Monday, August 24, 2009

KÝ TÊN VÀO THỈNH NGUYỆN THƯ BẢO VỆ GALANG


Cùng nhau ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư online kêu gọi và hỗ trợ Indonesia tiếp tục bảo vệ Galang, di tích tỵ nạn cuối cùng của thuyền nhân Việt Nam
Chủ Nhật, ngày 23 tháng 8 năm 2009
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090823_07.htm

Kính thưa quý Anh / Chị,
Trước áp lực đòi xoá bỏ di tích trại Tỵ nạn tại đảo Galang của Hà Nội, kính mời quý Anh Chị vì Galang, vì di tích tỵ nạn cuối cùng còn sót lại của chúng ta, vào trang web dưới đây, đi xuống cuối trang click vào Sign the Petition, điền thêm một số chi tiết rồi gửi đi. Mục đích của Petition là kêu gọi và hỗ trợ Indonesia tiếp tục bảo vệ Galang, di tích tỵ nạn cuối cùng của thuyền nhân Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
Online petition - Save Galang Refugee Camp

Kính nhờ các Anh/Chị phổ biến rộng rãi đến các nơi.

Kính mời quý Anh Chị click vào địa chỉ này:
http://www.gopetition.com/petitions/save-galang-refugee-camp.html

Xin vui lòng xem thêm hồ sơ tham khảo tại:
www.vktnvn.com .
Thân kính
DONG TRAN
ARCHIVE OF VIETNAMESE BOAT PEOPLE (AVBP)
Van Kho Thuyen Nhan Viet Nam
web:
www.vktnvn.com www.vnbp.org
Phone: +61 403 578 467 or 0403 578 467 (in Australia)


2005: Hà Nội áp lực triệt hạ bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang - Bidong
2009: Hà Nội áp lực Indonesia xoá bỏ di tích tỵ nạn tại Galang
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/Galang.jpg

------------------------------------------------------

Save Galang Refugee Camp

Published by phamvanthanhusa on Aug 13, 2009
Category: Government
Region: GLOBAL
Target: All overseas Vietnamese organizations
Background (Preamble):

Joint Declaration of the Overseas Vietnamese CommunitiesRegarding Communist Vietnam’s Pressure on the Government of Indonesia to demolish the former Refugee Camp in Pulau Galang, Batam (Riau, Indonesia)


In March 2005, 150 former Vietnamese Boat People from several resettlement countries returned to Bidong (Malaysia) and Galang (Indonesia) in order to erect monuments in memory of their fellow refugees who had lost their lives in quest for freedom, and to thank the peoples of Malaysia and Indonesia for their generosity and compassion towards the Indochinese refugees. Two months later, the Vietnamese communist government urged the governments of Malaysia and Indonesia to get rid of the monuments, arguing that they were deemed detrimental to the bi-lateral diplomatic relations. This action has been resolutely condemned by the global Vietnamese diaspora.
The Galang Refugee Camp was a place where hundreds of thousands of refugees from Vietnam, Cambodia, and Laos were assisted by the people and government of Indonesia and the United Nations High Commission for Refugees in their journey for freedom after their own countries had been taken over by the Communists in 1975.
Then on July 30 and August 2, 2009, according to the Jakarta Post in Indonesia, the Hanoi government renewed its pressure on the government of Indonesia, this time to take down the Galang Refugee Camp. This camp has been renovated and maintained over the last decades as a historical monument and a tourist attraction for local and foreign visitors.

WHEREAS the Galang Refugee Camp is a historical site which symbolizes the generosity and compassion of the people of Indonesia, the world community, and the United Nations High Commission for Refugees toward the Indochinese refugees in their desperate journey for freedom;
WHEREAS the Galang Refugee Camp has now become a heritage of Batam, one of the major local tourist attractions which is non-political in nature and which is not meant to have any detrimental impact on any individual, organization or country in the world;
WHEREAS the action on the part of the Hanoi government is a blatant interference into the internal affairs of Indonesia and the people of Batam;
WHEREAS the destruction of the Galang Refugee Camp will displace a symbol of recognition for the generosity and compassion of the people and government of Indonesia, the world community, and the United Nations High Commission for Refugees toward the Indochinese refugees in the past;
WHEREAS the destruction of the Galang Refugee Camp will lead to the loss of employment and income of the local tourist industry which is in its early development stage;
WHEREAS the destruction of the Galang Refugee Camp will deprive the local population of an important recreation facility which provides them with a precious environment for weekend relaxation;
WHERETOFORE, we solemnly declare to all freedom loving individuals and organizations including those with Vietnamese cultural and linguistic background in the world as follows:

1. We condemn and protest against the intervention of the Hanoi government in the internal affairs of Indonesia aiming at creating difficulties and disturbances in the civil society of Indonesia and in the everyday life of its citizens;
2. We support the well-justified decision of the local government, population, and businesses in Batam, Indonesia to preserve and develop the heritage of the Galang Refugee Camp;
3. We appeal to the Indonesian government to continue supporting the Galang Refugee Camp as a historical monument symbolizing the spirit of generosity and compassion of the Indonesian people towards the Indo-Chinese refugees in their journey for freedom;
4. We urge the United Nations High Commission for Refugees and UNESCO to recognize the Galang Refugee Camp as a historical and heritage site of the world;
5. We appeal to all freedom loving individuals and organizations including those of Vietnamese background to voice their indignation toward the inhuman and immoral action of the Hanoi government, and to use all the available means to urge the Indonesian government to preserve this cultural, historical and humanitarian heritage site of Indonesia for the future generations
6. Finally, we urge all Vietnamese organizations and communities in the world to view the incidents regarding the refugee monuments at Bidong and Galang in 2005 and the Galang Refugee Camp in 2009 within the wider context of other serious issues such as the land border and territorial waters concessions, Western Central Highlands mining exploitation, loss of Vietnamese islands and current religious repressions such as in Thai Ha, Tam Toa and Bat Nha, in order to join with other movements inside Vietnam to create a wave of indignation in order to unmask the dark intentions of the lying and inhumane Communist regime, and to contribute to the struggle for democracy, freedom and human rights for Vietnam and the protection of its territorial integrity.

August 12, 2009


The Vietnamese American Community of USA:
Mr. Tanh Van Nguyen, Chairman, Board of Representatives.
Mr. Tan Van Nguyen, Chairman, Executive Board.
Mr. Huu Dinh Vo, MD, Chairman, Board of Controllers.

The Free Vietnamese Community of Australia:
Mr. Phong The Nguyen, Chairman.

The Vietnamese Canadian Federation:
Mr. Ut Van Ngo, President.

Distributions: President and Congress of the Republic of Indonesia. Indonesian Ambassador to the US, Canada, Australia. United Nations. US Congress, EU Parliament, Australian Parliament, Canadian Parliament, NPC of Vietnam.Cc: Archives.


--------------------------------------------

Tuyên Cáo Chung
của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
về vụ nhà cầm quyền Cộng Sản VN đòi chính phủ Nam Dương triệt hạ trại tị nạn đảo Galang, khu Batam, tỉnh Riau, Cộng hòa Nam Dương

Tháng 3 năm 2005, 150 thuyền nhân ở nhiều nước trên thế giới đã về Bidong và Galang dựng lên Tượng đài Tri Ân và Tưởng Niệm tại Galang (Nam Dương) và Bidong (Mã Lai), hai tháng sau đó sau đó nhà cầm quyền Hà Nội đã áp lực chính quyền sở tại triệt hạ hai tấm bia này, lấy cớ nội dung tri ân và tưởng niệm làm phương hại đến bang giao của hai quốc gia. Hành động vô lương tâm này đã bị Cộng Đồng Người Việt tại Hải Ngoại lên án nặng nề.
Trại tị nạn Galang là nơi hàng trăm ngàn người tị nạn Việt/Miên/Lào đã đuợc dân chúng và chính quyền Nam Dương cùng Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tiếp đón trong cuộc hành trình đi tìm tự do sau khi Cộng Sản thôn tính các quốc gia này vào năm 1975.
Bốn năm sau, ngày 30-7-2009 và ngày 2-8-2009 vừa qua, tờ Jakarta Post tại Nam Dương loan tin nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại tiếp tục áp lực chính phủ Nam Dương, lần này họ yêu sách đòi Nam Dương triệt hạ di tích trại tị nạn Galang. Được biết, di tích này đã được chính quyền và cư dân địa phương tại đảo Batam trùng tu và bảo quản hàng chục năm nay để làm di tích lịch sử và công viên di sản dành cho khách hành hương, khách du lịch và cư dân địa phương đến chiêm bái và ngơi nghỉ.

