Monday, August 31, 2009

DI CHÚC, DI CHÚC và DI CHÚC


DI CHÚC, DI CHÚC VÀ DI CHÚC?
Nhạc sĩ Tô Hải’s Blog
Aug 29, '09 9:49 AM
http://langdu126.multiply.com/journal/item/113/113
Mấy tuần nay, trên khắp các mặt báo và màn hình, từ địa phương đến Trung Ương, người ta đều thi nhau” kỷ niệm 40 năm ngày làm theo di chúc bác Hồ”. Tại sao lại 40 năm mới kỉ niệm?Tại sao 10 năm, 20 năm không làm hoặc để 50 năm hãy làm kỉ niệm. Thế là, tớ đâm ra…” tự thắc mắc” rồi phải tự đi tìm hiểu bằng cách gõ vào google, vào wikipedia. Thế là,… eo ơi,! cả một rừng về di chúc bác Hồ, đặc biệt, quá nhiều những di chúc của “bọn phản động nước ngòai” đưa lên internet những bản di chúc bằng bản thảo viết tay, chụp đầy đủ những chỗ, dập, xóa, thêm, bớt mà họ bảo đảm rằng không phải là di chúc giả vì nó đã qua những chuyên viên về phân tích chữ viết…Lại còn những gì di chúc khi đọc lên thì tớ thấy đúng như trong “Mạt Lộ” của Đào Hiếu là di chúc này được viết trong một hoàn cảnh "bị cô lập ở K5 "(?) nào đó. Thế là, tớ đành ...đóng mạng để khỏi hoang mang tinh thần và kiên quyết chỉ dựa vào những gì báo chí chính thống và truyền hình nhà nước để viết lên những suy nghĩ của tớ về cái vụ “40 năm di chúc bác Hồ” này

NHỮNG NHẬN THỨC MỚI CỦA TỚ

Té ra bản di chúc này được khởi thảo từ 10/5/1965 cho tới mùng 10/5/1969 mới xong (báo tuổi trẻ này 25/8). Lập tức một lô câu hỏi lại xuất hiện trong đầu. Cứ cho là bài xã luận của "Tuổi Trẻ là chính xác 100% đi thì tớ bỗng dưng lại nảy sinh một số thắc mắc như sau:

1) Một tác giả từng nổi tiếng với hàng ngàn bài báo viết rất đơn giản, dễ hiểu,, khúc triết,rõ ràng,rất đaị chúng, từng nêu gương học tập cách viết cho hàng loạt cây bút vô sản hàng đầu lẽ nào viết có hai trang “dặn dò truớc khi chết” lại phải kéo dài tới 1460 ngày!? cái gì đã làm cho ông Hồ khó khăn khi cầm bút thế nhỉ? Có sức ép nào không? Mà lại phải coi là tài liệu “tuyệt đối bí mật” cho đến ngày tuyên bố nữa chứ?

