Sunday, May 31, 2009

HONG KONG BIỂU TÌNH TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN THIÊN AN MÔN

Hàng ngàn người biểu tình tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn
Bảo Thạch
Bài đăng ngày 31/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 31/05/2009 15:10 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3694.asp
Trong số những người tham gia biểu tình, có ông Hùng Viêm, một trong những lãnh tụ phong trào sinh viên đòi dân chủ vào năm 1989. Ông đã được quyền vào Hồng Kông hôm qua, trong khi một số người khác lại bị cấm nhập cảnh

Dân Hồng Kông biểu tình kỷ niệm nạn nhân Thiên An Môn (Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3694.asp

Hôm nay, khoảng 5 ngàn người đã xuống đường tại Hồng Kông để kỷ niệm 20 năm Thiên An Môn. Trong số này, có ông Hùng Viêm đã từng là một trong những lãnh tụ sinh viên khởi xướng phong trào Dân chủ năm 1989 tại Bắc Kinh.

Ông Hùng Viêm đã bị cầm tù 2 năm tại Trung Quốc sau đợt đàn áp Thiên An Môn. Ngày nay, ông Hùng Viêm sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Ông đã được nhập cảnh Hồng Kông vào hôm qua.
Trong khi đó, một nhà điêu khắc Đan Mạch, tác giả đã vinh danh các nạn nhân phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh với một bức tượng đặt tại Hồng Kông, đã bị cấm nhập cảnh tại sân bay Hồng Kông.

Xin nhắc lại, trong đêm mồng 3/6 rạng sáng mồng 4/6/1989, quân đội Trung Quốc đã đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên tuyệt thực đòi dân chủ hóa tại quãng trường Thiên An Môn. Theo chính quyền, đã có 241 người thiệt mạng, nhưng theo các nhà ly khai, thì con số nạn nhân thực sự cao hơn nhiều.

20 năm sau, Dân chủ mà phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh hằng mơ ước, vẫn không đến với Trung Quốc
Mai Vân
Bài đăng ngày 31/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 31/05/2009 17:36 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3699.asp
Thiên An Môn 20 năm sau, tít đập mắt trên trang bià hồ sơ lớn của Le Courrier International với ảnh chụp gương mặt một sinh viên tuyệt thực, trán quấn chiếc khăn với hàng chữ : Dấn thân cho đến chết. Qua hàng tựa ''50 ngày làm rung chuyển Trung Quốc'', Le Courrier điểm lại các sự cố đã dẫn đến thảm kịch ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, với nhiều ảnh minh hoạ

Từ ngày khởi đầu phong trào (15/04) với sự kiện cưụ tổng bí thư Hồ Diệu Bang qua đời. Sinh viên đã tập hợp lại để tưởng niệm người mà trong mắt họ là một nhân vật tiến bộ, muốn cải tổ, và đã bị buộc phải rời chiếc ghế của ông hai năm trước đó. Trong không khí xuống đường như lễ hội, họ tố cáo nạn tham nhũng và đòi dân chủ hoá đất nước,
Kế đến là những ngày tuyệt thực, 13/05, rồi 19/05 khi tổng bí thự thời ấy, Triệu Tử Dương đến thăm hỏi và năn nỉ sinh viên chấm dứt tuyêt thực. Ngày hôm sau, tổng bí thư bị truất phế. Ủến ngày 03/06, những cuộc xung đột diễn ra giữa quân đội và quần chúng, rạng sáng 04/06 chiến xa vào quãng trường, cán nát lều của sinh viên vẫn còn ỡ trong đấy.

Nhìn lại các sự kiện trên vào lúc này, 20 năm sau, le Courrier đã có một số ghi nhận :- sau sự cố Thiên An Môn, đảng cộng sản Trung Quốc đã biết xây dựng lại tính chính đáng dựa trên tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn không nhượng bộ gì nhiều trên mặt dân chủ hoá, người dân có thể nói lên tiếng nói, nhưng nhà tù thì vẫn chờ đón các nhà ly khai.- Nhân danh sự ổn định, chính quyền vẫn thẳng tay đàn áp các phong trào xã hội, xuống đường, biểu tình.