Xét vì khu di tích Galang là một di sản mang tính lịch sử, là dấu tích của lòng nhân đạo của người dân và chính phủ Nam Dương, của các nhà hảo tâm trên thế giới, và những nỗ lực của Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trong việc che chở, đùm bọc người tị nạn Đông Dương trong cuộc hành trình đi tìm tự do;
Xét vì khu di tích Galang nay đã là di sản của Batam, là một trong những trọng điểm du lịch trong và ngoài nước ở địa phương và hoàn toàn không có ý nghĩa chính trị cũng như không phương hại đến bất cứ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới;
Xét vì việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam yêu sách Nam Dương triệt hạ khu di tích Galang là xâm phạm trắng trợn vào chủ quyền và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Nam Dương và của người dân tại Batam;
Xét vì việc triệt hạ khu di tích Galang cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận lòng nhân đạo và sự đóng góp quý báu của người dân và chính phủ Nam Dương, của các nhà hảo tâm trên thế giới và của Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đối với người tị nạn Đông Dương trong quá khứ;
Xét vì việc triệt hạ khu di tích Galang sẽ làm mất công ăn việc làm của nhiều người, làm giảm lợi tức của ngành du lịch còn đang trong thời kỳ phát triển phôi thai tại địa phương;
Xét vì việc triệt hạ khu di tích Galang sẽ làm mất đi trọng điểm du lịch tại địa phương và cư dân địa phương cũng thiếu đi chỗ ngơi nghỉ cần thiết vào cuối tuần sau những ngày làm việc mệt mỏi;

Vì những lý do nêu trên, chúng tôi long trọng tuyên cáo cùng tất cả các đồng hương Việt Nam trên thế giới như sau:
1. Cực lực lên án và phản đối Cộng Sản Việt Nam đã trắng trợn xâm phạm chủ quyền, can thiệp vào việc nội bộ của chính phủ và người dân Nam Dương với âm mưu gây khó khăn và tạo sự xáo trộn trong sinh hoạt chính trị và đời sống hàng ngày của người bản xứ.
2. Ủng hộ những quyết định đúng đắn, nhân đạo và hợp lý của chính quyền, các thương nghiệp và người dân Batam, Nam Dương trong việc bảo tồn và phát triển khu di tích Galang.
3. Thỉnh cầu chính phủ Nam Dương tiếp tục bảo trì khu di tích Galang như là một biểu tượng trân quý về lòng nhân đạo và văn hoá tốt đẹp của đất nước và người dân Nam Dương dành cho người tị nạn Đông Dương trong cuộc hành trình đi tìm tự do.
4. Thỉnh cầu Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và UNESCO công nhận Di tích Tị nạn Galang là Di sản Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc
5. Kêu gọi các cộng đồng và tập thể người Việt trên khắp thế giới đồng thanh lên án hành vi phi đạo đức này của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, đồng thời tận dụng mọi phương tiện sẵn có để vận động chính phủ Nam Dương, bằng mọi giá, bảo vệ và bảo tồn di sản văn hoá, lịch sử và lòng nhân đạo lớn lao này của đất nước và người dân Nam Dương cho các thế hệ mai sau.
6. Kêu gọi Cộng Đồng Người Việt, các Hội đoàn Đoàn thể người Việt khắp nơi trên thế giới liên kết sự kiện bia Tưởng niệm Bidong-Galang, sự kiện trại tị nạn Galang chung với tất cả những sự kiện khác như biên giới, hải đảo, lãnh hải, Tây nguyên, Thái Hà, Tam Tòa, Bát Nhã cùng với các phong trào trong nước để dấy lên làn sóng vũ bão lột mặt nạ chế độ Cộng Sản giả trá, độc ác vô nhân, đấu tranh cho Nhân Quyền, Tự do, Tín ngưỡng, Dân chủ, Chủ quyền và Toàn vẹn Lãnh thổ.

Ngày 12 tháng 8 năm 2009

Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ:
Ô. Nguyễn Văn Tánh, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu
Ô. Nguyễn Văn Tần, Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành
Bác Sĩ Võ Đình Hữu, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát

Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu:
Ô. Nguyễn Thế Phong, Chủ Tịch Liên Bang

Đại Diện Liên Hội Người Việt Canada:
Ô. Ngô Văn Út, Tổng Thư Ký Liên Hội

Nơi nhận: Tổng Thống và Quốc Hội Nam Dương. Đại Sứ Nam Dương tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu. QH Hoa Kỳ, QH Canada, QH Liên Âu, QH Úc Châu, QH Việt Nam. Liên Hiệp Quốc.

Cc: Hồ Sơ Lưu.

(Do Văn Khố Thuyền Nhân Úc Châu soạn thảo với sự góp ý của Liên Hội Người Việt Canada và CĐNVQG Hoa Kỳ)

------------------------------------

Petition:
We, the undersigned organizations, call on the Indonesian government to preserve the Galang Refugee Camp.

Sign the petition

The Save Galang Refugee Camp petition to All overseas Vietnamese organizations was written by
phamvanthanhusa and is hosted free of charge at GoPetition.


No comments:

Post a Comment