Quốc.) Tháng Mười hai năm ngoái, Ramu Nico đã khánh thành cây cầu đầu tiên bắc qua sông Ramu, làm cho xuồng bè ngang qua rất khó khăn. Công ty này còn lát một con đườn bê tông bằng qua rừng, một trong số ít con đường tại một đất nước nhiệt đới, mà nhựa đường là của hiếm không khác gì băng tuyết. Mặc dù dự án đã bắt di dời nơi cứ trú của hàng nghìn chủ đất, nó cũng đã cung cấp một cách tệ hại cơ sở hạ tầng cần thiết cho vùng này. Quãng đường mà chỉ trong một vài năm trước phải đi bộ băng rừng trong 10 tiếng đồng hồ từ khu mỏ ra tới con sông thì giờ đây đã được rút ngắn lại trong một chuyến xe 30 phút.

Một sự tiến bộ giật lùi
Đường xá và cầu cống không đủ để xoa dịu người dân địa phương, những người bám chặt vào mảnh đất tổ tiên của mình, điều này dường như khó hiểu đối với người Trung Quốc, những người họp lại nhau theo nguyên tắc cộng sản là nhà nước làm chủ. Ở làng Ganglau, tập hợp của các căn lều ở phía trước một cái vịnh đầy ắp cá heo và cá ngừ, những người lớn tuổi trong cộng đồng Mou Bilang phàn nàn rằng hầu hết những người dân trong làng không được bồi thường về việc mất đất, một khi đã sử dụng để trồng trọt cây trái bán thu lợi, để dành $125, “trả tiền bụi”, số tiền đuợc bồi thường vì bụi bặm như một lời xin lỗi do bụi đất của dự án tung lên. “Người Trung Quốc đã hứa với chúng tôi miễn phí điện, nước, và đào tạo nghề miễn phí cho con trai của chúng tôi”. Bilang nói với tôi. “Nhưng họ chẳng làm gì cả”. Căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm cách đây năm tháng, khi một thanh niên địa phương vô tình bị thương vì một chiếc máy kéo Trung Quốc. Hơn 100 dân làng đã nổi cơn thịnh nộ, mang đá và dao to nhắm vào người Trung Quốc. Những người nước ngoài bảo vệ mình bằng những ống thổi lửa hàn đồ, nhưng có ba người đã bị thương nặng – một người đã bị mổ bụng – họ đã được đưa đến bệnh viện bằng máy bay.
Vào tháng bảy, quan hệ đã gặp vận đen mới khi trưởng khu cảnh sát mỏ P.N.G ra lệnh cho đóng cửa tất cả công việc xây dựng ở khu Ramu Nico vì những quan ngại đến sức khoẻ và sự an toàn. Công việc ngưng lại trong một tháng trước khi có “sự tiến bộ đáng kể” ở Ramu NiCo để thuyết phục chính phủ cho phép công việc xây dựng tiếp tục. Cuộc tranh chấp làm phát sinh bùng nổ khác xảy ra năm ngoái khi những người dân địa phương trang bị súng cao su làm bị thương trầm trọng ba công nhân người Trung Quốc do người dân P.N.G. cho rằng có sự phân biệt chủng tộc tại nơi làm việc: mọi thứ, từ thức ăn, nhà vệ sinh cho tới lương bổng và chỗ ở, họ viện dẫn rằng đã kém xa những người công nhân Trung Quốc. “Người Trung Quốc nghĩ rằng chúng tôi là súc vật,” một người thợ hàn tên là Nenge nói, người này đã từ chối cho biết đầy đủ họ tên để khỏi bị đuổi việc. “Không có ngày nghỉ, đôi khi nhận cá đóng hộp thay tiền trả phụ trội, nhà vệ sinh thì bẩn thỉu với mùi xú uế. Làm thế nào họ có thể tôn trọng chính mình khi đối xử với chúng tôi tệ như thế”?
Lao động là vấn đề phức tạp do những quan ngại về môi trường được các học giả quốc tế lên tiếng. Viện Chính sách Khoáng sản Mỏ có trụ sở ở Úc tin rằng sự bảo đảm của Ramu NiCo về việc xử lý chất thải từ khai thác mỏ ở Vịnh Basamuk không gây ngộ độc cho vùng nước có nhiều cá dựa trên dữ liệu “rạn nứt chết người”. (Các công ty khác của Trung Quốc đã bị cáo buộc nhập khẩu trái phép một số lượng gỗ rất lớn từ những khu rừng bị thu hẹp ở P.N.G, trong khi Bắc Kinh cố gắng bảo vệ rừng thiên nhiên của họ bằng cách thẳng tay trừng trị việc đốn gỗ lậu ở nhà.) “Với những nước khác, chúng tôi cố gắng làm cho các công ty nước ngoài chịu trách nhiệm bằng cách vận động các cổ đông hoặc nâng cao nhận thức công chúng ở quốc gia đó,” Matilda Koma, người làm chủ công ty sinh thái có tên là Trung tâm Phát triển Môi trường và Nghiên cứu ở Port Moresby cho hay. “Nhưng với Trung Quốc, nhà nước và công ty đều như nhau và công luận không có tiếng nói – thế chúng tôi có thể khiếu nại ai đây?

