Wednesday, July 1, 2009

NƯỚC XA - LỬA GẦN

Nước xa – lửa gần
Hay là một vài sự kiện được thống kê thuần túy theo thứ tự thời gian
Hồng Trần

01/07/2009
http://bauxitevn.info/2384/nuoc-xa-lua-gan/

1. Nếu gõ từ khóa “thuyền viên Việt Nam”, sau 0,14 giây Google cho 4.470.000 kết quả. Khá đầy đủ, nào
vietnamnet.vn, nào www.thanhnien.com.vn, vtv.vn, laodong.com.vn, vietbao.vn, vnexpress.net, thongtinthuongmai.vn, phapluattp.vn, vovnews.vn
Đến website của Sở Ngoại Vụ Hà Giang (
ngoaivuhagiang.gov.vn), 1 tỉnh không có mét bờ biển nào cũng có tin về vụ việc này.
Tóm tắt vụ việc như sau:
- Ngày 04/5/2009, do bị bắt làm việc quá sức (trung bình 15-16, có ngày 20 tiếng) 10 /16 thuyền viên Việt Nam trên tàu đánh cá Balena (quốc tịch Đài Loan) đã bắt trói đốc công và đòi thuyền trưởng đưa họ về Cape Town để có thể về nước.
- Sáng 05/5/2009, cảnh sát đặc nhiệm Nam Phi lên tàu bắt 10 thuyền viên.
- Ngày 07/5, Tòa án thành phố Cape Town mở phiên tòa xử thuyền viên VN tội “bắt cóc” và “cướp biển”.
- Ngày 13/5, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố với báo chí: “Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đề nghị các cơ quan chức năng của Nam Phi điều tra, xét xử vụ việc một cách công bằng, theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động Việt Nam”
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns090513180920
- Trong vòng 1 tháng rưỡi sau đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã chủ động đến thăm các thuyền viên Việt Nam và làm việc với cảnh sát điều tra, luật sư và cơ quan tố tụng Nam Phi. Đại diện sứ quán VN khẳng định : không thể truy tố 10 thuyền viên VN với tội “bắt cóc” và “cướp biển”. Họ chỉ tự vệ khi bị bắt làm việc quá sức và bị đánh đập dã man. Họ không đòi tiền chuộc, cũng không có hành động chống đối nhà cầm quyền Nam Phi mà chỉ đòi chấm dứt hợp đồng lao động và về nước. Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao tại Hà Nội cũng đã gặp Đại sứ Nam Phi yêu cầu Nam Phi có những biện pháp tích cực để giúp đỡ các thuyền viên Việt Nam.
- Ngày 19/6, Tòa án thành phố Cape Town mở phiên tòa lần 2 và xử trắng án và trả tự do cho các thuyền viên Việt Nam. Đại diện chủ tàu Đài Loan bị buộc mua vé để họ có thể về Việt Nam từ lúc 18h55phút ngày 20/6.
- Ngày 22/6, các thuyền viên Việt Nam về Hà Nội, trên chuyến bay 0830 của Hàng Không Việt Nam.