2) Bản di chúc công bố trong lễ tang và đăng trên báo nhân dân ngày mùng 10/9/1969 vì sao lại bị cắt cúp, sửa chữa, mặc dầu trước đó, khi phổ biến cho giới văn nghệ để phát động một cuộc sáng tác “Thương tiếc Bác” thì chính những điều cắt cúp đó lại được”đồng chí Tố Hữu” và sau là ông Cù Huy Cận cũng phổ biến “vo” cho bọn tớ.Chẳng anh nào nghi ngờ các ông lãnh đạo văn nghệ to nhất nước đã “biạ” ra những chi tiết mà bản di chúc được phổ biến công khai lần đầu lại không có cả!Tớ vẫn nhớ như in cái quang cảnh thực sự xúc động của hàng trăm văn nghệ sỹ ở 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội ngày 4 hay 5 tháng 9/69 gì đó ,khi hai ông to (một Đảng,một chính quyền),nói về bản di chúc với một nội dung làm xúc động cử tọa.(cả hai ông đều là nhà thơ mà!).Với những cảm xúc có thật,thêm vào là những lời lẽ gây ấn tượng, đầy hình ảnh….không cần có trong tay bản di chúc chính thức nào,các ông đã truyền cảm xúc cho biết bao tác giả (nhất là cánh nhạc sỹ và thi sỹ ),chỉ trong có một đêm, đã cho ra cả ngàn bài hát ,bài thơ…Cái thời thông tin “bịt kín” đó ,chẳng ai,dù đã không còn tin ông Cụ mấy,do các sai lầm của Đảng ,(Cải cách ruộng đất,Chấn chỉnh tổ chức…) mà ông đã đứng ra xin lỗi đồng bào cũng đều có những xúc cảm khác nhau nhưng gần như đồng nhất về cái ý tưởng “Yên bình cho người đã khuất” (“Paix aux morts”) và càng thấy “tội cho ông cụ” khi có tin lọt ra ngoài là ông cụ đã bị “vô hiệu hoá" từ 5 năm nay rồi,kể từ ngày ông gửi thư riêng và hoa đào Tết vào Nam để tặng T.T.Ngô Đình Diệm!”..Phải nói rằng bản di chúc được phổ biến “vo” của 2 nhà thơ lãnh đạo văn nghệ đã …thuyết phục được nhiều người trong bọn tớ ,ít nhất trên bình diện… “9 bỏ làm 10”. Ví dụ đoạn ông cụ viết :" Tôi chẳng có 1 ham muốn gì ngòai ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hòan tòan độc lập, dân ta đều hòan tòan tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, được học hành "). Đặc biệt là đoạn cuối cùng nói đến nguyện vọng sau khi chết là “được chôn ở một ngọn đồi và dưới chân đồi thì nhớ dựng một căn lều để có ai đến thăm thì có chỗ nghỉ chân”phổ biến cái ý chứ không đọc nguyên văn). Chỉ riêng cái chi tiết một "túp lều" hay một "ngôi nhà dựng "ở "trên" đồi hay "dưới "chân đồi thì thời đó 2 ông Tố Hữu và Cù Huy Cận khi phổ biến (không có bản thảo chính trong tay)đều có 2 chi tiết “trên đồi”: hay “dưới đồi” khác nhau. Bọn văn nghệ chúng tớ, cho đến tận bây giờ chẳng bao giờ chú ý đến “trên” hay “dưới” có hay không trồng cây,vì cái nội dung chôn ở trên đồi và dựng nơi nghỉ chân cho đồng bào” mới là điều quan trọng!. Ngay bản thân tớ, khi nghe ông Tố Hữu nói đến vấn đề “nguyện vọng sau khi chết của “bác Hồ”, thú thật ,tớ cũng ứa nước mắt vì đường đường một vị chủ tịch nước mà nguyện vọng cuối cùng sau khi chết đừng làm ma chay to lớn, linh đình…thì quả là có một không hai.Vậy mà gần đây vẫn cái ông Nguyễn Thiên Lương (mà do mắt kèm nhèm tớ đọc thành Thiện Lương nên chơi chữ thành Ác Lương) đã phê phán tớ trên báo Văn Nghệ Công An là tớ xuyên tạc di chúc bác ,rằng thì là :Bác Hồ không có viết trong di chúc là làm nhà ở chân đồi mà phải làm nhà ở trên đồi?! . Thử hỏi rằng một ông Tố Hữu, Cù Huy Cận, trong tay không có bản di chúc mà ra phổ biến trước giới văn nghệ những chi tiết này còn khác nhau thì hỏi rằng, bản di chúc mà ông công an làm văn nghệ “ăn lương nhà giời” này đưa lên báo (lại là bản đánh máy nữa) ,dù có nguệch ngoạc mấy dòng ở cuối di chúc mấy chữ “chứng thực của TBT Lê Duẩn (y hệt khi người dân cần xin công an phường chứng thực để đi xin việc vây!)mà cái ông" Ngờ tờ lờ "này bắt những cái đầu biết suy nghĩ như tớ nay phải “Dạ!thưa các quan!
Những bản trước,dù có đúng từng chữ,từng dấu chấm phết,phẩy,cũng phải quên đi.Làm khác ý của chúng tao là đồ “đánh lận con đen”,là “phản động”,là có “ý đồ chính trị”,là cần “bắt nóng”,cần “tiêu diệt”,là…là,…(như báo của nghành công an các ông vẫn thường làm cái công việc kết tội cho khối người trước khi ra tòa hoặc chưa hề bị bắt nóng, bắt nguội (như đi v ới g/s Ng.Đ. M...,Nguyễn thanh Giang...)khi cần bôi xấlu họ bằng những thư "tội" mà tôi thường viết trong ngoặc kép là như vậy đó. ….
Tớ lại lạc đề"40 năm di chúc Bác Hồ về những chuyyện chẳng nên cãi cọ đôi co làm gì vì một câu nói một dòng chữ trao đi đổi lại giữa hai người với nhau cứ như là hai người ở hai hành tinh khác nhau,ngôn ngữ khác nhau vậy.!…Xin quay lai với chuyện di chúc Bác Hồ.

