Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng CẦY
Dongsongxanh's Blog
Thursday February 26, 2009 - 01:49am (CST)
http://blog.360.yahoo.com/blog-E3O5ezo8eqhJy1OJkhW0qjAxaCb4tHLU2Zo-?cq=1&p=386#comments
Nhân hưởng ứng cơn "cao trào" sống, lao động và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại mà Tổng bí thư Mạnh thay mặt "Đảng ta" liên tục "khuấy động" trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân suốt nhiều năm, Dongsongxanh xin gửi tới mọi người câu chuyện sưu tầm có chút liên quan tới Bác. Hy vọng câu chuyện này sẽ được "Đảng ta" hưởng ứng và phổ biến rộng rãi tới từng cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là tầng lớp "lãnh đạo" có trách nhiệm không để "uy tín" của Đảng được phép tụt lùi thêm một phần nào nữa
Câu chuyện này không phải sáng tác của tôi. Tôi chỉ là người viết lại theo lời kể của cậu tôi về một cuộc gặp gỡ ở Hà Nội hai mươi ba năm trước.
Cậu tôi bị đưa ra Hà Nội theo diện tù nhân chính trị năm 1976. Khi được thả năm 1984, họ bố trí cho cậu một xuất xe lửa từ trại tù về Hà Nội. Trách nhiệm của ban quản giáo trại tù chỉ đến thế. Muốn vào Sài Gòn, cậu tôi phải tự xoay sở lấy. Với một bộ quần áo rách, một đôi dép mòn, và một cái bụng đói, cậu tôi ngồi ở vỉa hè hít thở lấy sức trước khi đi bộ vào Nam.
Một cô gái dắt xe đạp đi ngang hỏi:
“Chú mới ở tù ra phải không?”
“Sao cô biết?”
“Có phải chú là ‘ngụy’ không?”
Cậu tôi không trả lời. Cô gái nói:
“Chú đừng ngại. Cháu cũng vừa mới ở tù ra đấy.”
Cậu tôi nhìn lên quan sát. Cô gái da trắng xanh, ăn mặc xoàng xĩnh, ghi-đông xe mắc một cái làn trong đựng bó rau muống héo. Trông cô tiều tụy, có lẽ mới ra tù thật. Nhưng tại sao một cô gái nói giọng Hà Nội, mới khoảng ngoài hai mươi, linh lợi, có duyên như thế lại bị bắt bỏ tù?
“Cháu là họa sĩ. Cháu sống bằng nghề vẽ bích chương. Công an bắt cháu vì tội dám sửa thơ bác Hồ trên cái bích chương kia.”
Cô chỉ lên bức tường cao của một cơ quan nhà nước, bảo cậu tôi đọc. Thơ Bác Hồ đấy. Chú thấy thế nào?
Vì lợi ích mười năm trồng cây.
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
“Đấy không phải là thơ. Mà nghe nói ông ấy ăn cắp câu này của một người Tàu nổi tiếng.” Cậu nói.
Cô gái thích chí:
“Thế mà người ta dám bảo cháu đấy là thơ của Bác. Nhưng cháu không nghĩ là Bác ăn cắp. Cháu chỉ thấy người ta viết sai, người ta hiểu sai. Bác Hồ đâu có làm thơ dở như vậy. Thật ra không phải cháu sửa thơ Bác. Cháu chỉ viết lại cho đúng ý của Bác thôi. Mà cháu chỉ đổi có mỗi một chữ thôi. Thế mà người ta bắt cháu.”
Cậu tôi bảo cô ngồi xuống vỉa hè, bảo cô nói khẽ thôi, kẻo lại bị theo dõi rồi bắt bớ nữa. Thế cô đổi chữ gì nào?
“Mười năm trồng cây và trăm năm trồng người, ý thì tàm tạm, nhưng vần thì hỏng. Chữ người thì không thể vần với chữ cây được. Thế là cháu đổi chữ người thành chữ cầy, chú ạ.”
Cậu tôi bèn lẩm nhẩm:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng cầy.
Ôi hay. Hay thật! Thế mới là thơ Bác Hồ chứ!
Sau đó cô gái mời cậu tôi về nhà ăn cơm cùng gia đình. Họ trở thành bạn thân. Cậu tôi giờ đang ở Virginia. Cô gái họa sĩ vẫn còn ở Hà Nội. Tôi viết lại câu chuyện này với hy vọng lần tới cô sẽ được mời vào ban giám khảo bình chọn Tuyển Tập 100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ. Cô xứng đáng lắm.
Thanks Langdzu
Bàn: Câu thơ gốc đã mượn của "người ta" đây ạ: 十年树木,百年树人 (thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân), hay nó còn được dẫn xuất từ câu nói của Quản Trọng thời Xuân thu chiến quốc: “ 一年之计,莫如树谷;十年之计,莫如树木;终身之计,莫如树人”。(nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân) nghĩa là "kế hoạch 1 năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch 10 năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch cuộc đời kh ông gì bằng trồng người).
Thiển nghĩ đến thời của Bác hay thời của ĐCS thì câu thơ "mượn" đó được cô họa sĩ trên sửa như vậy là rất chính xác và hợp lý, vì cứ xem Bác và Đảng ươm mầm, nảy lộc ra cái "lớp" con cháu, hậu duệ "chính tông" cộng sản đỏ hiện nay thì đủ biết tài năng xuất chúng đến đâu rồi.
No comments:
Post a Comment