2. Nếu gõ từ khóa “bảo vệ ngư dân”, phải sau 0,24 giây Google mới cho 1.020.000 kết quả. Cũng đủ cả các website, trong và ngòai nước, cả ta lẫn Tàu…
Tóm tắt sự việc liên quan như sau:
- Ngày 13/05/2009, Bộ môn Bảo vệ nghề cá Bộ Nông nghiệp Trung Quốc lấy lý do bảo vệ nguồn cá đã ra lệnh cấm đánh, bắt cá tại một số vùng thuộc biển Đông từ ngày 16/05 đến ngày 01/08/2009.
- Ngày 16/5/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói: “Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động của nước ngoài đối với hai quần đảo này cũng như trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các khu vực này. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông” (DOC), không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.”
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns090516113430
- Ngày 19/5/2009 báo chí trong và ngoài nước đồng loạt đưa tin tàu câu mực của ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” đâm.
- Theo báo cáo tháng 5 của Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi tính từ 2005 đến quý I/2009, tổng số tàu thuyền và ngư dân Quảng Ngãi bị nước ngoài bắt là 74 chiếc, 714 ngư dân, trong đó 33 chiếc với 373 ngư dân là bị Trung Quốc bắt. Khi bị Trung Quốc bắt, người thân ngư dân phải nộp tiền chuộc từ 5-7 vạn nhân dân tệ (150-180 triệu đồng) mới đưa được ngư dân về nhà. Ngoài bị bắt ra, Quảng Ngãi cũng có 6 ngư dân bị nước ngoài bắn chết và bị thương (năm 2007).
http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/851529/
- Ngày 23/5/2009, Đại biểu Dương Trung Quốc nêu vấn đề “sóng to gió lớn” ngoài biển Đông ra Quốc hội (cùng vấn đề khai thác bauxite)
- Ngày 25/05/2009 Mạng Trung Quân, một diễn đàn tiếng Trung viết: “Trung Quốc cứng rắn ra lệnh ngừng đánh cá đã 12 ngày mà không có ai dám trái ý Trung Quốc.”, “Chỉ cần Trung Quốc đằng hắng một cái là các nước nhỏ Đông Nam Á sợ quýnh.”
- Đầu tháng 6/2009, nhiều báo Việt Nam đưa tin hàng trăm tàu cá miền Trung đã phải nằm bờ vì ngoài khơi đang bị… phong tỏa. Ngư dân nhiều địa phương đã phải bán tháo, bán đổ phương tiện làm ăn của mình, hoặc tập trung cào quét đến cạn kiệt nguồn thủy – hải sản gần bờ…
http://www.laodong.com.vn/Home/Ngu-dan-nam-bo-ngay-trong-vu-ca/20096/140975.laodong
- Ngày 05/6/2009, Cục trưởng Chu Tiến Vĩnh cho biết Cục Khai thác Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) đang phối hợp với các địa phương tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân về các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các nước về vùng được phép khai thác, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung.
http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/06/851495/
- Ngày 7/6/2009, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: “Ngày 04/6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này. Thứ trưởng cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam.”
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns090607151159
- Ngày 8/06/2009, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản của Việt Nam, ông Chu Tiến Vĩnh nói: “Cục có đưa ra khuyến cáo với bà con ngư dân, thứ nhất là việc Trung Quốc tuyên bố như vậy là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Thứ hai là vùng biển Việt Nam quản lý bà con ngư dân vẫn khai thác bình thường, không vấn đề gì”. Tuy nhiên ông này lại cảnh báo ngư dân ‘lưu ý ở vùng giáp ranh’, những nơi mà tàu thuyền có thể vì sóng, gió trôi dạt sang bên ”mà bạn quản lý”.
- Ngày 9/6/2009, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố: “Cấm đánh bắt trong mùa hè ở Nam Hải là biện pháp hành chính thông thường và đúng đắn của Trung Quốc, có mục đích bảo tồn nguồn lợi hải dương trong vùng”.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090609_fishingban_chinareax.shtml
China Daily sau khi đăng bài trích lời người phát ngôn Tần Cương nói lệnh cấm đánh bắt cá này là “không thể tranh cãi”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090611_hkpaper_biendong.shtml
- Ngày 09/6/2009 Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề nghị có biện pháp cụ thể để ngư dân yên tâm đánh bắt cá trong vùng biển của Việt Nam, đảm bảo đời sống và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/852110/