Các vấn đề sinh viên Thiên An Môn nêu lên vẫn nhức nhối

Dưới tựa đề nhuần nhuyễn trong nghệ thuật sử dụng cây gậy và củ cà rốt, Le Courrier trích dẫn bài báo của nguyệt san Far Eastern Economic Rewiew, để ghi nhận điểm nổI bật là Đảng Cộng sản Trung Quốc rất khéo sử dụng công cuộc phát triển kinh tế để củng cố quyền hạn. Có điều là 20 năm sau vụ đàn áp Thiên an Môn, Trung Quốc đang đứng trước nhiều vấn đề còn nghiêm trọng hơn là vào năm 1989.
Vấn đề cấp bách nhất là đưa Trung Quốc ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Tính chính đáng của đảng Cộng sản, theo tác giả bài báo, ngày nay phần lớn dựa trên tăng trưởng kinh tế. Nhưng hiện nay tăng trưởng yếu đi do xuất khẩu giảm sụt, mức tiêu thụ nội địa không cao, do việc kinh tế tùy thuộc quá nhiều vào đầu tư... Tóm lại đảng Cộng sản đứng trước câu hỏi đã được nêu bật vào năm 89 : lý do tồn tại của mình là gì ?
Cách đây 20 năm, trong mắt các sinh viên phong trào mùa xuân Bắc Kinh, được hậu thuẩn rộng rãi của ngườI dân, đảng Cộng sản là thành trì của một chính quyền chạy theo thương mại, hành động vì quyền lợi bản thân hơn là cho đất nước. và mô hình của ông Đặng Tiểu Binh tạo ra bất công xã hộI, ngưòi dân, những ngườI đồng lương cố định, ngày càng chiụ thiệt thòi, trong lúc tham nhũng tràn lan.
Hai mươi năm sau, bài báo công nhân là Trung Quốc đã có nhiều cố gắng để bắt kịp trào lưu thế giớI, nhất là những thành tựu kinh tế, đời sống người dân khá giả hơn, hạ tầng cơ sở tốt hơn, Trung Quốc nổI danh hơn trên thế giơí. Thế nhưng những vấn đề nêu lên vào năm 1989 vẫn còn đấy.
Cho dù chủ tịch Hồ Cẩm Đào hiện vẫn hô hào về chủ một xã hội hài hoà, nhưng chênh lệch giàu nghèo ngày tăng cao. Mối bất bình hàng đầu của ngườI dân vẫn là tham nhũng. Như nói trên nếu hạ tầng cơ sở có cải thiện, thì ngược lại nhũng lãnh vực như y tế, giáo dục, hưu bổng thì kết quả vẫn tồi tệ. Công lý thì thường là theo lệnh cấp trên.
Còn về dân chủ, bài báo nhắc lại câu nói vừa qua của chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc, Ngô Bang Quốc :'' tại Trung Quốc không có chỗ cho dân chủ kiểu phương Tây''. Các cuộc đàn áp ở Tây Tạng, Tân Cương, việc bắt các nhà ly khai cho thấy là khế ước mà các chiến xa đã áp đặt vào ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989 vẫn còn hiệu lực.

Phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh là một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc

Từ lệnh thảm sát cho đến con số nạn nhân, tất cả đều dược giữ bí mật. Nhưng gần đến ngày kỷ niệm lần thứ 20 này, đã có một số yếu tố mới cho thấy Bắc Kinh khó thể bưng bít mãi. Trước tiên là hồi ký của cố bí thư Triệu Tử Dương mà các nhà xuất Mỹ và Hồng Kông vừa cho phát hành mà theo le Courrier, đã nêu lên một số sự thật phiền phức đối với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sự thật đầu tiên là chính ông Đặng Tiểu Bình là ngườI đã ra lệnh đàn áp, ông đã áp đặt quan điểm của mình còn các ông Lý Bằng và Giang Trạch Dân không có vài trò quan trọng trong việc quyết định. Điểm thứ hai gây khó chiụ là quan điểm của Đảng về dân chủ. Ông Triệu Tử Dương đã khẳng định một cách rõ ràng là không còn con đường nào khác đối vớI Trung Quốc ngoài còn đường dân chủ nghị viện theo kiểu phương Tây.
Và nếu Bắc Kinh không để báo chí đươc tự do, thì không thể nào chống tham nhũng, giảm bất công xã hội, và giúp kinh tế hoạt động với những quy tắc lành mạnh, và xây dựng một xã hộI hiện đại, hành xử theo luật lệ. Chủ trương này ngược lại hẳn vớI tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc như ông Ngô Bang Quốc vừa qua.
Ngoài ra, le Courrier còn ghi nhận một só sự kiện mớI, liên quan chẳng hạn đến số nạn nhân vụ đàn áp. Theo tạp chí, một cuốn hồi ký khác, cũng vừa được xuất bản tại Hong Kong, tường thuật các giai đoạn dẫn đến vụ thảm sát. Đây là hồi ký của cưụ tổng biên tập tân Hoa Xã, Zhang Wanshu.
Dựa trên số liệu được giám đốc Hội chữ thập đỏ Trung Quốc thông báo, ông cho biết đã có 727 ngườI thiệt mạng trong đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 tháng sáu. Con số này theo le Courrier ít hơn rất nhiều số 2.700 người mà theo tờ báo Hong Kong, tờ Minh Báo, do chính Hồng Thập tự Trung Quốc đưa ra. Thế nhưng đây là lần đầu tiên số liệu nạn nhân đươc một nguồn tin có trọng lượng như thế đưa ra, từ một nhân vật trước đây của Tân Hoa Xã.
Le Courrier còn trích dẫn một tạp chí Hong kong, Yazhou Zhoukan, tiết lộ một sự kiện đáng chú ý. Trong khi mà chính quyền cấm đề cập đến phong trào mùa Xuân Bắc Kinh, thì làm thế nào để kỷ niệm ngày đàn áp ? Theo bài báo khoảng 20 trí thức tên tuổI đã hợp riêng vào ngày mùng 10/05. BuổI họp bắt đầu bằng 3 phút mặc niệm tất cả các nạn nhân. Sau đó họ đã yêu cầu chính quyền bãi bỏ cấm kỵ và thay đổi đánh giá tiêu cực đưa ra từ trước đến nay về sự cố. Hình ảnh buổI họp được truyền trên các website internet ở nước ngoài.
Trong nhũng người tham gia có những ngườI lớn tuổI, như ông Quin Hui, cựu giáo sư Đại học Bắc Kinh, có những giáo sư Đại học đang tại chức, những nhân vật tên tuổI thuộc Viện Khoa học xã hộI Trung Quốc, và một số ngườI thuộc thế hệ Thiên An Môn. Theo bài báo, ngoài các bà mẹ Thiên An Môn, hàng năm đều tập hợp để tưởng niệm con em bị giết hại, chưa bao giờ có những ngườI tên tuôi ở Bắc Kinh dấn thân như thế.
Còn những nhà ly khai ở nước ngoài thì kêu gọi ngườI dân Trung Quốc hãy mặc áo trắng ngày mùng 4 tới đây, màu áo tang để tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn. Đây theo họ, là một hình thức tưởng niệm mà chính quyền không thể đàn áp : không thể cấm người dân mặc quần áo, không có luật nào buộc ngưòi ta phải mặc theo một màu nhất định. Nếu cả nước thực hiện điều này thì đó là một sự cố sẽ đi vào sách sử.


No comments:

Post a Comment