3) Lí do gì mà mãi đến năm 1989, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của bác, bản di chúc mới được công bố đầy đủ? Cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vậy bản năm 65, 68,69, bản nào là bản "chuẩn?" Đặc biệt là bản cuối cùng lại có chứng nhận, chứng kiến của tổng bí thư Lê Duẩn kí ở trang cuối lại càng gây thêm thắc mắc: vì sao một bản di chúc đọc kĩ thì chẳng có điều gì bí mật? Chẳng có kế hoạch chiến đấu, xây dựng ,đi theo đường lối ai, đòan kết với ai, cảnh giác với ai mà đến nỗi phải có tổng bí thư đứng ra làm... "công chứng." (!?)Chẳng lẽ những điều dặn lại con cháu ,đồng chí là "phải giữ gìn, đòan kết trong Đảng như con ngươi của mình," chẳng lẽ những điều mong muốn cho nhân dân ""có cơm no,áo ấm, được học hành. Chẳng nhẽ những nguyện vọng được an táng như một người dân bình thường,không tổ chức linh đình,tốn kém lại trở thành những điều tuyệt mật hay sao?
Nói tóm lại, trong thời đại internet này, việc khơi lại một bản di chúc đã được cắt cúp, sửa đi sửa lại và cuối cùng phải có chứng nhận của tổng bí thư để đến nỗi một thằng già sắp chết như tớ cũng phải lao vào tìm hiểu sự thật để rồi ...nảy sinh ra hàng trăm cái dấu hỏi trong đầu,? Theo tớ là chẳng có lợi gì, nhất là những nhà lãnh đạo ít tuổi, chỉ biết tin vào một bản di chúc nào mà bây giờ người ta bảo là "di chúc chuẩn"???

TÁC DỤNG NGƯỢC CỦA VIỆC TUYÊN TRUYỀN DI CHÚC
Chẳng biết đến ngày hôm nay những người chủ trương làm lớn vụ 40 năm làm theo di chúc Hồ Chí Minh này đã “kịp thời uốn nắn”. Riêng tớ, có nhiều thì giờ theo dõi và đọc báo chí trong dịp này thì thấy:

