Monday, August 24, 2009
KÝ TÊN VÀO THỈNH NGUYỆN THƯ BẢO VỆ DI TÍCH THUYỀN NHÂN GALANG
Cùng nhau ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư online tiếp tục bảo vệ Galang, di tích tỵ nạn cuối cùng của thuyền nhân Việt Nam
http://www.vnbp.org/
2005: Hà Nội áp lực triệt hạ bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang – Bidong
2009: Hà Nội áp lực Indonesia xoá bỏ di tích tỵ nạn tại Galang
(ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư online)
Download bản Tuyên Cáo Chung bằng tiếng Việt.
Download bản Tuyên Cáo Chung bằng tiếng Anh
Các địa chỉ email cần liên lạc
Danh sách email (MS Word)
- Bản tin tiếng Anh của báo Jarkarta Post ngày 31 Jul 09
- Bản tin tiếng Anh của báo Jarkarta Post ngày 2 Aug 09
- Tâm tình của đọc giả trong và ngoài nước đối với Galang.
- Lá thư của Bùi Bảo Trúc
- Bản tin RFA-1 (phần âm thanh)
- Bản tin RFA-2
- Thông cáo của VKTNVN v/v Hà Nội áp lực Indonesia đóng cửa trại tỵ nạn Galang
- Người Việt On-line
- Bản tin SBTN
- Bản tin BBC
- Hình ảnh Galang Ngày Nay
- Hình ảnh Galang Ngày Xưa
-----0-----
BẢN TUYÊN CÁO CHUNG
v/v CSVN áp lực Indonesia đóng cửa khu di tích Galang
Văn Khố Thuyền Nhân kêu gọi đồng hương các nơi, các Hội đoàn Đoàn thể Người Việt các nơi ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư (Xin vui lòng click vào đây)
Tháng 3 năm 2005, 150 thuyền nhân ở nhiều nước trên thế giới đã về Bidong và Galang dựng lên Tượng đài Tri Ân và Tưởng Niệm tại Galang (Nam Dương) và Bidong (Mã Lai), hai tháng sau đó sau đó nhà cầm quyền Hà Nội đã áp lực chính quyền sở tại triệt hạ hai tấm bia này, lấy cớ nội dung tri ân và tưởng niệm làm phương hại đến bang giao của hai quốc gia. Hành động vô lương tâm này đã bị Cộng Đồng Người Việt tại Hải Ngoại lên án nặng nề.
Trại tị nạn Galang là nơi hàng trăm ngàn người tị nạn Việt/Miên/Lào đã đuợc dân chúng và chính quyền Nam Dương cùng Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tiếp đón trong cuộc hành trình đi tìm tự do sau khi Cộng Sản thôn tính các quốc gia này vào năm 1975.
Bốn năm sau, ngày 30-7-2009 và ngày 2-8-2009 vừa qua, tờ Jakarta Post tại Nam Dương loan tin nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại tiếp tục áp lực chính phủ Nam Dương, lần này họ yêu sách đòi Nam Dương triệt hạ di tích trại tị nạn Galang. Được biết, di tích này đã được chính quyền và cư dân địa phương tại đảo Batam trùng tu và bảo quản hàng chục năm nay để làm di tích lịch sử và công viên di sản dành cho khách hành hương, khách du lịch và cư dân địa phương đến chiêm bái và ngơi nghỉ.
Xét vì khu di tích Galang là một di sản mang tính lịch sử, là dấu tích của lòng nhân đạo của người dân và chính phủ Nam Dương, của các nhà hảo tâm trên thế giới, và những nỗ lực của Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trong việc che chở, đùm bọc người tị nạn Đông Dương trong cuộc hành trình đi tìm tự do;
Xét vì khu di tích Galang nay đã là di sản của Batam, là một trong những trọng điểm du lịch trong và ngoài nước ở địa phương và hoàn toàn không có ý nghĩa chính trị cũng như không phương hại đến bất cứ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới;
Xét vì việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam yêu sách Nam Dương triệt hạ khu di tích Galang là xâm phạm trắng trợn vào chủ quyền và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Nam Dương và của người dân tại Batam;
Xét vì việc triệt hạ khu di tích Galang cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận lòng nhân đạo và sự đóng góp quý báu của người dân và chính phủ Nam Dương, của các nhà hảo tâm trên thế giới và của Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đối với người tị nạn Đông Dương trong quá khứ;
Xét vì việc triệt hạ khu di tích Galang sẽ làm mất công ăn việc làm của nhiều người, làm giảm lợi tức của ngành du lịch còn đang trong thời kỳ phát triển phôi thai tại địa phương;
Xét vì việc triệt hạ khu di tích Galang sẽ làm mất đi trọng điểm du lịch tại địa phương và cư dân địa phương cũng thiếu đi chỗ ngơi nghỉ cần thiết vào cuối tuần sau những ngày làm việc mệt mỏi;
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi long trọng tuyên cáo cùng tất cả các đồng hương Việt Nam trên thế giới như sau:
Cực lực lên án và phản đối Cộng Sản Việt Nam đã trắng trợn xâm phạm chủ quyền, can thiệp vào việc nội bộ của chính phủ và người dân Nam Dương với âm mưu gây khó khăn và tạo sự xáo trộn trong sinh hoạt chính trị và đời sống hàng ngày của người bản xứ.