Cố gắng chơi trò chơi

Để giữ uy tín của mình, Ramu Nico đã làm được nhiều hơn mức trung bình một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc làm để thay đổi hình ảnh và để được sự chấp nhận của cộng đồng. Không giống như hầu hết các công ty Trung Quốc khác, công ty này đã đáp ứng kịp thời các chất vấn của báo chí quốc tế và đã xuất bản một báo cáo dự án phát triển bền vững toàn diện. Ramu NiCo có một website sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để trao đổi qua lại về các câu nói thông dụng thích hợp cho một công ty thuộc Forturne 500: phát triển bền vững, lợi ích cạnh tranh, tiềm lực trao đổi văn hoá. Các trụ sở chính của Ramu NiCo được bọc kính ở khu phố Madang, nơi tốc độ cuộc sống nhanh nhất được thiết lập bởi một đám người láu cá, khoác lác về nguồn nhân lực và các ban về an toàn và sức khoẻ. (Với bốn tầng, đây là toà nhà cao nhất trong khu phố). Ramu NiCo đã xây nhiều trường học và các trung tâm y tế ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi hầm mỏ và gửi các kỹ sư P.N.G. tham dự các khoá huấn luyện ở Trung Quốc. Đáng ghi nhận cho một công ty thuộc sở hữu chính thức của nhà nước cộng sản vô thần Trung Quốc, Ramu NiCo cũng đã tài trợ cho các hoạt động ở nhà thờ.
Đáng chú ý nhất là công ty đã đồng ý bỏ ra 2,5% cổ phần mỏ cho một nhóm chủ đất địa phương, mặc dù nhiều người khác nói rằng họ đã bị đưa ra khỏi thoả thuận. “Đối với Trung Quốc và những người Papua New Guinea, những người đến từ các nền văn hoá khác nhau, là lẽ tự nhiên phải mất một thời gian để chúng tôi thật sự hiểu nhau và đôi khi không dễ dàng chút nào,” ông Wu Xuefeng, Phó Tổng Quản đốc Ramu NiCo nói. “Đề nghị của chúng tôi là để khắc phục những khó khăn thử thách này là đưa nó vào khuôn khổ sự phát triển một cách bền vững trên phương diện tổng thể, và chúng tôi rất vui mừng khi chúng tổi đã cải thiện trên bước đường đi tới và sự liên kết của chúng tôi với cộng đồng cũng đã vững mạnh”. Wu cũng ghi nhận rằng những trở ngại mà công ty của ông phải đối mặt là “đa số cùng loại với hầu hết các công ty khai thác mỏ quốc tế khác gặp phải ở P.N.G.”
Nhưng phòng học mới và quyền sở hữu cổ phần nhỏ không thể giải quyết hết vấn đề bồi thường đất đai hoặc điểm quan trọng khác của mối bất đồng: thực tế là có quá nhiều người Trung Quốc đã tới P.N.G., nhiều trường hợp bất hợp pháp. Tháng 11 vừa qua, ở một điểm ngoại giao của Trung Quốc – P.N.G., cảnh sát đã bố ráp các khu xây dựng ở Basamuk và Ramu, và đã bắt giữ 223 người Trung Quốc vi phạm luật nhập cư. Các công nhân nước ngoài, đã được tìm thấy đến đất nước này bằng visa cấm làm việc. Ngược lại, Ramu Nico than phiền rằng chính quyền quan liêu nên rất chậm chạp, để có được giấy tờ hợp lệ phải mất hàng năm cho nên họ buộc lòng phải phá luật. Nhưng có những sự vi phạm luật khác. Luật lệ địa phương quy định rõ rằng người nước ngoài chỉ có thể làm những công việc mà người dân địa phương không thể làm được và rằng những người này phải có khả năng nói tiếng Anh hoặc tiếng bồi. Hầu hết công nhân Trung Quốc không thể nói nổi một từ nào của một trong 2 loại ngôn ngữ này.
