Saturday, April 25, 2009

NĂM NGÀY CÓ 1.100 NGƯỜI GHI DANH CHỐNG DỰ ÁN BÔ-XÍT

Năm ngày, 1,100 người xin ghi danh chống khai thác bauxite ở Việt Nam
Friday, April 24, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=93954&z=157
HÀ NỘI (NV) - “Xin báo tin vui đến quý anh chị, sau 5 ngày đưa kiến nghị, số người ghi danh trên blog Bauxite Việt Nam đã lên tới 1,100 người.” Nhóm trí thức thực hiện blog Bauxite Việt Nam thông báo ngày 23 Tháng Tư, 2009.
“Chúng tôi đang lọc lại theo tiêu chí đề ra từ đầu để xác định một danh sách chính thức gửi tiếp lên các cơ quan nhà nước và Quốc Hội CHXHCN Việt Nam trong vài ngày tới.”

Sự kiện cho thấy giới trí thức Việt Nam, trong và ngoài nước, quan tâm tới các vấn đề của đất nước. Khi cần và có cơ hội, họ cùng lên tiếng. Trong ngày 24 Tháng Tư, bản thống kê của blog nói trên (
http://vn.myblog.yahoo.com/huechivn2009) cho thấy đã có hơn 20,000 vào hoặc ghi danh hoặc góp ý kiến và theo dõi vụ việc.

Ngày 7 Tháng Tư, các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng cầm bản kiến nghị của 135 trí thức kêu gọi nhà cầm quyền CSVN ngừng kế hoạch khai thác bauxite vì lợi bất cập hại. Bản kiến nghị được hình thành sau khi các lời trình bày lợi hại của các nhà khoa học trong nước cũ của các nhà khoa học trong nước cũng như lời khuyến cáo của Tướng Võ Nguyên Giáp không làm chế độ Hà Nội nghĩ lại.

Nhà cầm quyền CSVN tạo áp lực để cản trở việc làm của nhóm trí thức nói trên nhưng họ vẫn tiến tới.
Trước đây từng có sự chỉ trích giới trí thức là “vô cảm” trước các vấn đề của đất nước.

“Chiều 22 Tháng Tư, ban soạn thảo kiến nghị vụ bauxite Tây nguyên báo tin vui: Sau 5 ngày số người đăng ký từ khắp nơi gửi về đã vượt qua con số một nghìn. Muốn hiểu được ý nghĩa con số một nghìn này phải biết nó đi lên từ một ‘thảm trạng’ mà nhiều nhà văn nhà báo đã phải báo động là ‘một xã hội thờ ơ, vô cảm.’”
“Không chỉ vô cảm mà người ta còn làm nhiều điều tai hại khiến cho đạo đức suy đồi, thác loạn, chửi hết mọi giá trị, nội bộ phá nhau, vận nước đã có chiều nguy nan không cứu chữa mà còn bị đẩy thêm theo chiều vô vọng.”
Ông Hà Sĩ Phu, một người đấu tranh dân chủ sống ở Ðà Lạt viết như vậy trong bài viết “Thấp thoáng Diên Hồng” phổ biến trên Internet.

Trong ngày 24 Tháng Tư, 2009, người ta mới thấy Blog Bauxite Việt Nam phổ biến danh sách thứ hai những người ký tên tiếp theo vào bản kiến nghị chống khai thác bauxite, nâng tổng số người được chính thức nên tên là 400 người. Nhóm chủ xướng ký kiến nghị cho hay sẽ tiếp tục đưa lên trên blog tên các người đã ghi danh.

Qua hai danh sách được công bố, người ta thấy gồm nhiều người từ những khuynh hướng chính trị khác nhau ở trong và ngoài Việt Nam và hoạt động trong những lãnh vực khác nhau. Giáo sư đại học, chuyên viên nhà nước, nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo ở Việt Nam, chuyên viên khảo cứu, giáo sư đại học, trí thức người Việt ở khắp nơi bên ngoài Việt Nam.

Danh sách thứ nhất (135 người thật sự chỉ có 133 người vì trùng lặp) phần lớn là những người trí thức ở trong nước, gồm một số đáng kể là những đảng viên của đảng CSVN thuộc nhiều ngành khác nhau. Theo các tin tức mà chúng tôi ghi nhận trong danh sách thứ hai, người ta thấy có thêm người của nhóm “thân hữu Ðà Lạt,” một số đảng viên hoạt động báo chí mới bị trừng phạt gần đây như Lý Tiến Dũng (nguyên tổng biên tập báo Ðại Ðoàn Kết), Nguyễn Trung Dân (nguyên phó tổng biên tập báo Du Lịch).
Một số gương mặt quen thuộc của giới viết báo mạng cá nhân (bloggers) trong nước như Trang Hạ (ký giả, nhà văn), Lê Minh Phiếu (nghiên cứu sinh ngành luật ở Pháp), đạo diễn Song Chi, nhà thơ Thanh Thảo, nhà văn Nhật Tuấn - em của Nhật Tiến, Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên. Lại thêm một người của gia đình Nguyễn Lân là Bác Sĩ Nguyễn Lân Ðính.
Nhà văn Vũ Thư Hiên ở Pháp, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn ở Hà Nội đã ghi danh ký kiến nghị nhưng chưa thấy được phổ biến tên. Ngành luật ở trong nước mới thấy có tên Luật Sư Lê Công Ðịnh, bà Tạ Phong Tần, Hà Huy Sơn.

Trong danh sách thứ hai này, người ta thấy có tên một ông Tây phản chiến tên André Menras. Ông Tây này nói tiếng Việt trôi chảy, từng dạy học ở Ðà Nẵng. Năm 1970 treo cờ “Mặt trận giải phóng” ở trước Hạ Nghị Viện VNCH ở Sài Gòn nên bị chính phủ thời đó kết án ba năm tù.

Dù đã nghe nhiều khuyến cáo từ các giới khác nhau, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, vẫn cả quyết là việc khai thác bauxite là “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước CSVN và thúc đẩy tiến hành.
Trong cuộc hội thảo ngày 9 Tháng Tư, Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng của chế độ dù nhìn nhận các lời khuyến cáo “không phải không có cơ sở” nhưng vẫn lập lại chủ trương của chế độ là “đứng đắn” để làm tới.


No comments:

Post a Comment