Ủng hộ những quyết định đúng đắn, nhân đạo và hợp lý của chính quyền, các thương nghiệp và người dân Batam, Nam Dương trong việc bảo tồn và phát triển khu di tích Galang.
Thỉnh cầu chính phủ Nam Dương tiếp tục bảo trì khu di tích Galang như là một biểu tượng trân quý về lòng nhân đạo và văn hoá tốt đẹp của đất nước và người dân Nam Dương dành cho người tị nạn Đông Dương trong cuộc hành trình đi tìm tự do.
Thỉnh cầu Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và UNESCO công nhận Di tích Tị nạn Galang là Di sản Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc
Kêu gọi các cộng đồng và tập thể người Việt trên khắp thế giới đồng thanh lên án hành vi phi đạo đức này của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, đồng thời tận dụng mọi phương tiện sẵn có để vận động chính phủ Nam Dương, bằng mọi giá, bảo vệ và bảo tồn di sản văn hoá, lịch sử và lòng nhân đạo lớn lao này của đất nước và người dân Nam Dương cho các thế hệ mai sau.
Kêu gọi Cộng Đồng Người Việt, các Hội đoàn Đoàn thể người Việt khắp nơi trên thế giới liên kết sự kiện bia Tưởng niệm Bidong-Galang, sự kiện trại tị nạn Galang chung với tất cả những sự kiện khác như biên giới, hải đảo, lãnh hải, Tây nguyên, Thái Hà, Tam Tòa, Bát Nhã cùng với các phong trào trong nước để dấy lên làn sóng vũ bão lột mặt nạ chế độ Cộng Sản giả trá, độc ác vô nhân, đấu tranh cho Nhân Quyền, Tự do, Tín ngưỡng, Dân chủ, Chủ quyền và Toàn vẹn Lãnh thổ.
CÁC HỘI ĐOÀN ĐOÀN THỂ ĐỒNG KÝ TÊN DƯỚI ĐÂY:
(Các Hội Đoàn, Đoàn thể và cá nhân muốn ghi tên vào Tuyên Cáo xin vui lòng email cho admin@vnbp.org hay gửi SMS (text message) vào số +61 403 578 467)
1- Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ:
- Tanh Van Nguyen, Chairman, Board of Representatives
- Tan Van Nguyen, Chairman, Executive Board.
- Huu Dinh Vo, MD, Chairman, Board of Controllers.
2- Hội Liên Hiệp Người Việt Canada:
- Ô. Ngô Văn Út, Tổng Thư Ký
3- Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt tại Úc Châu:
- Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch, & thay mặt BCH CĐNV các tiểu bang tại Úc
4- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, Trần Đông, Giám Đốc
5- Đại diện Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tại Châu Âu: Bà Vân Hải
6- Đại diện Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ: Bà Nguyễn Ngọc Nhung (Hawaii), Cô Vũ Hà Giang (California), Ô Trần Công Danh (Houston), Ô Lê Thanh Nghĩa (Virginia)
6- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tại Úc Châu:
- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - NSW: Lưu Dân, Giám Đốc
- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - Victoria: Hùng Châu, Giám Đốc
- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - ACT: Mai Hưởng, Giám Đốc
- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - Nam Úc: Ngô Hạnh, Giám Đốc
- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - Tây Úc: Nguyệt Ánh, Giám Đốc
- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - Victoria: Hùng Châu, Giám Đốc
- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - ACT: Phùng Quang, BGĐ
- Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - NSW: Đặng Trung Chính, BGĐ
(ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư online)
Bia tưởng niệm Galang tháng 7 - 2005 (Click vào đây để xem thêm chi tiết)
Tài liệu tham khảo:
1- Tuyên cáo của VKTNVN (đầu tiên)
2- Thỉnh nguyện thư của VKTNVN (đầu tiên)
3- Bản tin thay Thông báo: của VKTNVN v/v Hà Nội áp lực Indonesia đóng cửa trại Galang
4- Batam phản đối lệnh đóng cửa Trại Tỵ nạn Galang, 31-7-2009:
Bản Việt ngữ dịch từ báo Jakarta Post ngày 31 Jul 2009.
Bản tiếng Anh của báo Jarkarta Post ngày 31 Jul 09 hay bài linked từ Jakarta Post ngày 31-Jul 2009.
5- Batam phản đối lệnh đóng cửa Trại Tỵ nạn Galang, 2-8-2009:
Bản Việt ngữ dịch từ báo Jakarta Post ngày 02-8-2009.
Bản tiếng Anh của báo Jarkarta Post ngày 2 Aug 09 hay bài linked từ Jakarta Post ngày 2 Aug 2009.