Tuy nhiên, chính phủ P.N.G. không muốn gặp rủi ro trong việc đầu tư lớn như thế. Một thoả hiệp đã đạt được, một phần đòi hỏi người Trung Quốc làm việc ở hầm mỏ tham dự các lớp tiếng Anh. Vẫn chưa có người Trung Quốc nào ở Ramu hay Basamu mà tôi nói chuyện nói rằng họ đã từng tham dự bất kỳ khoá học ngôn ngữ này. Hơn nữa, mặc dù có sự bảo đảm rằng người Trung Quốc làm việc ở công trình chỉ là kỹ sư hoặc các chuyên gia khác, tôi thấy người Trung Quốc quét dọn rác ở công trình xây dựng và làm những việc lao động phổ thông khác, chắc chắn rằng người dân địa phương có thể làm được.
Sự không nhất quán giữa chính sách nhập cư của quốc gia và thực tế ở địa phương, Bộ Lao động và Quan hệ Công nghiệp của P.N.G. đều nhận biết. Trợ lý thư ký Nadile thẳng thắn nói với tôi rằng, cô nghi ngờ hầu hết những người Trung Quốc nhập cư đã làm như vậy mà không có visa cần thiết và giấy phép làm việc. Hôm nay, tại các thành phố lớn khắp P.N.G., đại đa số các quá bar gọi là kai, hoặc nhà hàng bán thức ăn nhanh được điều hành bởi những người nhập cư Trung Quốc đến trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các cửa hàng tạp hoá cũng đều như thế. Nhưng cũng có vài người Trung Quốc đã điều chỉnh lại giấy tờ để làm chủ các cửa hiệu như thế. Tôi hỏi Nadile nếu cô có thể nói với tôi một nơi gần đây mà cô nghi ngờ điều hành bất hợp pháp, cô dẫn tôi tới một cửa sổ văn phòng nhìn qua Port Moresby và chỉ vào hai cái KAI bar toạ lạc ở nơi chỉ mất khoảng vài phút đi bộ từ văn phòng Chính phủ: đó là bar Rickshaw và Noodle Shop.
Sau đó tôi đi đến Rickshaw và gặp người chủ lịch sự tên Liu Lianghua. Câu chuyện mà ông ta kể giống như những câu chuyện trong tranh biếm hoạ về người di dân Trung Quốc. Những người anh em rể của ông ta đã đến P.N.G cách nay một thập niên bởi vì họ có gia đình định cư ở đây từ trước. Cuối cùng thì Liu cũng đi theo gia đình mình. Nhiều bà con khác đã đi theo họ sau đó. Hơn 12 thành viên của gia đình Liu bây giờ đang sống ở P.N.G. Một building ở dưới khu phố mà Rickshaw toạ lạc cũng có cửa hiệu quần áo, một cửa hàng bán đồ tạp hoá, một bar dành chơi game và một nhà hàng, tất cả đều do người Trung Quốc điều hành. Khi tôi hỏi về visa, ông ta cười và nói rằng chuyện di trú không phải là vấn đề ở Papua New Guinea. “Những người dân địa phương không biết làm thương mại, và chính phủ biết điều đó,” ông Liu nói. “Nếu người dân địa phương kiếm được tiền, họ sẽ mua rượu ngay lập tức. Người Trung Quốc không đến đây để tận hưởng cuộc sống. Chúng tôi đến chỉ để kiếm tiền.”

