Tuesday, July 7, 2009
NHÀ NƯỚC CSVN BẮT NGUYỄN TIẾN TRUNG BẰNG NHỮNG CÁO BUỘC NGUỴ TẠO
GS Carl Thayer nói về vụ bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung
VOA News
07/07/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-07-07-voa18.cfm
Liên quan tới việc Việt Nam bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung, Ban Việt Ngữ của đài VOA vừa tiếp xúc với Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia. Xin mời quí vị theo dõi.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia
VOA: Ông nghĩ sao về việc nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung mới bị bắt?
GS Carl Thayer: Tất cả mọi bằng chứng mà chính quyền Việt Nam công bố cho thấy ông ấy tham gia các hoạt động thúc đẩy cải tổ chính trị một cách hòa bình, vận động mọi người, viết báo và thành lập tổ chức. Ông ấy có liên hệ với các nhóm ở hải ngoại như Đảng Dân chủ Việt Nam hay đảng Việt Tân mà Việt Nam gọi là khủng bố. Nhưng tôi chưa thấy một điều luật hay một cơ chế để Việt Nam có thể gọi đó là một tổ chức khủng bố. Đảng Việt Tân kêu gọi thay đổi một cách hòa bình. Thế nên, tội âm mưu chống phá nhà nước bằng các biện pháp hòa bình là cáo buộc ngụy tạo và vô ích của Việt Nam.
VOA: Vì sao ông lại nghĩ đó là một điều ngụy tạo, thưa ông?
GS Carl Thayer: Làm sao họ có thể lật đổ chính quyền bởi lời nói và những hành động độc lập và ôn hòa. Điều họ làm chỉ là lên án và nói điều bất mãn về chính phủ. Khi nói rằng đó là những hành động xúi giục dân chúng lật đổ chính phủ thì điều này cho thấy là lực lượng an ninh có rất ít niềm tin vào hệ thống của mình, hay phần đông người Việt Nam không tin tưởng vào chính quyền cộng sản, nên họ đã lắng nghe những người đó hoặc là chính quyền dùng các cáo buộc ngụy tạo này để biện minh cho hành động của mình khiến cho nó nghiêm trọng hơn thực tế.
VOA: Ông Nguyễn Tiến Trung cũng bị cáo buộc đã kích động sinh viên biểu tình phản đối việc Trung Quốc hồi năm 2007. Thưa ông, dường như cuộc xuống đường đó đã dẫn tới nhiều hệ lụy?
GS Carl Thayer: Hồi năm 2007, các sinh viên đã tìm thấy các thông tin mà chính quyền không muốn họ tiếp cận trên các website và blog. Họ mặc áo đồng màu để xuống đường phản đối công khai ở cả Hà Nội và TPHCM. Đây là hành động mà các nhóm ủng hộ dân chủ đã làm, và điều này đã khiến chính quyền thực sự quan ngại. Nó cũng là vấn đề khiến người ta phải suy rằng đội ngũ lãnh đạo ở Việt Nam độc lập và có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tới mức nào, hay họ quá gần gũi với Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy từ các bài viết của Tướng Giáp cũng như những người khác rằng đây là một vấn đề nhạy cảm. Ông Trung bị coi là đã chống đối việc rước đuốc Olympics cũng như vận động người diễu hành phản đối, nhưng đó lại là hành động mà nhiều người coi là yêu nước. Liệu có phải chính quyền Việt Nam không muốn vấn đề liên quan tới Trung Quốc lan rộng do lo ngại sẽ vấp phải phản ứng từ nước láng giềng?
VOA: Ông nhận định ra sao một số các vụ bắt giữ được tiến hành cấp tập thời gian qua?
GS Carl Thayer: Tôi không thể ngay lập tức đánh giá được lý do vì sao vụ bắt giữ này lại xảy ra tuần trước hay một tuần trước đó. Tôi có thể nói rằng ngoài vấn đề ủng hộ dân chủ, việc các blog có nội dung phản đối việc khai thác bauxite cũng như việc sử dụng sai nguồn vốn ODA của Nhật Bản ở cấp cao, đã gây ra sự quan ngại đối với chính quyền. Vừa rồi có Hội nghị Trung ương X, và hiện giờ Việt Nam đang ở trong giai đoạn tiến tới Đại hội Đảng, và Việt Nam đang bắt đầu tổ chức lại. Vậy nên có hai khả năng là Bộ Công an muốn chứng tỏ sức mạnh của một nhóm có ảnh hưởng lớn hoặc đây là một nỗ lực tạo khuôn khổ hoạt động cho tương lai.
VOA: Hiện có sự tranh luận sôi nổi về Điều 88 – Bộ Luật hình sự của Việt Nam, mà một trong số đó cấm ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’. Bản thân ông nghĩ sao về vấn đề này?
GS Carl Thayer: Luật sư nhân quyền Lê Công Định mới đây cũng bị bắt theo điều luật này. Còn về vụ bắt giữ Nguyễn Tiến Trung, tôi chưa rõ là ông sẽ bị truy tố theo khoản nào. Nhưng điều luật cấm tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam rất mơ hồ và vô nghĩa. Tôi muốn hỏi chính quyền Việt Nam là vì sao họ không bắt giam cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vì ông cũng có những ý kiến chỉ trích chính phủ. Giờ chính quyền còn trấn áp cả những người tham gia các hoạt động phản đối Trung Quốc. Nếu thế vì sao họ không coi Tướng Võ Nguyên Giáp là người tuyên truyền chống nhà nước? Đây là một điều luật rất mơ hồ và ai cũng có thể bị bắt vì điều này. Việc truy tố ai đó theo điều luật này mang tính chính trị rất cao.
GS Carl Thayer nói về vụ bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung (MP3 1.05 MB)
Nghe trực tiếp trên mạng (MP3)
No comments:
Post a Comment