Click vào đầy để xem Một số hình ảnh về trại Galang ngày nay
Click vào đầy để xem Một số hình ảnh Galang ngày xưa
-----0-----
Địa chỉ và email liên lạc của Bộ Ngoại Giao Indonesia:
Email : infomed@deplu.go.id
Jalan Pejambon No. 6
Jakarta Pusat 10110
Indonesia
Telephone : (62-21) 3813453
Facsimile : (62-21) 3857316
Địa chỉ và email liên lạc của Tòa Đại sứ / Tòa Lãnh sự Indonesia ở các nơi:
BIDA
Mr Dwi Djoko Wiwoho
email : dwidjokowiwoho@gmail.com
telp 62 778 462047
fax 62 778 461197
KADIN
(Batam Chamber of Commerce and Industry)
Mrs Nada F Soraya
email : kot.batam@kepri.kadin-indonesia.or.id
telp 62 778 468181
fax 62 778 468182
ASITA
(Association of Indonesia Tour & Travel agencies )
Mr Kamsa Bakri
email: zulindo1@indosat.net.id
mobile 62 81536012747
fax 62 778 325390
Mr Raja Husein
Kepala Dinas Pariwisata dan Budaya Pemko - Batam
Chief of Batam Tourism & Culture Department
telp 62 778 462047
fax 62 778 461197
Toà Đại sứ Indonesia tại Úc:
email : indonemb@kbri-canberra.org.au
indonemb@bigpond.com
8 Darwin Avenue,
Yarralumla, ACT 2600
AUSTRALIA
Phone : (+61 2) 6250 8600
Fax : (+61 2) 6273 6017
Toà Đại sứ Indonesia tại Hoa Kỳ:
email: informasi@embassyofindonesia.org
2020 Massachusetts Ave. N.W.
Washington, D.C. 20036, USA
Tel 202 775 5200 - Fax 202 775 5365
Toà Đại sứ Indonesia tại Canada
Email: kbri@indonesia-ottawa.org
Address 55 Park Dale Avenue,
Ottawa, Ontario K1Y E5,
Canada
Phone (1-613) 724-1100
Fax (1-613) 724-1105
Tòa Lãnh sự Indonesia tại Houston
Email: kjrihouston@prodigy.net
Consul General Mr. Kria fahmi Pasaribu
Address 10900 Richmond Avenue,
Houston, Texas 77042, United
States of America
Phone (1-713) 785-1691
Fax (1-713) 780-9644
Tòa Lãnh sự Indonesia tại Los Angeles:
Email: kjri@kjri-la.net
Consul General Mr. Subijaksono Sujono
3457 Wilshire Boulevard, Los Angeles, C.A. 90010, United
States of America
Phone (1-213) 383-5126
Fax (1-213) 487-3971
Tòa Lãnh sự Indonesia tại Hawaii
Honorary Consul Mr. Patrick K. SULLIVAN
Address 1001 Bishop Street, ASB Tower,
Suite 2970, Honolulu, HI 96813,
United States of America
Phone (1-808) 531-3017
Fax (1-808) 531-3177
Toà Đại sứ Indonesia tại Pháp:
Email: komparis@online.fr
Ambassador H.E. Mr. Arizal Effendi
Address 47-49 rue Cortambert,
75116 Paris, France
Phone (33-1) 4503-0760
Fax (33-1) 4504-5032, 4072-7063
Tòa Lãnh sự Indonesia tại Hambourg:
Email: KJRI.Hamburg@t-online.de
Consul General Mr. Teuku Darmawan
Address Bebelalle 15, Hamburg
22299, Germany
Phone (49-40) 512-071 to 3
Fax (49-40) 511-7531
---0---
CHUYẾN ĐI VỀ BẾN TỰ DO 7, năm 2010
TRIP "BACK TO THE SHORE OF FREEDOM May 2010"
Chuyến đi Về Bến Tự do năm 2010 dự trù tổ chức vào trung tuần tháng 5 chia thành các lộ trình:
- Lộ trình Malaysia
- Lộ trình đi Kuku - Galang (Indonesia).
Chi tiết lộ trình và cước phí như sau:
- Cước phí - Lộ trình: Quý đồng hương có thể tham gia 1 hoặc nhiều lộ trình.
+ Lộ trình Malaysia: 7 ngày. Đón rước khi đến và tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur (KLIA)
+ Lộ trình Kuku - Galang: 7 ngày. Đón rước khi đến và về tại phi trường quốc tế Singapore.
(chi tiết ngày giờ và cước phí sẽ được thông báo sau).
Muốn biết thêm chi tiết, tại Úc xin liên lạc Trần Đông: 0403 578 467 (tại Úc), tại Hoa Kỳ, Canada xin vui lòng gọi Lillianne Phượng: (1)-714 829 8271, tại Châu Âu xin vui lòng gọi: Chị Vân Hải
The trip "Back to the Shore of Freedom 2008" will have 3 itineraries:
- Visiting Thailand, Malaysia
- Visiting Kuku and Galang (Indonesia).
For more information, in Australia please call 0403 578 467. In US, Canada or Europe please call (1) 714 829 8271.
No comments:
Post a Comment