Những người cùng phe xa lạ
Ít nhất tại Papua New Guinea, những công dân bình thường có thể biểu thị thái độ e dè của họ về việc đầu tư của Trung Quốc. Thế nhưng tại nhiều quốc gia nơi mà Trung Quốc đã thực hiện những cuộc cướp phá lớn nhất của mình qua buôn bán kinh doanh, thái độ bất đồng một cách dân chủ như vậy bị đè bẹp bởi những chính phủ hà khắc vốn đang chiếm giữ được phần lớn nhất trong các lợi ích đầu tư. Thậm chí, những căng thẳng có thể sôi sục theo những cách đáng ngạc nhiên. Vào tháng bảy, một phe Al-Qaeda ở Bắc Phi thề tấn công vào những người nhập cư Trung Quốc sống ở đó để trả thù cho chuyện xung đột sắc tộc mới xảy ra trong khu vực của người Hồi giáo Tân cương. Tháng sau, một cuộc bạo loạn chống lại các thương gia Trung Quốc nổ ra ở thủ đô nước An-giê-ri nơi cư dân ở đó cáo buộc người nước ngoài không tôn trọng đạo Hồi. Năm ngoái, chín công nhân dầu khí Trung Quốc sống gần khu vực Darfur, Sudan đã bị bắt cóc bởi một nhóm không rõ. Năm người sau đó đã bị giết. Một lệnh cấm vận thương mại quốc tế vì những tội ác diệt chủng ở Darfur ngăn hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đến Sudan, nhưng Trung Quốc xài hơn 60% lượng dầu của Sudan. Đối với một chính quyền quan tâm đến việc tách rời giữa kinh tế với chính trị, Bắc Kinh đã tìm thấy rằng hai [lĩnh vực] này có sự dính kết vào nhau. Trung Quốc cũng học được rằng họ không thể che đậy các vụ bê bối chính trị dễ dàng như là họ kềm chặt thông tin ở quê nhà. Ví dụ như ở P.N.G., báo chí địa phương bao phủ rộng rãi về một điều tra của chính phủ liên quan đến việc phàn nàn rằng các quan chức tham nhũng ở địa phương cho phép di dân Trung Quốc mua hộ chiếu. Trong tháng năm, Thủ tướng Chính phủ Somare đã đi xa khi ám chỉ sở di trú, bình luận rằng “Chúng tôi biết có vài người nói ‘Anh cho tôi một kết bia 6 chai, tôi sẽ cho anh hộ chiếu’”.
Một trường hợp thậm chí còn nhạy cảm hơn đã xảy ra trong tháng Bảy. Các công tố viên Namibia đang buộc tội những người đại diện có liên hệ với một nhà sản xuất máy chiếu an ninh thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc với việc đã hối lộ các quan chức địa phương để thắng thầu một hợp đồng trị giá 55 triệu đô la năm 2008. Cho tới năm ngoái, người đứng đầu công ty này, có tên là Nuctech, không ai khác là Hu Haifeng, là con trai của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Mặc dù anh chàng họ Hồ này đã không công khai dính líu vào vụ việc, song các hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc cũng đã vội vã dập tắt những bài phóng sự báo chí về cuộc khám xét tại Trung Quốc. (Ngoài ra, các quan chức E.U. cũng đang điều tra xem
liệu hãng Nutech có dính líu gì tới những hoạt động phi pháp tại Âu châu hay không.)
Tuy nhiên, đối với tất cả những tranh cãi vây quanh dòng tiền Trung Quốc chảy vào Phi châu, Mỹ Latin và Á châu, sự thật là đa số đông đảo những người Trung Quốc làm việc ở nước ngoài đang trở về quê hương không phải là giàu có. Khi lái xe tới khu mỏ Ramu, tôi dừng xe tại một vị trí có tầm nhìn không hợp lý: tương phản với một nơi có những khu rừng với những cơn mưa nhiệt đới, một người đàn ông Trung Quốc đơn độc đã dựng lên một mảnh bìa cứng để ngồi trông nom một toán công nhân người địa phương đang vật lộn dưới ánh mặt trời để bọc một đoạn đường ống bằng băng cách điện. Có một thứ gì đó đượm vẻ phong kiến trong quang cảnh này, song cuộc sống của Chen Ming, người đốc công sinh ở tỉnh Tứ Xuyên, ở miền thôn quê còn rất cực nhọc. Anh đã tới P.N.G. được 18 tháng, làm việc mỗi tuần bảy ngày, tuy nhiên anh không thấy có gì đặc biệt trong những ngày nghỉ “bởi vì ở đây chẳng có gì mà làm cả.” Vào thời điểm hoàn thành việc trả tiền vì những suy diễn lớn lao của mình cho căn phòng và tiền cơm tháng, anh đã kiếm được ít hơn những gì anh muốn cho một công việc tượng tự ở quê nhà. Song những người thất nghiệp đang nhiều thêm tại Trung Quốc, và Chen đã phải vật lộn trong nhiều tháng để tìm được công việc thay thế tại quê nhà. “Nó không phải là một nghề hay, nhưng tôi có thể làm công việc nào khác được?” anh hỏi, phe phẩy quạt bằng mảnh bìa cứng. “Tôi phải ăn và gửi tiền về nhà.” Đối với Chen và những công nhân khác – người Trung Quốc cũng như người P.N.G. – lao động cực nhọc tận sâu trong những khu rừng rậm, tất cả những gì họ đòi hỏi chỉ là được sống sót. Nhưng những công ty lớn của Trung Quốc, và các chính quyền địa phương mà họ ủng hộ – họ mong đợi không gì ít hơn, dường như là những vận may sẽ thay hình đổi dạng thế giới này.

(Cám ơn độc giả NT đã phụ BS hoàn thành bản dịch này)




No comments:

Post a Comment