- Ngày 10/06/2009, Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hồng Kông có bài bình luận: “Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy [ý chí] của Việt Nam”. Bài báo nói trên khẳng định việc điều chỉnh thời hạn cấm đánh bắt là lời cảnh báo Việt Nam “không nên đi quá xa”. “Thực tế, việc điều chỉnh này là để cho Việt Nam có hành động trước, sau đó Trung Quốc mới ra tay mà không mang tiếng là bắt nạt kẻ yếu.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090611_hkpaper_biendong.shtml
- Ngày 11/6/2009, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá VN khẳng định: Ngư dân hãy yên tâm đánh bắt. Trong quá trình khai thác, ngư dân cần thông tin, liên lạc thường xuyên với các chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các đồn biên phòng, hải quân, cảnh sát biển để được hỗ trợ kịp thời.
Ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bảo: “Có đủ lực lượng bảo vệ ngư dân ra khơi. Không ai có quyền ngăn cản ngư dân VN khai thác tại vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Quyền của ngư dân VN được đánh bắt cá xa bờ ở ngư trường thuộc chủ quyền quốc gia và cần thực hiện quyền lợi này để bảo đảm sản xuất. Ngư dân không có gì phải lo ngại khi ra khơi đánh bắt ở ngư trường phía Bắc vì có đủ lực lượng từ hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư sẵn sàng ứng cứu và bảo vệ bà con.
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/852493/
- Ngày 11/06/2009, Trung Quốc phản đối Indonesia bắt giữ 75 ngư dân nước họ đang đánh bắt cá tại “ vùng truyền thống Nam Hải”.
- Ngày 12/6/2009, Đại tướng Lê Văn Dũng (Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) khẳng định đủ sức bảo vệ ngư dân, nhưng: “động viên bà con mình phải đánh bắt trong ngư trường nơi vùng biển đã được xác định chủ quyền là tốt nhất. Không nên sang vùng biển còn đang tranh chấp tương đối căng thẳng. Nhưng khi ra đánh cá xa bờ thì ta cũng phải khuyên bà con ngư dân là cố gắng liên kết với nhau thành những đội đánh cá mạnh để chống các hoạt động của tàu nước ngoài, kể cả Philippines, Malaysia chứ không riêng Trung Quốc. Khuyến cáo này là để đảm bảo an toàn cho bà con. Khi có tín hiệu cấp cứu, ta có đội tàu cứu hộ quốc gia, tàu hải quân, tàu biên phòng kết hợp để cứu hộ cho những tai nạn của ngư dân trên biển. Lực lượng chủ công của ngành cũng là lực lượng này. Hiện giờ, nếu phát hiện tàu lạ thì ngư dân cũng phải báo cho quân đội. Rồi thông qua các hệ thống radar, hệ thống tàu định tiễu trên Trường Sa. Ngoài ra, ta thường xuyên có một đội dân tàu ở đó để khi Trường Sa có chuyện xấu thì cứu hộ cứu nạn, đồng thời cũng là tuần tra bảo vệ Tổ quốc”.
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/852578/
- Chiều ngày 12/06/2009 Tổng bí thư ĐCS VN Nông Đức Mạnh tiếp ông Lý Nguyên Triều (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức TW ĐCS Trung Quốc) trong chuyến thăm Việt Nam và nhấn mạnh: chuyến thăm Việt Nam lần này của Ðoàn thể hiện sự quan tâm và coi trọng của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đối với việc thúc đẩy quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước, là biểu hiện sinh động của việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam -Trung Quốc; đánh giá cao việc hai nước hợp tác có hiệu quả ở các cấp, các ngành, các tổ chức nhân dân, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc lên một tầm cao mới.
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?article=149821&sub=130&top=37
- 10 giờ ngày 16/6/2009, tàu QNg – 6364 TS (do ông Bùi Văn Thuế làm thuyền trưởng) và tàu QNg – 6597 TS (do ông Dương Văn Hưởng làm thuyền trưởng), mỗi tàu đều có 12 ngư dân người xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), cùng bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt tại tọa độ 16040 vĩ Bắc – 112058’ kinh Đông.http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200926/20090627003042.aspx
- 13 giờ ngày 17/06/2009, tàu QNg – 6517 TS do anh Nguyễn Chí Thạnh làm thuyền trưởng, trên tàu có 13 ngư dân ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang trên đường chạy tránh bão số 2, khi đến tọa độ 16040 vĩ Bắc – 112045 kinh Đông, cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 12 hải lý về phía đông nam đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 309 đến bắt giữ.http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/855111/