1) Đây là một dịp tự do tư tưởng nhất chưa từng có để các nhà nghiên cứu, các tiến sỹ giáo sư lên tiếng đàng hoàng về cái sự tréo ngoe,giữ những lời “Người” dặn dò với thực tế các học trò của người sau này. Này nhé, ông tiến sỹ Phùng Hữu Phú, phó ban tuyên giáo thẳng thừng bộc lộ “Chúng ta còn ân hận vì nhiều việc chưa làm tròn theo lời bác căn dặn, nhiều điều cũ kĩ hư hỏng vẫn đang tác oai tác quái trong đời sống thường ngày…” Được lời một loạt các tiến sỹ Bùi Đình Phong, Phạm Sành, Lê Mậu Hân..., các nhà chính trị như Trần Trọng Tân lần đầu tiên công khai bày tỏ sự bất bình đối với tình trạng xã hội hiện nay, chẳng có làm theo lời di chúc của bác được chút nào. Ông Trần Trọng Tân còn đề ra hẳn một cách làm theo lời bác là: “Các cấp lãnh đạo hãy tự phê bình về những gì mình chưa làm theo lời bác và đưa ra công khai cho quần chúng góp ý”. Còn có ông thì đi đến kết luận là di chúc của bác để lại chẳng qua chỉ là di chúc về con người (?) Thậm chí nhà báo Thái Duy tinh tế hơn,còn nhấn mạnh đến 4 chữ” thật” trong di chúc: “Giữ gìn đảng thật trong sạch”, “Thật” sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “là người đầy tớ “thật” sự trung thành” rồi bình luận rất sâu sắc về tại sao bác phải dùng nhiều lần chữ thật như thế, để rồi đi tới kết luận là mọi điều bác dặn, chưa “thật sự” được thi hành

2) Gần như 99% các tiến sỹ, giáo sư đều chỉ nhấn mạnh tới phần tư cách và đạo đức. Tớ chẳng đọc được, nghe được một câu nào về tư tưởng Hồ Chí Minh cả. Có vị lại còn lên tiếng: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân dân?” Tất cả bản di chúc đều tóat lên tư tưởng vì nhân dân. Hình ảnh đưa lên cũng là những hình ảnh rất bình dân của ông cụ. Cách viết, cách nói rất dễ hiểu, đại chúng, và khi bình luận đến những câu như.” Tôi chỉ có một ham muốn…. hoặc "Việc đầu tiên là phải chỉnh đốn lại Đảng..." Phải giữ gìn sự đòan kết trong đảng như con ngươi của mình" thì vị nào vị nấy bỗng như có niềm hứng khởi chưa từng thấy trong cách phát biểu, viết lách. Nhưng có những điều “nhạy cảm” như tại sao không an táng bác như bác mong muốn, hình như các vị giáo sư, tiến sỹ đều cố tình tảng lờ nên chẳng thấy ai nói lại cái câu giải thích “theo nguyện vọng của nhân dân miền Nam mong được gặp bác" như xưa cả nữa”. Không một lời giải thích tại sao lại ...cắt cúp dưới thời ông Lê Duẩn?. Tại sao lại được bổ sung chi tiết nọ,kia dưới thời ông Nguyễn Văn Linh 20 năm sau với chỉ thị số 151/TB/TƯ ngày 19/5/1989?

Bỏ đi tất cả những thứ di chúc giả do bọn" phản động nước ngoài "công bố, bỏ đi tất cả những bài viết trước sau… không như một. Lần này bản di chúc được phóng to, đánh máy, công bố trên báo ,thậm chí bày như bày tranh trỉển lãm ở các nhà bảo tàng. ,nhân kỉ niệm 40 năm làm theo di chúc bỗng dưng đưa tớ trở lại những năm xưa và càng thêm thắc mắc về những năm cuối đời của ông cụ và tớ đi đến kết luận rằng : Trong lịch sử các triều đại từ phong kiến đến tư bản, đến xã hội chủ nghĩa, có một ông vua, ông tổng thống hay ông chủ tịch nào mà chỉ có một bản di chúc để lại cho đời sau mà lại có nhiều dị bản gây băn khoăn thắc mắc cho hậu thế như vậy không?Hỏi tức là trả lời nhưng trả lời đã đầy đủ hay không thì xin nhường cho các friends./.

----------------------------------------------------------------

Di Chúc Hồ Chí Minh
http://www.doi-thoai.com/HoChiMinh_DiChuc.html


No comments:

Post a Comment