25 người sau đó đã được cho về nhà trên một chiếc tàu, mang theo lệnh phạt với số tiền gần nửa tỷ đồng Việt Nam.
Theo thống kê của UBND huyện Lý Sơn, 6 tháng đầu năm, có 6 tàu đánh bắt xa bờ của huyện Lý Sơn bị lực lượng tuần tra phía Trung Quốc bắt giữ trong khi hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa. Lần thứ nhất vào tháng Hai, Trung Quốc bắt ba tàu đưa ra mức phạt tổng số tiền là 190.000 nhân dân tệ (487 triệu đồng). Lần thứ hai là vào tháng Sáu, Trung Quốc bắt giữ ba tàu cùng 37 ngư dân và đưa ra mức phạt 210.000 nhân dân tệ (540 triệu đồng). Hiện 25 người với một tàu được thả tự do, hai tàu còn lại với 12 ngư dân trong đó có 2 thuyền trưởng vẫn còn bị giữ. Trung Quốc ra thời hạn trong vòng 10 ngày, ngư dân Việt Nam phải nộp tiền phạt mới được thả tàu.
- Ngày 24/6/2009 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu nhấn mạnh tại Hội nghị quân chính toàn quân sáu tháng đầu năm 2009 do đảng ủy quân sự trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức:” Không có sự bảo đảm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì không thể xây dựng và phát triển đất nước. Việc phát triển kinh tế – xã hội ngày càng hiệu quả là điều kiện cơ bản để đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự xã hội. Hai lĩnh vực này phải luôn song hành và không thể xem nhẹ lĩnh vực nào”.
- Sáng 24/6/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định với các cử tri quận 3 TPHCM rằng: “Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng việc gìn giữ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và sự phát triển bền vững, thịnh vượng của đất nước. Cử tri hãy vững tin vào điều đó”.
Chủ tịch nước đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước vững mạnh về mọi mặt, đề nghị cử tri nỗ lực chung tay góp sức xây dựng chính quyền, đề cao việc sống và làm việc theo pháp luật, giữ vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=323287&ChannelID=3
- Ngày 26/6/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc bắt giữ một số tàu cá và ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói: “Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 22/6/2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên. Ngày 25/6, hai tàu cá gồm 25 ngư dân đã về đến Việt Nam an toàn. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và tàu cá còn lại, không có hành động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.” http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns090626183557
- Sáng 26/6, trong buổi tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt – Trung là tài sản quý báu, cần được giữ gìn và không ngừng phát huy mạnh mẽ. Đại sứ Tôn Quốc Tường khẳng định sẽ nỗ lực hết sức nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt, theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt đã được lãnh đạo hai nước nhất trí.
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/855058/
- Chiều 26/6, – ông Nguyễn Dự – Chủ tịch UBND xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, gia đình 12 ngư dân và 2 tàu cá đang bị Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) của VN đang hết sức lo lắng vì trong 3 ngày qua không thể liên lạc được với người thân. Phía Trung Quốc không cho gặp và buộc phải nhanh chóng nộp đủ số tiền phạt mới trao trả, nếu quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày 21.6, thì sẽ bị dẫn độ về đảo Hải Nam giao cho công an xử lý.
- Chiều 29/6, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp khẩn để bàn giải pháp cứu các tàu cá và ngư dân Lý Sơn đang bị Trung Quốc giam giữ. Trong khi đó, các gia đình ngư dân đang lo lắng về mức tiền phạt hết sức vô lý của Trung Quốc lên tới hàng trăm triệu đồng.
- Ngày 29/6/2009, ông Nguyễn Việt Thắng (Chủ tịch Hội Nghề cá VN) : “một lần nữa đề nghị bà con ngư dân cứ mạnh dạn tiếp tục ra khơi, yên tâm đánh bắt trên vùng biển của chúng ta.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=323927&ChannelID=3

3. VÀI SỰ KIỆN CŨ HƠN:

- Ngày 25/12/2000, sau một thời gian dài thương lượng, Việt Nam và Trung Quốc ký hiệp định Phân định vịnh Bắc bộ. Theo đó, Việt Nam sở hữu 53,23%, còn Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh.
- Ngày 30/9/2003, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phóng viên phóng viên AFP về việc xử lý các tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam: “Các cơ quan chức năng của Việt Nam xử lý các vụ tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản trái phép phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế và quan hệ giữa Việt Nam với các nước hữu quan. Cũng như tất cả các nước ven biển khác, đây là một việc làm bình thường của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền của mình. Các tàu cá của Trung Quốc vi phạm vùng biển của Việt Nam cũng được xử lý theo tinh thần trên.”
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns040818152532257
- Ngày 15/6/2004, ngay sau khi Kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI thông qua Nghị quyết phê chuẩn “Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa trong Vịnh Bắc Bộ”, – người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Lần đầu tiên trong Vịnh Bắc Bộ có một đường biên giới biển có giá trị pháp lý quốc tế rõ ràng, phân định rõ phạm vi và chế độ pháp lý lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi nước trong Vịnh, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam cũng như đối với quan hệ hai nước Việt – Trung, mở ra một giai đoạn mới trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng Vịnh Bắc Bộ vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.” http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns04081815251637
- Phải đến ngày 20/06/2004, hiệp định này mới chính thức trao đổi thư phê chuẩn, cho dù hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc bộ giữa hai nước đã hoàn tất 2 tháng trước đó. Theo hiệp định này, hai bên đồng ý thiết lập một vùng đánh cá chung nằm dưới vĩ tuyến 20 độ Bắc và có bề rộng khoảng 30 hải lý (tính từ đường phân định ra hai bên). Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý có một vùng cho tàu thuyền đánh cá loại nhỏ ở cửa sông Bắc Luân với bề rộng 3 hải lý và chiều dài 10 hải lý (cũng tính từ đường phân định ra). Hiệp định này có hiệu lực 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn.
- Ngày 08/01/2005 (tức chỉ 08 tháng sau), Trung Quốc đã bắn chết 8 ngư dân Thanh Hóa tại vịnh Bắc bộ vì tàu cá Việt Nam “định cướp tàu thuyền Trung Quốc”. Đếm trên thân tàu đánh cá chạy thoát của ông Nguyễn Văn Hoàn (ngư dân xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) có tới 430 vết đạn bắn.
- Ngày 13/1/2005, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Chúng tôi coi việc tàu Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam và làm bị thương nhiều người khác, gây thiệt hại đến tài sản và ngư cụ của ngư dân Việt Nam là nghiêm trọng. Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc có các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn và chấm dứt ngay những hành động sai trái trên, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ bắn chết người.”
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns050117164814
- Ngày 20/1/2005 người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam lại tuyên bố: “Những ngư dân Việt Nam bị cảnh sát biển Trung Quốc tấn công, bắn chết, làm bị thương và bắt giữ vừa qua là những người lao động lương thiện, đang đánh cá bình thường ở phía Tây đường phân định Vịnh Bắc Bộ trong vùng đánh cá chung.
Việc cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vũ khí giết hại những người dân vô tội là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định Hợp tác nghề cá Việt Nam-Trung Quốc cũng như các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước, làm tổn hại tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc có các biện pháp nhằm ngăn chặn và chấm dứt ngay những hành động sai trái tương tự, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ đã bắn chết người, trả lại những người bị bắt và thi hài những người đã chết cũng như tàu thuyền, tài sản của họ; bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam; nhanh chóng thu xếp để các cơ quan đại diện Việt Nam thăm lãnh sự những người bị thương và bị Trung Quốc giữ, sớm họp Ủy ban liên hiệp về hợp tác nghề cá trên Vịnh Bắc bộ để bàn luận các biện pháp ổn định tình hình.”
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns050120183718
- Ngày 15/1/2008, tàu hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam và đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Phú Yên làm 9 ngư dân thiệt mạng. Dù trước khi bị đâm chìm các ngư dân xấu số trên đã gọi điện cấu cứu bộ đội biên phòng và các tàu lân cận trong đó nói rõ họ đang bị tàu hải quân Trung Quốc săn đuổi và tin này được Trạm Tìm kiếm cứu nạn trên biển (Trường Sa MRSC) phát lại để các tàu khác đến giúp đỡ. Vị trí tàu ngư dân bị đâm chìm: 12 độ 50′ vĩ độ Bắc và 109 độ 40′ kinh độ Đông. Nhìn trên bản đồ, vị trí đó ở ngay cửa vịnh Văn Phong, cách thành phố Nha Trang không xa.
http://my.opera.com/toannamtrungyen/blog/v

Xin nhường quyền bình luận cho độc giả.

HT

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập


No comments:

Post a Comment